TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNNGUYỄN THỊ MỸ CÚC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 4 GIỐNG LÚA ĐV108, BĐR07, BĐR17 VÀ ANS1 TRỒNG TẠI XÃ HOÀI MỸ, HUYỆN HOÀI NHƠ
Trang 1NGUYỄN THỊ MỸ CÚC
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 4 GIỐNG LÚA ĐV108, BĐR07, BĐR17 VÀ ANS1 TRỒNG TẠI XÃ HOÀI MỸ, HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM
Bình Định - Năm 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THỊ MỸ CÚC
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 4 GIỐNG LÚA ĐV108, BĐR07, BĐR17 VÀ ANS1 TRỒNG TẠI XÃ HOÀI MỸ, HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinhtrưởng, năng suất, phẩm chất của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 vàANS1 trồng tại xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” là công trìnhnghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS VõMinh Thứ Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưatừng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các thông tin trích dẫntrong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Bình Định, tháng 9 năm 2020
Tác giả thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Mỹ Cúc
Trang 4MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) thuộc họ hòa thảo (Poaceae) là một trong
những cây trồng cung cấp nguồn lương thực quan trọng nhất của loài người.Khoảng 40% dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm thức ăn chính và 25% dân
số thế giới sử dụng lúa gạo trong khẩu phần lương thực hàng ngày Ở ViệtNam 100% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính [7] Lúa có đầy đủcác chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, lipid, vitamin,… Ngoài công dụnglàm lương thực, gạo và các sản phẩm phụ khác còn được sử dụng với rấtnhiều mục đích khác nhau Tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi hạt gạo là “hạtcủa sự sống”
Việt Nam là một nước nông nghiệp có truyền thống canh tác lúa nước từlâu đời Cây lúa đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội cũngnhư ghi đậm dấu ấn trong nền văn hóa của cư dân nước Việt Theo năm tháng,nghề trồng lúa nước ở Việt Nam phát triển từ thấp đến cao Đến nay, ở thế kỉXXI, đã đạt đến trình độ hiện đại với năng suất, chất lượng và hiệu quả vượtbậc Cây lúa tiếp tục phát huy vai trò của mình, với diện tích khá lớn đáp ứng
đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới.Năm 2018, Việt Nam có diện tích gieo trồng đạt 7,571 triệu ha, năng suất đạt5,818 tấn/ha và sản lượng lúa đạt 44,046 triệu tấn (Theo Faostat 4/2020) [26].Với sự mở đường của các chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước,các biện pháp kĩ thuật được ứng dụng một cách sâu rộng trong sản xuất đãgóp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo Trong đó, giống vàcông tác giống là khâu then chốt tạo nên bước đột phá kéo theo sự thay đổinhanh chóng cơ cấu giống lúa nước ta
Trang 5Chúng ta biết rằng, giống là tư liệu sản xuất có vị trí đặc biệt quan trọngtrong sản xuất nông nghiệp, là điều kiện cần để tạo ra năng suất cao, chấtlượng tốt, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp nói chung vànghề trồng lúa nói riêng Với sự đóng góp của đội ngũ các nhà khoa học,nhiều giống lúa mới ra đời cho năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng thị hiếutiêu dùng ngày một nâng cao của thị trường trong và ngoài nước.
Việc tạo ra giống lúa mới là bước đầu trong quá trình đưa giống vào thựctiễn sản xuất Muốn khẳng định được ưu thế của giống lúa mới so với giốnglúa hiện có cũng như khả năng thích ứng của nó với từng tiểu vùng sinh tháikhác nhau thì phải thông qua công tác khảo nghiệm giống tại địa phương.Thực chất của công tác khảo nghiệm chính là so sánh đánh giá các giống vàrút ra kết luận
Theo sở Nông Nghiệp - Phát triển Nông thôn Bình Định, năm 2018, diệntích gieo trồng lúa của tỉnh là 103.855 ha, giảm 1.252 ha so với năm 2017.Năng suất lúa bình quân cả tỉnh đạt 64,4 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha so với cùng kỳ,cao hơn vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên đạt 58,53 tạ/ha, cảnước đạt 49,1 tạ/ha Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, kĩ thuật vào canh tác tốt
và đặc biệt là công tác giống Mặc dù công tác giống đã được quan tâm trongsản xuất nhưng chưa đồng đều và hiệu quả trong toàn tỉnh chưa cao Vì vậy,muốn năng suất tăng cao, chất lượng tốt,… thì cần đẩy mạnh hơn nữa côngtác du nhập, khảo nghiệm và đưa vào sản xuất những giống lúa mới một cáchđồng bộ và toàn diện hơn
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1 trồng tại xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”.
Trang 62 Mục tiêu nghiên cứu
- Tiến hành so sánh, đánh giá các đặc tính về sinh trưởng, phát triển, năngsuất, phẩm chất và khả năng chống chịu sâu bệnh của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1 trong vụ đông xuân 2019 - 2020
- Qua kết quả nghiên cứu, chọn ra giống có năng suất cao, khả năng chốngchịu tốt và phẩm chất phù hợp với điều kiện sinh thái để áp dụng vào sản xuất
ở địa phương và các vùng có điều kiện sinh thái tương ứng
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thêm tư liệu về một số chỉ tiêu sinh trưởng,năng suất và phẩm chất của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17, ANS1
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất giống lúa có tiềm năng cho năng suất cao, chấtlượng từ khá trở lên đưa vào sản xuất ở xã Hoài Mỹ và một số xã của huyện Hoài Nhơn làm tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu chung về cây lúa
1.1.1 Nguồn gốc
Về nguồn gốc cây lúa đã có nhiều tác giả đề cập đến và có rất nhiều tài liệukhác nhau về cây lúa Lịch sử của cây lúa đã có từ lâu đời và trải qua hàngnghìn năm, sự tiến hóa của cây lúa gắn liền với lịch sử tiến hóa của loài ngườiđặc biệt là ở Châu Á
Makkey cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy trên các di chỉđào được vùng Penjab Ấn Độ, cách đây khoảng 2000 năm
Chowdhury và Ghosh thì cho rằng những hạt thóc hóa thạch cổ nhất củathế giới đã được tìm thấy ở Hasthinapur (Ấn Độ) vào khoảng 1000 - 750trước Công nguyên cách đây hơn 2500 năm
Chang (1976), nhà di truyền học cây lúa của Viện Nghiên Cứu lúa Quốc Tế(IRRI), đã tổng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng việc thuần hóa lúatrồng có thể đã được tiến hành một cách độc lập cùng một lúc ở nhiều nơi,dọc theo vành đai trải dài từ đồng bằng sông Ganges dưới chân phía đông củadãy núi Hy-Mã-Lạp-Sơn (Himalaya - Ấn Độ), ngang qua Bắc Miến Điện, BắcThái Lan, Lào và Việt Nam, đến Tây Nam và Nam Trung Quốc
Tuy có nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng căn cứ vào các tư liệu lịch sử,
di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa và sự có mặt của các loàihoang dại trong khu vực đã thống nhất rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầmlầy Đông Nam Á rồi từ đó lan dần đến các nơi
Cây lúa (Oryza sativa L.) còn được gọi là lúa Châu Á vì nó được thuần hóa
từ lúa dại ở ba trung tâm đầu tiên vùng Đông Nam Á: Assam (Ấn Độ), biêngiới Thái Lan – Myanmar, Trung du Tây Bắc Việt Nam [12] Theo tài liệu
Trang 8của Trung Quốc thì khoảng năm 2800 - 2700 trước Công nguyên, ở TrungQuốc đã có nghề trồng lúa [5] Có tài liệu cho rằng nguồn gốc cây lúa là ởMiền Nam Việt Nam và Campuchia [10], [12] Có giả thuyết lại cho rằng tổ
tiên của lúa Oryza là một cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây
ít nhất 130 triệu năm và phát tán khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lụcđịa Gutschin cho rằng cái nôi của nghề trồng lúa là ở chân dãy Himalaya đổxuống các vùng đồng bằng Bengale, Assam, Thái Lan vì ở vùng này có nhiềuloại lúa hoang dại và các giống lúa trồng phong phú [6]
Các khảo cổ đã chứng minh nguồn gốc khác nhau của cây lúa nhưng đa sốcác tài liệu đều cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á,
có thể thuộc nhiều quốc gia khác nhau, sau đó do khí hậu nhiệt đới nóng ẩmcây lúa đã lan rộng ra các vùng khác nhau [10], [12]
Mặc dù có nhiều tranh luận về nguồn gốc ban đầu của loài lúa trồng Châu
Á, mỗi nước dựa vào tư liệu truyền thuyết hay những tư liệu khảo cổ về niênđại xuất hiện của cây lúa hay hạt lúa (chưa rõ là từ lúa trồng hay lúa hoangdại) để cho rằng nước mình là cái nôi xuất phát của nghề trồng lúa Nhữngnguồn gốc truyền thuyết dần dần bị loại bỏ và những khám phá khoa học mớinhất của thế giới đã khẳng định lại nguồn gốc xuất phát của cây lúa trồng dựavào công nghệ phân tích phóng xạ và sinh học phân tử xác định ADN (aciddeoxiribonucleid) Trong năm 2011, với sự nghiên cứu của Đại học Stanford(Mỹ), Đại học New Yord (Mỹ), Đại học Washington (Mỹ) và Đại học Purdue(Mỹ) đã cung cấp bằng chứng để kết luận rằng lúa thuần ở Châu Á có nguồngốc duy nhất ở thung lũng sông Dương Tử (Trung Quốc) Nhưng tùy thuộcvào đồng hồ phân tử được sử dụng bởi các nhà khoa học, thời gian xuất hiệncây lúa trồng đầu tiên ở Châu Á cách nay từ 8.200 đến 13.500 năm Điều nàyphù hợp với các dữ liệu khảo cổ học nổi tiếng về cây lúa [19]
Trang 91.1.2 Hệ thống phân loại
Cây lúa (Oryza spp.) là một trong 5 loại cây lương thực hàng đầu thế giới, cùng với ngô (Zeamays L.), lúa mì (Triticum sp.), sắn (Manihot esculenta
Crantz) và khoai tây (Solanum tuberosum L.)
Về phân loại thực vật, cây lúa thuộc:
Giới (kingdom/regnum) : Thực vật (Plantae)
Ngành (phyta) : Thực vật có hoa (Angiospermae)
Lớp (class) : Thực vật một lá mầm (Monocots)
Bộ (ordo) : Hòa thảo (Poales)
Họ (family) : Hòa thảo (Poaceae)
Chi (genus) : Lúa (Oryza)
Loài (species) : Lúa Châu Á: Oryza sativa
Lúa Châu Phi: Oryza glaberima Phân loài/thứ (sub species) : Lúa nhiệt đới: Oryza sativa var indica
Lúa ôn đới: Oryza sativa var japonica Lúa rẫy: Oryza sativa var javanica
= Oryza sativa var japonica nhiệt đới
Lúa thuộc ngành thực vật hạt kín (Angiospermatophyta), lớp 1 lá mầm (Mono Cotyledones), bộ hòa thảo có hoa (Poales), họ hòa thảo (Poaceace), thân bụi, lá mềm Lúa trồng thuộc chi (Oryzae) với nhiều loài khác nhau Trong 23 loài có 2 loài là O glaberrima và O sativa được trồng cấy Loài (Oryza sativa L.) được trồng phổ biến khắp thế giới và phần lớn tập trung ở Châu Á Loài O glaberrima được trồng chủ yếu ở một số nước Miền Tây
Châu Phi [7]
Loài Oryza sativa có số nhiễm sắc thể là 2n = 24 Tám trong số 23 loài lúa
dại có bộ gen ở thể tứ bội, còn lại đa số các loại lúa dại và lúa trồng hiện nay
có bộ gen là thể lưỡng bội
Trang 10Loài O sativa được chia thành 3 loài phụ: Indica, Japonica, Javanica.
- Loài phụ Indica được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Việt Nam, Ấn Độ, Mianma, Philippin) Loài phụ Indica có đặc điểm, hạt dài, thân
cao, mềm dễ đổ, chịu sâu bệnh khá, mẫn cảm với chu kỳ sáng
- Loài phụ Japonica phân bố ở những nơi có vĩ độ cao (Bắc Trung Quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên ), có những đặc điểm như chịu rét cao, nhưng ít chịu sâubệnh
- Loài phụ Javanica có hình thái trung gian, hạt dài nhưng dài và rộng hơn hạt Indica, Javanica chỉ được trồng ở một vài nơi thuộc Indonesia.
Lúa trồng (Oryza sativa L.) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá
trình phát triển của loài người, nhất là ở những nước thuộc Châu Á Lúa trồng
hiện nay có nguồn gốc từ lúa dại (Oryza fatua, Oryza off Cinalis, Oryza
minuta) do quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo lâu dài tạo nên [7].
1.1.3 Giá trị của cây lúa
… Chất lượng gạo thay đổi theo thành phần acid amin, điều này phụ thuộctừng giống Do thành phần các chất dinh dưỡng tương đối ổn định và cân đốinên lúa gạo đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
Lúa gạo được chế biến thành 200 món ăn khác nhau, gạo là nguyên liệu củanhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, sản
Trang 11xuất bánh kẹo, rượu bia, … Tấm được sử dụng để sản xuất rượu, cồn Cám
được dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp, sản xuất vitamin nhóm B, Giá trị
(Nguồn: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2010)
Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4% Là nguồn chủ yếu cung cấp calo.
Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3.594 calo Tinh bột được cấu tạo bởi amylose
và amylopectin Amylose có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ,amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp
Protein: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng protein chủ yếu trong
khoảng 7- 8% Các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn lúa tẻ
Lipid: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ
còn 0,52%
Vitamin: Trong lúa gạo còn có 1 số vitamin nhất là vitamin nhóm B như
B1, B2,B6, PP lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 g hạt (trong đó ở phôi47%, vỏ cám 34,5%, hạt gạo 3,8%)
Giá trị thương mại
Theo VFA, nhu cầu trên thị trường gạo hiện nay vẫn chưa rõ ràng và thấphơn nhiều so với nửa đầu năm 2018 Tuy nhiên, vào quý I năm 2019 giá gạo
Trang 12xuất khẩu tại Ấn Độ tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 7 tháng khi đồngrupee tăng lên so với USD, trong khi đó tại Việt Nam, các doanh nghiệp tíchcực thu mua gạo để thực hiện những hợp đồng đã ký.
Tại Ấn Độ, gạo loại 5% tấm giá đã lên mức khoảng 392 - 395 USD/tấn, sovới 386 - 389 USD trước đó Tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá cũng tăng nhẹ lên
390 - 393 USD/tấn (FOB), từ mức 380 - 385 USD Tại Việt Nam, gạo 5% tấmcũng có giá ổn định ở 360 USD/tấn
1.2 Đặc điểm sinh học của cây lúa
1.2.1 Đặc điểm hình thái của cây lúa
1.2.1.1 Rễ lúa
Bộ rễ lúa thuộc rễ chùm Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành
có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen Khi hạt nảy mầm thì mớichỉ có một rễ là rễ phôi Sau đó các rễ khác mọc ra từ các đốt thân và khi cómột lá thật cây lúa non đã có thể có 4 - 6 rễ mới, càng về sau số lượng rễ càngnhiều thêm [12], [17]
- Số lóng dài: từ 3 - 8 lóng Về mặt giải phẫu, lóng có một khoảng trống lớngọi là xoang lỏi [17]
1.2.1.3 Lá lúa
Lá lúa điển hình gồm: Bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá Bẹ lá là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân Phiến lá hẹp, phẳng và
Trang 13dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai) Lá thìa là vảy nhỏ và trắng hình tam giác Tai lágồm một cặp tai lá hình lưỡi liềm [12], [17].
1.2.1.4 Bông lúa
Một bông lúa gồm: Trục bông, gié cấp 1, gié cấp 2, các hoa lúa (sau này làhạt lúa) Bông lúa có nhiều dạng: bông túm hoặc xòe (do các gié cấp 1 tạo vớitrục bông một góc nhỏ hay lớn), đóng hạt thưa hay dày (thưa nách hay dàynách), cổ hở hay cổ kín (cổ bông thoát ra khỏi bẹ lá cờ hay không) tùy đặctính giống và điều kiện môi trường
Sau khi ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông Bông lúa là loại pháthoa chùm gồm một trục chính mang nhiều gié cấp 1, gié cấp 2 và đôi khi cógié cấp 3 Hoa lúa được mang bởi một cuống hoa ngắn mọc ra từ gié này Hoalúa được cấu tạo gồm vỏ trấu ngoài, vỏ trấu trong, 2 mày trấu, nhị đực gồm 6bao phấn, nhụy cái gồm bầu nhụy và 2 vòi nhụy [17]
1.2.2 Sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa
- Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng: Là thời kì cây lúa hình thành nhánh, lá vàmột phần thân Cần có sự cân đối giữa sinh trưởng nhánh và sinh trưởng lásao cho số lá sinh ra đều có khả năng ra được số lá gần với số lá của giống
- Thời kì sinh trưởng sinh thực: Là thời kì cây lúa hình thành hoa, tập hợpthành bông lúa Nếu chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi, số hoa sẽ hình thành tối
đa, có nhiều hạt trên bông
- Thời kì chín: Ở các hoa lúa được thụ tinh xảy ra quá trình tích lũy tinh bột
và sự phát triển của phôi Nếu đủ dinh dưỡng, không bị sâu, bệnh thì hoa sẽthụ tinh nhiều, cho ra nhiều hạt chắc [7], [8], [15]
1.3 Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa
Trang 14Cũng như mọi cây trồng khác, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúachịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trước hết là nhiệt độ, nước và ánh sáng Cácnhân tố này ảnh hưởng đến năng suất lúa do ảnh hưởng trực tiếp đến các quátrình sinh lý, sinh hóa [7], [8].
1.3.1 Nhiệt độ
Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm là điềukiện thuận lợi cho cây lúa phát triển Lúa là loại cây ưa nóng, để hoàn thànhchu kỳ sống, cây lúa cần một lượng nhiệt nhất định Trong điều kiện trồng lúa
ở nước ta, thường những giống ngắn ngày cần một lượng tổng tích ôn là 2.500
- 3.000oC, giống trung ngày từ 3.000 - 3.500oC, giống dài ngày từ 3.500 4.500oC
-Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng:
- Thời kỳ nảy mầm: Nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là
30 - 35oC, ngưỡng nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10 - 12oC và cao nhất là
40oC không có lợi cho quá trình nảy mầm và phát triển của mầm
- Thời kỳ mạ: Nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển là 25 - 30oC Với
vụ hè thu và vụ mùa nói chung nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển Với
vụ đông xuân ở miền Bắc nước ta thì diễn biến thời tiết phức tạp, nếu gieo mạsớm hoặc những năm trời ấm kéo dài thường có hiện tượng mạ già, mạ ống;
có những năm giai đoạn mạ gặp trời rét, cây mạ có thể bị chết rét Ðể chốngrét cho mạ, hiện nay người ta dùng biện pháp kỹ thuật che phủ nilông cho mạ
là biện pháp chống rét hữu hiệu nhất; còn ở miền Trung nước ta thì diễn biếnthời tiết khá thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây mạ
- Thời kì đẻ nhánh, làm đòng: Nhiệt độ thích hợp nhất là 25 - 32oC Nhiệt
độ thấp dưới 16oC hay cao hơn 38oC đều không thuận lợi cho việc đẻ nhánh,làm đòng của cây lúa Diễn biến ổn định của nhiệt độ trong vụ đông xuân ởmiền Trung cũng có nhiều thuận lợi cho thời kỳ này
Trang 15- Thời kỳ trổ bông, làm hạt: Đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với điềukiện ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất từ 28-
30oC Với ngưỡng nhiệt độ này, vụ đông xuân ở các tỉnh miền Trung là rấtthuận lợi cho giai đoạn trổ bông, quá trình thụ tinh xảy ra với hiệu suất cao,quá trình vận chuyển các chất về hạt hiệu quả, trọng lượng hạt tăng sẽ làmtăng năng suất lúa [7]
1.3.2 Nước
Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần và ưa nước điển hình nên từ “lúanước” bao giờ cũng gắn liền với cây lúa Ở nước ta đại bộ phận ruộng lúa đềutưới ngập nước, tuy nhiên cũng có những giống lúa có khả năng chịu hạn (lúacạn, lúa nương ) sinh trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, nhưng năngsuất không cao bằng lúa nước Lại có những giống lúa chịu được nước sâu, ởvùng Ðồng Tháp Mười những giống lúa cổ truyền có thể chịu ngập sâu đến 3mét
Nước là thành phần chủ yếu của cây lúa, nếu lấy 100 g lá lúa tươi đem sấythì lượng lá khô chỉ còn lại 12 g (còn 88 g là lượng nước bốc hơi), đem phần
lá khô đốt cháy hoàn toàn thì lượng tro còn lại là 1,5 g Với 88% trọng lượngcây lúa, nước là thành phần chủ yếu và cực kỳ quan trọng đối với đời sốngcây lúa Nước là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây lúa,đồng thời cũng là môi trường sống của cây lúa, là điều kiện ngoại cảnh khôngthể thiếu được đối với cây lúa
Nhu cầu về nước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa cũngkhác nhau:
- Thời kỳ nảy mầm: Hạt lúa khi bảo quản thường phải giữ độ ẩm 13%, khingâm ủ hạt thóc hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ
ẩm đạt 25-28% Những giống lúa cạn lại được gieo khô khi đất đủ ẩm hoặctrời mưa có nước mới nảy mầm và mọc được
Trang 16- Thời kỳ mạ: Từ sau gieo đến mạ mũi chông thì chỉ cần giữ ruộng đủ ẩm.Trong điều kiện như vậy rễ lúa được cung cấp nhiều oxy để phát triển và nộinhũ cũng phân giải thuận lợi hơn Khi cây mạ được 3 - 4 lá thì có thể giữ ẩmhoặc để một lớp nước nông cho đến khi nhổ cấy.
- Thời kỳ ruộng cấy: Từ sau cấy đến khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cầnnước Nếu ruộng khô hạn thì các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt.Ngược lại nếu mức nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi:cây lúa đẻ nhánh khó, cây vươn dài, yếu ớt, dễ bị đổ và sâu, bệnh Người tacòn dùng nước để điều tiết sự đẻ nhánh hữu hiệu của ruộng lúa [7]
1.3.3 Ánh sáng
Cũng giống như yếu tố nhiệt độ, cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên lúa làcây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày) Giống như đại đa sốcác cây trồng khác, cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngquang hợp và tạo năng suất lúa Ðặc biệt với một số giống lúa địa phươngtrung và dài ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đến quá trình làm đòng, rahoa (gọi là những giống có phản ứng quang chu kỳ hay là giống cảm quang)
Về cường độ ánh sáng do bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất thì ánh sáng
mà ta nhìn thấy được là loại ánh sáng có tác dụng cho quá trình quang hợpcủa cây lúa Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ địa lý, theo thời gian trongnăm và thời gian trong ngày Trong ngày, cường độ ánh sáng đạt cực đại vàokhoảng 11 - 13 giờ trưa, còn ở thời điểm 8 - 9 giờ sáng và 15 - 16 giờ chiềuthì cường độ ánh sáng chỉ bẳng ½ thời điểm cực đại trong ngày Trong năm,với các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ thì cường độ ánh sáng phân bổ đồngđều không có biến đổi nhiều, có nắng ấm và ánh sáng tương đối đầy đủ nênlúa bắt đầu sinh trưởng thuận lợi
Về thời gian chiếu sáng (độ dài ngày): thời gian chiếu sáng và bóng tốitrong một ngày đêm (gọi là quang chu kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình
Trang 17phân hóa đòng và trổ bông Nếu không có điều kiện chiếu sáng phù hợp thìcây lúa không thể ra hoa kết quả được Nếu các cây trồng hàng năm phân chialàm 3 loại theo đặc tính phản ứng quang chu kỳ (loại phản ứng ánh sáng dàingày, loại phản ứng ánh sáng ngắn ngày và loại phản ứng trung tính với ánhsáng) thì cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sángdưới 13 giờ/ngày Với thời gian chiếu sáng từ 9 - 10 giờ/ngày có tác dụng rõrệt đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng, trổ bông của cây lúa Tuy nhiênmức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống và vùng trồng Ởnước ta, một số giống lúa mùa địa phương có phản ứng rất rõ với quang chu
kỳ, đem các giống này cấy vào vụ đông xuân lúa sẽ không ra hoa Thường cácgiống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang chu kỳthì có thể gieo cấy vào các thời vụ trong năm [7]
1.3.4 Dinh dưỡng khoáng
* Đạm (N):
Đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chấtdiệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước láthân Do đó, dựa vào màu sắc và kích thước lá, chiều cao và khả năng nở bụicủa cây lúa, người ta có thể chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây.Cây lúa có thể hấp thu và sử dụng cả hai dạng đạm nitrat (NO3 -) vàammonium (NH4 +), mà chủ yếu là đạm ammonium, nhất là trong giai đoạnsinh trưởng ban đầu
Ở các giai đoạn sinh trưởng ban đầu, đạm được tích lũy chủ yếu trong thân
lá, khi lúa trổ khoảng 48 - 71% đạm được đưa lên bông Nếu thiếu đạm, câylúa lùn hẳn lại, nở bụi ít, chồi nhỏ, lá ngắn hẹp, trở nên vàng và rụi sớm, câylúa còi cọ không phát triển Trong cây, đạm dễ dàng được chuyển vị từ lá giàsang lá non, từ mô trưởng thành sang mô mới thành lập nên triệu chứng thiếuđạm thường xảy ra trước tiên ở lá già rồi lan dần đến các lá non Giai đoạn
Trang 18sinh sản, nếu thiếu đạm cây lúa sẽ cho bông ngắn, ít hạt, hạt nhỏ và có nhiềuhạt thoái hóa Thừa đạm, cây lúa phát triển thân lá quá mức, mô non, mềm, dễngã, tán lá rậm rạp, lượng đạm tự do trong cây cao, nên dễ nhiễm bệnh làmgiảm năng suất rất lớn [7].
* Lân (P):
Lân là chất sinh năng (tạo năng lượng) là thành phần của ATP, NADP, …Thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ pháttriển, giúp cây lúa mau lấy lại sức sau khi cấy, nở bụi mạnh, kết nhiều hạtchắc, tăng phẩm chất hạt, giúp lúa chín sớm và tập trung hơn Lân còn làthành phần cấu tạo acid nhân (acid nucleic) thường tập trung nhiều trong hạt.Cây lúa cần lân nhất là trong giai đoạn đầu, nên cần bót lót trước khi sạ cấy.Khi lúa trổ, khoảng 37 - 83% chất lân được chuyển lên bông [7]
* Kali (K):
Kali còn gọi là bồ tạt (potassium), kali giúp cho quá trình vận chuyển vàtổng hợp các chất trong cây, duy trì sức trương của tế bào, giúp cây cứng cáp,tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã, chịu hạn và lạnh khỏe hơn,tăng số hạt chắc trên bông và làm hạt no đầy hơn
Thiếu kali cây lúa có chiều cao và số chồi gần như bình thường, lá vẫnxanh nhưng mềm rũ, yếu ớt, dễ đổ ngã, dễ nhiễm bệnh nhất là bệnh đốm nâu
(Helminthosporium oryzae), lá già rụi sớm Nhu cầu kali đối với giai đoạn
sinh trưởng đầu của cây lúa cao, sau đó giảm xuống và lại tăng lên ở giai đoạncuối Ngoài ra do cây lúa cần kali với số lượng lớn nên việc bón phân kali cholúa kéo dài đến lúc trổ bông là rất cần thiết [7]
* Silic (Si):
Cây lúa hấp thụ silic nhiều hơn bất kì chất dinh dưỡng nào (890 - 1018kg/ha/vụ) Trong cây, silic tập trung chủ yếu trong thân lá (60%), một phầntrên bông (20%) Silic làm tăng bề mặt của vách tế bào, giúp cây lúa cứng
Trang 19cáp, chống đổ ngã, kháng sự xâm nhập của mầm bệnh và sự tấn công của côntrùng, làm lá thẳng đứng, nhiều bông, giảm thoát hơi nước giúp cây chịu hạnkhỏe hơn.
* Sắt (Fe):
Sắt là thành phần cấu tạo của Chlorophyll và một số phân hóa tố trong cây.Cây lúa cũng cần sắt nhưng với lượng nhỏ Nồng độ Fe2+ trong lá dưới 70ppm cây lúa có triệu chứng thiếu sắt Tuy nhiên, ở nồng độ Fe2+ cao (trên 300ppm) cây lúa lại bị độc Triệu chứng độc do sắt điển hình ở cây lúa là sự xuấthiện những đốm rỉ màu nâu đỏ từ chóp lá và lan dần dọc theo gân lá xuốngcác phần bên dưới làm cả lá bị đỏ, bụi lúa còi cọc, rễ không phát triển, màuvàng nâu [7]
1.4 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới và trong nước
1.4.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới
1.4.1.1 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
* Nghiên cứu chọn tạo giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt
Về vấn đề nâng cao năng suất lúa, các nhà khoa học IRRI đã đưa ra kếhoạch nhằm chuyển đổi dòng lúa C3 hiện nay sang dòng lúa C4 có khả năngtăng năng suất từ 30 - 50%, giảm 50% nhu cầu nước và giảm đến 30% nhucầu phân bón Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Hàn Lâm Viện Khoa học
Xã hội (Trung Quốc) đã xác định được một gen quan trọng trong hạt thóc cóthể giúp tăng vượt trội đồng thời cả năng suất và chất lượng lúa, đó là genGW8 từ lúa Basmati của Pakistan Ngoài ra các nhà khoa học cũng tìm thấyđược một biến thể gen GW8 khác, tuy không ảnh hưởng tới chất lượng songlại có thể tăng trọng lượng hạt và nâng cao năng suất Sau đó, nhóm nghiêncứu đã xác định được biến thể thứ 3 của gen GW8 có thể kết hợp những ưuđiểm của hai biến thể kia Biến thể GW8 mới nếu được ghép vào loại lúa
Trang 20Basmati có thể giúp tăng năng suất 14% so với bình thường mà vẫn giữnguyên được chất lượng gạo Còn nếu ghép vào lúa cao sản Trung Quốc thì
nó có thể nâng cao đáng kể chất lượng hạt gạo và giữ nguyên năng suất [25].Các nhà khoa học IRRI đang tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giốnglúa cao sản (siêu lúa) có thể đạt 13 tấn/ha/vụ, đồng thời phát huy kết quả chọntạo 2 giống là IR64 và Jasmin giống có phẩm chất gạo tốt được trồng rộng rãi
ở nhiều nơi trên thế giới Nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có hàm lượngvitamin và protein cao, giàu lysine, có mùi thơm, cơm dẻo, … vừa để giảiquyết vấn đề an ninh lương thực, vừa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng caocủa người tiêu dùng (Cada,E.C 1997)
Ở khu vực Đông Á có một số nước cũng có diện tích trồng lúa đáng kểnhư: Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan Các nước này chủ yếu sử dụnggiống lúa thuộc loại hình Japonica, hạt gạo tròn, cơm dẻo phù hợp với thị hiếutiêu dùng của người dân khu vực này Các giống lúa nổi tiếng như Ton gil(Hàn Quốc), Tai chung 1, Gang chan gi (Đài Loan), …
Bằng công nghệ biến đổi gen, các nhà khoa học Ấn Độ đã tạo ra các giốnglúa giàu protein Một số giống lúa thông thường, trong gạo chỉ chứa khoảng7-8% protein nhưng bằng cách bổ sung gen AmA1 (một gen của rau dền) vào
hệ gen cây lúa sẽ làm tăng hàm lượng protein trong hạt lên 10% [16]
Năm 2009, các nhà khoa học Ấn Độ đã phát triển thành công giống GoldenRice, giống lúa biến đổi gen giàu Vitamin A, nhờ thêm vào hai gen phytoenesynthase và phytoene desaturase – bằng phương pháp chuyển gen, betacarotene này sẽ chuyển vị được vào trong phôi nhũ hạt gạo [13]
* Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu hạn, chịu mặn, chịu ngập.
Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu hạn từ giữa năm
1980 và hiện nay Trung Quốc có khoảng 80.000 ha lúa gieo khô Kết quảnghiên cứu đã tạo được một số giống lúa chịu hạn có năng suất cao trên cơ sở
Trang 21lai giữa giống lúa cho vùng đất thấp với lúa cạn truyền thống Các giống lúachịu hạn có năng suất cao hiện nay ở Miến Bắc Trung Quốc là: Han Dao 277,Han Dao 297 và Han Dao 502 với năng suất tiềm năng 6,5 tấn/ha.
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) bắt đầu phát triển các giống lúa chịuhạn cho khu vực Châu Á từ năm 2001 Những giống lúa chịu hạn đầu tiênđược phát triển là: IR55423-01 và UPLRI-5 từ Philippin; dòng B6144-MR-0-6-0-0 từ Indonesia và dòng CT6510-24-1-2 từ Colombia
Tại Thái Lan, năm 1996, Viện nghiên cứu Nông nghiệp nước này cùng vớiViện nghiên cứu Quốc tế Nông nghiệp nhiệt đới và Trung tâm Lúa gạo ChâuPhi đã chọn lọc được các giống như TOX 86-1-3-1; TOX 365-1-1; TOX 718-
1 và TOX 78-2 (Dasgusta, 1983) Những giống này có khả năng chịu hạn và chống chịu bệnh tốt
Năm 2005, bằng phương pháp sinh sản vô tính, các nhà khoa học TrungQuốc đã thành công trong việc tạo ra gen SKC1 giúp tăng khả năng chịu mặncủa lúa Gen SKC1 được sinh sản vô tính từ một loại lúa chịu mặn cũ có
nguồn gốc ở vùng Thượng Hải Các gen này có thể kiểm soát hiệu quả và làmcân bằng lượng natri và kali trong phần thân cây lúa mọc trên mặt đất và ngănngừa clo độc hại tích tụ trong thân và lá lúa Một lượng lớn natri clorua có xuhướng tích tụ trong phần thân cây lúa ở một môi trường có nhiều natri và genSKC1 có thể giúp chuyển natri clurua trở lại rễ, nhờ đó làm cho cây lúa giảmngộ độc natri Gen SKC1 lưu chuyển natri clorua chứ không lưu chuyển kaliclorua Do đó, lượng natri clorua dư thừa được lưu chuyển xuống rễ cây lúa[23]
Ở Philippin, ba giống lúa chống ngập đầu tiên là Swarna-Sub1, Sub1 và IR64 đã được TS McKill (IRRI) giới thiệu, phổ biến và hợp tácnghiên cứu với nhiều nước ở Châu Á Ấn Độ đã tạo ra hai giống lúa chốngngập là Swarna-Sub1, Mahsuri-Sub1 Bangladesh đã tạo ra một giống lúa
Trang 22Mahsuri-chống ngập là BR-11-Sub1 Thái Lan cũng đã tạo ra một giống lúa Mahsuri-chốngngập là Homcholasit Tại Indonesia, vào tháng 3/2011, cơ quan nghiên cứu vàPhát triển Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp đã đưa vào một lần mười giốnglúa trong đó có một giống lúa chống ngập Inpara và một giống chống hạnInpago [20].
* Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh.
Các nhà nghiên cứu khoa học nông nghiệp Đại học Arkanasas (Mỹ) đã xácđịnh được gen điều khiển tính chống chịu hạn, mặn và lạnh ở cây lúa Genquan trọng nhất có tên MAPK5 (Mitogen Activated Protein kinase 5)
MAPK5 điều chỉnh việc sản xuất kinase, một protein điều chỉnh phản ứng củacây lúa đối với những yếu tố hạn chế sinh học như thiếu nước, quá mặn hoặclạnh Ở mức thấp hơn, MAPK5 dường như đóng vai trò làm gián đoạn nhữnghạn chế sinh học do sâu, bệnh gây ra Theo Yang, gen này do điều kiện bất lợiphi sinh học tạo ra, song cũng được kích hoạt bởi bệnh đạo ôn và một số bệnhhại lúa khác MAPK5 là gen chủ yếu điều chỉnh khả năng phòng vệ của câylúa và có thể được dùng để cải thiện tính chống chịu stress cho những câytrồng khác [21]
Vius hại lúa gây ra căn bệnh tungro, một loại virus gây bệnh vàng lùn, lùnxoắn do loại rầy xanh và rầy bông truyền bệnh Bệnh có thể xuất hiện ở tất cảcác giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng sinhdưỡng Biểu hiện bệnh là cây có nhiều đốm hoặc các vạch và cây bị lùn; câygiảm sự đẻ nhánh, làm chậm việc trổ bông và dẫn đến chậm trễ sự chín; giélúa nhỏ và không thoát hoàn toàn; hầu hết các gié bị lép (khô) và có màu nâutối Bệnh tungro phát triển mạnh trong những năm đầu thập niên 10 của thế kỉXXI đã làm tổn thất lớn sản lượng lúa thu hoạch ở Châu Á Để ngăn chặn cănbệnh này, sau 20 năm nghiên cứu, hai nhà khoa học Mỹ là Roger N Beachy
Trang 23và Shunhong Dai mới đây đã công bố, trong cây lúa có hai loại protein khác
có tên RF2a và RF2b, hai protein này được xem là nhân tố chính bảo vệ lúachống lại các loại virus và giúp lúa phát triển bền vững Chính vì vậy, dùngphương pháp tạo dựng nguồn protein RF2a và RF2b có thể là cách đi mớităng cường chống lại dịch bệnh [22], [28]
1.4.1.2 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Theo số liệu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc(FAO):
Năm 2018: Trên toàn thế giới có khoảng 128 nước trồng lúa và phân bố ởtất cả các châu lục Theo vùng lãnh thổ, Châu Phi có 44 nước trồng lúa, tiếpđến Châu Á có 35 nước, Trung Mỹ và Caribe có 14 nước, Nam Mỹ có 13nước, Châu Âu có 13 nước và Châu Đại Dương chỉ có 5 nước trồng lúa
Diện tích canh tác lúa:
Diện tích canh tác lúa trên thế giới năm 2018 là 167,133 triệu ha Trong đó,diện tích lúa của Châu Á năm 2018 là 146,070 triệu ha chiếm 87,40% tổngdiện tích lúa trên toàn thế giới, tiếp đến là Châu Phi 14,243 triệu ha (chiếm8,52%), Châu Mỹ 6,128 triệu ha (chiếm 3,67%), Châu Âu 0,626 triệu ha(chiếm 0,37%) còn diện tích canh tác lúa ở Châu Đại Dương không đáng kể.Những nước có diện tích lúa lớn nhất là Ấn Độ (44,500 triệu ha), TrungQuốc (30,189 triệu ha), Indonesia (15,995 triệu ha), Banglades (11,910 triệuha), Thái Lan (10,407 triệu ha) Việt Nam đứng thứ 6 thế giới với 7,570 triệu
ha diện tích đất canh tác lúa [26]
Năng suất lúa:
Năng suất lúa trên thế giới bình quân đạt 46,789 tạ/ha Châu Đại Dương(98,467 tạ/ha), Châu Âu (64,273 tạ/ha), Châu Mỹ (63,261 tạ/ha) là nhữngchâu lục có năng suất lúa bình quân cao hơn so với thế giới Năng suất bình
Trang 24quân của Châu Á (48,291 tạ/ha) cũng cao hơn so với thế giới, tuy nhiên sựchênh lệch không nhiều như các châu lục khác.
Austrlia là nước có năng suất lúa dẫn đầu thế giới (103,86 tạ/ha), tiếp đến là
Ai Cập (88,26 tạ/ha), Hoa Kì (86,21 tạ/ha), Uruguay (85,00 tạ/ha) Riêng ởChâu Á, các nước có năng suất lúa cao như: Trung Quốc (70,26 tạ/ha), NhậtBản (66,17 tạ/ha) Năng suất lúa của Việt Nam đạt 58,18 tạ/ha cao hơn năngsuất bình quân của thế giới là 11,39 tạ/ha
Sản lượng lúa:
Tổng sản lượng lúa sản xuất trong năm 2018 của toàn thế giới là 782,000triệu tấn, trong đó Châu Á chiếm 90,20% với 705,393 triệu tấn, Châu Mỹchiếm 4,96% với 38,764 triệu tấn, sau đó là Châu Phi chiếm 4,24% với33,174 triệu tấn, Châu Âu chỉ sản xuất được 4,023 triệu tấn chiếm tỉ lệ rấtthấp 0,51%, sản lượng lúa của Châu Đại Dương không đáng kể
Trung Quốc (212,129 triệu tấn) và Ấn Độ (172,580 triệu tấn) là hai quốcgia có tổng sản lượng lúa cao nhất thế giới năm 2018 Tiếp đến là Indonesia(83,037 triệu tấn), Banglades (56,417 triệu tấn) Việt Nam xếp ở vị trí thứ 4với 44,046 triệu tấn lúa gạo được sản xuất năm 2018
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới năm 2018
Trang 251.4.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở Việt Nam
1.4.2.1 Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam
Lúa là cây lương thực quan trọng trên thế giới, đặc biệt ở các nước ĐôngNam Á, lúa là cây lương thực đứng hàng đầu do có giá trị dinh dưỡng cungcấp năng lượng cho các hoạt động sống của con người Vì vậy, chọn tạo giốnglúa cho năng suất cao và phẩm chất tốt là điều cần thiết
Công tác chọc tạo giống lúa ở nước ta đã tiến hành từ những năm 1950nhưng do điều kiện chiến tranh 2 miền Nam Bắc nên việc chọn tạo giống ở 2miền khác nhau Ở miền Bắc đã tạo ra giống lúa mới bằng con đường lai tạo
Trang 26và nhập nội Ở miền Nam chủ yếu là nhập nội Giống lúa lai đầu tiên ra đời làlúa chiêm 314 do Lương Đình Của đưa vào sản xuất năm 1968 [11], [14].Với phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học (maker phân tử, nuôi cấytúi phấn) kết hợp với khảo nghiệm đồng ruộng Viện nghiên cứu lúa Đồngbằng sông Cửu Long đã nghiên cứu, chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suấtcao, chất lượng gạo tốt như: OM1490, OM2517,OM3536, OM2717,OM2718, OM3405, OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sảnxuất ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long [2].
Nhiều giống lúa có năng suất, chất lượng cao: Xi23, P6, HT1, M90, ĐB6,TH3-3, … đã được Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Ditruyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Đại học nông nghiệp 1, Viện Câylương thực và Cây thực phẩm tạo ra
Năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai (Viện Cây lươngthực, thực phẩm thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp) chọn tạo giống lúa lai 3dòng, năng suất cao có tên gọi HTY100, cho gạo ngon, cơm mềm, có mùithơm nhẹ, đã được đăng kí thương hiệu độc quyền Thiên Hương HTY100[18]
Đối với cây lúa, sau mục tiêu năng suất, phẩm chất hạt là một yêu cầu vôcùng quan trọng, đặc biệt là mùi thơm Theo nghiên cứu của Nguyễn ThịLang và Bùi Chí Bửu (Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long), thực hiện maker
RG 28F-R cho kết quả liên kết giữa maker và gen mục tiêu với khoảng cách
di truyền khá gần là trong quần thể BC2 F3 từ Khao DawMali 105/OM1490,gen fgr điều khiển mùi thơm là gen lặn trên nhiễm sắc thể số 8, băng thể hiệnmùi thơm xuất hiện ở độ lớn 190bp và không thơm ở độ lớn 90bp (cặp mồiRG28F-R), băng thể hiện mùi thơm xuất hiện ở độ lớn 160bp và không thơm
ở độ lớn 120bp (RM223) Gen thơm là tính trạng phức tạp chịu ảnh hưởng rất
Trang 27mạnh của điều kiện ngoại cảnh Với maker này có thể áp dụng chọn lọc vàphục vụ chọn giống lúa mùi thơm [9].
* Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu hạn, chịu mặn, chịu ngập
Nghiên cứu chọn giống lúa chống chịu khô hạn của Viện cây lương thựcthực phẩm bằng phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu hạnđịa phương và các dòng lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp lai hữutính kết hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu hạn khá
và năng suất cao như CH2, CH3, CH133, CH5 trồng rộng rãi ở vùng Trung dumiền núi phía Bắc, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Bên cạnh đó,các giống chịu hạn và giống lúa cạn cũng được tạo ra bằng phương pháp laihữu tính, nuôi cấy tế bào soma, xử lý đột biến như: LC88-66, LC88-67-1,LC90-5, LC93-1, LC93-4, …
Bằng phương pháp maker RFLP, microsatellite phân tích bản đồ di truyềncủa tổ hợp lai IR 28/Đốc Phụng khi phân tích QTL (Quantitative Trait Loci)tính trạng chống chịu mặn của cây lúa, Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sôngCửu Long xác định maker RM223 liên kết với gen chống chịu mặn vớikhoảng cách di truyền 6,3cM trên nhiễm sắc thể số 8 ở giai đoạn mạ [4]
Từ kết quả phân lập được gen lúa chịu ngập và chuyển gen này vào một sốgiống lúa có nhiều đặc tính tốt Hiện nay đã có hàng chục giống lúa đượcchuyển gen chịu ngập đang được nghiên cứu phát triển tại một số khu vựcĐông Nam Á trong đó có Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã xác định được cácgiống lúa IR64-Sub1, Swanrna sub1, IRRI119 thích hợp cho vùng ngập lụtĐồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ Hiện nay cácgiống lúa này đã phổ biến vào sản xuất và sử dụng làm nguồn vật liệu trongcông tác lai tạo cải tiến một số giống lúa của địa phương có năng suất chấtlượng cao nhưng khả năng chịu ngập kém
* Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh
Trang 28Tiếp thu những thành tựu của Viện lúa Quốc tế, Viện Nghiên cứu lúa Đồngbằng sông Cửu Long đã dùng phương pháp chỉ thị maker kết hợp với chọngiống truyền thống thanh lọc và đánh giá kiểu hình, kiểu gen các giống lúamùa địa phương xác định gen kháng bạc lá Xa5, Xa13 trên nhiễm sắc thể số
5, 8 và việc liên kết các gen mục tiêu làm tăng tính kháng rộng của giống lúa.Các nhà chọn tạo giống trong nước cũng đã cho ra đời những giống lúa khángbạc lá cho nông dân khu vực Nam Bộ Còn tại phía Bắc, Viện Nghiên cứu lúa– Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu lai, chuyểngen kháng bệnh bạc lá vào giống lúa chất lượng cao BT7 thành giống lúa BT7kháng bệnh bạc lá, đó là 3 gen kháng tốt với bạc lá tại Việt Nam là gen Xa21,Xa7 và một gen lặn là Xa5 [27]
Viện Nghiên cứu lúa Đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp PCRchọn giống kháng rầy nâu có gen Bph-10 ở nhiễm sắc thể số 12 liên kết với maker RG457 (tổ hợp lai PTB33/TN1) và RM227 (IR 64/Hoa lài) để nghiên cứu di truyền phân tử tính trạng kháng rầy nâu của cây lúa [4] * Nghiên cứu
về kĩ thuật canh tác cho lúa
Theo Nguyễn Văn Bộ thì 1 tấn thóc (tính kèm cả rơm rạ) lấy đi từ đất vàphân bón 22,2 kg N; 7,1 kg P2O5; 31,6 kg K2O; 3,94 kg CaO; 4,0 kg MgO;51,7 kg Si; 0,94 kg S; 40 g Zn; 27 g Cu; 12 g B Như vậy, cây lúa lấy đi nhiềunhất là silic, kali và nitơ Do đó, để đảm bảo đất không bị suy thoái, vềnguyên tắc phải bón cho đất một lượng dinh dưỡng tương đương với lượngcây sử dụng Tuy nhiên, nếu dùng rơm rạ bón lại cho cây trồng vụ sau thìchúng ta sẽ trả lại cho đất phần lớn các nguyên tố như kali, canxi, magie vàsilic [1]
Ứng dụng kĩ thuật máy sạ hàng được cải tiến từ “drum seeder” của IRRI đãbắt đầu thực hiện từ năm 1990 cho đến nay Kĩ thuật này đã làm giảm 50% sốlượng hạt giống gieo sạ ở Đồng bằng sông Cửu Long Mật độ sạ phổ biến
Trang 29trong kĩ thuật này là 70 - 100 kg/ha Kĩ thuật này hiện đang sử dụng ở Đồngbằng sông Hồng trong vài năm trước đây Nội dung này góp phần quan trọngtrong chiến lược 3 giảm (giảm mật độ sạ; giảm bón phân đạm; giảm phunthuốc sâu, bệnh).
1.4.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là một nước trồng lúa trọng điểm trên Thế giới, ngườiViệt Nam vẫn thường tự hào về nền văn minh lúa nước của đất nước mình Từ
xa xưa cây lúa đã tở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọngtrong đời sống của người dân Việt Nam Diện tích gieo trồng lúa, năng suất vàtổng sản lượng lúa cả nước, có thể chia ra làm các thời kì như sau:
Từ năm 1878 đến năm 1945 (trong thời kì Pháp thuộc): Năng suất lúa chