1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

physiolac 5 tài liệu hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh phần 1

8 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 603,52 KB

Nội dung

physiolac sưu tầm

Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1 Tài Liệu Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Sinh Ép con bú mẹ hại con lồng ruột Vừa cố ép con ti nốt cho no, mẹ bỗng tái mặt khi thấy con đôt nhiên gập bụng, khóc thét, sữa phun trào kín cả mắt mũi. Chủ nhật vừa rồi quả là một ngày kinh hoàng của mình. Hôm đấy là cữ bú trưa của Thỏ. Vì đã khá mệt mỏi sau cả buổi sáng cuối tuần hì hục dọn nhà nên khi cho con bú, dù thấy bé đã có vẻ hơi no nhưng mình vẫn cố ép bé bú nốt. Một phần là vì muốn Thỏ bú được sữa cuối cho nhiều chất, phần cũng vì để con bú đẫy thì ngủ cho sâu, mẹ còn nghỉ ngơi. Đang cố ép Thỏ bú thêm theo thói quen, mình bỗng hoảng hốt, tái mặt khi thấy con đột nhiên gập bụng, khót thét, sữa phun ra trào kín mặt mũi, ướt cả áo mẹ. Bố nó và bà nội ở nhà dưới cũng sợ quá, chạy vội vào phòng hai mẹ con. Cả nhà thay phiên nhau bế dỗ, nựng nịu nhưng Thỏ vẫn khóc, trớ ra hết sạch. Bế ngửa thì con gập cong người, bế đứng thì con đạp thẳng vào bụng mẹ. Hoảng hốt, mình nước mắt như mưa vừa bảo chồng gọi taxi vừa gói ghém đồ đạc vào viện Nhi. Hôm đấy sau khi siêu âm, bác sĩ chuẩn đoán Thỏ bị lồng ruột, phải bơm tháo lồng gấp. Vậy là, con ngây ngô chẳng biết gì, chỉ biết đau nên khóc đỏ cả mặt. Mình và bố Thỏ mỗi người một bên giữ con để bác sĩ thực hiện. Nhìn con đau đớn mà tim mình khi ấy như có hàng vạn mũi kim đâm. Đến buổi tối đã về nhà rồi, con vẫn bỏ ăn, bỏ uống. Đút được thìa sữa nào là nôn ra thìa đấy. Có khi ở trên đang ăn, ở dưới đã đi ngoài, phân lỏng toàn màu nâu đỏ. Mãi đến đêm thì mệt mỏi lả đi. Mấy hôm sau mới khỏi hoàn toàn. Khi ấy nhớ lại, Thỏ trước đấy mấy hôm cũng đã có biểu hiện đau bụng và trớ sữa, khóc gào sau khi ăn. Vậy nhưng bế ẵm dỗ dành con một lúc lại thôi nên mình cũng chủ quan không theo dõi sát sao. Bác sĩ mắng mình “té tát” vì tội ham ép con ăn, thấy bé có biểu hiện đau bụng nhưng không đưa đi khám kịp thời. “Để chậm chút nữa thì mất con”, lời bác sĩ hôm đấy vẫn khiến mình sợ đến thắt ruột khi nghĩ lại. Trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, nhất là những bé bú mẹ và bụ bẫm thì thường có khả năng cao xảy ra lồng ruột. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý rõ về căn bệnh này để còn kịp đưa con đi cấp cứu, nhất là khi thấy bé có biểu hiện đau bụng. Mình muốn viết ra đây những thông tin mình tìm hiểu được về căn bệnh này. Một là để bản thân phải nhớ, hai cũng là muốn chia sẻ với các chị em đang chăm con nhỏ Lồng ruột là gì? Trong quá trình phát triển của bào thai, đoạn đầu của ruột già bao gồm manh tràng và đại tràng được cố định vào thành bụng, còn ruột non thì không. Nhưng trong trường hợp manh tràng và đại tràng không được cố định, không dính vào thành bụng, cộng với nhu động quá mạnh của ruột khiến cho ruột non chui vào lòng ruột già sẽ gây ra lồng ruột. Nguyên nhân Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, hay gặp nhất ở lứa tuổi 4 - 9 tháng. Đặc biệt ở trẻ khoẻ mạnh, bụ bẫm, ham ăn do nhu động ruột mạnh nên càng dễ bị lồng ruột. Ngay cả trong trường hợp cha mẹ, người trông trẻ nô đùa với trẻ làm trẻ cười quá nhiều, hoặc tung trẻ lên cao, rung lắc mạnh cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột. Tuy nhiên, tới 90% trẻ bị lồng ruột lần đầu tiên không rõ nguyên nhân. Có một số giả thiết cho rằng kích thước của ruột có sự mất cân đối hoặc do quá sản tế bào lympho, trẻ có polip, bị viêm đường hô hấp trên và viêm ruột cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2 Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, hay gặp nhất ở lứa tuổi 4 - 9 tháng (ảnh minh họa) Biểu hiện của trẻ bị lồng ruột Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý, khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Khi chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột chứa lồng, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu này khiến tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu, có khi khiến ruột bị tắc, dẫn đến đoạn ruột lồng sẽ bị hoại tử nếu không can thiệp kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện khi bé bị lồng ruột: - Khi đang ăn chơi bình thường, bé bỗng nhiên khóc thét lên từng cơn. Trong cơn khóc bé thường ưỡn người, bỏ bú, khóc kéo dài độ vài phút sau đó nằm yên 10 – 15 phút lại tỉnh dậy, có thể bú một ít rồi khóc tiếp. - Khi khóc mặt bé thường trắng bệch, lưng cong ưỡn lên, hai tay nắm chặt, chân co lại hay đạp lung tung. - Nếu không được phân biệt và phát hiện sớm, sau lần quấy khóc đầu, ở lần khóc thứ hai, cách lần đầu khoảng 5 – 6 tiếng, bé sẽ bắt đầu nôn. Ở giai đoạn sớm, bé nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hóa, giai đoạn muộn hơn bé sẽ nôn ra mật xanh vàng, sau đó nôn ra dịch dạng phân. Điều trị Khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lồng ruột thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để việc xử trí được đơn giản và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu trẻ bị lồng ruột được phát hiện sớm thì có thể áp dụng phương pháp tháo lồng: bơm hơi qua hậu môn để đẩy chỗ ruột lồng ra. Còn nếu sau 24 tiếng, khi khối ruột lồng đã bị hoại tử, thủng ruột, viêm phúc mạc, thì phải phẫu thuật cắt đại tràng ngoài ổ bụng hoặc cắt nửa đại tràng phải. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3 Trẻ sinh, thế nào là…bình thường? Xem những tiêu chuẩn về tư thế, hoạt động, phản xạ mắt, tai, mũi. và các dấu hiệu sức khỏe khác khi con chào đời. Trong những cảnh quay phòng sinh trên truyền hình và trong các bộ phim , người mẹ, thường là một nữ diễn viên nổi tiếng , với gương mặt được trang điểm kỹ lưỡng, nằm trên bàn đẻ và sinh ra em bé ngay sau vài tiếng kêu hoặc la hét. Vài giây sau, các bác sĩ sẽ đưa đến cho diễn viên nọ một thiên thần hoàn ảnh: Đôi mắt mở to, làn da trắng muốt, tóc tai đã được chải chuốt gọn gàng và đương nhiên, đứa bé đó hẳn đã được vài ngày