Đừngđể "Mất bòmớilolàm chuồng"!
Một doanh nhân người Mỹ trước khi nộp đơn phá sản cho công ty mình đã
nói:“Chấp nhận thất bại thì dễ thôi, nhưng hiểu chính xác tại sao mình thất bại mới là
khó”. Lời tâm sự của chủ doanh nghiệp lúc công ty buộc phải đóng cửa này xem ra
không phải không có lý. Rất nhiều công ty đã phải hứng chịu thất bại chỉ vì những lý
do rất nhỏ nhặt để rồi sau đó phải hối hận thốt lên câu:“Giá như…”
Bất cứ ông chủ nào, bất cứ công ty nào cũng nỗ lực hết mình để có được thành
công và tránh xa những thất bại, nhưng rất hiếm khi bạn nghe nói đến những công ty
chỉ thành công mà không thất bại, và những công ty thành công thường là những công
ty biết tìm ra nguyên nhân thất bại để rồi từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý
giá.
Đứng trước những thất bại trong kinh doanh, không ít người chỉ biết vin vào 2
cái cớ là nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái và do công ty mình thiếu nguồn vốn.
Thực tế đôi khi không hẳn là như vậy, mà phía sau mỗi thất bại kinh doanh đều ẩn
chứa một nguyên nhân chủ quan nào đó. Có nhiều trường hợp những sai lầm đáng tiếc
xảy ra đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây thiệt hại đáng kể cho doanh
nghiệp. Dù bạn có tin hay không, thì điều đó cũng là những kinh nghiệm đáng để học
hỏi. Biết đâu chừng một lúc nào đó bạn sẽ gặp phải trường hợp tương tự, bạn sẽ không
quá bỡ ngỡ hay giẫm lên “vết xe đổ” của những người đi trước.
Dưới đây là một vài câu chuyện có thật kể về 3 sai lầm cơ bản mà các doanh
nhân thường mắc phải.
Câu chuyện thứ nhất: Chỉ chú ý đến sản phẩm kinh doanh mà không hiểu
cảm nhận của khách hàng
Tại một cửa hàng kinh doanh của Isuzu, hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng ở Nhật
Bản, có một khách hàng trong trang phục chỉnh tề bước vào. Hadoka Mutso, chủ cửa
hàng, đoán chắc rằng thế nào khách cũng mua xe. Hai bên tay chào hỏi nhau rất lịch
sự. Hadoka thì không ngừng giới thiệu về cửa hàng, về xe hơi, khách thì gật gù tỏ ý
tán thưởng. Lát sau, họ trở về văn phòng làm thủ tục. Cửa hàng cách văn phòng chỉ độ
2 phút đi bộ, nhưng không ngờ, ông khách đã thay đổi, sắc thái có vẻ khó chịu rồi bỏ
đi, quyết định không mua xe nữa và cũng chẳng nói gì.
Ông chủ cửa hàng Hadoka Mutso lúc này không hiểu ra sao cả. Tối hôm đó,
ông không ngủ được, gọi điện thoại cho ông khách hôm nay và hỏi: “Thưa ngài, tôi
xin lỗi. Tôi thấy ban đầu ngài có vẻ muốn mua xe, sau đó lại bỏ ra về với vẻ bực tức.
Vậy ngài có thể cho biết lý do để tôi cải tiến cung cách phục vụ”.
Ông khách nói: “Tôi thật khó chịu, tôi muốn mua xe, tiền cũng đã đem theo,
song trên đường về văn phòng, tôi nói lý do tôi mua xe, ông lại …lặng thinh không nói
gì. Con trai tôi vừa thi đỗ vào Đại học Havard, cả nhà phấn khởi, tặng xe cho nó. Tôi
nói ba lần con tôi con tôi con tôi , thì ông lại cứ xe tôi xe tôi xe tôi”. Nói
xong ông khách gác máy không nói thêm gì nữa. Ông chủ Hadoka lúc này mới giật
mình, té ra mình sai rồi, mình không quan tâm tới tâm trạng, niềm vui, nỗi buồn của
khách. Họ đang mừng vì con thi đỗ, nếu như mình cũng chia sẻ niềm vui đó với họ, có
lẽ xe ôtô đã bán được rồi Thôi đành phải chờ khách khác để sửa sai vậy.
Câu chuyện thứ hai: Tên gọi không phù hợp
Công ty Tiyi, Đài Loan, đã sáng chế ra một sản phẩm mới “bàn chải lưỡng
dụng”. Một mặt là bàn chải, mặt kia là xà phòng, lại được nối trực tiếp vào nguồn
nước, rất tiện lợi và sạch sẽ.
Nhưng đặt tên cho sản phẩm là gì bây giờ? Mọi người trong công ty nghĩ mãi
và cuối cùng nghĩ ra một cái tên hơi lãng mạn là: “Bàn chải uyên ương” vì “lưỡng
dụng” được ví với “uyên ương” thì thật ăn ý. Quyết định thông qua một cách nhanh
chóng và Tiyi bắt đầu được đóng gói và xuất ra thị trường.
Không ngờ, kết quả hoàn toàn ngược lại, lượng tiêu thụ sản phẩm mới quá ít ỏi
làm cho các tác giả của sự ví von kia hết sức ngạc nhiên. Cuối cùng sau những lô hàng
lỗ vốn, công ty mới hiểu ra nguyên nhân thất bại nằm ở … cái tên đặt cho nó. “Bàn
chải uyên ương” đã khiến người tiêu dùng hiểu ra là “lưỡng dụng” để họ tắm chải, cọ
lưng, trong khi thực chất “lưỡng dụng” do công ty sáng chế là dùng cho nhà vệ sinh
cơ.
Thì ra cái tên mỹ miều quá lại phản tác dụng khi họ “vẽ gà thành cáo”, nhưng
cũng nhờ lần vấp ngã này mà công ty Tiyi đã có bài học quý giá: “Tên gọi là sinh
mạng thứ hai của sản phẩm”.
Câu chuyện thứ ba: Sai một ly đi một dặm
Keesler, một công ty chuyên kinh doanh đồ gia dụng ở Mỹ, sáng chế ra loại
khăn “Không thấm nước”. Sản phẩm này là dành để phục vụ trẻ em, có tác dụnglàm
các bé dễ chịu, đồng thời tiết kiệm được thời gian cho bố mẹ trẻ. Công ty cho rằng sản
phẩm này chắc chắn sẽ đem về siêu lợi nhuận. Tuy nhiên trên thực tế, sản phẩm lại
tiêu thụ rất khó khăn.
Vậy nguyên nhân ở đâu? Quá trình tìm hiểu làm người ta vỡ lẽ ra rằng chương
trình quảng cáo, tiếp thị đã được tiến hành không đúng chỗ và chọn không đúng đối
tượng. Công ty cho quảng cáo là: “Rất tiện cho các bậc cha mẹ”. Thế là có rất nhiều
người hiểu sai là thuận tiện cho việc chăm sóc con cái một cách… lén lút, hay xóa
sạch không để lại dấu tích gì. Chỉ sau khi đổi lại quảng cáo là “Để bé thơ càng dễ
chịu” thì doanh số bán ra mới tăng lên và vượt kế hoạch.
Đúng là “Sai một ly đi một dặm”, may mà sự việc được công ty Keesler điều
chỉnh kịp thời.
Có thể nói, kinh doanh không thể không tránh được những lúc làm ăn thua lỗ
hay thất bại trên thương trường. Điều quan trọng là các công ty biết tìm ra sai lầm từ
những thất bại đã mắc phải để sau đó vươn lên và thành công hơn trong các chiến lược
kinh doanh tiếp theo.
. Đừng để "Mất bò mới lo làm chuồng"!
Một doanh nhân người Mỹ trước khi nộp đơn. phải chờ khách khác để sửa sai vậy.
Câu chuyện thứ hai: Tên gọi không phù hợp
Công ty Tiyi, Đài Loan, đã sáng chế ra một sản phẩm mới “bàn chải lưỡng