Tài liệu 7 hiểm họa rình rập xung quanh máy ảnh ppt

6 313 0
Tài liệu 7 hiểm họa rình rập xung quanh máy ảnh ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

7 hiểm họa rình rập xung quanh máy ảnh Có rất nhiều hiểm họa rình rập xung quanh chiếc máy ảnh kỹ thuật số của bạn – những hiểm họa chỉ trong vài giây có thể biến máy của bạn thành đồ bỏ đi. Xác định kẻ thù của máy kỹ thuật số, biết trước dấu hiệu của sự hỏng hóc và biết cách chăm sóc máy đúng sẽ giúp máy ảnh của bạn hoạt động lâu hết mức. Đối với máy ảnh, không bao giờ là bảo vệ đủ. Dưới đây là 7 rủi ro thường thấy ở máy ảnh kỹ thuật số và cách phòng tránh: Kem chống nắng và kem chống côn trùng: Bảo vệ cơ thể khỏi tác động của nắng và côn trùng là rất quan trọng khi đi chụp ngoài trời. Tuy nhiên có một số thứ bạn sử dụng gây hại cho máy ảnh. Kem chống nắng thường chứa dầu còn kem chống côn trùng thường chứa những hóa chất không tốt cho các linh kiện máy ảnh. Cách hiệu quả nhất để phòng tránh những tác động của các loại hóa chất lên máy ảnh của bạn là phải giữ sạch sẽ những bộ phận cơ thể tiếp xúc với máy ảnh. Rửa sạch tay với nước sau khi bôi kem. Nếu máy ảnh bị dính kem hay chất gì đó thì phải lau sạch càng nhanh càng tốt. Cuối cùng – đừng cho những thứ như kem chống nắng hay kem chống côn trùng vào trong túi đựng máy ảnh. Rõ ràng điều này rất thuận tiện vì bạn không phải mang vác lỉnh kỉnh – nhưng nếu các loại kem này bị tràn ra ngoài thì thật tệ. Khi đi du lịch bạn cần mang theo cả những chiếc túi kín để đựng những loại kem hay nước như thế này. Cát Không có gì nguy hiểm hơn là bị cát vào máy ảnh. Máy ảnh có những chi tiết chuyển động, những thứ sắc và mài mòn như cát vào máy ảnh sẽ khiến máy không hoạt động hoặc ít nhất là bạn sẽ gặp vô số trục trặc khi tác nghiệp. Cách tốt nhất để tránh tình trạng này là không chụp ảnh ở những nơi có cát. Tất nhiên điều này khó mà thực hiện được nên bạn hãy tìm mọi cách để máy một nơi và cát một nơi. Khi mang máy đi đâu bạn hãy để máy trong túi kín, nhớ mang theo cả dụng cụ làm sạch máy trong trường hợp cát rơi vào máy. Luôn luôn để ý những yếu tố ngoại cảnh xung quanh như là gió hay những người chơi bóng. Thời gian đổi lens, thẻ nhớ và pin là lúc nguy hiểm nhất. Đồng thời, lên kế hoạch trước là bạn sẽ dùng lens nào để có thể thay lens ở một nơi lặng gió trước khi đem ra bãi biển. Bụi bẩn Giống như cát, bụi bẩn cũng là một kẻ thù của máy ảnh. Kẻ thù này tấn công từ từ và thường là không làm hư hại nặng đến những chi tiết chuyển động, tuy nhiên nó vẫn gây hại, nhất là khi nó chui vào trong máy và ở lại trong sensor. Một lần nữa – lau máy ảnh thường xuyên, cẩn thận mỗi khi đổi lens và mang máy đi trong túi kín. Cùng với đó, nếu bạn có máy DSLR thì nên mang sensor đi vệ sinh thường xuyên. Cẩn thận mỗi khi nhìn thấy vết trên sensor (bạn có thể kiểm tra bằng cách để khẩu độ nhỏ nhất và chụp trần nhà hoặc tường trắng). Độ ẩm/ Nước