tuổi. Thực tế thì hẳn người mẹ nào đã trải qua đều biết, trẻ sinh khi mới ra đời, người tái xanh, dính đầy máu và nhìn rất…lạ lùng. Hãy nhớ rằng thai nhi phát triển bằng cách đắm mình trong chất lỏng, gập người lại trong một không gian ngày càng chật chội của tử cung. Toàn bộ quá trình sinh lại thường bị chèn ép, do đó khi sinh ra, con có thể nhìn hơi…xấu một chút. Trẻ sinh non thậm chí có thể có một số khác biệt trong tư thế, hoạt động, và hành vi so với trẻ sinh đủ tháng .Tuy nhiên, xin trấn an mẹ: Dựa vào những tiêu chuẩn dưới đây, mẹ sẽ biết bé có hoàn toàn bình thường hay không. Đầu Với trẻ sinh sinh bằng đường mổ, sẽ không có vấn đề gì để bàn nhiều. Tuy nhiên với trẻ sinh thường qua đường âm đạo của người mẹ, đầu bé khi sinh ra có thể hơi thuôn dài do quá trình rặn đẻ và chèn ép các lớp vỏ xương. Bé sẽ trở lại bình thường trong vài ngày hoặc vài tháng sau đó. Do vậy, mẹ không cần quá lo lắng. Cũng đừng lo lắng nếu thấy đầu bé có vết tím bầm. Những vết máu tụ này thường xuất hiện do áp lực của xương chậu người mẹ đè lên đầu bé. Nên nhớ, đây chỉ là những vết bầm tím bên ngoài và không hề ảnh hưởng đến não bộ. Thóp Vì khi di chuyển qua âm đạo ra ngoài, các lopw xương sọ của trẻ sinh phải tách ra, bé sẽ xuất hiện hai thóp: một thóp ở đỉnh, hình kim cương và to khoảng 3-8cm; một thóp nhỏ hơn, hình tam giác, ở phía sau đầu. Đừng lo lắng nếu mẹthấy thóp phồng ra khi trẻ khóc hoặc chùng xuống hay phập phồng theo nhịp tim bé. Điều này là hoàn toàn bình thường . Các thóp cuối cùng sẽ biến mất khi các xương sọ liền vào với nhau, thường là trong khoảng 12 đến 18 tháng đối với thóp trước và trong khoảng 6 tháng đối với thóp sau. Mắt Một vài phút sau khi sinh, hầu hết trẻ đều mở mắt ra và bắt đầu nhìn quanh. Trẻ sinh có thể nhìn thấy, nhưng chúng thường không tập trung. Thêm vào đó, bé chua có khả năng kiểm soát cơ mắt. Đó là lý do tại sao mẹ có thể thấy con có vẻ không chú ý đến ai hay có hiện tượng mắt lác trong 2-3 tháng đầu. Mẹ nên chú ý rửa mắt cho con bằng nước muối sinh lý 0.9% từ 5-7 lần/ngày trong những ngày đầu sau sinh để bé hết gèn và chất gây ở mắt trong quá trình sinh sản. Nhiều mẹ cũng bị giật mình khi thấy phần lòng trắng của một hoặc cả hai mắt con xuất hiện màu đỏ máu. Đây được gọi là xuất huyết kết mạc xảy ra khi máu bị rò rỉ dưới bao ngoài của nhãn cầu do chấn thương khi rặn đẻ. Xuất huyết kết mạc hoàn toàn vô hại và tương tự như một vết bầm tím da. Nó sẽ biến mất sau một vài ngày và thường không có nghĩa là mắt bé đã bị tổn hại gì. Tai Một tai của trẻ sinh cũng như các bộ phận khác, có thể bị bóp méo khi ở bên trong tử cung hay trong quá trình rặn đẻ. Thêm vào đó, em bé chưa phát triển các sụn dày giúp định hình khung tai giống người lớn. Do vậy, nếu trẻ bị Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4 tai bị gập hay biến dạng tạm thời thì cũng không phải là bất thường. Mẹ nên chú ý vuốt tai con thường xuyên để bé có tai vểnh đẹp, tránh bẹp tai. Tất cả các bộ phận trên cơ thể trẻ sinh đều bé bỏng, mềm mại và vô cùng đáng yêu (ảnh minh