1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nước nga của medvedev

2 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

Nền kinh tế Nga, cần thiết cho những ai làm luận văn, tiểu luận, bài báo cáo, bài tập nhóm, đồ án môn học dự án môn học, các môn học liên quan đến nghiên cứu về đất nước Ngađất nước có nền văn hoá phong phú đậm đà bản sắc dân tộc, đất nước có nền chính trị ổn định

Trang 1

Nước Nga của Medvedev

“Nhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất trong lịch sử Nga kể từ thời Sa hoàng Nicolas II”, “một trong những nhân vật có tư tưởng thoáng nhất trong êkíp của Putin” - Đó là một số trong rất nhiều lời nhận xét của báo giới về nhà lãnh đạo mới của nước Nga, người vừa giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm 2.3 - Dmitry Medvedev… Không thể phủ nhận những ảnh hưởng của Putin, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn nước Nga dưới thời Dmitry Medvedev sẽ như thế nào?

Theo kết quả sơ bộ mà Ủy ban Bầu cử công bố, dựa trên 70% số phiếu đã được kiểm, tỷ lệ ủng hộ Medvedev là 69,08%, lãnh đạo đảng Cộng sản Gennady Zyuganov giành được 18,3% Về thứ ba là Chủ tịch đảng Dân chủ tự do Vladimir Zhirinovsky với gần 10% và cuối cùng là chủ tịch đảng Dân chủ Andrei Bogdanov, chỉ giành được 1,3% Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu vào khoảng 68-70% Với số phiếu áp đảo như vậy, Medvedev sẽ giành chiến thắng ngay lập tức mà không cần thêm cuộc bỏ phiếu

Tổng thống Putin đã chúc mừng chiến thắng của Medvedev khi họ xuất hiện cùng nhau trong một cuộc meeting trên quảng trường đỏ tối ngày 2.3: “Một chiến thắng như vậy mang nhiều nghĩa vụ Chiến thắng này sẽ bảo đảm con đường mà chúng ta đã lựa chọn, con đường thành công mà chúng ta đang theo đuổi trong 8 năm qua, sẽ được tiếp tục” Mặc dù thận trọng khi nói rằng kết quả bỏ phiếu chính thức vẫn chưa được công bố, ông Medvedev vẫn cám ơn những người bỏ phiếu cho ông và hy vọng hợp tác hiệu quả với ông Putin - người sẽ là Thủ tướng trong Nội các tương lai Và mặc dù ông khẳng định “chúng ta sẽ bảo vệ đường lối của Tổng thống Putin”, thì các chuyên gia đều cho rằng chính sách kinh tế và đối ngoại của nước Nga dưới thời Medvedev sẽ có những dấu ấn riêng

Kinh tế: Bốn chữ “i”

Với những kinh nghiệm trong suốt thời gian làm Thủ tướng và điều hành tập đoàn dầu khí Gazprom, tân Tổng thống Dmitry Medvedev chắc hẳn sẽ nhận thấy kinh tế là lĩnh vực mà ông có thể dễ dàng thể hiện bản sắc hơn cả Không xuất thân từ phái

“siloviki” (phái sức mạnh, gồm các cựu quan chức an ninh Nga), ủng hộ phát triển kinh tế thị trường, có tư tưởng hiện đại, tự do

và cởi mở nhất trong số những nhân vật thân cận của Putin, ông Medvedev nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới doanh nghiệp Nga

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Krasnoiarsk ngày 15.2 vừa qua, ông đã vạch ra chương trình phát triển kinh tế cho đất nước trong vòng 4 năm tới dựa trên 4 chữ “i”: Củng cố thể chế (institutions), cơ sở hạ tầng (infrastructure), đổi mới

