1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Bộ đề kiểm tra tổng hợp các môn pptx

46 2,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 741,5 KB

Nội dung

MÔN TIN HỌC - LỚP 11 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (5 điểm) Cho 2 tệp văn bản NGUYEN1.TXT và NGUYEN2.TXT, mỗi dòng của 2 tệp chứa 1 số nguyên. Hãy lập trình tạo tệp văn bản NGUYEN12.TXT, những dòng đầu tiên là các dòng NGUYEN1.TXT, những dòng còn lại là những dòng của tệp NGUYEN2.TXT? Ví dụ: Câu 2: (7 điểm) Cho tệp LINE.TXT, mỗi dòng chứa một xâu chứa không quá 255 kí tự. Hãy lập trình tạo tệp LINE.DAT chứa các xâu ở tệp LINE.TXT. Nhưng mỗi xâu được chuẩn hóa theo quy tắc sau: - Xóa tất cả các dấu cách đầu và cuối xâu. - Nếu có nhiều dấu cách liên tiếp thì được thay bằng một dấu cách duy nhất. Ví dụ: Câu 3: (8 điểm) a. Viết hàm tìm ước số chung lớn nhất ( USCLN) của 2 số nguyên dương a và b? (4 điểm) b. Viết thủ tục nhận đầu vào là một xâu S không quá 25 kí tự và đầu ra là tính chất của xâu S ( đối xứng hay không đối xứng). (4 điểm) Giải thích: Xâu đối xứng: đọc nó từ trái sau phải cũng như đọc từ phải sang trái. Ví dụ: Xâu ‘ abcdcba’ là xâu đối xứng Hét ĐÁP ÁN MÔN TIN HỌC 11 KỲ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007 – 2008 Câu 1: (5 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM Program bai1; Var a: integer; f1,f2,f12: text; BEGIN Assign(f1,‘NGUYEN1.TXT’); Reset(f1); Assign(f2,‘NGUYEN2.TXT’); Reset(f2); Assign(f12,‘NGUYEN12.TXT’); Rewrite(f12); While not eof(f1) do Begin Readln(f1,a); Writeln(f12,a); End; While not eof(f2) do Begin 0,5 0,5 0,5 0,5 1,5 NGUYEN1.TXT 12 5 7 15 NGUYEN2.TXT 3 8 9 NGUYEN12.TXT 12 5 7 15 3 8 9 LINE.DAT ‘a b cd e f’ LINE.TXT ‘ a b cd e f ’ Readln(f2,a); Writeln(f12,a); End; END. 1,5 Câu 2: (7 điểm) Nội dung Điểm Program cau2; uses crt; var s: string; ls, i: integer; f1, f2: text; BEGIN Clrscr; Assign(f1,‘LINE.TXT’); Reset(f1); Assign(f2,‘LINE.DAT’); Rewrite(f2); While not eof(f1) do Begin Readln(f1,s); i:=pos(‘ ’,s); while i< >0 do begin delete(s,i,1); i:=pos(‘ ’,s); end; ls:=length(s); if s[1]= ‘ ’ then begin delete(s,1,1); ls:=ls-1; end; if (ls > 0) and (s[ls]= ‘ ’) then delete(s,ls,1); writeln(f2,s); End; Close(f1); Close(f2); END. 0,5 0,5 0,5 1,5 1 1,5 1 0,5 Câu 3: ( có 2 câu a và b, mỗi câu 4 điểm) a. (4 điểm) Nội dung Điểm FUNCTION USCLN(a,b: integer):integer; Var sodu: integer; BEGIN While b< > 0 do Begin sodu:=a mod b; a:=b; 0,5 0,5 1 0,5 0,5 b:=sodu; end; USCLN:=a; END; 0,5 0,5 b. ( 4 điểm) Nội dung Điểm Procedure doixung(S: string[25]; var dx: Boolean); Var i,x: byte; p: string[25]; BEGIN dx:= false; x:=length(S); p:= ‘’; for i:=x downto 1 do p:=p+s[i]; if s=p then dx:=true; END; 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 1,25 1 ĐỀ KIỂM TRA VÍ DỤ MÔN TIN HỌC 12 HỌC KỲ I PHẦN THỰC HÀNH Câu 1: ( 3 điểm) a. Tạo một CSDL mới đặt tên là tên của mình. b. Tạo các bảng dữ liệu trong CSDL với cấu trúc như sau: Tên bảng Tên trường Khóa chính Kiểu dữ liệu HOCSINH MHS HOTEN * TEXT TEXT BANGDIEM ID MHS TENMH DIEM * AUTONUMBER TEXT TEXT NUMBER Câu 2: ( 2 điểm)thiết lập liên kết giữa bảng HOCSINH và BANGDIEM. Câu 3: ( 3 điểm) - Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng HOCSINH và BANGDIEM vơi dữ liệu như sau: Bảng HOCSINH: MHS HOTEN A01 LE NA A02 NGỌC HÀ A03 THANH TUẤN BANGDIEM ID MHS TENMH DIEM 1 A01 TOAN 8 2 A02 TOAN 4 3 A03 LI 9 4 A01 LI 6 Câu 4: ( 2 điểm) Hãy tạo mẫu hỏi hiển thị các trường MHS,HOTEN,TENMH,DIEM của những học sinh có diem>5. PHẦN LÍ THUYẾT Câu 1: (2,5điểm) Hãy phân biệt cơ sở dữ liệu với hệ quản trị cơ sở dữ liệu? Câu 2: (2,5điểm) Trong quản lí học sinh theo em nên khai báo kiểu dữ liệu gì cho các trường sau: Số báo danh Họ tên Ngày sinh Điểm Câu 3: (2,5điểm) Trong bảng học sinh hãy chỉ ra các thao tác sắp xếp các bản ghi tăng dần theo trường tổ? Câu 4: (2,5điểm) Hãy nêu thứ tự các bước tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ? HẾT Đáp án tự luận: Câu 1: - CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ ở thiết bị nhớ của máy tính. - Hệ QTCSDL là các chương trình phục vụ tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL Câu 2: Số báo danh text hoặc number hoặc autonumber Họ tên text Ngày sinh date/time Điểm number Câu 3: A Z Chọn trường tổ - Nháy chuột vào nút lệnh Câu 4: 1. Nháy dúp vào Create form by using wizard 2. Trong hộp thoại form wizard: - Chọn bảng hoặc mẫu hỏi từ ô table/queries - Chọn các trường đưa vào biểu mẫu từ ô availablefield - Nháy next 3. Chọn bố cục cho biểu mẫu, kiểu dáng, tên biểu mẫu 4. Nháy Finish Gợi ý giải đề thi môn Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2008 ĐỀ 1 VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ 1 MÔN NGỮ VĂN Câu 1 (2 điểm): Theo anh/chị, Enxa Tơriôlê có vai trò như thế nào trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông? Câu 2 (3 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu? Câu 3 (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm: Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thắm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngã Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu (Theo Văn học 12, tập một, tr. 79 - 80, NXB Giáo dục - 2006) BÀI GIẢI GỢI Ý Câu 1: Vai trò của Enxa Triôlê trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông: - Lui Aragông (1897-1982) là nhà thơ, nhà văn lớn của nước Pháp vào thế kỷ XX. Ông đam mê, theo đuổi văn chương trong những năm tháng đầu theo khuynh hướng siêu thực, có tính nổi loạn. Nhưng sau đó tìm thấy cái đẹp ở lí tưởng cộng sản. Năm 1928 ông gặp và yêu Enxa Triôlê, cô gái Nga gốc Do Thái và năm 1932 thì cưới nàng làm vợ. - Enxa Triôlê là chỗ dựa trong cuộc đời của Lui Aragông và nàng đã chắp cánh thơ, lý tưởng đẹp cho nhà thơ Lui Aragông, động viên nhà thơ trong chiến đấu chống phát xít Đức ở thế chiến thứ 2 cũng như sáng tạo nên những vần thơ sáng ngời lý tưởng cộng sản qua hai tập thơ "Đôi mắt Enxa" và "Anh chàng say đắm Enxa", ông đã thể hiện nổi đau đầy bi kịch của nước Pháp và niềm tin tưởng mãnh liệt của các chiến sĩ anh hùng vượt qua cuộc sống bi thảm ấy. Câu 2: Suy nghĩ về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu: Truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, nhưng ngay từ nhan đề, tác phẩm đã gợi lên ở tâm hồn người đọc về hình ảnh đẹp, lãng mạn, thơ mộng. Tác phẩm in lần đầu có tên là "mảnh trăng". Sao không nói là "vầng trăng" mà chỉ là "mảnh trăng" thôi? Vầng trăng gợi lên sự tròn đầy, hạnh phúc viên mãn. Còn hình ảnh "mảnh trăng" ẩn chứa cảm xúc lãng mạn của nhà văn. Để tăng sức lãng mạn, tác giả đã thêm vào hai từ "cuối rừng"; "Mảnh trăng cuối rừng": hình ảnh đẹp mỏng manh, ánh sáng dịu, nhỏ nhắn và khiêm nhường lại như còn e ấp xa lấp sau những táng lá ngút ngàn của rừng đêm. Hình ảnh "Mảnh răng cuối rừng" ấy (chứ không phải vầng trăng vằng vặc giữa trời) đã nói lên tình yêu trong thời chiến ác liệt, phải vượt qua bao thử thách, gian nan, tình yêu ấy như đóa hoa mới vừa chớm nở, còn e ấp, đợi chờ, nó thanh cao, trong trẻo và đẹp đến lạ lùng như một bản tình ca khắc khoải, mộng mơ, biêng biếc một màu xanh hi vọng đợi chờ: Câu chuyện tình đẹp lãng mạn như trò chơi ú tim trong cổ tích. Qua vẻ đẹp, lãng mạn của "mảnh trăng cuối rừng", nhà văn như muốn nói lên vẻ đẹp duyên dáng, lấp lánh "chất ngọc" trong sâu kín nơi tâm hồn cô gái trẻ mang tên Nguyệt, nhân vật trọng tâm của tác phẩm, người đọc phải dõi tìm thật lâu mới thấy. Như vậy "Mảnh trăng cuối rừng" ẩn chứa vẻ đẹp lãng mạn của câu chuyện tình như trò chơi ú tim và vẻ đẹp ẩn kín trong tâm hồn cô gái tên Nguyệt. Câu 3: Bên kia sông Đuống là bài thơ trữ tình viết về đất nước của nhà thơ Hoàng Cầm rất nổi tiếng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Nghe tin quê hương mình bị giặc chiếm đóng, bắn phá tan tành, lòng nhà thơ dâng lên những đợt sóng đau đớn, xót xa rồi lại tự hào về quê hương Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa. “… Bên kia sông Đuống … Bây giờ tan tác về đâu?” Đã hơn một lần ta bắt gặp mùi hương lúa nếp đầu mùa trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Nguyễn Đình Thi đã ngửi mùi thơm hương cốm mới vào một sáng mùa thu. Ở đây ta lại nghe thoang thoảng mùi thơm lúa nếp trên quê hương Kinh Bắc. Quê hương hiện về với bao cảnh đẹp. Những bờ dâu bãi cát, nương mía nương ngô trù phú xanh tươi và đọng lại với thanh khiết của hương lúa nếp. Phải! Đó là cái mùi dường như là “đặc sản” chỉ có ở dân tộc Việt Nam. Người dân đi đâu cũng nhớ về hương lúa, hương thơm của những cánh đồng trĩu hạt nặng bông là kỷ niệm của riêng mình: Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người (Hơi ấm ổ rơm - Nguyễn Duy) Bên cạnh hương lúa nếp ấy, quê hương Kinh Bắc được nhắc đến với những tranh làng Hồ đậm màu dân tộc. Những chú lợn với các xoáy âm dương xoay tròn tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời và đó cũng là nguyện vọng làm ăn phát đạt của người dân. Rồi các chú bé đầu để chỏm với những bức tranh hứng dừa thật đặc sắc và đám cưới chuột hiện lên thật vui nhộn đã phản ánh những nét sinh hoạt và phong tục cổ truyền của làng quê Việt Nam. Đời sống văn hóa tinh thần người dân thật chân chất bình dị nhưng chan hòa không khí vui tươi, đoàn kết. Thật độc đáo khi Hoàng Cầm phát hiện gam màu trong bức tranh ấy là “màu dân tộc” phải, đó là màu của dân tộc Việt chứ không phải màu du nhập từ phương trời nào khác. Màu ấy đã được những nghệ nhân tìm tòi khai thác từ loài cỏ cây, từ hoa đồng cỏ nội để pha chế sắc màu. Màu dân tộc phải được thổi lên loại giấy cũng rất dân tộc; “giấy điệp”. Đó là loại giấy được tráng lên bằng chất liệu vỏ sò, vỏ ốc để có sắc màu trắng tinh khiết… Nỗi nhớ quê hương với những bức tranh làng Hồ nổi tiếng đã gợi lại bao kỉ niệm ngọt ngào trong kí ức nhà thơ. Nỗi nhớ êm đềm như khúc hát ru trên nhịp nôi đưa nhẹ nhàng và hình như Hoàng Cầm cũng muốn ôm trọn lấy nó. Điều đặc biệt là trong đêm khi nhớ về quá khứ thì những mùi hương có sức khơi gợi đánh thức con người mãnh liệt. Chút yên hương của quê nhà ấy chính là điểm gợi đầu tiên để Hoàng Cầm sang bên kia sông Đuống bằng suy tưởng - Nhớ về mùi hương nó rất độc đáo nhưng cũng rất tự nhiên bởi vì những hương thơm, giọng hò… là “bóng” chứ không phải là… “hình” của hiện thực. Nó rất khó nắm bắt nhưng cũng dễ khơi gợi một vùng trời kỉ niệm thân yêu: “Sao có thể ôm tròn nỗi nhớ Trong đêm giày vò gầy tiếng dế giữa bao la Sao có thể ướp hương thơm nội cỏ Với mùi lúa lên đòng làm kem mát cho da?” (Chút yên hương quá khứ - Thái Quang Vinh) Thế nhưng cái ước muốn ấy không bao giờ nhà thơ thực hiện được. Vì sao thế? Chiến tranh, đơn giản hai chữ ấy nhưng đã chứa trong đó bao sự tàn phá chết chóc thật khủng khiếp, Quang Dũng từng xót xa “Những xác già nua ngập cánh đồng” và căm giận “Bao lần rồi xác trẻ trôi sông?”. Hoàng Cầm cũng đồng tâm trạng đó, quê hương tiêu điều xơ xác thê lương: “Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang” Nhịp thơ đang kéo dài bỗng tắc nghẽn lại, dồn ứ lại với ba tiếng trong một dòng: Ruộng ta khô Nhà ta cháy Nhịp gắt cắt ra đối với nhịp bình thường. Dường như bao căm giận, dồn nén được gói trọn vào hai dòng thơ này. Hoàng Cầm đã hiểu tinh tế tâm lí người nông dân. Ruộng và nhà là tài sản quý nhất của họ, là gia sản mà họ kế thừa từ đời này sang đời khác nhưng giờ đây không còn gì cả, đã khô đã cháy hết rồi. Câu thơ mang tính chất liệt kê nhưng vẫn có sức khái quát cao vì đã biểu hiện một cách sinh động nỗi lòng người dân. Dòng thơ “Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang” buông chùng