họa) Mũi Bởi vì trẻ sinh có xu hướng thở bằng mũi và mũi của trẻ khá hẹp,do vậy chỉ một lượng nhỏ chất lỏng hoặc chất nhầy mũi đã có thể làm bé thở to hoặc tắc nghẽn âm thanh ngay cả khi con không hề bị cúm. Mẹ nên lưu ý nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày và vệ sinh mũi trẻ bằng bông tăm ẩm để lấy ra nhưng chất bẩn bên trong. Thở Thông thường, các bậc phụ huynh mới làm cha, làm mẹ lần đầu luôn lo lắng đến vấn đề thở của trẻ và bị ám ảnh bới hồi chứng đột tử trẻ sinh. Nhưng mẹ có thể yên tâm rằng nếu trẻ sinh có vấn đề nhỏ về đường thở, đó cũng không phải là trường hợp hiếm gặp. Khi một trẻ sinh tỉnh táo, nhịp thở của bé có thể rất khác nhau, đôi khi vượt quá 60 lần trong một phút , đặc biệt khi một chút là kích thích hoặc sau một cơn khóc . Trẻ sinh cũng sẽ thường có thời gian ngừng thở trong khoảng 5 giây và sau đó bắt đầu tự thở trở lại. Hiện tượng này thường có nhiều khả năng xảy ra trong giấc ngủ và được xem là rất bình thường . Tuy nhiên, da mặt bé chuyển sang màu xanh hoặc ngừng thở kéo dài lâu hơn thời gian cho phép, đây là một trường hợp khẩn cấp và mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Tay và chân Trong vài tuần đầu tiên , mẹ sẽ nhận thấy rằng đa số thời gian em bé sẽ có xu hướng tiếp tục nắm tay mình thật chặt. Khuỷu tay , hông và đầu gối gập lại, tay và chân rất hay được đưa lên gần mặt trước của bé. Vị trí này là tương tự như tư thế bào thai trong những tháng cuối của thai kỳ. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5 Ngủ Trong những tuần đầu tiên , trẻ sinh thường dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Điều này khiến rất nhiều bà mẹ lo lắng rằng tại sao con lại ngủ nhiều thế, bé có đói hay bị mệt đến mức lả đi không. Tuy nhiên, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Dạ dày bé sinh chỉ có kích thước như một hòn bi ve và bé có thể dễ dàng no bụng chỉ với 5- 10ml sữa. Thói quen ngủ nhiều của trẻ là do bé vẫn chưa quen với thời gian bên ngoài. Lỗi không ngờ khi chăm trẻ sinh Chị em 'check' xem mình có mắc phải một trong những lỗi chăm con dưới đây không?! Em bé cuối cùng cũng đã chào đời. Niềm vui và hạnh phúc của các ông bố bà mẹ lúc này là không thể kể xiết. Chúng ta hồ hởi, háo hức bắt tay vào việc chăm sóc con và dành cho con những điều tuyệt vời nhất trên đời. Tuy nhiên, lần đầu tiên làm cha làm mẹ, ta sẽ không tránh khỏi những sai lầm. Cùng “điểm danh” những lỗi cơ bản nhưng lại cực kì dễ mắc phải nhé Để trẻ sinh ngủ qua đêm Rất nhiều bố mẹ khi đưa bé từ viện về nhà đã hồ hởi “khoe” rằng con mình ngủ liền mạch cả đêm. Tuy nhiên, điều này là không tốt chút nào. Trẻ sinh sẽ ngủ rất nhiều. Dù vậy, cơ thể trẻ bình thường vẫn cần ăn trong vòng từ 2-3 giờ mỗi lần, ít nhất là trong 2 tuần đầu tiên. Ngủ 8 tiếng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da nặng. Hơn nữa, say giấc quá lâu sẽ khiến trẻ bị mất nước. Cha mẹ cần phải chắc chắn là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết và cho con ăn ít nhất 4 tiếng một lần vào ban đêm. Vậy đâu là thời gian thích hợp để trẻ ngủ xuyên đêm? Thời gian và lịch ngủ của trẻ sinh không giống nhau. Do đó, nếu theo dõi qua 2 tuần đầu con tiếp tục tăng cân và vẫn có khả năng ngủ liền mạch 8 tiếng, lúc này, mẹ có thể tận hưởng giấc ngủ của chính mình mà không cần đánh thức con dậy. Hãy lo lắng nếu bé ngủ quá say! Để bé sinh ngủ quá lâu chưa hẳn đã tốt (Ảnh minh họa). Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 6 Không cho con ăn theo nhu cầu Rất nhiều bà mẹ mới sinh lo lắng việc con đòi ăn liên tục, ăn không theo giờ giấc nên quyết định bắt buộc cho con ti theo một lịch trình nghiêm ngặt ngay từ khi mới lọt lòng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh: “Trẻ em thông minh hơn chúng ta tưởng. Chúng tự biết khi nào đói và khi nào đã no. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, trẻ sẽ ăn tốt hơn”. Vì vậy, mẹ nên quên đi những “kỷ luật thép” về giờ giấc ăn uống của trẻ sinh. Miễn là con ăn không quá 4 tiếng một lần, mẹ nên để con tự quyết định lịch ăn của mình. Nếu bế con lúc khóc sẽ làm trẻ hư Quan điểm tưởng như vô cùng đúng đắn này hóa ra đã lại “lỗi thời”. Trên thực tế, khi trẻ trên 4 tháng tuổi, con rất ít khi khóc không lý do. Nếu khi con khóc mẹ không vỗ về, lâu dần đúng là con sẽ không khóc nữa. Tuy nhiên khi đó, ta đã gián tiếp tạo một “lỗ hổng” trong tâm hồn trẻ. Bế và ôm ấp dỗ dành khi con khóc sẽ giúp con hiểu được cha mẹ vẫn đang ở bên cạnh mình, từ đó tăng cường tình cảm, mối dây liên kết giữa cha mẹ và con. Lơ là vệ sinh răng miệng cho bé Trẻ sinh không có răng nên không cần chăm sóc? Thực tế không như vậy. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu thói quen vệ sinh răng miệng cho bé. Với trẻ ti sữa công thức, mẹ cần thường xuyên đánh lưỡi cho con với nước muối hàng ngày. Những tưa lưỡi đóng cặn ngày qua ngày có thể làm trẻ đau, chán ăn và hôi miệng. Ngoài ra, mẹ cần chú ý bổ sung flo đầy đủ cho con. Flo là thành phần quan trong trong cấu tạo răng, giúp răng chắc khỏe. Muốn con mọc răng sớm, mẹ nên chú ý bổ sung flo cho con hàng ngày. Flo thường có trong nước lọc hàng ngày con uống. Cho trẻ nghe nhạc để kích thích trí thông minh Âm nhạc có thể làm trẻ cảm thấy thoái mái, dỗ dành con nín khóc nhưng hiện chưa hề có một nghiên cứu cụ thể nào kết luận rằng nghe nhạc sẽ làm con bạn thông minh hơn. Thực tế, mẹ chỉ nên cho con nghe nhạc không quá 15 phút, mỗi ngày không quá 3 lần. Nghe nhạc liên tục sẽ khiến trẻ không tập trung vào giọng nói của mẹ, từ đó sinh chậm nói, lười nói chuyện Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 7 Mật ong trị nẻ cho bé “má cà chua” Những ngày trời hanh này, Chít nhà em má cứ đỏ hây hây rồi nứt nẻ nhìn thương lắm! Hà Nội những ngày đầu đông này, không khí khô và lạnh khiến hai má của Chít nhà em lại bắt đầu có dấu hiệu nứt nẻ. Trông con tự dưng hai má hồng hồng như “quả cà chua” thì đáng yêu lắm nhưng con thì lại khó chịu hơn ngày thường. Lên công ty, em cũng thấy bao nhiêu chị em than thở rằng đợt này má con bị nẻ nhiều quá. Trẻ bị nẻ má không phải là điều gì ghê gớm lắm, vậy