1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

de kiem tra hoc ki 1 ngu van 12

21 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ Văn 12
Tác giả Nguyễn An Ninh
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề kiểm tra
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 40,57 KB

Nội dung

c Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các [r]

Trang 1

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (3 điểm) :

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I ĐỌC- HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4

(1) Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu Nhưng càng đi sâu càng lạnh Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ Ta ngẩn ngơ buồn, trở về hồn ta cùng Huy Cận

Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.

Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế Cùng lòng

tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thuở trước.

(2) Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỏ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch Ngày nay, lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi tứ Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ ( Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)

Câu 1 Đoạn trích trên viết về khuynh hướng văn học nào trong tiến trình văn học Việt Nam?- Chỉ rõ năm cụ thể (0.25 điểm)

Câu 2 Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết sử dụng trong đoạn(2) của đoạn trích trên (0.5 điểm)

Câu 3 Phân tích cấu trúc ngữ pháp (theo cấu trúc Chủ - Vị) trong 3 câu văn

sau: Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta Thực chưa bao giờ thơ Việt

Trang 2

Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thuở trước (0.5 điểm)

Câu 4 Hãy chỉ ý nghĩa của phép nói quá (phóng đại, cường điệu) thể hiện trong câu văn Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi (0.25 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8

Làng Quan họ quê tôi Những ngày bom Mỹ dội Quán đổ dưới gốc đa Chín nhịp cầu đứt nối Pháo lên núi Thiên Thai Súng trường lên Quán Dốc Loan phượng vẫn ăn xoài Vườn xoan đào vẫn mọc

Em tiễn anh lên đường Đứng bên bờ em hát Muốn gửi đi theo anh

Cả dòng sông trong mát

Mẹ mang nước lên đồi Yêu các con mẹ hát Bao nhiêu máy bay rơi Sau mái đầu tóc bạc

Thuyền thúng thuyền thúng ơi

Có ghé về tỉnh Bắc

Trang 3

Nghe tiếng hát quê tôi Trên tầm bom đạn giặc.

(Trích Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách, Theo Tinh tuyển Thơ Việt Nam

1945-1975, NXB KH &XH, 1998)

Câu 5 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.(0.25 điểm)

Câu 6 Nêu nội dung chính của đoạn thơ (0.5 điểm)

Câu 7 Hình ảnh “làng quê” và “ con người làng quê” trong đoạn trích được

miêu tả bằng những chi tiết nào? Suy nghĩ của anh /chị về những chi tiết đó.(0.5 điểm)

Câu 8 Cảm nhận của anh/chị về “tiếng hát” xuyên suốt ba khổ cuối đoạn trích.

Trang 4

Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

-ĐỀ SỐ 5

I PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian Bất cứ người An Nam nào vứt

bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với

từ chối sự tự do của mình […]

Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?

Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:

“Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ

để nói ra” […]

Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu.

Trang 5

Nhưng những kiến thức thu thập được, họ không được giữ cho riêng mình Đồng bào của họ cũng phải được thông phần nữa Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình […]

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr 90)

Câu 1 Thao tác lập luận chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong đoạn từ: “Nhiều đồng bào chúng ta” đến “những từ để nói ra” […] ở đoạn trích trên?

Câu 2 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3 Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng:“Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết

ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu”?

Câu 4 Từ quan điểm, thái độ của người viết đối với “tiếng mẹ đẻ” trong đoạn trích

trên, hãy rút ra một bài học mà anh/chị cho là có ý nghĩa đối với bản thân về việc sử dụng tiếng Việt hoặc học tiếng nước ngoài (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)

II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của đoạn văn sau:

Thuyền tôi trôi trên sông Đà Cảnh ven sông ở đây lặng tờ Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi Thuyền tôi trôi qua

Trang 6

một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa Mà tịnh không một bóng người Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi

đò Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?” Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà) Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà - Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt

Nam, 2014, tr.191 - 192) -

Lại chuyển vận gạo, muối, vải, đá luôn hai ngày Mình khuân vác đã khá khoẻ rồi Đi núi, cũng nhanh hơn, đỡ mệt hơn Đường đi đến nhà đồng chí Chẩn, bấy giờ mình thấy thường rồi Nhưng đường lên cơ thì thật là cơ cực Hoàn toàn không có đường đi Dốc chết người Nhiều chỗ phải bám lấy cây, đánh đu lên Thế mà mình vẫn đeo nửa bị dó gạo, cố đi cho bằng được Đi ba, bốn chuyến liền, mỗi chuyến vừa lên vừa xuống đến một giờ Lúc này mình mới biết được sức của mình Thì ra mình

Trang 7

cũng khoẻ chẳng kém gì ai Thường thường, người ta chưa bao giờ dùng đến tất cả sức lực của mình Một phần khả năng của người ta vẫn bỏ phí hoài, đến nỗi ta không biết rằng ta có nó Tôi thấy rằng sau kháng chiến, nếu tôi thích đi cày, đi cuốc hơn cầm bút, tôi có thể đi cày, đi cuốc được Cực nhọc không đáng sợ.

Anh bạn hỡi ! Hôm đi Phú Thọ, mới phải ngồi thuyền chật, anh đã cằn nhằn suốt cuộc hành trình Anh thật là thảm hại !

Thiên ơi ! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện cho con chóng hơn cha luyện Con sẽ không chế Con sẽ thành cứng rắn.

(Nhật ký Ở rừng, Nam Cao).

Đọc đoạn văn trên và thực hiện những yêu cầu sau:

1 Đoạn trích được viết bằng thể nhật ký Để viết thành công thể văn này, nhà văn Nam Cao đã dùng phương thức biểu đạt nào là chủ đạo? Tại sao ? (0.5 điểm).

2 Chỉ ra phương thức liên kết chính của đoạn trích (0.5 điểm).

3 Tư tưởng mà người cha nói với con ở cuối đoạn trích: Thiên ơi ! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện cho con chóng hơn cha luyện Con sẽ không chết Con sẽ thành cứng rắn, đem đến cho anh (chị) nhận thức gì ?

(Viết đoạn văn khoảng 20 dòng giấy thi) (1 điểm).

II – Phần làm văn (7 điểm).

Câu 1 (3 điểm):

Suy nghĩ của anh/ chị về bài học được rút ra từ câu chuyện sau:

TRƯỚC KIA VÀ BÂY GIỜ Một lần đi thăm thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:

- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ kĩ của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có Internet, vệ tinh viễn thông và các

Trang 8

thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…

Người thầy giáo trả lời:

- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng

ta Còn điều em nói là đúng Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng.

Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp TP.HCM).

Câu 2 (5 điểm):

Cảm nhận về nhân vật trữ tình Em trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.

=============================================================

Trang 9

-ĐỀ SỐ 4

PHẦN I ĐỌC- HIỂU (3 điểm)

Câu 1 Đoạn trích viết về khuynh hướng Thơ mới (1932-1945)(0.25 điểm)

Học sinh có thể trả lời là khuynh hướng thơ lãng mạn trong giai đoạn 1932-1945 Trảlời sai năm hoặc không trả lời năm thì không được điểm

Câu 2 Đoạn (2) sử dụng các phương thức liên kết sau:

Câu 3 Phân tích cấu trúc ngữ pháp các câu như sau:

- Câu Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta

Chủ ngữ: Trời thực, trời mộng (cả là từ tình thái)

Vị ngữ: vẫn nao nao theo hồn ta

- Câu Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế

Trạng ngữ: chưa bao giờ(thực là từ tình thái)

Chủ ngữ: thơ Việt Nam

Vị ngữ: buồn và nhất là xôn xao đến thế (nhất là, đến thế là từ tình thái) (0.25 điểm)

- Câu Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thuở trước (0.5 điểm)

Chủ ngữ: ta

Trang 10

Vị ngữ: mất luôn cái bình yên thuở trước

(trong đó cái bình yên thuở trước là bổ ngữ 1)

Bổ ngữ 2: lòng tự tôn (được đảo lên trước, cùng là quan hệ từ) (0.25 điểm)

Câu 4 Cách nói Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi là cách nói rất hình ảnh củaHoài Thanh Qua cách nói quá này, Hoài Thanh muốn nói lên cái tôi của mỗi con người luôn

là điều quan trọng, cao quý, chúng ta không thể vượt thoát khỏi nó hay coi thường nó Cáitôi làm nên con người mỗi chúng ta, cần phải biết giá trị của nó và làm nó trở nên cao quýhơn trong cuộc đời này (0.25 điểm)

Học sinh có thể trình bày theo cách khác, miễn sao đảm bảo các ý cơ bản ở trên, diễn đạt hợp lí

Câu 5 Phương thức biểu đạt chính : tự sự (0.25 điểm)

Câu 6 Nội dung chính: Hình ảnh làng quê vùng Kinh Bắc(làng quan họ) trong nhữngnăm tháng chiến tranh bị giặc phá hủy, nhưng vượt lên trên tất cả là tinh thần dũng cảm, kiêncường chiến đấu của người dân nơi đây cùng với niềm lạc quan về một ngày mai thắng lợi.(0.5 điểm)

Thí sinh có thể diễn đạt theo cách khác, giáo viên linh hoạt cho điểm

Câu 7 Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng theo định hướngsau đây Hình ảnh “làng quê” được miêu tả bằng những chi tiết: quán đổ dưới gốc đa, nhịpcầu đứt đôi, pháo lên núi, súng trên dốc…Đặc biệt là hình ảnh cô gái/ người mẹ tiễn ngườicon trai của làng ra mặt trận Hình ảnh “ làng quê” bị giặc ném bom tàn phá thể hiện thực ácliệt của chiến tranh Bên cạnh đó, hình ảnh những chàng trai rời quê ra trận thể hiện tinh thầnchiến đấu bảo vệ độc lập của dân tộc (0.5 điểm)