Có nhiều cách để nước tấn công máy ảnh của bạn. Nước có khả năng chấm dứt luôn đời máy (để máy rơi vào nước, biển, bồn tắm, song hồ hay thậm chí là vào toilet). Luôn treo máy vào tay hoặc vào cổ, giữ máy ảnh tránh xa khỏi nước và luôn để ý bạn để máy ảnh ở đâu, có dễ bị rơi không. Một hiểm họa ngầm khác là độ ẩm cao. Dễ nhận thấy khi bạn đi từ vùng có nhiệt độ cao đến vùng có nhiệt độ thấp và ngược lại (đi từ phòng xông ra ngoài máy lạnh chẳng hạn). Đầu tư vào túi gel silica là một cách để chống ẩm máy. Một số người cho rằng nên để máy vào túi nhựa kín khi di chuyển máy từ nơi này đến nơi có nhiệt độ khác – có thể điều này có tác dụng nhưng lại không thực tế trong một số trường hợp, đặc biệt khi bạn sử dụng máy ảnh lớn. Lý tưởng nhất là giữa ấm máy ảnh một cách tự nhiên và chậm rãi, tất nhiên làm được điều này cũng khó khăn. Hoặc là – lau máy thường xuyên khi để trong môi trường ẩm. Muối Bãi biển tuyệt đẹp song cũng là nơi nguy hiểm đối với máy ảnh – muối có thể vào máy ảnh và lens bất cứ lúc nào, gây vô số trục trặc (bao gồm ăn mòn). Để hạn chế tác động của muối bằng cách lau rửa máy ảnh ít nhất mỗi ngày một lần khi phải chụp trong môi trường chứa nhiều muối. Nếu bạn có máy DSLR hãy sử dụng màng bảo vệ UV để máy được bảo vệ tối hơn và mở máy ra (thay pin, thẻ nhớ hay lens) càng ít càng tốt. Khi không chụp ảnh, để máy an toàn trong túi đựng và luôn để ý xem mình để máy ở đâu, nhất là khi trong những ngày nhiều gió. Trộm Một ngày đẹp trời trộm lấy mất máy ảnh của bạn, để lại cho bạn nỗi xót xa mình đã làm gì để phải chịu nông nỗi này. Luôn luôn để ý xem bạn để máy ở đâu và có dễ bị người khác lấy đi mất không. Để máy trong túi đựng mà không có vẻ gì là túi đựng máy ảnh. Giữ máy ảnh bên người ở những nơi nguy hiểm, luôn kéo khóa và thắt dây an toàn. Để máy phía trước, không để máy phía sau. Nếu phải đi xa chỉ chọn loại máy cần thiết chứ không mang tất cả gia tài đi. Va đập và rơi. Máy ảnh sẽ sớm hỏng khi bị rơi hoặc bị va đập vào vật cứng. Một số máy ảnh đã có tính năng chống sốc, phần lớn các máy ảnh khác rất nhạy cảm với sự va đập. Sử dụng túi đựng máy ảnh chuyên nghiệp mỗi khi không tác nghiệp, nhắc nhở người mượn hết sức cẩn thận. Kiểm tra nhà cửa và xem giấy bảo hành có bao gồm tai nạn ngoài ý muốn không (thường là có). Có thể lời nhắc nhở này là thừa song đáng ngạc nhiên là có một con số không nhỏ những máy ảnh và phụ kiện đắt tiền bị vứt đi chỉ vì chủ nhân bất cẩn làm rơi hoặc đập vào đâu đó. . 7 hiểm họa rình rập xung quanh máy ảnh Có rất nhiều hiểm họa rình rập xung quanh chiếc máy ảnh kỹ thuật số của bạn – những hiểm họa chỉ. Không có gì nguy hiểm hơn là bị cát vào máy ảnh. Máy ảnh có những chi tiết chuyển động, những thứ sắc và mài mòn như cát vào máy ảnh sẽ khiến máy không hoạt

Ngày đăng: 20/01/2014, 16:20

Mục lục

  • 7 hiểm họa rình rập xung quanh máy ảnh

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan