Kiến thức: - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình; - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện; - Biết[r]
Trang 1CHỦ ĐỀ: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực hướng tới
1 Kiến thức:
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình;
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện;
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh;
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể
2 Kĩ năng:
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đủ;
- Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể
3 Thái độ: Kiên trì tìm hiểu và xác định dạng câu lệnh điều kiện trong mỗi bài toán, rèn luyện
tư duy logic khi phân tích bài toán
Bước 3: Bảng mô tả mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Nội dung Loại câuhỏi/BT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
1 Hoạt
động phụ
thuộc
vào điều
kiện
Câu hỏi/BT
định tính
HS dựa trên các tình huống thực tế để đưa
ra kết quả đúng (sai)
HS chỉ ra và
giải thích được các hoạt động tiếp theo dựa trên tình huống thực tế
HS cho ví dụ cụ thể mà có phụ thuộc vào điều kiện
HS giải thích được các hoạt động tiếp theo dựa trên ví dụ
cụ thể đó
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
2 Điều
kiện và
phép
toán so
sánh
Câu hỏi/BT
định tính
HS nhắc lại các phép toán
so sánh đã học trong NNLT
HS sử dụng phép toán so sánh để đưa ra được điều kiện thỏa mãn hay không thỏa mãn
HS sử dụng phép toán so sánh để đưa ra được điều kiện thỏa mãn hay không thỏa mãn trong 1 điều kiện cụ thể
Bài tập định lượng
HS hiểu phép
toán so sánh để giải thích được hoạt động một câu lệnh cụ thể
chứa Nếu - thì
Bài tập thực hành
1.Cấu
trúc rẽ
nhánh
Câu hỏi/BT
định tính HS lấy được một số vd về
việc sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong
HS chỉ ra và
giải thích được cấu trúc rẽ nhánh trong một
mô tả thuật toán
HS vận dụng cấu trúc rẽ nhánh để
mô tả thuật toán của một bài toán quen thuộc
HS vận dụng cấu trúc rẽ nhánh để mô
tả thuật toán của một bài
Trang 2giải quyết bài toán
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
2.Câu
lệnh
if-then
Câu hỏi/BT
định tính
HS mô tả cấu
trúc, ý nghĩa lệnh if-then
HS chỉ ra được các thành phần của một câu lệnh If - then cụ thể
Bài tập định lượng
HS biết cơ chế
hoạt động của
CL rẽ nhánh dạng If-then để chỉ ra được hoạt động một lệnh dạng If-then cụ thể
HS hiểu cơ chế
hoạt động của
CL rẽ nhánh dạng If-then để giải thích được hoạt động một tập lệnh cụ thể chứa If-then
HS viết được câu
lệnh rẽ nhánh dạng If-then thực hiện một tình
thuộc
HS viết được
câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then thực hiện một tình huống mới
Bài tập thực hành
HS sửa lỗi lệnh
rẽ nhánh dạng If-then trong chương trình quen thuộc có lỗi
HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then kết hợp với các lệnh khác đã học để
chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình huống quen
HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then kết hợp với các lệnh khác đã học để
chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn
đề trong tình huống mới
3.Câu
lệnh
If-then-else Câu hỏi/BTđịnh tính
HS mô tả cấu
trúc, ý nghĩa lệnh If-then-else
HS chỉ ra được các thành phần của một câu lệnh If-then-else
cụ thể
Bài tập định lượng
HS biết cơ chế
hoạt động của câu lệnh If-then-else để chỉ ra được hoạt động một lệnh dạng If-then-else cụ thể
HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else để giải thích được hoạt động một lệnh
cụ thể chứa If-then
HS viết được câu
lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else thực hiện một tình huống quen thuộc
HS viết được
câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else thực hiện một tình huống mới
Bài tập thực hành HS sửa lỗi rẽnhánh dạng
If-then-else trong chương trình
HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else kết hợp với các
HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else kết
Trang 3quen thuộc có lỗi
lệnh đã học để
viết được CT
hoàn chỉnh giải quyết vấn đề
trong tình huống quen thuộc.
hợp với các lệnh đã học để
viết được CT
hoàn chỉnh giải quyết vấn
đề trong tình huống mới.
4.Câu
lệnh
ghép Câu hỏi/BTđịnh tính
HS mô tả cấu trúc, ý nghĩa lệnh ghép
HS chỉ ra được các thành phần của một câu lệnh ghép cụ thể
Bài tập định lượng
HS biết cơ chế hoạt động của một câu lệnh ghép để chỉ ra được hoạt động một lệnh ghép cụ thể
HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh ghép để giải thích được hoạt động một tập lệnh
HS viết được lệnh ghép thực hiện một tình
thuộc
HS viết được lệnh ghép thực hiện một tình huống mới
Bài tập thực hành
HS sửa lỗi lệnh
chương trình quen thuộc có lỗi
HS vận dụng lệnh ghép kết hợp với các lệnh khác đã học để
chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc
HS vận dụng lệnh ghép kết hợp với các lệnh khác đã học để viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình huống mới Bước 4 Xác định năng lực hướng tới:
- Xác định dạng cấu trúc rẽ nhánh và thể hiện bằng câu lệnh điều kiện cụ thể;
- Biết được các tình huống thực tiễn xảy ra trong bài toán đó
Trang 4TIẾT 23 Bài 6 CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (Tiết 1)
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: Giúp Học Sinh
- Nhận biết được các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
- Biết các điều kiện trong tin học là một phép toán so sánh
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện
2 Kỹ năng
- Xác định được hoạt động tương ứng với kết quả của điều kiện trong câu lệnh Pascal
3 Thái độ
- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống
- Hăng say phân tích thuật toán;
- Đam mê môn lập trình;
4 Bảng mô tả mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong nội dung bài học
Nội dung Loại câuhỏi/BT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
1 Hoạt
động phụ
thuộc vào
điều kiện
Câu hỏi/BT
định tính
HS dựa trên
huống thực tế
để đưa ra kết quả đúng (sai)
HS chỉ ra và
giải thích được các hoạt động tiếp theo dựa trên tình huống thực tế
HS cho ví dụ cụ thể mà có phụ thuộc vào điều kiện
HS giải thích được các hoạt động tiếp theo dựa trên ví dụ
cụ thể đó
Bài tập định lượng Bài tập thực hành
2 Điều
kiện và
phép toán
so sánh
Câu hỏi/BT
định tính
HS nhắc lại các phép toán
so sánh đã học trong NNLT
HS hiểu lí do dung phép toán
so sánh làm điều kiện trong lập trình
HS sử dụng phép toán so sánh để đưa ra được điều kiện thỏa mãn hay không thỏa mãn
HS sử dụng phép toán so sánh để đưa ra được điều kiện thỏa mãn hay không thỏa mãn trong 1 điều kiện cụ thể
Bài tập định lượng
HS hiểu phép
toán so sánh để giải thích được hoạt động một câu lệnh cụ thể
chứa Nếu - thì
Bài tập thực hành
5 Năng lực hướng tới:
- Mô hình hóa các tình huống thực tế xảy ra phụ thuộc vào điều kiện;
- Năng lực sử dụng trong tiết dạy: Năng lực giao tiếp, NL hợp tác, NL giải quyết tình huống;
NL tự học
II PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, đặt vấn đề, hoạt động nhóm
III CHUẨN BỊ:
Trang 5- Giáo viên: Giáo án, bài tập nhóm, các tình huống.
- Học sinh: Chuẩn bị bài cũ
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1 Ổn định tổ chức lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: (5’) (Năng lực sử dụng: Năng lực tự học)
Câu hỏi: Bài toán “Cho hai số thực a và b Hãy cho biết kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “a
lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b” hoặc “a bằng b”
Em hãy trình bày thuật toán của bài toán trên
Đáp án:
Input: Các số thực a và b
Output: Kết quả so sánh
Bước 1: Nếu a>b, kết quả là “a lớn hơn b” và chuyển đến bước 3
Bước 2: Nếu a<b, kết quả là “a nhỏ hơn b”; ngược lại, kết quả là “a bằng b”
Bước 3: Kết thúc
GV: Ở trong bài 1, em hãy nhắc lại khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện như thế nào?
HS: Như chúng ta đã biết khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện các lệnh có trong chương trình một cách tuần tự, nghĩa là thực hiện xong 1 lệnh sẽ thực hiện lệnh tiếp theo, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng
GV: Nhưng bài toán trên thì thế nào?
Rõ ràng là tùy thuộc vào giá trị các số thực a và b mà khi thực hiện xong bước 1, có thể tiếp bước 2, bước 3 mà cũng có thể bỏ qua bước 2, thực hiện bước 3 Với những thuật toán như trên ngôn ngữ lập trình sẽ cung cấp cho các em một cấu trúc câu để giải quyết, cấu trúc đó gọi
là cấu trúc rẽ nhánh, và nó được thực hiện bằng câu lệnh điều kiện Câu lệnh đó hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
Gv: Ghi đề bài Tiết 23 BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
3 Bài mới:
a Đặt vấn đề: (5’) ( Năng lực sử dụng: NL hợp tác, giải quyết tình huống, NL giao tiếp)
Đưa lên màn hình 1 số hình ảnh: Ngày hội bóng đá do trường tổ chức cho khối 7, 8, vui hội trung thu, em đến trường
GV: Yêu cầu các em nêu các hoạt động
HS: Nêu các hoạt động
GV: Các hoạt động trên có thể thay khi hoàn cảnh thay đổi, ví dụ như:
Đưa các hình ảnh về hoàn cảnh, để học sinh nêu lên hoàn cảnh
HS: Nêu hoàn cảnh: Trời mưa, em bị ốm
GV: Nếu hoàn cảnh thay đổi thì phải điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể Nghĩa là 1 hoàn cảnh thì xác định 1 hoạt động tương ứng
Tức là: - Nếu trời mưa thì em không đi đá bóng
-Nếu bị ốm thì em không đi học
GV: Em có thể kể thêm những tình huống tương tự
HS: Nêu các tình huống tương tự
Ta nói đá bóng, đi học là các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện vào hoạt động 1
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện (10 phút) ( Năng lực sử dụng: NL hợp tác, giải quyết tình huống, NL giao tiếp)
GV: Đưa lên màn hình:
GV: Em hãy xác định các điều kiện
HS: - Em bị ốm, Trời mưa
GV: Điều kiện đặt sau từ “nếu”
1.Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện:
- Nếu trời mưa thì em không đi đá bóng
- Nếu bị ốm thì em sẽ không đi học
Điều kiện là tình huống đặt sau từ “nếu”
Trang 6GV: Để xác định hoạt động tiếp theo, ta phải
kiểm tra điều kiện Ví dụ ta có các kết quả
kiểm tra điều kiện như sau:
GV: Như vậy khi điều kiện có kết quả đúng
thì thực hiện hoạt động tiếp theo sau, điều
kiện có kết quả sai không thực hiện hoạt động
tiếp theo sau đó
Điều kiện Kiểm tra Kết quả
Hoạt động tiếp theo
Em bị ốm
Buổi sáng thức dậy
em thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh
sai Em đihọc
Trời mưa
Em nhìn ra ngoài trời
và thấy trời đang mưa
Đúng không điEm
đá bóng
GV: Đưa lên màn hình
GV: Ngoài những hoạt động phụ thuộc vào
điều kiện gắn với các sự kiện đời thường như
trên, trong tin học em hãy tìm một vài hoạt
động tương tự
HS: Nêu các hoạt động
GV: Đưa lên màn hình các ví dụ
Yêu cầu HS xác định các điều kiện và các
hoạt động
HS: Nêu các điều kiện và các hoạt động trong
các ví dụ trên
GV: Nếu x> 5, thì hãy in giá trị của X ra màn
hình
Điều kiện là: x>5 là phép toán gì chúng ta đã
học?
HS: Trả lời
GV: Giữa điều kiện và phép so sánh có mối
quan hệ như thế nào trong các hoạt động phụ
thuộc vào điều kiện ta đi vào mục 2
+ Điều kiện có kết quả đúng thì thực hiện hoạt động tiếp theo, điều kiện có kết quả sai
sẽ không thực hiện hoạt động tiếp theo + Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra
là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn
* Ví dụ về hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong tin học:
- Nếu nháy nút “x” ở góc trên, bên phải cửa
sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại
- Nếu X>5, (thì hãy) in giá trị X ra màn hình
Hoạt động 2 Điều kiện và phép so sánh (15 phút) ( Năng lực sử dụng: NL hợp tác, giải quyết tình huống, NL giao tiếp)
GV: Nêu câu hỏi:
Em hãy cho biết kết quả của các phép toán so
2.Điều kiện và phép so sánh
Em hãy cho biết kết quả của các phép toán so sánh sau:
Trang 7sánh sau:
1 5>4
2 15>20
Em hãy cho biết 1 phép toán so sánh có bao
nhiêu kết quả?
HS: Một phép toán so sánh thường có 2 kết
quả: Đúng hoặc sai
GV: Kết quả kiểm tra điều kiện?
HS: Hai kết quả: Đúng hoặc sai
GV: Vậy trong tin học có thể thay thế điều
kiện bằng phép toán gì?
HS: Phép toán so sánh có thể được sử dụng
làm điều kiện trong các hoạt động phụ thuộc
vào điều kiện
GV: Nhắc lại kí hiệu các phép toán so sánh
trong Pascal
- Đưa bảng lên màn hình
GV: Các phép so sánh có vai trò rất quan
trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình
Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các
điều kiện Phép so sánh cho kết quả đúng có
nghĩa điều kiện được thoả mãn; ngược lại
điều kiện không thoả mãn
Bài tập củng cố:
GV: Đưa các ví dụ lên màn hình
Ví dụ 1:
1 5>4
2 15>20
Em hãy cho biết 1 phép toán so sánh có bao nhiêu kết quả?
Đáp án:
1 5>4 Đúng
2 15>20 Sai
Một phép toán so sánh thường có 2 kết quả: Đúng hoặc Sai
- Các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện
-Bảng kí hiệu các phép toán so sánh:
Phép so sánh Kí hiệutrong Toán
học
Kí hiệu trong Pascal
Lớn hơn hoặc
Nhỏ hơn hoặc
- Phép so sánh có kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn, ngược lại điều kiện không được thỏa mãn
Củng cố:
c b
Ví dụ 1: Bài toán In ra màn hình biến có
Trang 8HS: Đọc đề bài và làm bài.
GV: Yêu cầu hs xác định input, output, điều
kiện, các hoạt động
HS: Trả lời
GV: Chốt
GV: Đưa ví dụ 2 lên màn hình
HS: Đọc đề bài và làm bài
GV: Yêu cầu hs xác định input, output, điều
kiện, các hoạt động
? Có bao nhiêu thông báo nghiệm
? Đó là những thông báo gì
HS: Trả lời
GV: Đưa lên màn hình
giá trị lớn hơn trong hai biến a và b
Input: a, b Output: In ra số lớn Các hoạt động:
-In ra màn hình giá trị của a -In ra màn hình giá trị của b Điều kiện: a>b
Các hoạt động phù hợp với điều kiện:
a>b: Đúng→In a a>b: Sai →In b Kết hợp, ta có:
Nếu a>b, in a ra màn hình, ngược lại in b ra màn hình
Ví dụ 2: Giải phương trình bậc nhất dạng bx+c=0
Input: b, c Output: Các thông báo nghiệm:
-Vô số nghiệm -Vô nghiệm -Nghiệm x=
c b
Các điều kiện ứng có kết quả đúng để thực hiện các thông báo
b = 0, c < > 0 → Đúng → Vô nghiệm
b = 0, c = 0 → Đúng → Vô số nghiệm
b < > 0 → Đúng → Nghiệm x=-c/b 4.Củng cố : (7 phút) THI ĐUA HỌC TỐT DÀNH NHIỀU ĐIỂM 10 (Học sinh hoạt động nhóm)
HS: Chia nhóm để làm bài
Bài tập 1 Em hãy xác định giá trị của x sau khi thực hiện mỗi bước sau đây, nếu ngay trước đó x=1
a) Nếu 2+2 ≤ 3 , x←x+1, ngược lại x ←x-1
b) Nếu (1=3) hoặc (4>5), x ←5
Đáp án:
a) x=0
b) x=1
Bài tập 2: Nhóm em hãy nêu 3 ví dụ về các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
Bài tập 3 Cho biết các điều kiện hoặc biểu thức sau cho kết quả đúng hay sai
a) 1+2=3
b) 152 < 200
c) Bạn An Khang học lớp 8/4 hoặc lớp 8/2
Đáp án:
a) Đúng
b) Sai
c) Đúng
Bài tập 4 Mô tả các điều kiện dưới đây bằng ngôn ngữ lập trình Pascal
a) y có giá trị không vượt quá 100
b) n chia hết cho 3
a) y<=100
Trang 9b) n mod 3=0
Bài tập 5 Mô tả các điều kiện dưới đây bằng ngôn ngữ lập trình Pascal
a) Tổng hai số bất kì trong ba số a, b, c luôn lớn hơn số còn lại
b) n nhận giá trị 7 hoặc 12
Đáp án:
a) (a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b)
b) (n=7) or (n=12)
*Lưu ý: Trong Pascal, “và” được viết là and, “hoặc” được viết là or
Bài tập 6 Em hãy xác định giá trị của x sau khi thực hiện mỗi bước sau đây, nếu ngay trước đó x=1
a) Nếu 1+2=3, x←x+1
b) Nếu (2>3), x ← x-1
Đáp án:
a) x=2
b) x=1
GV: Nhận xét và phát thưởng (2’)
5 Dặn dò: (1’)
- Học bài
- Chuẩn bị:
+ Làm bài tập 1, 2 sách giáo khoa
+ Làm thêm bài tập 6.1; 6.2; 6.3; 6.4 trang 48 sách bài tập