7tácnhân“mờichào”
bệnh Alzheimer
Một cảnh báo đáng ngại rằng số bệnhnhânAlzheimer có
thể tăng từ 35,6 triệu người hiện nay lên gần gấp đôi vào
năm 2030.
Người lớn tuổi tránh lối sống khép kín, có thể gây ảnh hưởng
xấu đến trí nhớ - Ảnh: Shutterstock
Những tácnhân hàng đầu
Tại hội thảo quốc tế về bệnhAlzheimertại Paris (Pháp) từ
ngày 17-20/7, nhiều phát hiện mới về căn bệnh này đã được
công bố.
AFP dẫn báo cáo của các chuyên gia đến từ Đại học
California (Mỹ) thống kê có 7tácnhân chính làm tăng nguy
cơ mắc bệnh Alzheimer: trình độ học vấn thấp, hút thuốc lá,
không vận động thể chất, trầm cảm, cao huyết áp, béo phì,
tiểu đường.
GS Deborah Barnes, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết rất bất
ngờ khi những thói quen hằng ngày như hút thuốc hay ít vận
động cũng liên quan đến nhiều trường hợp bị Alzheimer
không thua gì các bệnh lý tim mạch.
Thời gian tới, các nhà khoa học sẽ thực hiện những nghiên
cứu quy mô lớn nhằm xác định việc thay đổi 7tácnhân này
có thật sự giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnhAlzheimer
hay không.
Hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng nếu không bị chi phối
bởi các bệnh lý như Alzheimer, lối sống lành mạnh có nhiều
ảnh hưởng tích cực đối với trí nhớ của người lớn tuổi. Đặc
biệt, theo BS Đào Trần Thái, Trưởng bộ môn Tâm thần, ĐH
Y Dược TP.HCM, não bộ rất cần được hoạt động đều đặn. Vì
vậy các bậc cao niên nếu vẫn chưa quá mỏi mệt thường được
khuyên tiếp tục những công việc không cần đến sức vóc,
đừng thực sự về hưu sớm quá.
Nếu đã lỡ “cáo lão hồi hương” thì nên “vui thú điền viên”
cho giãn gân cốt; tham gia các CLB thể thao như cờ tướng,
cờ vua; đăng ký học ngoại ngữ, cốt để đầu óc được vận động,
hoặc tham gia các hoạt động thiện nguyện. Tuyệt đối tránh
thu mình lại, không hoạt động, không giao tiếp với ai.
Chẩn đoán sớm
Tổ chức Alzheimer’s Disease International cảnh báo số bệnh
nhân Alzheimer có thể tăng từ 35,6 triệu người hiện nay lên
gần gấp đôi vào năm 2030. Hơn 5.000 nhà khoa học khắp thế
giới có mặt tại Hội thảo quốc tế ở Paris đã đặc biệt quan tâm
đến việc chẩn đoán bệnh Alzheimer.
Theo tờ Le Figaro, dù vẫn chưa có biện pháp điều trị chuyên
biệt đối với bệnhAlzheimer nhưng việc phát hiện sớm có thể
giúp tổ chức lại cuộc sống của bệnhnhân và làm chậm quá
trình phát bệnh. Ngoài ra, những loại dược phẩm đặc hiệu có
thể được bào chế thành công trong tương lai sẽ hiệu quả hơn
khi được dùng ở giai đoạn đầu của bệnh.
Hiện nay, việc chẩn bệnh chủ yếu dựa trên các dấu hiệu lâm
sàng và hình ảnh chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ (MRI)
não bộ. Tuy nhiên, thường bệnhnhân chỉ tìm đến bác sĩ khi
các triệu chứng rối loạn trí nhớ đã khá nặng.
Nhóm nghiên cứu của Úc đã giới thiệu tại hội thảo phương
pháp kiểm tra mắt khá đơn giản, nếu được đem vào áp dụng
có thể thực hiện định kỳ để chẩn đoán sớm. Những hình ảnh
từ máy chụp chuyên dụng cho thấy hệ thống mạch ở võng
mạc của bệnhnhânAlzheimer có nhiều điểm khác biệt so với
người bình thường.
Một nghiên cứu khác kéo dài 8 tháng của Đại học
Washington (Mỹ) ghi nhận té không rõ nguyên do (không bị
vấp, không trượt chân ) cũng có thể là dấu hiệu sớm của
bệnh Alzheimer.
125 người tham gia thí nghiệm đã được chụp ảnh não bộ
bằng kỹ thuật cắt lớp nhờ phát xạ positron (PET). Nhóm có
kết quả ảnh chụp mang dấu hiệu của bệnhAlzheimer có
thống kê số lần bị té “vô cớ” cao hơn những người khác.
Theo các chuyên gia, điều này cho thấy những thay đổi trong
khả năng đi lại và giữ thăng bằng dẫn đến té ngã nhiều khả
năng là dấu hiệu đầu tiên của sự suy giảm trí tuệ.
.
7 tác nhân “mời chào”
bệnh Alzheimer
Một cảnh báo đáng ngại rằng số bệnh nhân Alzheimer có
thể tăng từ 35,6 triệu. Shutterstock
Những tác nhân hàng đầu
Tại hội thảo quốc tế về bệnh Alzheimer tại Paris (Pháp) từ
ngày 17- 20 /7, nhiều phát hiện mới về căn bệnh này đã được