.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bằng những nội dung chủ yếu sau đây: Một là, tài chính doanh nghiệp phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự vận động của các nguồn tài chính được diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và được diễn ra giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế cho Nhà nước hoặc tài trợ tài chính; giữa doanh nghiệp với thị trường: thị trường hàng hoá-dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính...trong việc cung ứng các yếu tố
Trang 1CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thịtrường, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào tínhchất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bằng những nộidung chủ yếu sau đây:
Một là, tài chính doanh nghiệp phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền
kinh tế Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đó là sự vận động của các nguồn tài chính đượcdiễn ra trong nội bộ doanh nghiệp để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và được diễn ragiữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế cho Nhà nước hoặc tài trợtài chính; giữa doanh nghiệp với thị trường: thị trường hàng hoá-dịch vụ, thị trường sức laođộng, thị trường tài chính trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất (đầu vào) cũng như bánhàng hoá, dịch vụ (đầu ra) của quá trình sản xuất kinh doanh
Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra một
cách hỗn loạn mà nó được hoà nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thị trường Đó là sựvận động chuyển hoá từ các nguồn tài chính hình thành nên các quỹ, hoặc vốn kinh doanh củadoanh nghiệp và ngược lại Sự chuyển hoá qua lại đó được điều chỉnh bằng các quan hệ phânphối dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục tiêusản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Từ những đặc trưng trên của tài chính doanh nghiệp, chúng ta có thể rút ra kết luận vềkhái niệm tài chính doanh nghiệp như sau:
“Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phán ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.”
1.1.2 Định nghĩa quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổchức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanhnghiệp, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừnglàm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp Chứcnăng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh nghiệpnhư: chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồnnhân lực
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ vàquản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty Vì vậy, chức năng quyết định của quản trị tàichính có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản, trong đó quyết
Trang 2định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản theo mục tiêu tạo giá trịcho các cổ đông
Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.”
1.2 Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản của quảntrị tài chính Nhà quản trị tài chính cần xác định nên dành bao nhiêu cho tiền mặt, khoản phảithu và bao nhiêu cho tồn kho, bởi mỗi tài sản có đặc trưng riêng, có tốc độ chuyển hoá thànhtiền và khả năng sinh lợi riêng Do vậy, để duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý, các nhà quản trịtài chính không chỉ ra các quyết định đầu tư mà còn ra các quyết định cắt giảm, loại bỏ haythay thế đối với các tài sản không còn giá trị kinh tế Các quyết định này tác động trực tiếp lênkhả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp
1.2.3 Quyết định quản trị tài sản
Quyết định thứ ba đối với nhà quản trị tài chính là quyết định quản trị tài sản Các tàisản khác nhau sẽ yêu cầu cách thức vận hành khác nhau Do vậy, nhà quản trị tài chính sẽquan tâm nhiều hơn đến việc quản trị các tài sản lưu động so với tài sản cố định trong khiphần lớn trách nhiệm quản lý tài sản cố định thuộc về các nhà quản trị sản xuất, những ngườivận hành trực tiếp tài sản cố định
1.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị đến các hoạt động tài chính trongdoanh nghiệp Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được nhà quản trị tài chínhquan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích củanhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ Đó là nhóm người có nhu cầu tiềm năng
về các dòng tiền của doanh nghiệp Do vậy, nhà quản trị tài chính, mặc dù có trách nhiệmnặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lưu ý đến sự nhìn nhận, đánh giá củangười ngoài doanh nghiệp như cổ đông, chủ nợ, khách hàng, Nhà nước…
Quản trị tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác củadoanh nghiệp Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục những khiếm khuyết trong các lĩnh vựckhác Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kĩ lưỡng có thể gây nênnhững tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt độngtrong một môi trường nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúcđẩy nền kinh tế phát triển Bởi vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quan trọngđối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia
Quản trị tài chính luôn giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý doanhnghiệp Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quátrình kinh doanh Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữnhững vai trò chủ yếu sau:
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn
hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu
tư phát triển Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn
Trang 3lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bênngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp Ngày nay, cùng với
sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huyđộng vốn từ bên ngoài Do vậy, vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng quantrọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảocho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai
trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinhlời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu Hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn Việc huyđộng kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt đượccác cơ hội kinh doanh Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng vớiviệc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán
bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cảitiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà
quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động củadoanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó cóthể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh
2 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
2.1 Khái niệm thị trường tài chính
Thị trường tài chính có thể được xem như là nhân tố khởi đầu của nền kinh tế thịtrường Các hoạt động của thị trường tài chính tác động trực tiếp và gián tiếp đến lợi ích củamỗi cá nhân, tốc độ phát triển của doanh nghiệp và đến hiệu quả của nền kinh tế Các thànhviên của thị trường tài chính là các cá nhân, các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ Cácđối tượng này tham gia rộng khắp trên tất cả các thị trường tài chính:
- Đối với các cá nhân, thị trường tài chính tạo ra nơi để tiết kiệm, cho vay, cầm cố, thếchấp tài sản và là nơi để đầu tư các loại chứng khoán
- Đối với các doanh nghiệp, thị trường tài chính là nơi mà doanh nghiệp có thể huyđộng nguồn ngân quỹ mới hay đầu tư những khoản tài chính nhàn rỗi tạm thời và là nơi đểxác lập giá trị của công ty
- Đối với chính phủ, thị trường tài chính là nơi mà chính phủ có thể vay mượn ngânsách hay tác động để thúc đẩy và điều chỉnh nền kinh tế phát triển
Thị trường tài chính là thị trường trong đó vốn được chuyển từ những người hiện cóvốn dư thừa muốn sinh lợi sang người cần vốn theo những nguyên tắc nhất định của thịtrường Tính đặc biệt của thị trường tài chính còn thể hiện ở chỗ phần lớn hàng hóa trên thịtrường này được thể hiện thông qua các công cụ gọi chung là các giấy tờ có giá (hay chứngkhoán) như: tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ cógiá khác Các công cụ đó không phải là tiền thật (tiền mặt) nhưng có giá trị như tiền mặt
Như vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài chính hay các công cụ vốn hoặc vốn.
- Tích sản tài chính là tiền mặt (chưa đưa vào kinh doanh) và tất cả những gì gần vớitiền mặt như vận đơn gửi hàng, cổ phiếu, trái phiếu…
- Công cụ vốn là tiền mặt và những gì gần với tiền hiện là vốn trong kinh doanh, sảnxuất
- Vốn là phần tài sản của chủ sỡ hữu doanh nghiệp đưa vào kinh doanh, sản xuất nhưtiền mặt, kim loại quý, đá quý, bằng phát minh-sáng chế
2.2 Cấu trúc thị trường tài chính
Trang 4Cơ sở để phân loại các thị trường tài chính rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, căn
cứ vào thuộc tính của thị trường hay dựa trên những đặc điểm như thời hạn của các công cụtài chính hay tính chất của các giao dịch có thể phân loại thị trường tài chính theo nhiều cáchkhác nhau
2.1.1 Căn cứ theo thời hạn thanh toán của các công cụ tài chính
Theo cách phân chia này, thị trường tài chính được cấu trúc bởi thị trường tiền tệ vàthị trường vốn
a Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là thị trường mua và bán các chứng khoán nhà nước và chứng khoáncông ty có thời gian đáo hạn dưới một năm Thị trường tiền tệ bao gồm 4 thị trường bộ phậnchủ yếu: thị trường tín dụng ngắn hạn; thị trường hối đoái (vàng và ngoại tệ); thị trường liênngân hàng; thị trường mở
- Thị trường tín dụng ngắn hạn: là một cơ chế diễn ra các hoạt động giao dịch giữa các
ngân hàng thương mại với công chúng và các doanh nghiệp Chủ thể của thị trường tín dụngngắn hạn là các trung gian tài chính, các trung gian tài chính là nơi cung cấp cho doanhnghiệp những khoản tín dụng ngắn hạn dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, cầm cố Và lànơi để doanh nghiệp gửi vốn tạm thời nhàn rỗi, cung cấp các dịch vụ thanh toán, ngân quĩ chodoanh nghiệp
- Thị trường hối đoái chuyên giao dịch, trao đổi các loại ngoại tệ Chủ thể của thị
trường hối đoái là người được phép kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc (trong đó chủ yếu là ngânhàng thương mại), các doanh nghiệp tham gia giao dịch hối đoái, ngân hàng trung ương thamgia thị trường để thực hiện chính sách tiền tệ và các cá nhân được phép giao dịch hối đoái cónhu cầu Các doanh nghiệp có thể mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng thương mại đểthực hiện giao dịch thanh toán, mua bán ngoại tệ phục vụ mục đích kinh doanh
- Thị trường liên ngân hàng: là một cơ chế diễn ra các giao dịch giữa các ngân hàng
thương mại với nhau và ngân hàng nhà nước Tại thị trường này hình thành lãi suất cơ bảncủa các thị trường tài chính: lãi suất cho vay của thị trường liên ngân hàng
- Thị trường mở: là thị trường mua bán các loại chứng khoán nhà nước ngắn hạn
như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, nhằm điều tiết cung cầu tiền tệ trongnền kinh tế Tức thông qua thị trường mở, ngân hàng Trung Ương có thể làm cho “tiền
dự trữ” của các ngân hàng thương mại tăng lên hoặc giảm xuống, từ đó tác động đến khả năngcung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ của nềnkinh tế
b Thị trường vốn
Thị trường vốn là thị trường trong đó bao gồm các giao dịch mua bán các công cụ tàichính có thời hạn thanh toán trên một năm Thị trường vốn hoạt động với các công cụ thuộc
về vốn chủ và vốn vay dài hạn có thời gian đáo hạn trên một năm: trái phiếu, cổ phiếu
Thị trường vốn có 4 thị trường bộ phận là: thị trường chứng khoán; thị trường tín dụngtrung và dài hạn, thị trường cho thuê tài chính và thị trường cầm cố bất động sản
- Thị trường cầm cố bất động sản là một cơ chế chuyên cung cấp những khoản tài trợ
dài hạn được đảm bảo bằng việc cầm cố, thế chấp, các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu haycác loại bất động sản
- Thị trường chứng khoán là một cơ chế chuyên giao dịch các loại chứng khoán, đó là
thị trường sử dụng các loại thông tin dữ liệu có liên quan đến mức sinh lời tiềm năng và coi
đó như một chuẩn mực đầu tư Các loại công cụ vốn, trái khoán, được sử dụng giao dịch trênthị trường chứng khoán bao gồm cổ phiểu, trái phiếu công ty, công trái quốc gia và nhiều loạigiấy tờ có giá khác
Trang 5- Thị trường tín dụng trung và dài hạn: là thị trường diễn ra các giao dịch tín dụng
nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác thuê dài hạn hay thuê mua trảgóp các loại máy móc thiết bị hay các loại bất động sản
- Thị trường cho thuê tài chính: là thị trường diễn ra các hoạt động tín dụng trung hạn
và dài hạn thông qua việc cho thuê các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các bấtđộng sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên thuê và bên cho thuê
2.2.2 Căn cứ trên phương diện cơ chế giao dịch
Trong khi đó, trên phương diện cơ chế giao dịch, thị trường tài chính được cấu trúcbởi thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường cấp một và thị trường thứ cấp hay còn gọi là thịtrường cấp hai
a Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mới phát hành, trong đó những công cụ tài chính chỉmới bán ra lần đầu Ở đây, nguồn vốn thông qua việc bán các chứng khoán mới, dịch chuyển
từ người tiết kiệm đến những người đầu tư
Thị trường sơ cấp là loại thị trường không có địa điểm cố định, người bán công cụ tàichính cho người đầu tư hoặc trực tiếp tại phòng của tổ chức huy động vốn, hoặc thông qua tổchức đại lý Đối với nhà đầu tư, thị trường sơ cấp là nơi để thực hiện đầu tư vốn vào các công
cụ tài chính Do các công cụ tài chính được bán trên thị trường sơ cấp thường không thôngqua đấu giá nên việc định giá công cụ tài chính lúc bán ra hết sức quan trọng Riêng đối vớiviệc bán cổ phiếu ra lần đầu, việc định giá để bán có hai phương thức chính, đó là:
- Phương thức định giá cố định: người bảo lãnh phát hành và người phát hành thoảthuận ấn định giá sao cho bảo đảm quyền lợi của người phát hành, lợi ích của người bảo lãnhphát hành
- Phương thức lập sổ (book building): người bảo lãnh phát hành đề ra một phương án
sơ bộ và tổ chức thăm dò các nhà đầu tư tiềm tàng về số lượng, giá cả cổ phiếu mà họ có thểđặt mua, sau đó thống kê lại số lượng phát với những mức giá khác nhau để cùng người pháthành chọn ra những phương án tối ưu
b Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là thị trường tài chính mà các công cụ tài chính đã mua bán lần đầutrên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại Trên thị trường thứ cấp, các chứng khoán nàyđược mua và bán Các giao dịch của các chứng khoán trên thị trường thứ cấp không làm tăngthêm vốn để tài trợ cho hoạt động đầu tư
Thị trường thứ cấp có hai chức năng chủ yếu:
- Tạo tính "lỏng" cho các công cụ tài chính ở thị trường sơ cấp, vì vậy làm cho cáccông cụ tài chính trên thị trường sơ cấp có sức hấp dẫn hơn Không có thị trường thứ cấp thìhoạt động của thị trường sơ cấp sẽ khó khăn, hạn chế
- Xác định giá các công cụ tài chính đã được bán trên thị trường sơ cấp Giá ở thịtrường thứ cấp được hình thành chủ yếu dựa theo quan hệ cung - cầu và thông qua đấu giáhoặc thương lượng giá trên thị trường một cách công khai hóa
Ngoài ra, trong thị trường tài chính phải kể đến các tổ chức tham gia giao dịch như cáctrung gian tài chính, các tổ chức tiền gởi, công ty bảo hiểm, các trung gian tài chính khác
2.3 Vai trò của thị trường tài chính
Thị trường tài chính trong nền kinh tế là nơi phân bổ vốn tiết kiệm một cách hiệu quảcho người sử dụng cuối cùng Tính hiệu quả là yếu tố đưa người đầu tư cuối cùng và ngườitiết kiệm cuối cùng gặp nhau với chi phí thấp nhất và sự thuận lợi nhất có thể
Thị trường tài chính không phải là một không gian vật lý mà đó là một cơ chế đưa tiềntiết kiệm đến với người đầu tư cuối cùng Chúng ta có thể thấy được vị trí thống trị của các tổchức tài chính trong việc dịch chuyển dòng vốn trong nền kinh tế Thị trường thứ cấp, trunggian tài chính và môi giới tài chính là những tổ chức thúc đẩy sự lưu thông của các dòng vốn
Do đó, thị trường tài chính có vai trò quan trọng đối với tất cả các chủ thể tham gia thị trườngtài chính:
Trang 6- Đối với cá nhân: giúp các cá nhân có những cơ hội đầu tư những khoản tiền nhàn
rỗi; tạo điều kiện cho các cá nhân có thể luân chuyển vốn đầu tư dễ dàng vì thị trường tàichính sẽ tạo ra tính thanh khoản cho cả các công cụ vốn và các công cụ nợ; cho phép các cánhân đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro
- Đối với các doanh nghiệp: tạo điều kiện cho doanh nghiệp tạo vốn và tăng vốn; cho
phéo doanh nghiệp xác định giá trị liên tục các tài sản của nó qua sự đánh giá của thị trường
Từ đó thúc đẩy công ty không ngừng hoàn thiện các phương thức kinh doanh để đạt hiệu quảcao hơn
- Đối với Nhà nước: giúp Nhà nước huy động vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của
Nhà nước trong thời kì thiếu vốn đầu tư; tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện chính sách tàichính-tiền tệ thông qua việc phát hành trái phiếu hay các công cụ nợ khác để điều chỉnh khốilượng tiền trong lưu thông
- Đối với nền kinh tế: thị trường tài chính đa dạng hóa phương thức thu hút vốn đầu tư
nước ngoài cho nền kinh tế, qua đó sẽ thu hút những công nghệ mới cho nền kinh tế; điều hòalãi suất tài trợ cho nền kinh tế thông qua cơ chế cạnh tranh giữa các phương thức huy độngvốn; giữ vai trò như một loại cơ sở hạ tầng về mặt tài chính của nền kinh tế, có tác dụng hỗtrợ sự phát triển thông qua cơ chế thu hút vốn, định hướng, điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơithiếu hay từ nơi sử dụng vốn có hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả sử dụng cao
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp? và các mối quan
hệ tài chính doanh nghiệp?
2 Trình bày và cho ví dụ minh hoạ các quyết định tài chính chủ yếu của doanh nghiệp?
3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp?
4 Khái niệm thị trường tài chính là gì? Cấu trúc của thị trường tài chính?
5 Vai trò của thị trường tài chính là gì?
Trang 7CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
Chương này giúp hiểu được các khái niệm cơ bản của tiền tệ: tiền lãi, lãi đơn, lãi kép; giá trị thời gian của tiền tệ: giá trị hiện tại và giá trị tương lai; các ứng dụng về giá trị thời gian của tiền tệ trong thực tiễn.
1 TIỀN LÃI, LÃI ĐƠN, LÃI KÉP
1.1 Tiền lãi và lãi suất
Tiền lãi là số tiền mà người đi vay phải trả thêm vào vốn gốc đã vay sau một khoảng thời gian.
Ví dụ: Bạn vay 10 triệu đồng vào năm 20x5 và cam kết trả 1 triệu đồng tiền lãi mỗinăm thì sau 2 năm, bạn sẽ trả một khoản tiền lãi là 2 triệu đồng cùng với vốn gốc 10 triệuđồng
Tổng quát: Khi cho vay hay gởi một khoản tiền Po, sau một khoản thời gian t, bạn sẽnhận được một khoản Io, đó chính là cái giá của việc đã cho phép người khác quyền sử dụngtiền của mình trong thời gian này
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm tiền lãi so với vốn gốc trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính lãi suất:
Trong đó: i: Lãi suất
I: Tiền lãiP: Vốn gốc t: số thời kỳNhư vậy, với lãi suất đã thoả thuận, ta có thể tính ra tiền lãi I trả cho vốn gốc trongthời gian t: I = P x i x t
P3 = 10 (1 + 2 x 0,08) + 10 x 0,08 = 10 (1 + 2 x 0,08 + 0,08) = 10 (1 + 3 x 0,08) = 12,4triệu đồng
Pn : Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n
P: khoản tiền gởi ban đầu
I
P x t
Trang 8Sau năm thứ ba, số tiền tích luỹ là:
Pn : Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n
Po: khoản tiền gởi ban đầu
i: lãi suất
n: số thời kỳ
1.2 Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
Các khoản đầu tư cho vay có thể đem lại thu nhập khác nhau phụ thuộc vào thời kỳghép lãi Lãi suất phải được công bố đầy đủ bao gồm lãi suất danh nghĩa và thời kỳ ghép lãi.Lãi suất danh nghĩa là lãi suất phát biểu gắn với một thời kỳ ghép lãi nhất định
r = ( 1 + )m
- 1 i
m
Trang 91.3 Lãi suất và phí tổn cơ hội vốn
Tiền lãi là phí tổn cơ hội của việc gởi tiền hoặc cho vay Trở lại với người cho vay, đểnhận được tiền lãi khi cho vay tiền, họ đã chấp nhận bỏ đi các cơ hội đầu tư có lợi nhất đốivới họ
Một cách khái quát, chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực theo một cách nào
đó là số tiền lẽ ra có thể nhận được với phương án sử dụng tốt nhất tiếp theo với phương ánđang thực hiện Vì thế, chi phí cơ hội giữa các bên tham gia vào cùng một giao dịch có thểkhác nhau Do đó, chúng ta chuyển khái niệm lãi suất sang một ý nghĩa khái quát hơn là chiphí cơ hội vốn
Mặt khác, đối với các nhà quản trị, không chỉ có hoạt động gởi tiền hoặc cho vay vìđồng tiền trong tay họ luôn có khả năng sinh lợi Do vậy, đồng tiền sẽ trở thành những khoảnđầu tư và họ cần phải hiểu giá trị thời gian của các khoản tiền đó, hiểu rõ chi phí cơ hội vốn
mà họ dành cho khoản đầu tư
2 GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
2.1 Sự phát sinh của tiền tệ theo thời gian
Bởi vì đồng tiền có giá trị theo thời gian nên với mỗi cá nhân hay tổ chức đều cần thiếtphải xác định rõ các khoản thu nhập hay chi tiêu bằng tiền của họ ở từng thời điểm cụ thể
Một khoản tiền là một khoản thu nhập hoặc một khoản chi phí phát sinh vào bất kìmột thời điểm cụ thể trên trục thời gian Tuy nhiên, trong các bài toán học thuật, người tathường quy nó về đầu kì, giữa kì hay cuối kì Vì hoạt động liên tục của các cá nhân hay các tổchức làm xuất hiện liên tục các khoản tiền dòng tiền ra và dòng tiền vào theo thời gian tạo nêndòng tiền tệ
2.1.1 Dòng tiền tệ
Dòng tiền tệ là chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy ra qua một số thời kì nhấtđịnh Dòng tiền có nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân chia thành 2 loại
là dòng tiền đều và dòng tiền hỗn tạp
Dòng tiền có thể được biểu diễn như sau:
Hình 2.1 Đường thời gian biểu diễn dòng tiền tệ
Như vậy, dòng tiền hỗn tạp là dòng tiền tệ bao gồm các khoản tiền không bằng nhauphát sinh qua một số thời kì nhất định
n - 1
n
Trang 102.2 Giá trị tương lai của tiền tệ
Bạn có 1 triệu đồng ở thời điểm hiện tại, vậy sau 3 năm nữa, bạn sẽ có bao nhiêu? Kếhoạch của bạn sẽ như thế nào nếu muốn có 15 triệu sau 5 năm Bạn nên nhớ rằng đồng tiềnluôn sinh lợi, đồng tiền có giá trị theo thời gian
2.2.1 Giá trị tương lai của một khoản tiền
Giá trị tương lai của một khoản tiền hiện tại là giá trị của số tiền này ở thời điểm hiệntại cộng với số tiền lãi mà nó có thể sinh ra trong khoảng thời gian từ thời điểm hiện tại đếnmột thời điểm trong tương lai
Vận dụng khái niệm lãi kép, chúng ta có công thức tìm giá trị tương lai của một khoảntiền gởi vào cuối năm thứ n:
Giá trị tương lai (FV) : là giá trị của khoản tiền ở hiện tại (PV) được quy đổi về tươnglai trong khoảng thời gian n với chi phí cơ hội vốn k
Trong đó : PV : giá trị của một khoản tiền ở thời điểm hiện tại
k : chi phí cơ hội của tiền tệ
n : số thời kỳ
2.2.2 Giá trị tương lai của dòng tiền
Giá trị tương lai của dòng tiền được xác định bằng cách ghép lãi từng khoản tiền về thời điểm cuối cùng của dòng tiền và sau đó, cộng tất cả các giá trị tương lai này lại Công thức chung để tìm giá trị tương lai của một dòng tiền là :
a Giá trị tương lai của dòng tiền cuối kỳ (thông thường)
Khi dòng tiền phát sinh cuối mỗi thời kỳ là : CF1, CF2 , , CFn Giá trị tương lai cuốithời hạn FVn sẽ được xác định như sau:
Ví dụ: Ta có dòng tiền sau:
Chúng ta xem ví dụ tìm giá trị tương lai vào cuối năm thứ 5 của một dòng tiền nhậnđược 50 triệu đồng vào cuối năm thứ nhất và năm thứ hai, sau đó nhận được 60 triệu đồngvào cuối năm thứ ba và năm thứ tư, 100 triệu đồng vào cuối năm thứ 5, tất cả được ghép vớilãi suất 5%/năm
100
Trang 11b 1 Dòng tiền đều thông thường
Chúng ta giả thiết có một dòng các khoản tiền đều nhau PMT phát sinh vào cuối mỗinăm trong n năm với phí tổn k, chúng ta có bao nhiêu tiền trong tài khoản vào cuối năm thứn?
Ví dụ: Có một dòng tiền phát sinh vào cuối năm thứ nhất 10 triệu, cuối năm thứ hai 10
triệu, cuối năm thứ ba 10 triệu Như vậy, cuối năm thứ ba thì trong tài khoản có bao nhiêu tiềnvới lãi suất 8%/năm?
Giá trị tương lai của một dòng tiền đều trong vòng 3 năm với lãi suất 8%/năm
FVA3 = 32,46 triệu đồng
Tổng quát: FVAn là giá trị tương lai của một dòng tiền đều, PMT là khoản tiền nhận(trả) mỗi năm, n là độ dài của dòng tiền thì công thức tính FVAn là:
Hay
b 2 Dòng tiền đều đầu kỳ
Ngược lại với dòng tiền đều thông thường, các khoản tiền nhận (trả) xảy ra vào cuốimỗi thời kỳ, dòng tiền đều đầu kỳ là một chuỗi các khoản tiền đều nhau xảy ra vào đầu mỗithời kỳ
Giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ với lãi suất 8%/năm trong 3 năm
Cần lưu ý rằng giá trị tương lai của dòng tiền đều đầu kỳ trong 3 năm đơn giản bằnggiá trị tương lai của một dòng tiền đều thông thường ba năm được đưa về tương lai thêm mộtnăm nữa Vì thế, giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ với chi phí cơ hội vốn k trong
11,66tr ghép lãi 2 năm
Trang 122.3 Giá trị hiện tại của tiền tệ
Chúng ta đều biết rằng một đồng ngày hôm nay đáng giá hơn một đồng sau một, haihay ba năm nữa Tính giá trị hiện tại của dòng ngân quỹ cho phép chúng ta đưa tất cả ngânquỹ về thời điểm hiện tại để so sánh theo giá trị đồng tiền ngày hôm nay Nói cách khác,chúng ta cần biết để có số tiền trong tương lai thì phải bỏ ra bao nhiêu ở thời điểm hiện tại.Đấy chính là giá trị hiện tại của các khoản tiền trong tương lai
2.3.1 Giá trị hiện tại của một khoản tiền
Giả sử bạn có hai khoản tiền: 100 triệu đồng vào hôm nay và 200 triệu đồng sau 10năm nữa; hai khoản tiền này đều chắc chắn và có chi phí cơ hội vốn là 8%/năm Giá trị hiệntại của 100 triệu đồng hôm nay thì đã rõ còn 200 triệu đồng nhận được sau 10 năm đáng giábao nhiêu ở thời điểm hiện tại Như vậy, cần bao nhiêu tiền vào hôm nay để tăng lên thành
200 triệu đồng sau 10 năm nữa với lãi suất 8%/năm Số tiền này chính là giá trị hiện tại của
200 triệu đồng sau 10 năm nữa được chiết khấu với lãi suất 8%/năm Trong những bài toángiá trị hiện tại như vậy, lãi suất còn được gọi là tỷ suất chiết khấu
Quá trình tìm giá trị hiện tại là quá trình ngược của quá trình ghép lãi Vì thế, côngthức tính giá trị hiện tại được suy ra từ công thức tính giá trị tương lai của một khoản tiền nhưsau:
2.3.2 Giá trị hiện tại của một dòng tiền
Giá trị hiện tại của một dòng tiền là tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền phát sinh ởthời điểm tương lai Công thức chung cụ thể như sau:
Ví dụ: Giá trị hiện tại của dòng tiền trên được biểu diễn như sau:
Trang 13
PVA n = PMT x [ ]
1 - 1 (1 + k) n
k
a Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều cuối kỳ
Trở lại ví dụ về giá trị tương lai của dòng tiền đều cuối kỳ Bây giờ, chúng ta xác địnhxem phải gửi bao nhiêu tiền ở thời điểm hiện tại để có thể rút cuối mỗi năm 10 triệu đồngtrong 3 năm, lãi suất 8%/năm Ta có thể sử dụng công thức sau để tìm giá trị hiện tại của dòngtiền đều n năm
b Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều đầu kỳ
c Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều vĩnh cửu
Đôi khi, chúng ta gặp dòng tiền đều kéo dài không xác định Dòng tiền đều có tínhchất như vậy là dòng tiền đều vĩnh cửu Khả năng xác định giá trị hiện tại của dòng tiền đềuđặc biệt cần thiết cho việc đánh giá trái phiếu vĩnh cửu và cổ phiếu ưu đãi Cách xác định hiệngiá của dòng tiền đều vĩnh cửu như sau:
PVA n = PMT x [ ] x (1 + k)
1 -
1 (1 + k) n
k
PVA ∞ =
PMT
k
Trang 14CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
1 Tiền lãi của một khoản vốn vay là gì?
2 Phân biệt lãi đơn và lãi kép?
3 Vì sao nói giá trị đồng tiền nhận được vào hôm nay lớn hơn giá trị đồng tiền nhận được ởngày mai?
4 Trong hai loại tài khoản tiết kiệm, một là lãi suất 5% ghép lãi theo 6 tháng, hai là lãi suất5% ghép lãi theo ngày Bạn thích tài khoản nào hơn? Vì sao?
5 Định nghĩa các khái niệm: PV, I, FV, PVA, FVA, PMT, m, n, lãi suất danh nghĩa, khoảntrả đều, dòng ngân quỹ, dòng tiền đều thông thường, dòng tiền đều cuối kỳ, dòng tiền đềuvĩnh cửu, dòng tiền vào, dòng tiền ra, đường thời gian
6 Nếu bạn gởi 100 triệu đồng vào một tài khoản ngân hàng với lãi suất 10%/năm, sau 5 nămnữa, bạn sẽ có bao nhiêu tiền trong tài khoản?
7 Một chứng khoán cam kết trả 50 triệu đồng sau 10 năm nữa, hiện tại chứng khoán đó đượcbán với giá bao nhiêu với tỷ suất sinh lợi 7%?
8 Bạn có 50 triệu đồng trong một tài khoản và bạn định gởi thêm 5 triệu nữa vào cuối mỗinăm Tài khoản này có mức sinh lợi kỳ vọng là 12% Nếu mục tiêu của bạn là tích lũy được
200 triệu, bạn phải mất bao lâu để đạt được mục tiêu này?
9 Giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ trong 5 năm là bao nhiêu nếu dòng tiền đóđem lại 3 triệu đồng mỗi năm? Giả sử chi phí cơ hội của khoản tiền này là 9%/năm
10 Bạn có ý định mua xe hơi và một ngân hàng sẵn sàng cho bạn vay 200 triệu đồng để mua
xe Theo điều khoản của hợp đồng, bạn phải hoàn trả toàn bộ vốn gốc sau 5 năm, lãi suất danhnghĩa 12%/năm, trả lãi hàng tháng Khoản trả đều mỗi tháng của khoản nợ này là bao nhiêu?Lãi suất thực của khoản vay này là bao nhiêu?
11 Bạn cần tích lũy 100 triệu đồng Để làm điều đó, bạn dự định mỗi năm gởi 12,5 triệu đồng
và khoản gởi đầu tiên sẽ thực hiện sau một năm nữa, lãi suất 12%/năm Bạn cần bao lâu đểđạt được mục tiêu của mình?
12 Công ty GE có kế hoạch vay 10 tỷ đồng trong thời hạn 5 năm, lãi suất 15%/năm, trả đềuhằng năm thì hoàn trả hết nợ Cho biết khoản tiền trả cuối năm thứ hai có bao nhiêu giá trịvốn gốc?
13 Giả sử bây giờ là ngày 1 tháng 1 năm 2010 Vào ngày 1 tháng 1 năm 2011, bạn gởi 10triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm sinh lãi 10%/năm
a Nếu ngân hàng ghép lãi hằng năm, bạn có được khoản tiền là bao nhiêu trong tài khoản vàongày 1 tháng 1 năm 2014
b Số dư vào ngày 1 tháng 1 năm 2014 sẽ là bao nhiêu nếu ngân hàng sử dụng ghép lãi theoquý thay vì ghép lãi theo năm?
c Giả sử bạn gởi 10 triệu đồng nhưng chia thành 4 khoản 2,5 triệu và gởi vào ngày 1 tháng 1năm 2011, 2012, 2013, 2014 Bạn sẽ có bao nhiêu tiền trong tài khoản vào ngày 1 tháng 1năm 2014, lãi suất 10%/năm, ghép lãi theo năm
14 Bà Tâm có kế hoạch về hưu sau 20 năm nữa, hiện tại bà có 200 triệu đồng và muốn số tiềnnày tăng lên 1000 triệu đồng khi về hưu Bà phải tìm mức lãi suất huy động hằng năm là baonhiêu để khoản tiền 200 triệu đạt được mục tiêu này, giả sử bà không còn một khoản tiết kiệmnào khác?
Trang 15CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chương này giúp sinh viên hiểu rõ mục tiêu và khuôn khổ phân tích tài chính, các thước đo cơ bản về tình hình tài chính của công ty; có khả năng đọc hiểu các thông tin trên báo cáo tài chính, có khả năng sử dụng các công cụ phân tích để nắm bắt tình hình tài chính của công ty.
1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính
Các dòng dịch chuyển tài chính vận động liên tục và có thể ví như hệ tuần hoàn trong
cơ thể con người, hầu như các biểu hiện tốt hay xấu trong hoạt động công ty đều có thể biểuhiện qua các dấu hiệu tài chính Vì vậy, các công ty cần tiến hành phân tích tài chính để xácđịnh những điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính của công ty để đưa ra cácquyết định hiệu quả nhất
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng cácchỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với cácchỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lại ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệpkhác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia… nhằm xác định thực trạng, đặc điểm,
xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việcthiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi
ro của các hoạt động tài chính
1.1.2 Ý nghĩa
Thông tinh tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm như nhàquản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chứcnăng… Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau khi phântích tài chính vì vậy phân tích tài chính cũng có ý nghĩa khác nhau đối với từng các nhân, tổchức
Khách hàng và các chủ nợ thương mại thường quan tâm khả năng và thời hạn thanh
toán của doanh nghiệp, đến việc các doanh nghiệp liên tục phát sinh các dòng ngân quỹ đápứng các nghĩa vụ tài chính trong suốt thời hạn của khoản nợ
Các nhà đầu tư thường tập trung vào khả năng sinh lợi và điều kiện tài chính của công
ty liên quan đến khả năng trả cổ tức và vượt qua nguy cơ phá sản
Các nhà quản trị của công ty phân tích tài chính của công ty nhằm mục tiêu kiểm soát
nội bộ và cung cấp nhiều thông tin về điều kiện và hiệu quả tài chính của công ty cho các nhàcung cấp vốn bên ngoài
Các cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế… phân tích
tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa
vụ với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình và chínhsách kinh tế- xã hội
1.2 Trình tự và các bước tiến hành phân tích
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong phân tích tài chính, nhưng với công cụ phântích tốt, nhà phân tích có thể đủ cơ sở kết luận về vị thế tài chính của công ty
Với cách tiếp cận trên quan điểm của người cung cấp nguồn tài trợ cho công ty, chúng
ta có thể sử dụng một trình tự tiến hành phân tích tài chính như sau:
Trang 16Hình 3.1 Trình tự phân tích tài chính
Khi muốn phân tích tài trợ từ bên ngoài, doanh nghiệp tiến hành phân tích nhu cầuvốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh doanh của công ty Dựa trên việc phân tíchcác nhân tố này để xác định nhu cầu tài trợ từ bên ngoài và từ đó thương lượng với các nhàcung cấp vốn bên ngoài
Bước 1 Phân tích tình hình tài chính của công ty
Trước hết, chúng ta sẽ quan tâm đến xu hướng và yếu tố mùa vụ trong nhu cầu vốncủa công ty Doanh nghiệp sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá điều kiện và hiệuquả Các nhà phân tích sử dụng các thông số này để cung cấp các dấu hiệu có giá trị về sứckhỏe của công ty theo thời gian Kết hợp với việc phân tích rủi ro kinh doanh-những rủi rotiểm ẩn trong hoạt động kinh doanh của công ty để xác định nhu cầu tài chính của công ty
Bước 2 Xác định nhu cầu tài trợ bên ngoài
Thông qua các phân tích tài chính ở trên, các công ty sẽ xác định nhu cầu vốn Chúng
ta nhận thấy rằng nhu cầu vốn càng lớn thì nhu cầu tài trợ càng lớn và cả ba nhân tố nội dungnhu cầu vốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh doanh của công ty sẽ ảnh hưởngđến hình thức tài trợ Chẳng hạn, nếu có yếu tố mùa vụ trong nhu cầu vốn thì có thể phải cầnđến nguồn tài trợ ngắn hạn, đặc biệt là vốn vay ngắn hạn
Bước 3 Thương lượng với các nhà cung cấp
Việc xây dựng kế hoạch tài trợ trên quan điểm của công ty cần phải được bàn thảo vớinhững nhà cung cấp vốn bên ngoài Quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty cũngkhông thể tách rời hoạt động thu hút vốn từ các nhà cung cấp Đồng thời, các nhà cung cấpvốn cũng nên có cách nhìn rộng hơn với cách tiếp cận của công ty trong vấn đề tài trợ mặc dùcách đó khác với cách tiếp cận của họ
Như vậy, phân tích tài chính có rất nhiều khía cạnh Tuy nhiên, có lẽ hầu hết các phântích đều gắn với một trình tự và các bước tiến hành tương tự như khuôn khổ trên Nếu không,phân tích sẽ không chặt chẽ và sẽ không tự đáp ứng được những vấn đề dự tính
1.3 Phương pháp và nội dung phân tích tài chính
1.3.1 Phương pháp phân tích tài chính
Những con số tuyệt đối hay thông số dường như sẽ không có ý nghĩa trừ khi chúngđược so sánh với những con số hay thông số khác Chẳng hạn, 60% tổng tài sản đầu tư vàonhà xưởng và thiết bị sẽ là chuyện bình thường đối với một số công ty nhưng với một số khácthì tỷ lệ này có thể không tốt Chúng ta phải có một hướng dẫn để xác định ý nghĩa của cácthông số và các công cụ đo lường khác Các hoạt động kinh doanh nói chung và các hoạt độngtài chính nói riêng diễn ra trong không gian và theo thời gian Vì vậy, việc phân tích khôngthể tách rời khỏi không gian và thời gian
a So sánh theo thời gian
So sánh theo thời gian nhằm nghiên cứu bản chất sự thay đổi về điều kiện và hiệu suấttài chính của công ty Nhà phân tích có thể so sánh thông số hiện tại với thông số quá khứ vàthông số kỳ vọng trong tương lai của một công ty
b So sánh theo không gian và các nguồn thông số ngành
Việc so sánh này thường được thực hiện bằng cách so sánh các chỉ tiêu ở từng thời
Xác định nhu cầu tài trợ bên ngoài
Thương lượng với các nhà cung cấp
Phân tích nhu cầu vốn
Phân tích điều kiện tài
chính và khả năng sinh lợi
Phân tích rủi ro
Trang 17
chỉnh các điều kiện và hiệu suất tài chính của công ty theo hệ quy chiếu chung, cho phép xácđịnh độ lệch của công ty so với bình quân ngành.
1.3.2 Nội dung phân tích tài chính
Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính vàcác chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp và công cụ phântích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá tổng hợp, toàn diệnvừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để có được nhận thức chínhxác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả quản lý kinhdoanh, triển vọng cũng như các rủi ro của doanh nghiệp
a Thông tin trên báo cáo tài chính
Có nhiều loại báo cáo khác nhau, tuy nhiên, với những người phân tích bên ngoài nóichung, mỗi đối tượng sử dụng khác nhau, khả năng các báo cáo tài chính là khác nhau Trongphạm vi phân tích các thông số tài chính, nhà quản trị quan tâm đến các bảng báo cáo tàichính: bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh,
Bảng cân đối kế toán tóm tắt tài sản, nợ và vốn chủ của công ty tại một thời điểm,thông thường là cuối năm hay cuối quý Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt quá trình kinhdoanh của một doanh nghiệp bằng các khoản thu và chi phí trong một thời kỳ, thường là mộtnăm hay một quý
Như vậy, bảng cân đối kế toán giống như một bức tranh biểu thị vị thế tài chính củamột doanh nghiệp tại một điểm thời gian còn báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt khả năngsinh lợi của công ty theo thời gian
a 1 Bảng cân đối kế toán
Bảng 3.1 biểu diễn bảng cân đối kế toán của công ty A & M vào cuối năm tài chính,ngày 31/12/20x4 và tháng 31/12/20x5 Các tài sản được liệt kê ở phần tài sản theo mức độkhả nhượng tương đối (nghĩa là mức độ dễ chuyển hóa thành tiền) và theo mức độ tăng dần vềkhả năng sinh lợi
Bảng cân đối kế toán công ty A & M ngày 31/12
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY A & M ngày 31/12
ĐVT: triệu đồng
Trang 18Tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển hóa thành tiền mặt trong thời gian
ngắn, thường trong một chu kỳ kinh doanh hay một năm bao gồm tiền mặt hay các khoản tương đương, khoản phải thu, tồn kho và chi phí trả trước Tiền mặt và các khoản tương đương là những tài sản khả nhượng nhất và vì thế chúng được đặt ở trên cùng Những tài sản càng đặt cách xa vị trí đặt tiền mặt thì khả năng chuyển hoá thành tiền của chúng càng thấp
Khoản phải thu xếp sau tiền mặt và tồn kho được xếp sau khoản phải thu Khoản phải thu biểu diễn koản nợ của khách hàng, chúng có thể được chuyển thành tiền mặt trong thời kỳthanh toán hóa đơn, có thể là từ 30 đến 60 ngày
Tồn kho gồm nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang và sản phẩm cuối cùng Tồn kho phải được bán đi và khoản phải thu được thu hồi rồi mới có thể chuyển thành tiền
Tài sản cố định bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị … là những tài sản được sử
dụng lâu dài, liên tục trong nhiều chu kỳ kinh doanh Tài sản cố định bao gồm tài sản cố địnhhữu hình và tài sản cố định vô hình Phần này thể hiện bằng hai nội dung:
Tổng tài sản cố định theo nguyên giá để theo dõi
Giá trị ròng của tài sản cố định = Nguyên giá tài sản dài hạn - khấu hao tích lũy
Vì các tài sản cố định và tài sản dài hạn khác có độ khả nhượng thấp hơn nên chúngđược đặt ở phía dưới cùng của bảng cân đối kế toán Tài sản vô hình là những tài sản khôngthể hiện dưới dạng vật chất nhưng có giá trị đáng kể đối với công ty chẳng hạn như đặc quyềnsản xuất một sản phẩm Đôi khi tài sản vô hình còn biểu thị phần chênh lệch trị giá tài sảnròng của công ty khi mua và đánh giá lại giá trị này được gọi là thiện chí hay uy tín
Tài sản tài chính là những khoản đầu tư dưới hình thức mua cổ phiếu hoặc liên doanhvới công ty khác, kinh doanh bất động sản, cho vay vốn hay đầu tư xây dựng cơ bản
* Phần bên nguồn vốn: biểu diễn các khoản nợ và vốn chủ của công ty Các khoản
này được sắp xếp theo mức độ tăng dần về thời hạn thanh toán nợ và tăng dần về chi phí vayvốn và mức độ rủi ro
Về cơ bản, phần bên nguồn vốn gồm có ba phần chính:
Khoản phải trả: là số tiền mà công ty nợ người cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu hoạtđộng kinh doanh hằng ngày, khoản nợ này phát sinh khi công ty mua hàng của họ nhưng chưathanh toán
Các loại giấy nợ: thông thường là những nghĩa vụ ngắn hạn đối với những chủ nợ hayngân hàng
Nợ tích lũy: là các khoản chi phí cho dịch vụ đã sử dụng nhưng chưa thanh toánchẳng hạn như công ty có thể nợ lương nhân viên hoặc nợ thuế chính phủ
Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời hạn thanh toán kể từ hơn một năm bao gồm
Trang 19Giá trị ròng là phần giá trị còn lại sau khi trừ đi các khoản nợ Vốn chủ chỉ được trảthông qua cổ tức định kỳ hoặc cũng có thể là cổ tức chuyển nhượng cuối cùng Vốn chủ sởhữu hay còn gọi là giá trị ròng bao gồm nhiều khoản mục nhỏ bao gồm vốn tự có hay vốngóp, vốn bổ sung, các quỹ và thu nhập giữ lại Vốn cổ phần thường và vốn bổ sung cùng biểudiễn tổng số tiền được cổ đông trả cho công ty để đổi lấy cổ phiếu thường Trong ví dụ trên,mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng một cố phiếu, điều này có nghĩa là vào ngày 31/12/20x3 có42.100 cổ phiếu niêm yết Phần vốn bổ sung biểu diễn số tiền được trả vượt trên mệnh giá củacác cổ phiếu đã bán Chẳng hạn, nếu công ty đã bán cổ phiếu bổ sung với giá 60.000 đồng thì
sẽ có 10.000 đồng tăng thêm trong khoản mục cổ phần thường còn 50.000 đồng thì được cộngthêm vào khoản mục vốn bổ sung Thu nhập giữ lại biểu diễn phần lợi nhuận tích lũy tăngthêm sau khi trả cổ tức, vì vậy đây là phần thu nhập được giữ lại (hay còn là phần tái đầu tư)của công ty
Trong bảng cân đối kế toán, tổng tài sản bằng tổng nợ cộng với vốn chủ sở hữu Thật
vậy, đây là một nguyên tắc kế toán và do vậy, tổng tài sản trừ tổng nợ bằng vốn chủ sở hữu, trong đó, phần lớn các khoản nợ đều có thể được xác định chắc chắn Hầu hết các vấn đề
kế toán liên quan đến bảng cân đối kế toán đều liên quan đến những con số gắn trong các tàisản Tuy nhiên, cần lưu ý là các con số trong bảng cân đối kế toán chỉ là những con số kếtoán, nó khác với dự toán theo giá trị kinh tế của tài sản Giá trị kế toán của tài sản cố định chỉ
là các chi phí thực tế trong quá khứ chứ không phải là giá trị thực nhận được nếu chúng đượcbán đi vào thời điểm hiện tại Ngoài ra, tồn kho thường được ghi ở mức thấp hơn giá thịtrường Khoản mục khoản phải thu được ghi theo giá trị giả định là chúng sẽ được thu hôitoàn bộ Tuy nhiên, giá trị này cũng có thể đúng và cũng có thể không đúng Do đó, ngườiphân tích cần phải nhìn vượt lên trên những con số trong báo cáo thì mới có thể phân tích mộtcách chính xác điều kiện tài chính của công ty Tùy vào loại phân tích, giá trị vốn chủ ghi trênbảng tổng kết tài sản có thể đúng và cũng có thể không đúng với giá trị thực của công ty
Những hạn chế của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được lập vào một thời điểm nhất định trong khi hoạt động củacông ty là sự dịch chuyển không ngừng giữa tài sản và nguồn vốn, mỗi thời điểm khác nhau
sẽ có những kết quả khác nhau Hơn nữa, đôi khi số liệu cũng có thể là giả tạo Chẳng hạn,vào cuối năm tài khóa, công ty thường sử dụng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạnhoặc là công ty thường dự trữ hàng hóa để chuẩn bị cho năm tài khóa tiếp theo Lúc đó, số dưtrên tài khoản không phản ánh tình hình tài chính thực tế của công ty trong cả năm tài khoá
Để khắc phục hạn chế này, nhà quản trị tài chính thường xem xét bảng cân đối kế toán vàonhững thời điểm khác nhau (có thể là hàng quý) thì mới phản ánh được bản chất của dữ liệutài chính Ngoài ra, khấu hao chỉ là chi phí kế toán được giữ lại và tích lũy nhằm mục đích thuhồi giá trị của tài sản, nó thường mang tính chủ quan của con người Với phương pháp khấuhao nhanh, tài sản cố định ròng có thể bị giảm đáng kể
a 2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (hay còn gọi là báo cáo thu nhập hoặc báo cáo lãi lỗ)phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ, thường là một năm hay một chu
kỳ kinh doanh Về cơ bản, nó đo lường khả năng sinh lợi của công ty trong một thời kỳ Nộidung báo cáo thu nhập gồm:
Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng trong kỳ (bao gồm cả doanh thu bán tín dụngsau khi khấu trừ hàng bán bị trả lại hay giảm giá (chiết khấu), đây là khoản tiền đã nhận đượchay sẽ nhận từ khách hàng
Chi phí hàng bán bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuấtnhững hàng hóa được bán trong thời kỳ Các chi phí hàng bán bao gồm chi phí nguyên vậtliệu, chi phí lao động liên quan đến quá trình sản xuất và chi phí sản xuất chung liên quan đếnsản phẩm được bán Giá trị chi phí hàng bán tương đối khác nhau giữa hai lĩnh vực sản xuất
và thương mại
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Trang 20Chi phí hàng bán = Giá thành sản xuất + chênh lệch thành phẩm tồn kho
Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất + chênh lệch sản phẩm dở dang
Ở đây, chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền lương trực tiếp, chi phíchung
+ Đối với doanh nghiệp thương mại:
Chi phí hàng đã bán = Giá mua hàng hóa + chênh lệch hàng hóa tồn kho
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – chi phí hàng bán
Chi phí bán hàng, quản lý hành chính và chi phí lãi được tách riêng khỏi chi phí hàngbán vì đó là các chi phí thời kỳ chứ không phải là chi phí sản phẩm Chi phí bán hàng, quản lýgồm các chi phí cho việc tiêu thụ hàng hóa, chi phí quảng cáo, chi phí văn phòng, tiền lươnggián tiếp
Về khấu hao, đối với một công ty sản xuất, chi phí khấu hao thường được xem là mộtyếu tố của chi phí hàng hóa đã sản xuất và có thể nó trở thành một phần trong chi phí hàngbán Đối với một công ty thương mại, khấu hao thường được tách riêng như là một phần chiphí thời kỳ khác và đượ đặt sau lợi nhuận gộp
Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) bao gồm thu nhập hoạt động và thu nhập bổ sung.Thu nhập hoạt động = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng, quản lý - Khấu hao
Thu nhập bổ sung bao gồm lợi tức và tiền lãi từ các đầu tư tài chính
Chi phí tiền lãi là chi phí trả cho các nguồn vốn vay sử dụng trong kỳ
Thu nhập trước thuế = EBIT – Chi phí tiền lãi
Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thu nhập
Lợi nhuận ròng = Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập
Báo cáo thu nhập thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính củacông ty Ngoài ra, báo cáo thu nhập còn thể hiện chính sách trả lợi tức và tái đầu tư của công
ty Cổ tức được trừ ra khỏi thu nhập sau thuế, còn lại là phần thu nhập giữ lại tăng thêm trong
kỳ Khoản tăng 58 triệu đồng trong năm tài chính 2005 trùng mức chênh lệch về thu nhập giữlại giữa hai thời kỳ trong bảng cân đối kế toán Vào cuối hai thời kỳ 2004 và 2005, thu nhậpgiữ lại là 1.014 triệu đồng và 956 triệu đồng, chênh nhau đúng bằng 58 triệu đồng Vì thế, cómột sự thống nhất giữa hai bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập gần nhất
BÁO CÁO THU NHẬP CÔNG TY A & M ngày 31/12
3.7212.500
Chi phí hành chính, quản lý, bán hàng 800 741 Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) 512 480
Trang 21Thu nhập giữ lại 58 50
Những hạn chế của bảng báo cáo thu nhập:
Thứ nhất, thu nhập là khoản thay đổi về giá trị ròng giữa hai thời điểm bắt đầu và kết
thúc của một thời kỳ Mặt khác, kết quả thu nhập chỉ được phản ánh thông qua các nghiệp vụ
kế toán nên nó chưa chỉ ra được các cơ hội tiềm năng trong hoạt động đầu tư tài sản Chẳng hạn, trong kỳ báo cáo, doanh nghiệp đang triển khai mở rộng kinh doanh, chi phí phản ánh trong báo cáo làm cho thu nhập của cổ đông thấp nhưng thực tế đến kỳ sau, doanh số có thể tăng lên gấp đôi
Thứ hai, tác động của lạm phát sẽ làm giá cả gia tăng và có thể sẽ làm cho thu nhập
của công ty sẽ khác nhau, tuỳ vào phương pháp tính toán hàng hóa tồn kho mà họ lựa chọn các phương pháp LIFO (late in first out-nhập sau xuất trước) hay FIFO (first in first out-nhập trước xuất trước)
Thứ ba, bảng báo cáo thu nhập không thể phản ánh chính xác bản chất của các chi phí
tham gia vào việc tạo ra doanh thu Chẳng hạn như các chi phí thời kỳ như khấu hao, chi phí quản lý, quảng cáo … Chính vì vậy, trong quá trình phân tích, nhà quản trị tài chính phải chú
ý đến yếu tố này
b Các công cụ phân tích tài chính
Các công ty sử dụng các công cụ sau đây để tiến hành phân tích tài chính:
- Phân tích các thông số tài chính: thông số tài chính là công cụ được sử dụng phổ
biến để đánh giá điều kiện và hiệu quả tài chính của một công ty Thông số tài chính là sự kết
nối hai dữ liệu tài chính bằng cách chia một số này cho số khác Các thông số tài chính là cơ
sở so sánh giá trị hơn so với các số liệu thô trên các báo cáo tài chính Để việc phân tích cácthông số tài chính cần được dựa trên cơ sở so sánh: so sánh với các công ty hoặc tiêu chuẩnngành theo thời gian Khi phân tích tình hình tài chính, công ty sẽ đưa ra các kết luận về tìnhhình sức khỏe tài chính về công ty theo các mục tiêu đã đặt ra dựa trên các nội dung chính là:
+ Thông số khả năng thanh toán: khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản cóthể nhanh chóng chuyển thành tiền Nội dung này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trongviệc đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn
+ Thông số khả năng sinh lợi: nội dung này cho biết hiệu quả chung của công ty, nó
phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số của quá khứ, đo lườnghiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản
+ Thông số nợ: nội dung này phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc
khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty
+ Các thông số thị trường: Các thông số này cung cấp cho nhà quản trị thông tin nhận
định của nhà đầu tư về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ và triển vọng tương laicủa công ty
- Phân tích đòn bẩy: việc phân tích đòn bẩy nhằm nghiên cứu những tác động của đòn
bẩy khả năng sinh lợi và rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp Có hai loại đòn bẩy: đòn bẩyhoạt động nhằm xác lập cấu trúc chi phí của một doanh nghiệp; đòn bẩy tài chính hình thành
là do chi phí tài trợ cố định, đặc biệt là chi phí tài chính nhằm đánh giá việc sử dụng nợ củadoanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn Cả hai loại đòn bẩy đều ảnh hưởng đến mức độ
và độ biến động của lợi nhuận sau thuế, vì thế ảnh hưởng đến toàn bộ rủi ro và thu nhập củacông ty
2 PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH
2.1 Phân tích thông số khả năng thanh toán
Trang 22Theo từ điển quản lý tài chính ngân hàng, khả năng thanh toán là khả năng của một tàisản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền Thông số khả năng thanh toán đo lường khả năngcủa doanh nghiệp trong việc đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
2.1.1 Khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán hiện thời là thông số chỉ rõ khả năng của công ty trong việc đápứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn Thông số này nhấn mạnh đến khả năng chuyển hóa thànhtiền mặt của các tài sản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Nếu một công ty đang gặp khó khăn về tài chính, họ buộc phải trả nợ chậm hơn, phảivay thêm từ ngân hàng… Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản lưu động, thông số khảnăng thanh toán hiện thời sẽ giảm và điều này sẽ đưa công ty đến tình trạng khó khăn Thông
số này cung cấp một dấu hiệu đơn giản và tốt nhất về mức độ đảm bảo các khoản nợ ngắn hạnbằng các tài sản dự kiến có thể được chuyển hóa nhanh thành tiền
Thông thường, khả năng thanh toán hiện thời càng cao cho một cảm giác là khả năngtrả nợ càng cao nhưng thông số này chỉ được xem là một công cụ đo lường thô vì nó khôngtính đến khả năng chuyển nhượng của từng tài sản trong nhóm tài sản lưu động Một công ty
có tài sản lưu động chủ yếu gồm tiền mặt, các khoản phải thu không quá hạn thì công ty đó sẽkhả nhượng hơn so với công ty duy trì chủ yếu tồn kho
2.1.2 Khả năng thanh toán nhanh
Thông số này là một công cụ bổ sung cho thông số khả năng thanh toán hiện thời khiphân tích khả năng thanh toán Thông số này chủ yếu tập trung vào các tài sản có tính chuyểnhóa thành tiền cao hơn như tiền mặt, chứng khoản khả nhượng và khoản phải thu Với nộidung như vậy, khả năng thanh toán nhanh là một công cụ đo lường khả năng thanh toán chặtchẽ hơn so với khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ – Tồn kho – TSLĐ khả nhượng thấp
Nợ ngắn hạn
Tuy nhiên, các thông số này vẫn không thể cho chúng ta biết các khoản phải thu và tồnkho thực tế có cao quá mức hay không Nếu cao thì điều này sẽ tác động đến đánh giá ban đầu
về khả năng thanh toán của công ty
2.1.3 Quay vòng khoản phải thu khách hàng
Thông số vòng quay khoản phải thu cung cấp nguồn thông tin nội bộ về chất lượngkhoản phải thu của công ty và mức độ hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ Tỷ lệ nàyđược xác định bằng cách chia doanh thu tín dụng hàng năm cho khoản phải thu hàng ngày:
Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán tín dụng
Khoản phải thu bình quân
Thông số này cho chúng ta biết số lần khoản phải thu được chuyển hóa thành tiềntrong năm Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa từ doanh số thành tiền mặt càng
Trang 23Khi không có thông tin về doanh thu tín dụng, chúng ta phải sử dụng tổng doanh thu.Khi doanh số biến động theo mùa hoặc tăng mạnh trong năm thì việc sử dụng số dư khoảnphải thu cuối kỳ sẽ không còn phù hợp nữa Đối với công ty hoạt động có biến động theomùa, chúng ta nên sử dụng số dư hằng tháng cho phù hợp hơn Trong trường hợp công ty cótốc độ tăng trưởng mạnh, số dư khoản phải thu vào cuối năm sẽ cao hơn so với doanh số Lúc
đó, vòng quay khoản phải thu sẽ bị sai lệch và vì thế số lần quay vòng khoản phải thu trongnăm sẽ thấp Trong trường hợp này, việc sử dụng giá trị bình quân của khoản phải thu đầunăm và cuối năm sẽ thích hợp hơn nếu doanh số tăng tương đối đều trong cả năm
Nếu coi tất cả các khoản phải thu đều khả nhượng trong khi một phần lớn khoản phảithu bị quá hạn thì bạn có thể rơi vào tình trạng đánh giá quá cao về khả năng thanh toán thực
tế Khoản phải thu chỉ khả nhượng khi chúng có thể được thu hồi trong một khoản thời gianhợp lý Để xác định được nguyên nhân, nhà phân tích có thể chuyển thông số vòng quaykhoản phải thu sang vòng quay khoản phải thu theo ngày hay còn gọi là kỳ thu tiền bình quân
2.1.4 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu x Số ngày trong năm
Doanh thu tín dụng hàng năm
Tuy nhiên, trước khi kết luận là công ty có vấn đề về thu hồi nợ, chúng ta nên kiểm tralại thời hạn bán hàng mà công ty hiện đang cung cấp cho khách hàng Nếu kỳ thu tiền bìnhquân lớn hơn thời hạn bán tín dụng cho phép của công ty thì đó là một dấu hiệu không tốt, nóchứng tỏ tỷ lệ khách hàng tín dụng đang chiếm tỷ trọng lớn hoặc là công ty đang bị kháchhàng chiếm dụng vốn Giả sử kỳ thu tiền bình quân là 62 ngày và thời hạn bán hàng là “2/10Net 30”, điều này có nghĩa là một phần lớn khoản phải thu bị quá hạn, vượt qua ngày thứ 30.Mặt khác, nếu kỳ hạn là “Net 60” thì khoản phải thu bị thu hồi chỉ chậm hơn hai ngày so với
kỳ hạn quy định
Mặc dù kỳ thu tiền bình quân quá cao thường không tốt nhưng kỳ thu tiền bình quânquá thấp cũng không phải là tốt Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện của chính sáchtín dụng quá chặt chẽ Lúc này, khoản phải thu có thể có chất lượng nhưng doanh số có thể bịgiảm mạnh và lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng ra phải được do chính sách tín dụng quáchặt chẽ Trong tình huống này, có lẻ công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng
* Quản lý thời hạn khoản phải thu
Với phương pháp này, chúng ta cần phân loại các khoản phải thu một một ngày nào đótheo tỷ lệ phần trăm hóa đơn nợ của các tháng trước Giả sử chúng ta có bảng kê khoản phảithu quá hạn vào ngày 31 tháng 12 như sau:
Tháng bán tín dụng Tháng 12 Tháng 11 Tháng 10 Tháng 9 Tháng 8 vềtrước
cộng
Tỷ lệ % trên tổng
số dư khoản phải
Nếu thời hạn tín dụng là 2/10 Net 30, bảng kê thời hạn này cho chúng ta biết rằng có67% khoản phải thu đến ngày 31/12 là khoản phải thu hiện tại, 19% bị quá hạn một tháng, 7%quá hạn hai tháng và tiếp tục như thế Tùy vào những kết luận rút ra từ việc phân tích bảng kêkhoản phải thu quá hạn, chúng ta có thể điều tra sâu hơn về chính sách tín dụng và thu hồi nợ
Trang 24của công ty Các khoản phải thu được ghi trên bảng cân đối kế toán thường là những con sốgiả định trong trường hợp công ty có thể thu hồi được toàn bộ khoản phải thu Bảng kê khoảnphải thu quá hạn cung cấp nhiều thông tin hơn so với kỳ thu tiền bình quân vì nó chỉ ra dấuhiệu của vấn đề một cách chi tiết hơn.
2.1.5 Vòng quay khoản phải trả
Có thể có những lúc công ty cần nắm thông tin về kỳ hạn trả tiền của chính họ đối vớicác nhà cung cấp hoặc kỳ hạn trả tiền của một khách hàng tín dụng tiềm năng trong trườnghợp này, chúng ta cần xem xét thông số vòng quay khoản phải trả và kỳ trả tiền bình quânnhư sau:
Hệ số vòng quay khoản phải trả = Trị giá hàng mua tín dụng
Khoản phải trả bình quân
Kỳ trả tiền bình quân = Khoản phải trả x Số ngày trong năm
Trị giá hàng mua tín dụng hàng năm
Trong đó, khoản phải trả là số dư cuối kỳ (hoặc giá trị bình quân) và trị giá hàng muatín dụng là giá trị hàng mua từ các nhà cung cấp bên ngoài trong năm Con số này cho biếtthời hạn bình quân của khoản phải trả Thường thì các công ty muốn duy trì và kéo dài thờihạn phải trả vì như thế họ có thể sử dụng tiền từ nguồn này như là một nguồn tài trợ giá rẻ.Nếu hệ số quay vòng khoản phải trả thấp hơn so với mức bình quân ngành thì điều này chứng
tỏ có khả năng chiếm dụng tiền của nhà cung cấp nhiều hơn so với các công ty khác trongngành Tuy nhiên, điều này phản ảnh nguy cơ công ty có thể phải đối phó với việc thanh toáncác khoản nợ đến hạn
Trong trường hợp không có thông tin về giá trị mua hàng thì người ta có thể sử dụng chi phí hàng bán công với (trừ đi) mức tăng (giảm) tồn kho để xác định thông số này Chẳng hạn, đối với một hệ thống của hàng bán lẻ không có chức năng sản xuất, chi phí hàng bán cộng với mức thay đổi về tồn kho là thành phần chủ yếu của hàng mua tín dụng Tuy nhiên, trong những tình huống cộng thêm một giá trị quá lớn, chi phí hàng mua gồm chi phí hàng bán cộng tồn kho sẽ không thích hợp Lúc đó, người ta phải có số tiền mua thực sự nếu sử dụng thông số này
Ngoài ra, kỳ trả tiền bình quân là thông tin có giá trị để đánh giá khả năng trả nợ đúnghạn của một khách hàng tín dụng Nếu kỳ trả tiền bình quân là 48 ngày và thời hạn của ngành
là Net 30 thì chúng ta biết rằng một phần lớn khoản phải trả bị quá hạn Trong trường hợpnày, kiểm tra tình trạng tín dụng của các nhà cung cấp khác của khách hàng sẽ cung cấp thôngtin sâu hơn về mức độ nghiêm trọng của vấn đề
dữ trữ Vòng quay tồn kho thấp thường là dấu hiệu của việc duy trì nhiều hàng hóa lỗi thời,quá hạn, chậm chuyển đổi
Trang 25Một vấn đề cũng cần phải đặt ra là tồn kho trong sổ sách có giá trị đúng với giá trịthực của nó hay không Một khi có dấu hiệu nào đó về tồn kho, chúng ta phải điều tra sâu hơn
để xác định nguyên nhân của nó
Ngoài ra, còn có một công cụ khác tương tự như vòng quay tồn kho nhưng biểu diễntheo ngày đó là chu kỳ chuyển hóa tồn kho hay còn gọi là kỳ dự trữ bình quân, xác định sốngày dự trữ trong kho
Chu kì chuyển hóa tồn kho = Số ngày trong năm
Vòng quay tồn kho
Hoặc
Chu kì chuyển hóa tồn kho = Tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày
Thông tin này cho biết trung bình phải mất bao nhiêu ngày để tồn kho được chuyểnthành khoản phải thu và tiền mặt
2.2.2 Thông số nợ trên tài sản
Thông số này được sử dụng cùng với mục đích của thông số nợ trên vốn chủ Thông
số (D/A) cho biết tổng tài sản đã được tài trợ bằng vốn vay như thế nào
Thông số nợ (D/A) = Tổng nợ
Tổng tài sản
2.2.3 Thông số nợ dài hạn / vốn dài hạn
Thông số này cho biết tỷ lệ của nợ dài hạn chiếm trong tổng cơ cấu vốn dài hạn của công ty Cơ cấu vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn cộng với vốn cổ phần (hay vốn chủ sở hữu) trong bảng cân đối kế toán
Thông số nợ dài hạn = Tổng nợ dài hạn
Tổng nợ dài hạn và vốn cổ phần
Trang 26Tỷ lệ này cho biết mức độ quan trọng của nợ dài hạn trong cấu trúc vốn (tài trợ dàihạn) của công ty Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tỷ lệ nợ chỉ tính dựa trên số liệu kế toán nênđôi khi cũng cần tính các tỷ lệ này theo giá trị thị trường để có được đánh giá chuẩn xác hơn.
2.2.4 Các thông số trang trải
* Tỷ lệ đảm bảo lãi vay
Tỷ lệ này là một công cụ đo lường về khả năng của công ty trong việc đáp ứng cáckhoản nợ lãi vay và khả năng tránh nguy cơ phá sản Nói cách khác, nó biểu thị khả năng đápứng các nghĩa vụ nợ bằng thu nhập sản sinh từ hoạt động của công ty Tỷ lệ này lớn hơn 1 chỉ
ra rằng công ty có thể đáp ứng khoản chi trả tiền lãi và tạo ra được một lớp đệm an toàn đốivới người cho vay Nói chung, tỷ lệ này càng cao thì công ty sẽ càng có thể trang trải cáckhoản nợ tiền lãi
Tỷ lệ đảm bảo lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)
Tỷ lệ trang trải EBITDA =
EBITDA + Trả tiền thuê tài sản
Lãi + Vốn gốc + Tiền thuê tài sản
1 - t
Lưu ý rằng vì nguồn ngân quỹ dùng để trang trải các khoản phải trả là nguồn ngân quỹtrước thuế, trong khi đó, vốn gốc phải trả lại là khoản nợ sau thuế, vì thế, phải đưa vốn gốc vềtrước thuế
Thông số EBITDA là thông số hữu ích nhất đối với những người cho vay ngắn hạnnhư ngân hàng Qua một thời kỳ ngắn, quỹ từ khấu hao có thể được sử dụng để trả nợ Quamột thời gian dài, các quỹ đó phải được tái đầu tư để duy trì nhà máy thiết bị hoặc những thứ
mà công ty không thể tiếp tục duy trì trong công ty Vì vậy, các ngân hàng cho vay ngắn hạnthường quan tâm đến thông số này trong khi các chủ nợ dài hạn thì tập trung vào tỷ lệ đảmbảo lãi vay
Tóm lại, khi đánh giá rủi ro tài chính của một công ty, nhà phân tích tài chính trướchết cần phải tính các thông số nợ như là một công cụ thô đo lường rủi ro tài chính Tùy thuộcvào kế hoạch trả nợ và lãi suất bình quân mà tỷ số nợ có thể có hoặc có thể không cho một
Trang 27nữa, chúng ta biết rằng các khoản lãi và vốn gốc không thể được đáp ứng mà không có thunhập, không có tiền mặt Do vậy, cũng cần phải phân tích khả năng ngân quỹ của công tytrong việc đáp ứng các khoản nợ (cũng như các chi phí tài chính)
2.3 Phân tích thông số khả năng sinh lợi
Các thông số này cho biết hiệu quả chung của công ty, nó phản ánh mức độ ổn địnhcủa thu nhập khi so sánh với các thông số của quá khứ, thông số này còn gọi là thông số hiệuquả đo lường hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản
Nội dung của thông số này nhằm đo lường tốc độ chuyển hóa của khoản phải thu, tồnkho và khoản phải trả trong chu kỳ kinh doanh để quản lý tài sản một cách hiệu quả Nói cáchkhác, nó phản ánh tốc độc chu chuyển của những tài sản trực tiếp tham gia vào chu kỳ kinhdoanh (vòng quay khoản phải thu, tồn kho, khoản phải trả) để từ đó có cơ sở điều chỉnh cácchính sách (bán hàng, dự trữ, mua hàng) một cách hợp lý
2.3.1 Vòng quay tổng tài sản
Thông số này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần
Tổng tài sản
2.3.2 Lợi nhuận gộp biên
Lợi nhuận gộp biên = Doanh thu thuần – Chi phí hàng bán
Doanh thu thuần
Thông số này đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất và marketing của công ty Mộtcông ty có thông số này cao hơn mức bình quân ngành chứng tỏ nổ lực của công ty trong việccắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với cáccông ty khác Đặc biệt, thông số này phản ánh tính hợp lý trong hoạt động định giá của côngty
2.3.3 Lợi nhuận ròng biên
Lợi nhuận ròng biên = Lợi nhuận ròng sau thuế
Doanh thu ròng
Lợi nhuận ròng biên là công cụ đo lường khả năng sinh lợi trên doanh số sau khi tính đến tất cả các chi phí và thuế thu nhập Nó cho chúng ta biết lợi nhuận ròng trên mỗi đồng doanh số của công ty Việc so sánh thông số này với ngành cho thấy hiệu suất và độ hấp dẫn của công ty này so với công ty khác
Bằng cách so sánh các thông số này cùng với nhau, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động của công ty Nếu lợi nhuận gộp biên không thay đổi qua nhiều năm nhưnglợi nhuận ròng biên giảm trong cùng thời kỳ đó thì chúng ta biết là do các chi phí quản lý, hành chính và bán hàng cao tương đối so với doanh số hoặc do lãi suất cao Mặc khác, nếu lợinhuận gộp biên giảm, chúng ta biết rằng chi phí sản xuất so với doanh số tăng lên và điều nàyxảy ra hoặc là do giá bán thấp hơn hoặc do hiệu quả hoạt động thấp hơn
2.3.4 Khả năng sinh lợi trên đầu tư
Thu nhập trên đầu tư (ROA) = Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
Trang 28a Thu nhập trên giá trị ròng
Đây là hệ số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phần thường, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty Thu nhập trên giá trị ròng là phầncòn lại của lợi nhuận ròng sau khi đã thanh toán cổ tức ưu đãi chia cho giá trị ròng (vốn cổ phần - vốn cổ phần ưu đãi) Trong trường hợp không có vốn vay thì ROA cũng chính là ROE.Còn khi có vốn vay, chi phí sau thuế của vốn vay thấp làm cho ROE lớn hơn nhiều so với ROA do tác động của đòn bẩy nợ ROE còn có thể biểu diễn dưới dạng:
ROE = ROA (1 – D/A)
Nếu thông số này lớn hơn bình quân ngành thì cổ đông được lợi hơn so với các cổđông khác trong cùng ngành Điều này có thể là do một trong hai yếu tố sau: ROE của công tycao hoặc là do công ty đã sử dụng đòn bẩy nợ (nợ/tài sản) Khi tăng mức đòn bẩy nợ lên,ROE của công ty sẽ tăng, tuy nhiên đến một lúc nào đó thì tác động của đòn bẩy sẽ không cònhiệu quả nữa do mức tăng thêm của chi phí tài chính sẽ lớn hơn khoản tăng thêm của phần lợinhuận thu được nhờ tác động đòn bẩy
b Thu nhập trên tổng tài sản và tiếp cận Dupont
Hình 3.1 Phân tích ROA theo phương trình Dupont
c Thu nhập trên vốn chủ (ROE)
Ngoài ra, có một công cụ khác đo lường hiệu suất chung của công ty là thu nhập trênvốn chủ Thông số này cho biết mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhậpcho những cổ đông của họ
Thu nhập trên vốn chủ (ROE) = Lợi nhuận ròng
Vốn chủ 2.4 Phân tích thông số thị trường
Các thông số này cung cấp cho nhà quản trị thông tin nhận định của nhà đầu tư về hiệuquả hoạt động kinh doanh trong quá khứ và triển vọng tương lai của công ty
2.4.1 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
EPS = Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu đãi
Số cổ phiếu trung bình lưu hành trong kỳ
2.4.2 Thông số giá trên thu nhập (P/E)
P/E = Giá trị trường của cổ phiếu
Thu nhập trên cổ phiếu
2.4.3 Thông số giá cổ phiếu trên ngân quỹ
Sức sinh lời trên đầu tư = Khả năng sinh lời trên DS x Hiệu suất của tài sản
Đo lường hiệu quả trong việc
sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu.
Đo lường hiệu quả chung về
khả năng sinh lợi bằng tài sản
hiện có.
Thu nhập
trên đầu tư =
Lợi nhuận ròng sau thuế Tổng tài sản
Đo lường khả năng sinh lợi trên doanh thu.
Lợi nhuận ròng biên
Lợi nhuận ròng sau thuế Doanh thu thuần
Trang 29Giá/Ngân quỹ = Giá cổ phiếu
Ngân quỹ trên một cổ phiếu
2.4.4 Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (M/B – Market/book value)
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu = Vốn chủ
Tổng số cổ phiếu
Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách (M/B) = Giá trị trường mỗi cổ phiếu
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu
3 PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY
Đầu tư luôn gắn doanh nghiệp vào các cam kết dài hạn và các biện pháp tài trợ dàihạn Trong ngắn hạn, các quyết định này làm xuất hiện các chi phí bao gồm chi phí cố định,các chi phí này không phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Do sự tồn tại củacác loại chi phí này, các thay đổi của môi trường như điều kiện kinh tế, thị trường, hành vicủa người tiêu dung sẽ khuyếch đại lên hiệu suất tài chính của công ty Có thể dùng nguyêntắc đòn bẩy để mô tả hiện tượng này
Có hai loại đòn bẩy được hình thành: đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính Cả hailoại đòn bẩy đều ảnh hưởng đến độ lớn và mức biến động của lợi nhuận sau thuế của công ty
và vì thế ảnh hưởng đến rủi ro và thu nhập chung của công ty, từ đó sẽ ảnh hưởng đến thunhập của cổ đông
3.1 Đòn bẩy hoạt động
3.1.1 Khái niệm
Đòn bẩy hoạt động biểu hiện mức độ định phí mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, là mối quan hệ giữa tổng chi phí cố định và tổng chi phí khả biến.Đòn bẩy hoạt động giúp cho nhà quản trị tài chính thấy được sự tác động của sự thay đổidoanh thu (hoặc khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ) trên lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Chúng ta có thể định nghĩa cụ thể hơn về đòn bẩy hoạt động như sau: “Tác động củađòn bẩy hoạt động là tỷ lệ thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) so với tỷ lệ thay đổicủa doanh thu”
3.1.2 Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động
Để đánh giá mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận của doanh nghiệp,ngưới ta sử dụng thước đo mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động (DOL - Degree ofOperating Leverage)
Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động (DOL) đo lường tỷ lệ phần trăm thay đổi lợinhuận kinh doanh do sự thay đổi 1% doanh số bán
Trong khi đó, tỷ lệ phần trăm thay đổi của EBIT = Q P Q P V V F
) (
Và tỷ lệ phần trăm thay đổi của doanh số = Q Q P P Q Q
.
DOL =
Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EBIT
Tỷ lệ phần trăm thay đổi của doanh số
Trang 30Bởi vậy, công thức tính DOL được viết như sau:
V P Q F
V P Q Q
V P Q Q Q
Q
F V P Q
V P Q DOL
) ( )
(
) ( )
(
) (
Trong đó: DOL : Tác động của đòn bẩy hoạt động
P : Giá bán sản phẩm
V : Biến phí trên mỗi đơn vị
F : Định phí của doanh nghiệp
Q : Sản lượng hàng bán
Q : Mức tăng (giảm) sản lượng
Hệ quả: Khi doanh thu tăng (giảm) x%, thì EBIT có khuynh hướng tăng (giảm) DOL
x% Bởi vậy những nhà kinh doanh không thích mạo hiểm thường không chấp nhận hệ sốDOL của doanh nghiệp có giá trị lớn
3.1.3 Đòn bẩy hoạt động và phân tích hòa vốn
Mục đích của phân tích điểm hòa vốn là để xác định lợi nhuận hoạt động sẽ thay đổi như thế nào so với mức sản xuất mà tại đó sản xuất từ thua lỗ chuyển sang có lợi nhuận Chúng ta có mối quan hệ sau:
Tổng chi phí = Chi phí biến đổi + chi phí cố định (2)Thay (2) vào (1), ta có:
EBIT = Doanh số bán – (Chi phí biến đổi + chi phí cố đinh) (3)Nếu sử dụng các ký hiệu như sau:
TC : Tổng chi phí
S : Doanh thu hàng bánChúng ta có: S = P.Q
Tổng chi phí biến đổi = Q.V
TC = QV + FEBIT = PQ – (QV + F)EBIT = Q (P - V) – FTrong phương trình trên, (P – V) là số dư đảm phí, là phần tăng thêm trong EBIT doviệc bán thêm một đơn vị sản phẩm Q (P - V) là lợi nhuận hoạt động
Hình (3.1) trình bày mối quan hệ giữa xuất lượng, doanh số và chi phí trong những sốliệu về một sản phẩm như sau: P = 200 USD; V = 120 USD; F = 2.000.000 USD
Trang 31Bài giảng Quản trị tài chính
Hình 3.2 Đồ thị điểm hòa vốn Bảng 3.1 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận biến đổi theo số lượng hàng bán
1.800.0002.400.0003.000.0003.600.0004.200.0004.800.000
2.000.0002.000.0002.000.0002.000.0002.000.0002.000.000
3.800.0004.400.0005.000.0005.600.0006.200.0006.800.000
(800.000)(400.000)0
400.000800.0001.200.000(*) Điểm hòa vốn
Bảng 3.1 trình bày những tính toán EBIT tại các mức sản lượng hàng bán khác nhau.Chúng ta thấy, số lượng hàng bán càng thấp hơn mức 25.000 đơn vị, thì mức thua lỗ càng cao,bởi số dư đảm phí của mỗi đơn vị (200-120=80USD) nhân với số lượng hàng bán không đủ
bù đắp chi phí cố định và EBIT < 0 Ở mức 25.000 đơn vị, tổng số dư đảm phí là2.000.000USD (80 x 25.000), vừa đủ trang trải chi phí cố định và EBIT = 0 Chỉ khi số lượnghàng bán nhiều hơn 25.000 đơn vị, thì doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận
Bởi vậy, điểm hoà vốn là mức doanh thu tạo ra thu nhập bằng 0 Trong thí dụ trên, sảnlượng hòa vốn là 25.000 đơn vị hàng bán và doanh thu hoà vốn là 5tr.USD Từ khái niệm vềđiểm hòa vốn có thể rút ra các công thức sau:
EBIT = Q B (P – V) – F = 0
Với QB là sản lượng tương ứng với điểm hòa vốn
V P
000 000 2
25.000
| 30.000
| 40.000
Q (đơn vị)
Doanh thu (Tr USD)
Qhv =
P – V
Trang 32Khi các doanh nghiệp hoạt động đầu tư quy mô lớn tất yếu sẽ dẫn đến tài trợ Các biệnpháp tài trợ sẽ gây ra những chi phí mang tính chất cố định như chi phí tài chính dài hạn, chiphí thuê mua Các chi phí cố định này tác động đến hiệu suất của công ty Đòn bẩy tài chínhliên quan đến chi phí tài trợ cố định mà công ty đang duy trì Do đó, đòn bẩy tài chính hìnhthành là do sự lựa chọn của nhà quản trị để có được một cơ cấu nguồn vốn thích hợp.