như tiếng thở dài bế tắc. Câu thơ như kêu cứu, van nài bên bờ vực thẳm nhưng dường như không ai cứu được nên nó rơi vào tuyệt vọng. Cái độc đáo của nhà thơ Hoàng Cầm là ở chỗ anh không nói đến con người mà chỉ hướng đến bức tranh. Lúc đầu thì “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Hai câu thơ đã cô đọng và thể hiện khá đầy đủ những nét đặc sắc của tranh làng Hồ: Cái hồn dân gian và dân tộc của nó từ đề tài (gà, lợn) đến đường nét và màu sắc tươi sáng (sáng bừng, nét tươi trong) chất liệu độc đáo (giấy điệp). Còn về sau thì ông dùng hai bức tranh tương phản để nói cảnh chia lìa. Trên là hòa bình, là quá khứ, dưới là chiến tranh, là hiện tại; trên là sum họp dưới là chia lìa, xưa là cuộc sống, nay là cái chết, xưa là thiên đường hạnh phúc nay là địa ngục trần gian. Hình tượng bức tranh như sống động trước mắt ta: “Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngã Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu?” Tranh dân gian dường như trở thành tranh của tâm hồn chính mà thơ nó là cuộc sống, là nhịp thở của vùng Kinh Bắc. Nó chen vào nỗi nhớ của anh và thành một yếu tố quan trọng trong nỗi nhớ quê hương. Câu thơ như trộn lẫn thực và ảo vì đàn “chó ngộ”, “mẹ con đàn lợn âm dương”, “đám cưới chuột” đang quay cuồng trong cơn lốc chiến tranh ảo vì nhớ lại hình ảnh êm đềm quá khứ, thực vì nó sống động trong tâm trí nhà thơ như những cảnh thật ngoài đời, như con người thật quê hương. Thật đúng như thế vì những bức tranh làng Hồ chính là cái nhìn và niềm ao ước của con người về cuộc sống ấm no yên vui hạnh phúc thanh bình mà nay chỉ là niềm hoài vọng và anh cũng không biết rõ “bây giờ tan tác về đâu?”. Đó cũng là sự xót xa đau đớn, căm hận. Nó trở thành điệp khúc lặp đi lặp lại ở những đoạn sau để cuối cùng “chúng ta không biết nguôi hờn”. “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm hay chính là nỗi lòng nhà thơ khi hay tin giặc chiếm quê mình. Có lẽ vì vậy, nên khi tiếp xúc lần đầu với bài thơ Nguyên Hồng đã tuôn trào nước mắt… Đoạn thơ khép lại nhưng mở ra trước mắt ta những hình ảnh tươi đẹp về ngày đất nước hòa bình thống nhất để quê hương Kinh Bắc bên kia sông Đuống không còn “tan tác về đâu” mà sẽ giống dòng sông Đáy. Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng (Đôi mắt người Sơn Tây - Quang Dũng) ĐỀ 2 VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ 2 - MÔN NGỮ VĂN Câu 1 (2 điểm): Nêu ngắn gọn quá trình sáng tác và các đề tài chính của nhà văn Nguyễn Tuân. Câu 2 (3 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về tâm sự của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ xở Làm nên Đất Nước muôn đời (Đất Nước - trích Mặt đường khát vọng, theo Văn học 12, tập một, tr.249, NXB Giáo dục - 2006) Câu 3 (5 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. BÀI GIẢI GỢI Ý Câu 1: Quá trình sáng tác và các đề tài chính của nhà văn Nguyễn Tuân: a) Trước Cách Mạng tháng Tám: - Là cây bút tiêu biểu cho làng văn xuôi lãng mạn thời kỳ phát triển cuối cùng. - Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940); Tùy bút I (1941); Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Một chuyến đi (1941); Tóc chị Hoài (1943); Tùy bút II (1943)… Ông viết về những điều tâm huyết, về những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc mà nay còn vang bóng, bên cạnh đó là những cảnh đẹp trên quê hương qua quá trình di chuyển, xê dịch đầy lãng mạn tài hoa của ông. Trước cách mạng, nhiều lần ông tuyên bố bênh vực quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của mình, ông luôn thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, sự tôn trọng, khâm phuc những giá trị văn hoá cổ truyền của quê hương. b) Sau Cách Mạng tháng Tám: - Nguyễn Tuân đã sống những ngày đổi đời của dân tộc nên cũng như nhiều nhà văn khác, ông đã quyết tâm “lột xác” hòa mình vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân. - Năm 1946, chuyến đi đầu tiên của ông trong cuộc đời mới là tham gia đoàn sáng tác văn nghệ đi vào mặt trận Nam Trung bộ đánh Pháp. - Năm 1948 lên đường ra Việt Bắc dự Đại hội văn hóa và Hội nghị văn nghệ toàn quốc. Ông được bầu làm Tổng thư ký đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam. - Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã dự nhiều chiến dịch với bộ đội ở Tây Bắc, Đông Bắc, vào vùng sâu địch hậu Bắc Ninh để viết về du kích chống càn. - Tác phẩm tiêu biểu: Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950); Tùy bút kháng chiến (1955)… - Trong kháng chiến chống Mỹ, ông đã đặt chân đến nhiều nơi tuyến lửa: Vĩnh Linh, cầu Hiền Lương, Quảng Bình… ngược sông Đà hiểm trở và ngang dọc khắp các miền Than Uyên, Quỳnh Nhai, Sơn La… để liên tiếp cho ra đời những bài tùy bút, bút ký nóng hổi tính thời sự và mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo. - Tác phẩm chính: Sông Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972); Ký (1976)… Như vậy, đề tài của ông hướng về nhân dân, về kháng chiến, về cuộc sống mới và con người mới. Câu 2: Đoạn thơ Đất Nước được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, được sáng tác vào mùa đông năm 1971, nhà thơ bộc lộ tấm lòng yêu quê hương đất nước và ca ngơi truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mình. Với đoạn thơ sau: Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời… Nhà thơ đã bộc lộ tâm sự của mình về vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong cuộc chiến đấu chống xâm lược và sự tự ý thức sâu sắc về Đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình. Đất nước có trong mỗi cá nhân, đất nước kết tinh trong mỗi con người. Bởi vì mỗi cá nhân không chỉ là riêng mình mà còn là của đất nước. Mỗi cuộc đời đều thừa hưởng được những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Cho nên tác giả nhắn nhủ chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Lời nhắn nhủ ấy là với “em” nên nó có tính chất tâm sự riêng tư. Và đó là cả tấm lòng và ân tình của nhà thơ, là sự gắn sâu nặng với nhân dân đất nước trong quá trình chiến đấu gian khổ. Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong mỗi người. Sự sống mỗi cá nhân chỉ tồn tại và có ý nghĩa khi biết gắn và san sẻ cùng nhân dân và đất nước. Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Mỗi người phải biết hóa thân cho sự tồn tại về hình thức (dáng hình) và nội dung, truyền thống tình yêu và sự bất tử muôn đời. Đoạn thơ như một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước, tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết… Câu 3: Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân, đã xây dựng hình tượng người mẹ với diễn biến tâm trạng thật là sinh động. Kim Lân đã bộc lộ quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Ấy là khi nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. Bà cụ Tứ vốn là một nông dân từng trải, trung hậu. Cụ hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình mình; Con trai mình trong những ngày tháng bị cái đói hành hạ ghê ghớm. Khi trông thấy người đàn bà ở trong nhà với con mình, bà cụ Tứ vô cùng ngạc nhiên “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà nhỉ? (…) Sao lại chào mình bằng u (…) Ai thế nhỉ? (…) Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Đến lúc biết được người đàn bà kia chính là vợ của con trai mình, tâm trạng của bà cụ diễn biến khá phức tạp, phong phú. Trước hết, nghĩ đến cảnh túng thiếu, đói khát của gia đình mình cụ Tứ thấy tủi thân, tủi phận. Cụ ý thức rất rõ lấy vợ cho con trai lẽ ra phải thế này, thế nọ; nhưng cái khó cái khôn nên chỉ còn cách nghĩ ngợi tủi thân, tủi phận. Rồi cụ thương con đẻ, thương đến cả con dâu. Cụ biết duyên cớ vì đâu người ta phải theo con mình (“Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót”, và cụ nói với vợ chồng Tràng “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”). Việc Tràng “nhặt” được vợ vừa là nỗi buồn rầu lo lắng, vừa là niềm vui mừng của bà lão tội nghiệp này. Mừng vì người con thô lậu, quê kệch đã có vợ. Lo vì đúng lúc đói khát, chết chóc này, liệu lấy gì mà nuôi nhau. Tuy vậy, dẫu sao niềm vui vẫn nhiều hơn. Bà lão “tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăn xắn thu dọn quét tước nhà cửa”. Đến bữa ăn, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Cụ cố giấu cái lo, động viên các con “nhà ta thì còn nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông trời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về sau”. Nhưng “nghĩ ngợi mãi”, “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt chảy xuống ròng ròng”. Bởi bà cụ nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời khổ cực của mình, nghĩ đến tương lai của con trai và con dâu… và chẳng thể thoát ra khỏi không khí chết chóc đang bủa vây xung quanh. Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, chúng ta có thể nhận thấy biệt tài phát hiện và miêu tả tâm lí một cách chân thật và sắc sảo của Kim Lân. Điều này có tác dụng to lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng tới tương lai, vẫn khao khát một mái ấm gia đình. Theo tuoitreonline MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 điểm) Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. Em hãy cảm nhận về bài ca dao trên (qua một văn bản ngắn) ở góc độ sau: Thông qua những hình thức nghệ thuật độc đáo, bài ca giãi bày ước mơ tha thiết và mãnh liệt của người con gái trong tình yêu. Câu 2: (7 điểm) Bi kịch nhân phẩm bị chà đạp của nàng Kiều trong đoạn “Nỗi thương mình” (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du; sách Ngữ văn 10, tập II, NXB Giáodục - năm 2006). *************************** ĐỊNH HƯỚNG CHẤM MÔN VĂN HSG LỚP 10 Câu 1: a) Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh phải cảm nhận được vẻ đẹp về nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh…) của bài ca dao. Đó là những phương tiện thể hiện nội dung mà đề đã định hướng. - Học sinh viết một văn bản ngắn với bố cục chặt chẽ, văn viết có cảm xúc. b) Yêu cầu về nội dung: Học sinh trình bày theo cảm nhận riêng của mình, song nhìn chung các em phải đi đúng định hướng của đề ra. Sau đây là một vài gợi ý: - Bài ca mở đầu bằng hình ảnh con sông cách trở lứa đôi. Người con gái ước cho sông “rộng một gang”, cách nói cường điệu tạo nên một sự vô lí thú vị. Nhưng chính sự vô lí trong điều mơ ước đã diễn tả điều có lí của tình yêu. - Cây cầu là một hình tượng đặc sắc của bài ca dao. Cây cầu là một trong những mô típ nghệ thuật quen thuộc của ca dao. Cầu đi vào ca dao trở thành biểu tượng của tình yêu, mơ ước của tình yêu. Dải yếm - vật mềm mại luôn quấn quýt bên thân hình người con gái, trở thành biểu tượng riêng của người con gái. Bởi vậy cái cầu dải yếm mới thật chân tình, táo bạo, là ước mơ tha thiết, mãnh liệt và trở thành cái cầu tình yêu đẹp nhất trong ca dao. c) Biểu điểm: - Điểm 2,5 - 3: Cảm nhận tốt, đúng hướng của đề ra. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. - Điểm 1,5 - 2: Cảm nhận tương đối tốt, văn viết có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 0,5 - 1: Chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài ca dao. Bài viết diễn xuôi một cách vụng về. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. Câu 2: a) Yêu cầu về kỹ năng: - Xây dựng được một văn bản nghị luận chặt chẽ, biết phối hợp thao tác giải thích, phân tích, chứng minh. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc. b) Yêu cầu về nội dung: - Xác định được yêu cầu trọng tâm của đề: làm rõ tâm trạng đau đớn, ê chề, day dứt, giằng xé của một người con gái tuyệt đỉnh tài sắc, có ý thức cao về phẩm giá nhưng phải sống cuộc sống ô nhục, bị chà đạp. - Thấy được cách thể hiện tinh tế diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều, sự đồng cảm của nhà thơ qua các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. c) Biểu điểm: - Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài làm sáng tạo. - Điểm 5-6: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, văn có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3-4: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, có thể mắc một số lỗi về diễn đạt nhưng câu văn vẫn rõ ý. - Điểm 2: Chưa đạt được những yêu cầu cơ bản của đề, phạm nhiều lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Chưa hiểu đề hoặc viết lan man. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc không viết được gì. MÔN VĂN - LỚP 11 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8 điểm ) Bài thơ "Hầu trời" có ý tưởng hoặc câu thơ nào làm cho anh (chị) thích nhất? Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình. Câu 2: (12 điểm) Hình ảnh "cái bao" là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc được Sê-khốp sử dụng để khắc họa chân dung Bê- li-côp và thể hiện chủ đề tác phẩm "Người trong bao". Anh , chị có đồng ý với nhận định trên không? ********************************* Câu 1: (8 điểm) - Học sinh có thể chọn tứ thơ, đoạn thơ mà mình thích nhất, rồi viết đoạn văn trình bày cảm nhận theo ý cá nhân. Ví dụ: + Tứ thơ rất ngông, rất lãng mạn của Tản Đà: được mời lên trời để đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. + Hư cấu nghệ thuật độc đáo trong bốn câu thơ đầu - Cách cho điểm: 7- 8: Hiểu đúng yêu cầu của đề, cảm xúc sâu sắc, ý trình bày mạch lạc, bài viết có chất văn. 5- 6: Hiểu đúng yêu cầu của đề, ý tưởng chưa được sâu sắc nhưng bài viết rõ ràng, văn dễ theo dõi. 3- 4 : Hiểu đề nhưng ý còn nghèo, không mắc nhiều lỗi diễn đạt. 1-2: Lan man, xa đề. Câu 2: (12 điểm) a/Về kĩ năng: - Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài bình luận một vấn đề văn học với nội dung khẳng định. - Học sinh cần hiểu sâu sắc về một tác phẩm và nhân vật Bê-li-côp để chỉ ra những nét độc đáo của hình ảnh "cái bao" - Biết vận dụng kĩ năng làm văn bình luận: lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, nêu được cảm nhận suy nghĩ riêng của mình. b/ Về kiến thức: Nêu được các ý chính sau b1- Nghĩa đen: Cái bao - vật để bao, gói, đựng đồ vật b2- Nghĩa bóng: chỉ lối sống, tính cách của Bê-li-côp - Hình ảnh cái bao trong đồ dùng của Bê-li-côp: cái ô, đồng hồ đều đặt trong bao, cả con người Bê-li-côp cũng luôn được gói trong cái áo bành tô - Hình ảnh cái bao trong công việc: + Bê-li-côp dạy tiếng Hi-lạp cổ - đó là cái bao để anh ta chui vào quá khứ, quay lưng với thực tại. + Nếp sống kì dị: đi ngủ đóng kín cửa, trùm chăn kín đầu - Cái bao trong tư tưởng: + Luôn nghi ngờ, sợ hãi " sợ nhỡ xảy ra chuyện gì" + Luôn làm theo các chỉ thị, thông tư, giáo điều + Bị bao vây bởi nỗi sợ vô hình Đó là kiểu sống ích kỉ, nhu nhược, đớn hèn không dám chấp nhận cái mới. Kiểu sống này không chỉ tác hại đến bản thân anh ta mà còn gây những tác động tiêu cực đến với mọi người. [...]... các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư.(0,25đ) c/Phát hiện HIV bằng cách:Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HIV.(0,25đ) d/Phòng AIDS bằng cách: -Khữ trùng đúng cách các dụng cụ kim tiêm, ống chích -Chỉ tiếp máu khi đã xét nghiệm HIV -Sống lành mạnh.(0,25đ) Câu 5: a/ -Các chất dinh dưỡng chính: C, N2 ,S, P, O2, các yếu tố sinh trưởng.