(innovations) và đầu tư (investissements) Về chữ “i” đầu tiên, ông cho rằng cần phải khắc phục những lỗ hổng pháp lý đang cản trở đất nước phát triển hài hòa Theo ông, xây dựng một mô hình kinh tế thị trường hiệu quả còn đơn giản hơn nhiều so với việc đặt nền móng cho một Nhà nước tôn trọng triệt để luật pháp Điều này một lần nữa cho thấy dân chủ không thể xuất hiện trên một mảnh đất bằng phẳng trong thời gian hai hoặc ba năm Phải lao động miệt mài hơn để hoàn thiện hệ thống luật pháp Ông cũng cam kết củng cố xã hội công dân, cải cách hành chính theo hướng tinh giản và đơn giản hóa các thủ tục

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt học thuyết kinh tế của Medvedev chính là giảm thuế để kích thích đầu tư vào nhân tố con người, đổi mới công nghệ Nếu Medvedev và êkíp mới của ông thực hiện được mục tiêu này, đây sẽ là bước ngoặt trong chính sách kinh tế của Nga, đưa đất nước chuyển từ một nền kinh tế công nghiệp (dựa vào nhân công và nguyên liệu thô) sang một nền kinh tế tri thức (dựa vào khoa học và công nghệ)

Cho tới nay, nền kinh tế Nga tăng trưởng chủ yếu dựa vào các loại tài nguyên Nộp ngân sách của ngành năng lượng và nhiên liệu dưới dạng thuế đạt 128 tỷ USD năm 2007, chiếm gần 50% nguồn thu của ngân sách liên bang Bên cạnh đó, nguyên vật liệu và phân bón chiếm đa phần hàng xuất khẩu của Nga Máy móc và thiết bị chỉ chiếm 17 tỷ USD trong tổng số 352 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu Nhờ giá dầu liên tục phá kỷ lục trong thời quan qua, những đồng dollar-dầu mỏ đã góp phần giúp Nga thoát khỏi các khoản nợ nước ngoài - vốn là công cụ để các nước phương Tây gây sức ép đối với Moscow Ngoài ra, lợi nhuận

từ dầu mỏ đã tạo nên một bộ đệm chống sốc cho nền kinh tế, giúp Nga tránh xa tâm bão trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua

Tuy nhiên, một nền kinh tế dựa vào nguyên liệu thô là một nền kinh tế phát triển kém bền vững và đứng trước nhiều nguy cơ, nhất là trong bối cảnh giá dầu mỏ luôn biến động trên thị trường thế giới và nhân loại đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên nhiên liệu sạch Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng Nga phải nhìn xa trông rộng để tránh rơi vào khủng hoảng khi giá dầu giảm đột ngột Hiện tại, những nhà kinh tế của Chính phủ không thể đưa ra bất kỳ đề xuất nào mới ngoài việc nhắc đi nhắc lại ý tưởng về một ngân sách quốc gia không dựa trên dầu mỏ Dựa trên quan điểm này, nhà nước tăng cường đánh thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động ngoài sản phẩm ban đầu, trong đó có cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và thuế thu nhập cá nhân Chính sách này bị chỉ trích là làm hạn chế khả năng đầu tư và đổi mới của các doanh nghiệp, bóp nghẹt hoạt động kinh tế Mặt khác, việc đánh thuế cao đối với thu nhập của người dân đã dẫn đến xu hướng hạn chế chi tiêu, điều này có thể trực tiếp dẫn đến tình trạng kinh tế đình trệ

Chính vì thế, nền kinh tế của chú gấu Misa cần một động lực phát triển mới mà vị tân chủ nhân Điện Kremlin đã chỉ ra: giảm thuế để tập trung tài chính cho phát triển tri thức, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ Theo ông, giảm thuế sẽ giúp các doanh nghiệp có kinh phí đầu tư vào phát triển công nghệ mới, phát triển nhân lực nhằm hiện đại hóa sản xuất Tại Diễn đàn Krasnoarsk, Medvedev, khi đó còn là ứng cử viên Tổng thống, đã tỏ ra khá tân tiến trong chính sách thuế quan: “Nhà nước cần nhận đủ thuế để bảo đảm những hoạt động cần thiết nhằm duy trì xã hội, nhưng cũng chỉ nhận đủ mức để chính sách thuế không trở thành nhân tố buộc các doanh nghiệp Nga phải mang vốn đầu tư sang nước ngoài Điều đó sẽ dẫn đến chảy máu nguồn vốn, chảy máu kinh tế”