Giáo viên linh hoạt cho điểm

Câu 8 Cảm nhận về “tiếng hát”.(0.25 điểm)

- Trước hết “tiếng hát” là đặc trưng của quê hương quan họ, nuôi dưỡng tâm hồnnhững chàng trai, cô gái miền quan họ

- Thứ hai: “tiếng hát” là biểu hiện của sự lạc quan, của niềm tin tưởng vào một ngàymai chiến thắng

PHẦN II LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

1 Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội (0.5đ)

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp

lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ vớinhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thứccủa cá nhân

2 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 đ)

Trang 11

Câu nói khẳng định vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống, điều này có thể mới lạ và

kì quặc với nhiều người, có thể đem đến những thất bại, những khó khăn trong cuộc sốngnhưng thế giới cần những sự sáng tạo đó

Câu nói còn khẳng định vấn đề đi tìm chân lí giá trị cuộc sống hoặc những điều màbản thân còn băn khoăn, thắc mắc là một con đường dài, ẩn chứa nhiều gian nan và khó khăn,nhưng để thành công thì con người không được phép dừng lại trước những chướng ngại vật

đó Câu nói bất hủ của Steve Jobs khuyên con người luôn hướng đến một cuộc sống nhiều trảinghiệm, có thể thất bại nhiều, có thể đớn đau nhiều nhưng không gì là không thể thực hiệnđược khi con người trải qua

3 Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: hình thành bài văn hoàn chỉnh (1.0đ)

a Mở bài:

Cuộc hành trình đi tìm chân lí, đi tìm thành công là một cuộc hành trình vô cùng giannan và vất vả Con đường này không chờ đợi một ai, nó sẵn sàng đánh gục những ai chỉ biếtchờ đợi cơ hội, ỷ vào những yếu tố bên ngoài mà không nỗ lực cố gắng Để đi hết con đường

đó, con người luôn phải ý thức được việc không dừng lại, không ngập ngừng trước những khókhăn, mất mát mà cuộc sống đem lại Steve Jobs, nhà sáng chế người Mỹ, đồng sáng lập viênhãng Apple đã từng phát biểu tại trường đại học Stanford khi tham dự buổi lễ tốt nghiệp củasinh viên: Stay hungry, stayfoolish! (Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ!) Câu nói đã gắnliền với tên tuổi của Steve Jobs, thể hiện chỉ có sự sáng tạo mới làm thay đổi cuộc sống vàcuộc sống là không bao giờ dừng lại

b Thân bài:

- Giải thích (0.5 điểm) Câu hỏi của Steve Jobs chia làm hai vế:

+ Vế thứ nhất: Hãy cứ khao khát có nghĩa là con người không lúc nào được dừng ước mơ,ngừng khao khát về những điều mình chưa có Từ “hungry” vừa có nghĩa là “khao khát”,vừa có nghĩa là “đói”, thể hiện hàm nghĩa cuộc sống cần rất nhiều điều mà ta chưa có được,

ta thèm muốn có được nó thì hãy khao khát một cách đúng nghĩa Chỉ khi khao khát thì conngười mới có thể đạt được những điều mới, những điều mà bản thân không có

+ Việc thứ hai:Hãy cứ dại khờ có nghĩa là con người không phải ngay từ đầu có thể đi đếnthành công mà bao giờ cũng có những vấp váp, những sai lầm trong quyết định Điều nàythể hiện trong sự sáng tạo của con người, không phải sự sáng tạo nào cũng được chấp nhậnngay từ đầu, họ cho đó là dại khờ, là sai lầm Vế này khuyên con người phải luôn biết sailầm để rồi vượt qua, đặc biệt trong việc sáng tạo ra những giá trị sống

+ Tóm lại: Bằng cách nói nhấn mạnh “hãy cứ, hãy cứ”, ý kiến trên của Steve Jobs khẳngđịnh con người cần phải giữ vững niềm đam mê, phải luôn biết ước mơ những điều mà conngười chưa thể đạt tới được Bên cạnh đó, con người cần phải biết sáng tạo, biết vượt quanhững rào cản của cuộc sống để thay đổi bản thân dần dần qua những thất bại thì mới mongđạt tới thành công

Phân tích, bình luận ý kiến (0.5 điểm)

+ Tại sao con người luôn phải biết ước mơ?

++ Cuộc sống chịu tác động rất nhiều từ thái độ sống của mỗi con người Thái độ sống tích

Ngày đăng: 15/11/2021, 03:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật - de kiem tra hoc ki 1 ngu van 12
i ểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w