nhưng nhiều đồng nghiệp của em vẫn cuống cả lên vì chẳng biết phải bôi gì cho con. Thực ra theo em, trẻ bị nẻ má không cầng phải bôi thuốc làm gì. Thậm chí nếu mua thuốc có chứa phải chất corticoid còn có nhiều tác phụ nguy hiểm cho trẻ nếu dùng lâu dài như teo da, giãn mạch Chỉ cần chú ý một chút hoặc hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh là các mẹ đã có thể biết được một vài kinh nghiệm nhỏ đặc biệt hữu ích rồi. Bật mí với các mẹ là những mẹo nhỏ đơn giản trị da khô nẻ cho Chít này em cũng thực hiện theo chia sẻ của chị hàng xóm gần nhà và rất hiệu quả. Sau khi áp dụng những mẹo tự nhiên này, chỉ 3 ngày là làn da khô nẻ của con đã được cải thiện trông thấy. Da Chít mịn màng, bớt bị kích ứng hẳn. Vì vậy, em xin chia sẻ với các mẹ vài mẹo sau để những ngày đông lạnh giá thế này, nếu bé nhà các mẹ bị khô nẻ thì hãy thử áp dụng cho con xem có cải thiện được nhanh chóng cho con không nhé. Má nẻ nhìn rất đáng yêu nhưng lại khiến con khó chịu (ảnh minh họa) 1. Mật ong Mật ong từ lâu vốn đã nổi tiếng với tác dụng làm mềm da. Chắng thế mà người ta hay khuyên mỗi tối trước khi đi ngủ, nếu thoa một chút mật ong lên môi, sáng ra môi sẽ hồng hào mềm mại bất ngờ. Nếu bé đang bị khô nẻ, sao mẹ không thử chăm sóc con bằng biện pháp này xem sao! Mẹ có thể lấy khoáng 3 thìa sữa tươi và 1 thìa mật ong hòa đều rồi bôi má bé trong 15-20 phút sau đó rửa sạch. Mật ong sẽ phục hồi và dưỡng ẩm cho làn da khô của bé, trong khi axit lactic có trong sữa như một loại kem tẩy tế bào chết mà không gây kích ứng cho bé để giúp hồi sinh làn da mới của bé. Sữa cũng giúp làn da của bé giữ lại được các loại dầu và độ ẩm tự nhiên của nó. 2. Dầu dừa Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 8 Dầu dừa là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời nhất cho bé. Chúng không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm vi khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng hấp thụ vào da. Mẹ có thể tự làm dầu dừa tại nhà rồi xoa má cho bé mỗi tối trước khi đi ngủ. (ảnh minh họa) 3. Hòa bột yến mạch vào nước tắm Càng ngày em càng “mê” yến mạch vì những tác dụng tuyệt vời của nó. Để giảm bớt tình trạng da khô nẻ cho con, mẹ có thể cho 1 chén bột yến mạch vào một bồn tắm nước ấm và đặt bé trong bồn tắm nước ấm hòa bột yến mạch khoảng 10 phút. Bột yến mạch sẽ không chỉ làm dịu tình trạng ngứa da của con mà còn giúp con điều trị các dấu hiệu da khô nẻ hoặc bệnh chàm hữu hiệu. 4. Cho vài giọt tinh dầu, dầu ôi liu vào nước tắm ấm Áp dụng thoa một vài giọt dầu ô liu vào trong nước tắm ấm 10 phút sẽ khiến con giảm nẻ da. Với trời rét mướt thế này, mẹ bé chỉ nên tắm cho con khoảng 3 lần/ tuần . 5. Sữa mẹ: Nếu không muốn thử bất cứ một loại thức lạ nào, sao mẹ không dùng ngày “cây nhà lá vườn”: sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất kháng thể và vitamin rất tốt cho da bé nên trị nẻ cực kỳ hiệu quả.Mẹo nhỏ này an toàn cả với những bé sinh chỉ vài ngày tuổi.

Ngày đăng: 20/01/2014, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w