Ông cho rằng trong thời gian ngắn nhất, cần phải thông qua một đạo luật về thời hạn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống

Trang 2

một mức thống nhất Nói cách khác, ông đã một lần nữa khẳng định lại ý định của cựu Tổng thống Putin rằng nước Nga cần được áp dụng một loại VAT duy nhất và thấp nhất có thể Người thừa kế của Putin còn đề xuất một biện pháp khác “thay thế VAT bằng một loại thuế đánh vào nhà sản xuất” Bên cạnh đó, ông cho rằng thuế đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng phải được xem xét lại trên cơ sở nghiên cứu một cơ chế tổng thể để kích thích các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực nghiên cứu, đổi mới

Cách đây 2 năm, bộ máy của cựu Thủ tướng Mikhail Fradkov đã từng đề xuất việc giảm đáng kể thuế VAT xuống còn 13% nhưng Bộ trưởng Tài chính Alexei Koudrine và cựu Bộ trưởng Phát triển kinh tế Guerman Gref đã tỏ ra không hào hứng với kế hoạch này Nhưng kể từ khi Medvedev phác họa hướng đi mới cho kinh tế Nga tại Diễn đàn Krasnoiarsk, Koudrine đã không còn cương quyết như trước khi bày tỏ rằng cần thiết phải giảm thuế nhưng trên nguyên tắc cẩn trọng và tiệm tiến Có lẽ không phải chỉ vì Medvedev được Putin ủng hộ, mà còn bởi Koudrine nhận thấy ý tưởng của vị Tổng thống tương lai thực sự là chìa khóa

mở ra hướng đi đúng cho kinh tế Nga giai đoạn hiện tại: Phát triển một nền kinh tế tri thức

Đối ngoại: Tồn tại hài hòa nhưng không uốn cong mình

Nếu ít ai nghi ngờ về khả năng điều hành kinh tế của tân Tổng thống, thì người ta lại không lạc quan như thế trong lĩnh vực đối ngoại - vốn là “lãnh địa riêng” của Tổng thống Nhiều người cho rằng ông Medvedev luôn tỏ ra kín đáo, có phần mờ nhạt trên chính trường quốc tế, ít kinh nghiệm về đối ngoại - như đúng phận sự của một Phó thủ tướng, trong khi thành tích đối ngoại của Tổng thống Putin lại quá nổi bật Chính vì vậy, Putin có thể sẽ cảm thấy chiếc ghế Thủ tướng mà ông đảm nhiệm trong chính phủ tương lai trở nên quá chật hẹp Tuy nhiên, lại có nhiều ý kiến cho rằng họ sẽ là một bộ đôi mạnh, cùng đưa ra quyết định và cùng hành động Medvedev có lẽ chỉ kín đáo và tỏ ra khiêm nhường khi là người giúp việc cho Putin Mọi việc sẽ thay đổi khi vị trí hoán đổi

Cho đến nay, ông Medvedev vẫn không hé lộ quá nhiều về những quan điểm riêng đối với những vấn đề quốc tế mà chỉ khẳng định sẽ “kiểm soát chính sách đối ngoại và tiếp tục con đường của Putin” Tuy nhiên, trong những bài trả lời phỏng vấn mới đây cũng như cách thể hiện của ông tại Diễn đàn Kinh tế thế giới vừa qua, người ta nhận thấy Nga sẽ có một vị Tổng thống “cứng rắn về nguyên tắc nhưng mềm mại về phương pháp” Điều đó có nghĩa là, Medvedev cũng như Putin, không bao giờ chấp nhận khoan nhượng đối với những vấn đề mà Moscow cho là mang tính nguyên tắc và chiến lược Đó có thể là CFE, là kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu, là Kosovo, và việc mở rộng của NATO Nhưng có lẽ, Nga sẽ có một giọng điệu khác

