1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Đề thi thử ĐH CĐ môn Sinh học pptx

4 568 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 104 KB

Nội dung

ĐỀ THI THỦ ĐH-CĐ-4 Môn thi: SINH HỌC, khối B Thời gian làm bài: 90 phút. Câu 1 Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nst là: A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. Câu 2: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X. C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X. D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. Câu 3: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là A. 370 và 730. B. 375 và 745. C. 375 và 725. D. 355 và 745. Câu 4: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là A + G /T + X=1/2 . Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là A. 0,2. B. 2,0. C. 5,0. D. 0,5. Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với mã di truyền? A. MDT là mã bộ ba, nghĩa là cứ ba nuclêôtit kế tiếp nhau quy định một axit amin. B. MDT mang tính thoái hoá, nghĩa là một loại axit amin được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba. C. MDT được đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng cụm ba nuclêôtit, không gối lên nhau. D. MDT mang tính riêng biệt, mỗi loài sinh vật có một bộ mã di truyền riêng. Câu 6: Trong quá trình dịch mã, các axit amin tự do trong môi trường nội bào A. trực tiếp tới ribôxôm để tham gia dịch mã. B. tới ribôxôm dưới dạng được hoạt hoá bởi ATP. C. được hoạt hoá nhờ ATP, sau đó liên kết với tARN đặc hiệu tạo nên phức hợp aa-tARN nhờ enzim đặc hiệu rồi tới ribôxôm tham gia dịch mã. D. kết hợp với tiểu đơn vị bé của ribôxôm để tham gia dịch mã. Câu 7: Đột biến gen ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được? A. Đột biến ở mã kết thúc. B. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc. C. Đột biến ở bộ ba giữa gen. D. Đột biến ở mã mở đầu. Câu 8: Để xác định vị trí của gen người ta dựa vào dạng đột biến cấu trúc nst nào: A. mất đoạn. B. llặp đoạn. C. đảo đoạn có tâm động. D. chuyển đoạn. Câu 9: Những tế bào mang bộ NST lệch bội nào sau đây được hình thành trong nguyên phân? A. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, 2n – 2. B. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n – 2. C. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n + 2. D. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n + 1. Câu 10. .Một gen dài 0,425µm, có tỷ lệ A / G = 2 / 3. Đột biến làm các loại nuclêôtit thay đổi nhưng tổng số nuclêôtit không đổi. Gen đột biến có tỷ lệ : A + T/ G + X = 0,66. Đột biến gen thuộc dạng nào và liên quan đến bao nhiêu cặp nuclêôtit ? A. Thay 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X. B. Thay 2 cặp G – X bằng 2 cặp A – T. C. Thay 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X. D. Thay 3 cặp G – X bằng 3 cặp A – T. Câu 11: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung: 1 – Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. 2 – Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F 1 , F 2 , F 3 . 3 – Tiến hành thí nghiệm chứng minh. 4 – Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn. A. 4 → 2 → 3 → 1. B. 4 → 2 → 1 → 3. C. 4 → 3 → 2 → 1. D. 4 → 1 → 2 → 3. Câu 12: Menđen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để A. xác định các cá thể thuần chủng. B. kiểm tra giả thuyết nêu ra. C. xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng. D. xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn. Câu 13: Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì? A. Xác định được các dòng thuần. B. Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai. C. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng. D. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống. Page 1 of 4 Câu 14: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con lông xam nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Quy luật tác động nào của gen đã chi phối sự hình thành màu lông của chuột? A. Tương tác bổ trợ giữa các gen không alen. B. Cặp gen lặn át chế các gen không tương ứng. C. Tác động cộng gộp của các gen không alen. D. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn tương ứng. Câu 15: Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là A. tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội. B. tác động cộng gộp. C. tác động át chế giữa các gen không alen. D. tác động đa hiệu. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen? A. Tần số hoán vị gen không lớn hơn 50%. B. Càng gần tâm động, tần số hoán vị gen càng lớn. C. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST. D. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST. Câu 17: Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống? A. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế. B. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế. C. Dự đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai. D. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ. Câu 18: Kết quả lai thuận và nghịch ở F 1 và F 2 không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố không đồng đều ở hai giới tính thì rút ra nhận xét gì? A. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST thường. B. Tính trạng bị chi phối bởi ảnh hưởng của giới tính. C. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất. D. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST giới tính. Câu 19: Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định bởi A. hai cặp gen liên kết hoàn toàn. B. một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính. C. hai cặp gen không alen tương tác bổ sung. D. hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp. Câu 20: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là A. 6%. B. 36%. C. 12%. D. 24%. Câu 21: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. Câu 22: Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh A. sự cân bằng di truyền trong quần thể. B. sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể. C. trạng thái động của quần thể. D. sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể. Câu 23: Giả thiết trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số tương đối của các nhóm máu là: A= 0,45; B = 0,21; AB = 0,3; O = 0,04. Gọi p là tần số tương đối của alen I A , còn q là I B , r là i. Tần số tương đối của các alen quy định nhóm máu là bao nhiêu? A. p= 0,2; q= 0,7; r= 0,1. B. p= 0,3; q= 0,4; r= 0,3. C. p= 0,4; q= 0,3; r= 0,4. D. p= 0,5; q= 0,3; r= 0,2. Câu 24: Mục đích của việc gây đột biến ở vật nuôi và cây trồng là A. làm tăng khả năng sinh sản của cá thể. B. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống. C. làm tăng năng suất ở vật nuôi, cây trồng. D. loại bỏ tính trạng không mong muốn. Câu 25: Điều nào dưới đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến? A. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến. B. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu. C. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. D. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. Câu 26: Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là A. các tế bào đã được xử lí làm tan thành tế bào. B. các tế bào khác loài đã hoà nhập để tạo thành tế bào lai. C. các tế bào xôma tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng. D. các tế bào sinh dục tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dục. Page 2 of 4 Câu 27: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của A. công nghệ gen. B. công nghệ tế bào. C. công nghệ sinh học. D. kĩ thuật vi sinh. Câu 28: Bệnh phêninkêtô niệu là do A. đột biến gen trên NST giới tính. B. đột biến cấu trúc NST thường. C. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin. D. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin. Câu 29: Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X quy định. Một phụ nữ không bị bệnh mù màu có bố mẹ bình thường nhưng có người em trai bị bệnh lấy người chồng bình thường, sinh được một con trai đầu lòng. Xác suất để đứa con trai này bị bệnh là A. 25%. B. 37,5%. C. 50%. D. 62,5%. Câu 30: Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí? A. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14. B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến. C. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn. D. ĐB lệch bội, cặp nst 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc nst 21 gắn vào nst 14 do chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 31: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do A. sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài. B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau. C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong điều kiện như nhau. D. thực hiện các chức phận giống nhau. Câu 32: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Cánh dơi và tay người. B. Cánh chim và cánh côn trùng. C. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng. D. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng. Câu 33: Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài”, Đacuyn vẫn chưa làm sáng tỏ được điều gì? A. Vai trò của chọn lọc tự nhiên. B. Tính thích nghi của sinh vật với điều kiện của môi trường. C. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. D. Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng. Câu 34: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối của các alen thuộc một gen là A. đột biến. B. biến động di truyền. C. chọn lọc tự nhiên. D. di nhập gen. Câu 35: Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là A. Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. B. Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. C. Sự sống sót của những cá thể sinh sản tốt nhất. D. Sự sống sót của những cá thể phát triển mạnh nhất. Câu 36: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là A. chọn lọc chống lại thể dị hợp. B. chọn lọc chống lại thể đồng hợp. C. chọn lọc chống lại alen lặn. D. chọn lọc chống lại alen trội. Câu 37: Hiện tượng tăng tỉ lệ cá thể màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp không phụ thuộc vào A. tác động của đột biến. B. tác động của giao phối. C. tác động của chọn lọc tự nhiên. D. ảnh hưởng của môi trường có bụi than. Câu 38: Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo hướng đa dạng hoá các hình thức chuyển hoá vật chất thích nghi cao độ với các ổ sinh thái khác nhau? A. Động vật có xương sống. B. Sinh vật sống cộng sinh. C. Sinh vật sống kí sinh. D. Sinh vật nhân sơ. Câu 39: Những cơ thể sống đầu tiên có đặc điểm nào? A. Cấu tạo đơn giản – Dị dưỡng - Yếm khí. B. Cấu tạo phức tạp – Tự dưỡng – Hiếu khí. C. Cấu tạo đơn giản – Tự dưỡng – Hiếu khí. D. Cấu tạo đơn giản – Dị dưỡng – Hiếu khí. Câu 40: Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là A. Cambri → Ocđôvic → Xilua → Đêvôn → Than đá → Pecmi. B. Cambri → Xilua → Đêvôn → Pecmi → Than đá → Ocđôvic. C. Cambri → Xilua → Than đá → Pecmi → Ocđôvic → Đêvôn. D. Cambri → Ocđôvic → Xilua → Đêvôn → Pecmi → Than đá. Page 3 of 4 Câu 41: Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa bóng? A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. B. Thân cây có vỏ mỏng, màu sẫm. C. Lá nằm ngang. D. Lá cây có màu xanh sẫm, hạt lục lạp có kích thước lớn. Câu 42: Ý nghĩa của quy tắc Becman là A. động vật có kích thước cơ thể lớn, nhờ đó tăng diện tích tiếp xúc với môi trường. B. động vật có kích thước cơ thể lớn, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. D. động vật có tai, đuôi và các chi bé góp phần hạn chế toả nhiệt của cơ thể. Câu 43: Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ hỗ trợ? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. C. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể. D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của quần thể. Câu 44: Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên? A. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn. B. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. C. Tự vệ tốt hơn. D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh. Câu 45: Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ cạnh tranh? A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể. B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. Câu 46: Trong tháp tuổi của quần thể trẻ có A. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại. B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại. C. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. D. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. Câu 47: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chóng lại với điều kiện bất lợi của môi trường. B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống. Câu 48: Tại sao các loài thường phân bố trong không gian theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang? A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng. B. Do nhu cầu sống khác nhau. C. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. D. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. Câu 49: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp. A. Hợp tác. B. . Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Vật ăn thịt – con mồi. Câu 50: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Hết Page 4 of 4 . ĐỀ THI THỦ ĐH- CĐ-4 Môn thi: SINH HỌC, khối B Thời gian làm bài: 90 phút. Câu 1 Khi các cá thể. ổ sinh thái khác nhau? A. Động vật có xương sống. B. Sinh vật sống cộng sinh. C. Sinh vật sống kí sinh. D. Sinh vật nhân sơ. Câu 39: Những cơ thể sống đầu tiên

Ngày đăng: 20/01/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w