Cơ cấu xã hội giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vị trí, vai trò và các giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay.Phần 1. Phần lý luận 1.1 Một số khái niệm Cơ cấu xã hội giai cấp là hệ thống các giai cấp tầng lớp trong xã hội tồn tại khách quan, hoạt động hợp pháp trong một chế độ xã hội nhất định và được xác định 5 thông qua những mối quan hệ về địa vị chính trị xã hội, về quản lý, phân phối, về sở hữu tư liệu sản xuất… giữa các giai cấp và tầng lớp đó. Liên minh giai cấp, tầng lớp là sự liên kết, tập hợp các giai cấp tầng lớp lại thành một khối thống nhất trên cơ sở các giai cấp, tầng lớp ấy có chung những mục tiêu, nhu cầu và lợi ích cơ bản. Doanh nhân là một tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản xuất hiện từ sau những năm 1990, làm công việc kinh doanh, có những năng khiếu, kỹ năng đặc biệt trong kinh doanh, quản trị, điều hành doanh nghiệp. Biết cách vận hành, phát triển doanh nghiệp để làm ra hàng hóa dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, tạo ra lợi nhuận, có nền tảng kinh tế và có những đóng góp, cống hiến nhất định cho xã hội. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, tiến hành ngay quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dựa trên việc tiếp thu, kế thừa những thành tựu trên mọi lĩnh vực của chủ nghĩa tư bản nhất là về khoa học công nghệ để đẩy nhanh phát triển lực lượng sản xuất xây dựng nền kinh tế hiện đại. Quá trình quá độ này diễn ra khó khăn, phức tạp và lâu dài. 1.2 Cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Thứ nhất, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cơ cấu xã hội giai cấp ở Việt Nam vừa có những biến đổi tuân theo tính quy luật chung, vừa mang tính đặc thù riêng của xã hội Việt Nam. Thứ hai, vị trí, vai trò của các giai tầng cũng ngày càng được khẳng định trong sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân. Giai cấp công nhân luôn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng cộng sản Việt Nam. Là giai cấp có vị trí quan trọng hàng đầu. 6 Giai cấp nông dân là giai cấp có vị trí chiến lược, luôn đi đôi với công cuộc xây dựng nông thôn mới. Là cơ sở vững chắc và là lực lượng xây dựng cũng như bảo vệ tổ quốc. Đội ngũ trí thức là lượng lao động sáng tạo đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế tri thức đồng thời xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào hội nhập quốc tế. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ra đời muộn nhưng không ngừng phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Là lực lượng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Trong đội ngũ doanh nhân có những doanh nhân có tiềm lực kinh tế lớn, khả năng tài chính vững mạnh cũng có những doanh nhân vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau nhưng nhìn chung họ đều đóng ghóp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội như giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Là lực lượng có vai trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở nển tảng kinh tế, vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Với vị trí và vai trò như vậy, việc xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập tự chủ của nền kinh tế…1. Hiểu được tầm quan trọng của doanh nhân Việt Nam, tầng lớp doanh nhân hiện nay đã được Đảng ta chủ trương xây dựng thành một đội ngũ vững mạnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.3 Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Thứ nhất, liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mang tính tất yếu. Thứ hai, nội dung của liên minh 7 Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự kết hợp đúng đắn các lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản của liên minh. Nội dung kinh tế: đây là nội dung cơ bản, quyết định nhất là nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ. Nội dung kinh tế là sự kết hợp và giải quyết đúng đắn các lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ tri thức. Nội dung kinh tế được biểu hiện thông qua sự kết hợp giữa hoạt động kinh tế công nghiệp và nông nghiệp giữa hoạt động sản xuất vật chất với nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giữa các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu với các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Nội dung chính trị: công nhân, nông dân, tri thức và cả dân tộc Việt Nam đều có chung nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Liên minh công – nông – trí lấy nguyên tắc chính trị là do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong thời kỳ quá độ, liên minh công nhân, nông dân, trí thức chính là nền tảng cơ sở chính trị xã hội, kinh tế của Nhà nước chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng là nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; tăng cường, củng cố sức mạnh quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, ổn định tình hình chính trị, xã hội và đặc biệt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nội dung văn hóa xã hội: công nhân, nông dân, trí thức đoàn kết, hợp tác với nhau để xây dựng một nền văn hóa mới, con người mới, một xã hội văn minh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bản chất nội dung văn hóa xã hội của liên minh là đáp ứng quyền và nghĩa vụ mà trước hết là về đời sống tinh thần cho công nhân, nông dân, trí thức thông qua những vấn đề cơ bản: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng xã hội; xây dựng nền kinh tế tiên tiến, hiện đại nhưng phải giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc, văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; không ngưng bồi dưỡng nâng cao chất lượng, đào tạo 8