Đòn bẩy tài chính là tỷ số giữa tổng nợ và tổng số vốn Đòn bẩy tài chính được sửdụng với mong muốn làm tăng thu nhập trên vốn chủ Sự biến động của phí tổn vốn vay ảnhhưởng đến thu nhập của cổ đông, và khi tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi biến động,việc sử dụng chi phí tài trợ cố định càng nhiều sẽ càng tác động đến thu nhập của cổ đông
Chúng ta có thể định nghĩa cụ thể hơn về đòn bẩy tài chính như sau: “Tác động củađòn bẩy tài chính là tỷ lệ thay đổi của lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) so với tỷ lệ thay đổi củathu nhập trước thuế và lãi (EBIT)”
3.2.2 Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính
Để đánh giá mức độ tác động của đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận vốn chủ sở hữu,ngưới ta sử dụng thước đo mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động (DFL - Degree ofFinancial Leverage)
Mức độ tác động của đòn cân nợ (DFL) được định nghĩa là tỷ lệ thay đổi của EPS do
sự thay đổi 1% của lợi nhuận hoạt động
EBIT R
F V P Q
F V P Q DFL
) (
Với R là chi phí trả lãi vay
Công thức trên được suy ra từ hai công thức:
V P Q n
R F V P Q
)()
()1(
V)-Q(Pt)-(1S(%)
) (
(%)
EPS(%) = =
(1 - t)[Q(P-V)]
n (1-t)[Q(P-V) – F – R]
n
Q(P-V) – F – R
Q(P – V )
Trang 333.3 Đòn bẩy tổng hợp
3.3.1 Khái niệm đòn bẩy tổng hợp
Khi đòn bẩy tài chính kết hợp với đòn bẩy hoạt động, kết quả sẽ hình thành đòn bẩytổng hợp Hiệu ứng từ đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động kết hợp là một hiệu ứng haibước của sự thay đổi về sản lượng tạo ra một sự thay đổi tương đối lớn hơn của lãi cơ bản trên
cổ phiếu
Chúng ta có thể định nghĩa cụ thể hơn về đòn bẩy tổng hợp như sau: “Tác động củađòn bẩy tổng hợp là tỷ lệ thay đổi của lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) so với tỷ lệ thay đổi củadoanh số”
3.3.2 Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp
Đòn bẩy tổng hợp (DTL-Degree total leverage) đo lường độ nhạy của EPS khi doanh
số bán thay đổi Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp (DTL) được định nghĩa là tỷ lệ thayđổi của EPS do sự thay đổi 1% của doanh số
Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EPS
Tỷ lệ phần trăm thay đổi của doanh số
DTL =
Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EPS
Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EBIT
Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EBIT
Tỷ lệ phần trăm thay đổi của doanh số x
DTL =
EBIT EBIT – R
Q (P – V)
Q (P – V) - FC x
DTL = Q (P – V)
Q (P –V) – FC – R
Trang 341 Mục đích của các báo cáo tài chính là gì? Các bộ phận cấu thành của các báo cáo tài chính?
2 Tại sao một công ty có thông số khả năng thanh toán hiện thời bằng 4 nhưng vẫn không thểđối phó được với các khoản nợ?
3 Tại sao một công ty có thu nhập trên tài sản là 25% vẫn rơi vào tình trạng không trả nợđược?
4 Làm sao để biết một công ty duy trì quá nhiều nợ, thông số nào cho biết điều đó?
5 Tăng tốc độ vòng quay tồn kho có thể làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp không?
6 Định nghĩa các thông số tài chính thuộc nhóm thông số: thông số khả năng thanh toán,thông số nợ và khả năng trang trải, thông số khả năng sinh lợi và thông số thị trường
7 Kỳ thu tiền bình quân của của công ty An Phướ là 40 ngày với mức doanh thu cả năm là7,3 tỷ đồng Phải thu của khách hàng là bao nhiêu, giả sử một năm có 360 ngày
8 Công ty Hào Thọ có số nhân vốn chủ là 2,4 Tài sản của công ty được tài trợ cả nợ dài hạn
và vốn chủ Thông số nợ của công ty bằng bao nhiêu?
9 Công ty Nhật Tân có tỷ lệ ROA là 10%, lợi nhuận ròng biên là 2% và thu nhập trên vốnchủ là 15% Vòng quay tổng tài sản của công ty bằng bao nhiêu? Số nhân vốn chủ bằng baonhiêu?
10 Công ty xây dựng VNE có các thông tin sau: vốn chủ sở hữu: 37,5 tỷ đồng, thông số giátrên thu nhập P/E bằng 3,5, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1 triệu đồng và giá thị trường trêngiá trị số sách M/B là 1,9 Hãy xác định giá thị trường của mỗi cổ phiếu
11 Hãy hoàn thiện bảng cân đối kế toán với các thông số được cho dưới đây:
Giả sử năm có 360 ngày
12 Công ty sản xuất sơn Nippo có chi phí hoạt động cố định là 3 tỷ đồng/năm Chi phí hoạtđộng biến đổi là 11.700 đồng/lít và giá bán là 20.000 đồng/lít
a Điểm hòa vốn hoạt động mỗi năm là bao nhiêu lít? Theo doanh thu?
b Nếu chi phí biến đổi giảm xuống 16.800 đồng, điểm hòa vốn sẽ là bao nhiêu?
c Nếu chi phí cố định tăng lên 3,75 tỷ đồng mỗi năm, điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm hòavốn thế nào?
d Hãy tính DOL ở mức sản lượng 1,6 triệu lít
e Nếu doanh số dự kiến tăng 15% từ mức hiện tại là 1,6 triệu lít, phần trăm thay đổi của lợinhuận hoạt động là bao nhiêu tính từ mức hiện tại?
13 Công ty TNHH Tín Thạnh có hiệu ứng đòn bẩy hoạt động là 2 và lượng bán hiện tại là10.000 đơn vị Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 10 triệu đồng
Trang 35a Nếu doanh số dự kiến tăng 20% từ mức hiện tại là 10.000 đơn vị thì lợi nhuận hoạt động sẽ
là bao nhiêu?
b Ở mức sản lượng mới là 12.000 đơn vị, hiệu ứng đòn bẩy hoạt động mới là bao nhiêu?
14 Công ty Bình Lộc hiện đang có 3 tỷ đồng vốn vay, lãi suất 12% và muốn tài trợ cho một
kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất với nhu cầu vốn 1,5 tỷ đồng Công ty đang cân nhắc baphương án sau: tăng nợ với lãi suất 14%, cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ trả cổ tức 12%, và bán cổphiếu với giá 16.000 đồng một cổ phiếu Công ty hiện đang có 800.000 cổ phiếu đang lưuhành và chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%
a Nếu lợi nhuận trước thuế và lãi là 1,5 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu của mỗi phương án
là bao nhiêu, giả sử lợi nhuận hoạt động không tăng?
b Điều gì xảy ra với EPS khi EBIT ở mức 900 triệu, 1.200 triệu, 4.000 triệu?
c Hãy tính đòn bẩy tài chính cho mỗi phương án khi EBIT kỳ vọng là 1,5 tỷ đồng?
CHƯƠNG 4.
CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
Trang 36Chương này giúp cho sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn vốn trong việc hình thành và hoạt động của một doanh nghiệp Để có thể huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, doanh nghiệp phải nghiên cứu chi phí của từng nguồn vốn cụ thể để
từ đó xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với từng điều kiện cụ thể, từng giai đoạn cụ thể của doanh nghiệp
1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Trong mọi doanh nghiệp, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ hainguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay Mỗi bộ phận này được cấu thành từ nhiều khoảnmục khác nhau tùy theo tính chất của chúng
1.1.1 Nguồn vốn của doanh nghiệp
a Nguồn vốn huy động từ nội bộ
Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp Khi doanhnghiệp đang hoạt động, ngoài vốn điều lệ còn có một số nguồn vốn khác cùng thuộc nguồnvốn chủ sở hữu như: lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới, quỹđầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính…
Vốn góp ban đầu: Khi doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn chủ sở hữu do các
thành viên đóng góp và hình thành vốn điều lệ Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì vốn gópban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước, đối với doanh nghiệp cổ phần thì vốn góp ban đầu
là do chủ doanh nghiệp hoặc những người góp vốn Chẳng hạn, đối với công ty cổ phần vốn
do cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định sự hình thành công ty
Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: đây là nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không
chia, được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Giải pháp tài chính thông thường là chủ đầu tư phải đảm bảo được một phần kinh phíđầu tư ban đầu bằng vốn tự có của mình, chủ yếu là để đầu tư vào tài sản cố định Đối với các
dự án công nghiệp, tỷ lệ vốn huy động từ nội bộ không nên quá thấp mà chủ đầu tư nên cốgắng giữ được ở mức trên dưới 30% so với tổng vốn đầu tư Để làm được điều này chủ đầu tưthường chuyển một phần vốn tích luỹ được từ lợi nhuận ròng từ trước đến nay của công ty đểđầu tư cho dự án
Ưu điểm cơ bản của nguồn vốn này là chi phí huy động vốn thấp, vốn thuộc sở hữucủa doanh nghiệp nên chủ đầu tư có toàn quyền chủ động quyết định sử dụng chúng màkhông găp phải bất cứ một sự cản trở nào Mặt khác, nguồn vốn huy động từ nội bộ thường cóchi phí cơ hội thấp do đó an toàn hơn cho chủ đầu tư trong quá trình đầu tư
Tuy nhiên nếu gia tăng quá lớn tỷ lệ tài trợ từ nguồn nội bộ thì có thể dẫn đến một sốbất lợi cơ bản sau đây:
- Làm suy giảm khả năng tài chính hiện tại của công ty do đó có thể sẽ ảnh hưởng đếntoàn bộ các hoạt động của công ty
- Làm giảm tỷ suất sinh lợi vốn có của doanh nghiệp, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến
tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần của cổ đông
b Nguồn vốn cổ phần
Khi khả năng huy động từ nguồn vốn tích luỹ bị hạn chế, chủ doanh nghiệp thườngtìm nguồn tài trợ mới cách tăng vốn cổ phần Nhìn chung không có sự khác nhau đáng kể nàogiữa việc huy động vốn từ nội bộ với việc phát hành thêm cổ phần mới về chi phí tăng vốnngoại trừ việc phát hành cổ phần thường làm phát sinh thêm một khoản chi phí phát hành
Đặc điểm cơ bản của việc tài trợ bằng vốn cổ phần là:
Trang 37- Vốn được tài trợ bởi chủ sở hữu của các doanh nghiệp cụ thể ở đây là của chủ doanhnghiệp.
- Không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động được mà sẽ chia lợi tức cổ phần chocác chủ sở hữu nếu doanh nghiệp là ra được lợi nhuận
- Lợi tức cổ phần chia cho các cổ đông tuỳ thuộc vào quyết định của hội đồng quản trị
và nó thay đổi theo mức lợi nhuận mà công ty đạt được
- Doanh nghiệp không phải hoàn trả những khoản tiền vốn đã nhận được cho chủ sởhữu trừ kho doanh nghiệp đóng cửa và chia tài sản Trường hợp này không áp dụng cho các
cổ phần đặc biệt có quy định thời hạn đáo hạn trong điều lệ công ty
- Doanh nghiệp không phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh, bởi vốn huy động là củacác chủ sở hữu
Trong việc sử dụng tự có và vốn huy động cổ phần, chủ dự án nên tập trung nó choviệc đầu tư vào tài sản cố định đảm bảo một tỷ lệ hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư, tỷ lệ nàythường trên dưới 30% so với tổng kinh phí đầu tư (tuỳ theo từng dự án đầu tư cụ thể mà nhànước có quy định tỷ lệ tối thiểu của nguồn vốn này và gọi là vốn pháp định)
Nếu vốn tự có và vốn cổ phần chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng kinh phí đầu tư có thểdẫn đến lợi nhuận trên vốn tự có giảm tuy rằng lúc đó mức độ độc lập của doanh nghiệp caohơn và doanh nghiệp có nhiều cơ hội quyết định kinh doanh mạo hiểm hơn
Nhưng nếu vốn tự có ít, dự án thường phải tìm kiếm các khoản tài trợ tài chính thường
là thông qua các khế ước vay nợ từ ngân hàng, điều này dẫn đến sự bất lợi của doanh nghiệp
vì phải chịu áp lực lớn của gánh nặng nợ nần dẫn đến việc phải hy sinh nhiều lợi ích để thanhtoán các khoản lãi vay đồng thời dễ mất tự chủ trong kinh doanh, khó khăn trong việc ra cácquyết định kinh doanh
c Nguồn vốn vay
Trong quá trình đầu tư, người ta thường sử dụng các nguồn vốn vay trung và dài hạn
để tài trợ cho các dự án, chủ yếu là để bổ sung vốn đầu tư vào tài sản cố định
Tài trợ bằng nguồn vốn này có các đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp nhận được các khoản tài trợ này từ những thành phần không phải làchủ sở hữu của nó sau khi nó được chuyển cho doanh nghiệp
- Phải trả lãi cho các khoản tiền đã vay
- Mức lãi suất được trả cho các khoản nợ vay thường theo một mức ổn định được thoảthuận khi vay
- Doanh nghiệp phải hoàn trả lại toàn bộ vốn vay cho các chủ nợ vào một thời điểmnào đó trong tương lai, ngoại trừ trường hợp nguồn huy động là phiếu tuần hoàn
- Công ty có thể phải thế chấp bằng các loại tài sản như hàng hoá các loại, tài sản cốđịnh, quyền sở hữu tài sản, cổ phiếu hay các biện pháp bảo lãnh cho vay
Trong trường hợp tài trợ bằng vay nợ, rủi ro tài chính sẽ phát sinh do doanh nghiệpphải gánh chịu một khoản lãi phải trả cố định Nhìn chung các doanh nghiệp có rủi ro trongkinh doanh cao thường có xu hướng sử dụng ít vốn vay hơn so với các doanh nghiệp có mức
độ rủi ro thấp Đường nhiên lúc này, các doanh nghiệp chấp nhận tài trợ bằng vốn vay caocũng đồng thời đã chấp nhận phải gánh chịu rủi ro tài chính cao hơn
Do đó để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động các doanhnghiệp cần cân nhắc thận trọng khi quyết định vay vốn
1.1.2 Cơ cấu nguồn vốn
Thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm gọi là
cơ cấu nguồn vốn Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa vốn vayvới vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định
Trang 38Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là quan hệ về tỷ trọng giữa vốn vay vào vốn chủ
sở hữu Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh
và có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của chủ sở hữu
Vì vậy việc xem xét lựa chọn điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tối ưu luôn là một trongcác quyết định tài chính quan trọng của chủ doanh nghiệp Các quyết định tài trợ vốn phải phùhợp với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Chẳng hạn, tỷ lệ vốn vay thực tế thấp hơn tỷ lệmục tiêu, việc tăng vốn sẽ được thực hiện bằng cách phát hành nợ (phát hành trái phiếu)
Chính sách cơ cấu vốn của một doanh nghiệp là sự kết hợp chọn lựa giữa rủi ro và lợinhuận: việc sử dụng vốn vay càng lớn sẽ làm tăng mức rủi ro dòng thu nhập của doanhnghiệp, tỷ lệ vốn vay càng cao thì suất sinh lợi kì vọng càng cao
Như vậy, vốn vay càng lớn trong cơ cấu vốn thì rủi ro càng cao, một cơ cấu vốn tối ưu
là một cơ cấu có sự cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận sao cho doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệuquả cao nhất
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Trong thực tế, các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau, thậm chí các doanh nghiệptrong cùng một ngành cũng có cơ cấu vốn cách biệt rất xa, sự cách biệt này, phản ánh một sốđiều kiện như: sự dao động của doanh thu, cơ cấu tài sản, thái độ của người cho vay và mức
độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo
- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của vốn
huy động Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết quả kinhdoanh có lãi sẽ là nguồn để trả lãi vay Trong trường hợp này tỷ trọng của vốn huy động trongtổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại
- Cơ cấu tài sản: Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể chi ra tài sản lưu động và tài
sản cố định Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi vốn dài, do đó mà nó phải đượcđầu tư bằng nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn) Ngược lại, tài sản lưuđộng sẽ được đầu tư một phần của nguồn vốn dài hạn, còn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: những doanh nghiệp nào có chu kỳ sản xuất
dài, vòng quay của vốn chậm thì cơ cấu vốn sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu (hầm mỏ, khaithác, chế biến …) Ngược lại những ngành nào có mức nhu cầu về loại sản phẩm ổn định, ítthăng trầm vòng quay của vốn nhanh (dịch vụ, bán buôn…) thì vốn được tài trợ từ các khoản
nợ sẽ chiếm tỷ trọng lớn
- Doanh lợi vốn và lãi suất vốn huy động: Khi doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất vốn vay
sẽ là cơ hội tốt nhất để gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp, do đó khi có nhu cầu tăng vốn người
ta thường chọn hình thức tài trợ từ vốn vay, từ thị trường vốn Ngược lại, khi có doanh lợi nhỏhơn lãi suất vay thì cấu trúc vốn lại nghiêng về vốn chủ sở hữu
- Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phải chấp nhận mạo
hiểm có nghĩa là phải chấp nhận sự rủi ro, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tănglợi nhuận (mạo hiểm càng cao thì rủi ro càng nhiều nhưng lợi nhuận càng lớn) Tăng tỷ trọngcủa vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm, bởi lẽ chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về doanh thu vàlợi nhuận theo chiều hướng giảm sút sẽ làm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng, nguy cơphá sản sẽ hiện thực
- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích các doanh nghiệp có
cấu trúc vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu hơn, bởi lẽ với cấu trúc này nó hứa hẹn sự trả nợđúng hạn, một sự an toàn của đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay Khi tỷ lệ vốn vay nợ quá cao sẽlàm giảm độ tín nhiệm của người cho vay, do đó chủ nợ sẽ không chấp nhận cho doanhnghiệp vay thêm
2 CHI PHÍ CƠ HỘI VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Khái niệm
Trang 39Một trong những nhân tố cần thiết của quá trình sản xuất kinh doanh là vốn Nguồnvốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: vay ngân hàng, phát hànhtrái phiếu, cổ phiếu, vốn góp,…Để được quyền sử dụng các nguồn vốn này, doanh nghiệpphải trả cho chủ sở hữu của các nguồn vốn một lượng giá trị nhất định, đó là giá của việc sửdụng các nguồn tài trợ hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn Mỗi một nguồn tài trợ (vốn huyđộng hay chủ sở hữu) đều có một giá sử dụng khác nhau
Chi phí cơ hội vốn của doanh nghiệp được định nghĩa là số tiền lẽ ra có thể nhận đượcvới phương án sử dụng tốt nhất tiếp theo so với phương án đang thực hiện
Việc xác định chi phí cơ hội vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc đánhgiá tính kinh tế của các dự án đầu tư Trong trường hợp chủ doanh nghiệp sử dụng một phầnhay toàn bộ lợi nhuận ròng của công ty để tái đầu tư vào dự án mới, mặc dù có thể coi đây làmột nguồn ngân quỹ miễn phí vì thực tế là doanh nghiệp không phải chi trả bất cứ một khoảnphí tổn nào cho việc sử dụng chúng Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng nếu xem xéttheo quan điểm kinh tế, theo cách xem xét này thì chi phí của nguồn vốn nội bộ được đolường bằng chi phí cơ hội, tức là nếu những khoản lợi nhuận này không được giữ lại trongdoanh nghiệp mà chi trả toàn bộ cho cổ đông thì đương nhiên những người này sẽ sử dụngkhoản tiền đó để đầu tư nhằm thu được lợi nhuận tại một nơi khác ngoài doanh nghiệp Bởivậy có thể coi những lợi nhuận có thể thu được từ việc đầu tư này là chi phí cơ hội đối vớikhoản vốn huy động từ lợi nhuận giữ lại của công ty
2.2 Chi phí vốn vay (k d )
Vốn vay là một bộ phận khá quan trọng trong cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp,
vì vậy, chi phí vốn vay sẽ tham gia vào chi phí vốn tổng thể của nó Chi phí vốn vay là tỷ suấtsinh lợi mà chủ nợ yêu cầu Chúng ta kí hiệu kd là chi phí vốn vay
Quá trình tính toán chi phí vốn vay thường diễn ra theo hai bước:
Bước 1: tính toán chi phí vốn vay trước thuế kd và đây chính là tỷ suất chiết khấu cóthể cân bằng toàn bộ giá trị hiện tại của các khoản tiền lãi (I) và vốn gốc thanh toán (Pi) trongmỗi thời kì của thời hạn vay với giá trị thực của vốn vay sử dụng (P0)
k
P I P
1 0
)1(
Trong đó:
P0: Giá trị thị trường của khoản nợ
It: Lãi vay thời kì t
Pt: Nợ gốc thanh toán vào thời kì t
Ví dụ: Công ty X đang ước tính chi phí vốn bình quân cho năm đến, các ngân hàngđồng ý cho công ty vay dài hạn bằng trái phiếu với tỷ suất sinh lợi 11%, thanh toán 6 thángmột lần và bán ra công chúng mệnh giá là 100.000 đồng/trái phiếu Lúc này, chi phí vốn vay
là kd = 11%
Mặt khác, chi phí này có thể được xác định bằng cách tìm tỷ suất chiết khấu kd, bằngcách cho giá trị thị trường của vốn vay bằng giá trị hiện tại của chi phí lãi vay cộng vốn gốcthanh toán và điều chỉnh theo khả năng giảm trừ thuế của chi phí lãi vay Tỷ suất chiết khấu kd
có thể được tính bằng cách:
Nếu vốn gốc chỉ được thanh toán vào cuối kì thì chỉ có Pn Bằng cách tìm kd, tỷ suấtchiết khấu làm cho giá trị hiện tại của dòng ngân quỹ trả cho các chủ nợ bằng với giá trị thịtrường của các khoản nợ mới, chúng ta sẽ có tỷ suất sinh lợi cần thiết mà người cho vay yêucầu công ty tỷ suất sinh lợi của người cho vay có thể xem như là chi phí vốn vay trước thuếcủa công ty phát hành nợ
Trang 40Bước 2: Điều chỉnh ảnh hưởng thuế của tiền lãi Vì tiền lãi được miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp nên chi phí vốn vay sau thuế (rd) nhỏ hơn tỷ suất sinh lợi cần thiết của chủ nợ.Chi phí nợ sau thuế được sử dụng để tính chi phí vốn bình quân và được tính bằng công thức:
r d = k d - k d t = k d x (1-t)
Với t = tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Như vậy, công ty X có thể vay với lãi suất 11% và nếu tỷ suất thuế thu nhập doanhnghiệp là 40% thì chi phí vốn vay sau thuế là: rd = kd x (1 – t) = 11% x (1 – 0,4 ) = 6,6%
2.3 Chi phí vốn chủ sở hữu
2.3.1 Chi phí cổ phần thường
Khi ban lãnh đạo công ty muốn tăng vốn cổ phần thường, họ có thể hành động theo
hai cách: Thứ nhất, họ có thể giữ lại và tái đầu tư một phần hay toàn bộ lợi nhuận ròng của công ty Thứ hai là phát hành cổ phần mới
Có thể khái quát rằng, không có sự khác biệt giữa hai cách hành động này về chi phítăng vốn cổ phần, ngoại trừ việc phát hành cổ phần thường bao hàm cả chi phí phát hành dẫntới chi tiêu nhiều hơn so với sử dụng lợi nhuận giữ lại Để phân biệt hai loại chi phí, chúng ta
sử dụng ký hiệu ke để chỉ chi phí tăng vốn cổ phần bằng lợi nhuận giữ lại và kne để chi phí huy
động vốn cổ phần bằng phát hành cổ phiếu
a Chi phí của lợi nhuận giữ lại (k e )
Mặc dù có thể coi lợi nhuận giữ lại là một nguồn ngân quỹ miễn phí vì lẽ không phảihuy động chúng từ bên ngoài doanh nghiệp, nhưng điều đó không hẳn là hoàn toàn đúng Chiphí của lợi nhuận giữ lại được đo lường bằng chi phí cơ hội, tức là nếu những lợi nhuận nàyđược chia, thì cổ đông có thể đầu tư và thu lợi nhuận từ bên ngoài doanh nghiệp Bởi vậy cóthể coi những lợi nhuận này là chi phí cơ hội của công ty Do đặc điểm này nên chi phí của lợinhuận giữ lại rất khó xác định trong thực tế, do đó chúng ta thường sử dụng một số phươngpháp đánh giá xen kẽ nhau mặc dù mục đích đều nhằm đánh giá cùng loại chi phí (ke)
Quá trình này đem lại một sự đánh giá xác thực hơn là thực hiện bằng sử dụng mộtphương pháp riêng rẽ Bốn quy trình để đánh giá chi phí của lợi nhuận giữ lại dựa trên cácphương pháp sau :
a Mô hình tăng trưởng không đổi hoặc mô hình tăng trưởng giảm dần
b Mô hình đánh giá tích sản vốn đầu tư (CAPM)
c So sánh chi phí của vốn cổ phần và chi phí của nợ vay
d Sử dụng tỷ lệ sinh lời trong quá khứ trên vốn cổ phần
a 1 Phương pháp sử dụng mô hình tăng trưởng không đổi hoặc mô hình tăng trưởng giảm dần
Mô hình tăng trưởng không đổi (cổ phiếu có tỷ lệ gia tăng lợi tức cổ phần không đổi)
có thể được sử dụng để đánh giá chi phí của vốn cổ phần, khi những thu nhập tương lai được
kỳ vọng tạo ra một kiểu mẫu tăng trưởng ổn định Với mô hình tăng trưởng không đổi, thì giábán cổ phần ở thời điểm hiện tại được xác định như sau :
g là tỷ lệ thu nhập kỳ vọng trên vốn đầu tư
k chi phí vốn của lợi nhuận giữ lại