(0,25đ) -Các chất ức chế: cồn 90% , Nitrat bạc, H2O2, penicillin, các. .. coi là một cơ thể sinh vật không?Vì sao? Câu 4 (1điểm): Giải thích các thông tin sau: a/ HIV? b/ AIDS? c/ Phát hiện HIV bằng cách nào? d/ Phòng AIDS bằng cách nào? Câu 5 (1điểm): Cho một số chất sau: C, N2 ,S, P, cồn 90% , O2, Nitrat bạc, H2O2, penicillin, các chất hoạt động bề mặt, các halogen, các yếu tố sinh trưởng, các anđêhit, các chất kháng sinh a/Hãy sắp xếp chúng thành hai nhóm chất có ảnh... 2 điểm ( mỗi thì chia đúng được 0.25 đ) 1 had 5 had left 2 missed 6 doesn’t live 3 was standing 7 had 4 realized 8 got MÔN TIẾNG ANH - LỚP 11 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này gồm 04 trang Được đánh số thứ tự từ 1-5 Các thí sinh kiểm tra cẩn thận số trang trong đề thi trước khi làm bài SECTION ONE: LISTENING (2pts.) Question 1 Listen to the first part of the recording and complete... 752585 triệu USD MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I.Phần lịch sử thế giới: Câu 1/(4 điểm) Lập bảng so sánh cách mạng Tân Hợi và cách mạng Nga (1905-1907) về các mặt: Nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, chính quyền nhà nước, xu thế phát triển của cách mạng, tính chất cách mạng Câu 2/(6 điểm) Hãy phân tích vai trò của Lênin đối với thắng lợi của cách mạng 1905-1907... điểm -Năm 1916 tình thế cách mạng bùng nổ, Lênin kêu gọi g/c công nhân Nga và các nước "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng" -đầu năm 1917, tình thế cách mạng chín mùi, Lênin và đảng Bônsêvích lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 -Ngày 3/4/1917 Lênin từ Thụy Sĩ về nước chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng lúc này là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ... trình bày cách tính toán và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây: ( 3,0 đ) Năm 1995 1997 1998 1999 2000 Triệu người 975 2.Cho bảng số liệu: ( 4,0 đ) Cơ cấu nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển thời kì 2000-2005 ( Đơn vị: % ) Nhóm tuổi 0-14 15-64 65 trở lên Nhóm nước Các nước phát triển 17 68 15 Các nước đang phát triển 32 63 5 Vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện... kí kết MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (12 điểm) Câu 1: (6 điểm) Tại sao nói thời kỳ Gúp-ta là thời kỳ định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ.Văn hoá Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á như thế nào? Câu 2:(6 điểm) Qua các cuộc cách mạng tư sản đã học trong các thế kỷ XVI-XVIII, hãy xác định nhiệm vụ cơ bản của cách... Hin đu: Với các đền hình tháp nhọn nhiều tầng bằng đá, đồng, được trang trí tỉ mỉ bằng các bức phù điêu tạo nên phong cách Hinđu giáo độc đáo, tiêu biểu là lăng mộ Tajmahal +Văn học Hin đu: Mang tinh thần và triết lý Hin đu giáo Tác phẩm Sêkuntula của Kaliđasa Ý4: Ảnh hưởng của văn hoá Ấn độ đến các nước ĐNÁ +Bằng con đường buôn bán, du lịch, truyền đạo, văn hoá Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các nước ĐNÁ... phần trăm số trứng đều nở Các trứng nở thành ong đực và ong thợ nói trên chưa tổng số nhiễm sắc thể là 155136 Biết rằng số ong đực con bằng 2/10 số ong thợ con Tìm số ong thợ con và ong đực con? Hết -Đáp án: MÔN: SINH 10 Câu 1: a/Tế bào nhỏ thì tỷ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào(màng sinh chất) trên thể tích tế bào sẽ lớn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm... Chủ đề tư tưởng: - Lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và nêu tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga - Khẩn thiết kêu gọi mọi người phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát ích kỉ, lạc hậu như thế Cách cho điểm 10 - 12: hiểu đề, có ý sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, thể hiện được khả năng bình luận một vấn đề văn học 8 - 9: hiểu đề, . Tây - Quang Dũng) ĐỀ 2 VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ 2 - MÔN NGỮ VĂN Câu 1 (2 điểm): Nêu ngắn gọn quá trình sáng tác và các đề tài chính của nhà văn. 8. got MÔN TIẾNG ANH - LỚP 11 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này gồm 04 trang. Được đánh số thứ tự từ 1-5. Các thí sinh kiểm tra cẩn

Ngày đăng: 20/01/2014, 05:21

w