Nhiều nhà phân tích cho rằng thời đại của Medvedev đến cùng với những thuận lợi nhất định về đối ngoại: Sự lên ngôi của êkíp lãnh đạo mới tại Ba Lan đã giúp khai thông quan hệ Warsaw-Moscow, thúc đẩy quan hệ Nga-EU và làm chậm kế hoạch của

Mỹ thiết lập hệ thống NMD tại Đông Âu trong đó có Ba Lan Châu Âu chưa nhiệt liệt hưởng ứng đề xuất gia nhập NATO của Gruzia và Ukraine Trong khi đó, dự án khí đốt Dòng chảy phương Nam do Nga khởi xướng đón nhận sự tham gia của nhiều nước Đông Âu Nhưng nhân tố thuận lợi nhất đối với Medvedev có lẽ là cơ hội cải thiện quan hệ Mỹ-Nga Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Bush đang đếm ngược những ngày cuối cùng tại nhiệm, căng thẳng với Nga sẽ không có lợi cho di sản đối ngoại vốn không nhiều hào quang của ông Vì thế, giai đoạn từ nay đến tháng 11, khi Nhà Trắng có chủ nhân mới, được hy vọng sẽ là khoảng nghỉ cho những cuộc khẩu chiến giữa Washington và Moscow trong thời gian qua Mọi điều sẽ còn thuận lợi hơn nếu người bước vào Nhà Trắng là một nhân vật của Đảng Dân chủ

Quan hệ Nga - EU cũng đứng trước những thời vận mới bởi có lẽ phương Tây đang chờ đợi vị tân Tổng thống Nga sẽ thực hiện một đường lối đối ngoại theo phong cách mà bài phát biểu của ông tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2006 đã thể hiện Khi đó, ông nói rõ ràng về một nước Nga cởi mở, thân thiện với phương Tây Mối quan hệ này sẽ được xây dựng dựa trên các giá trị sinh thái và kinh tế, như vấn đề biến đổi khí hậu, việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư EU… Có lẽ Medvedev là một trong những nhân vật chính trị hiếm hoi của Nga, có sức quyến rũ đối với phương Tây Ngay từ khi biết ông sẽ ra ứng cử Tổng thống, các chính khách phương Tây, từ Ngoại trưởng Mỹ C.Rice đến Thủ tướng Đức Merkel đều công khai tán đồng quyết định này Ngoại trưởng Đức Steinmeier còn đánh giá Medvedev là một nhân vật có thiên hướng châu Âu thật sự với phong cách quản lý điển hình của phương Tây

Quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong khối SNG, như ông khẳng định, sẽ vẫn là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga Vị Tổng thống mới của Nga sẽ nỗ lực giải quyết những xung đột đã tích tụ lâu nay, đặc biệt về lĩnh vực năng lượng Tín hiệu đầu tiên được phát đi là việc ông tuyên bố sẽ tiến hành những cuộc đàm phán minh bạch với Kiev về vấn đề khí đốt Còn trong quan hệ với Gruzia, ông khẳng định “Nga cởi mở và sẵn sàng đối thoại và chúng tôi tin sẽ tìm được tiếng nói chung Hôm nay chưa làm được thì ngày mai sẽ làm” Tuy nhiên, sự mềm mỏng mà ông thể hiện không đồng nghĩa với sự nhượng bộ Khi được hỏi về việc sử dụng “vũ khí dầu mỏ” và việc Nga dọa cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine, ông đã tuyên bố

rõ ràng rằng: Nga luôn thực hiện mọi cam kết của mình vì vậy, Nga cũng cần đối tác của mình thực hiện cam kết của họ Đó là đòi hỏi chính đáng về sự bình đẳng trong hợp tác”

© Copyright báo Người đại biểu nhân dân

Ngày đăng: 14/11/2021, 19:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w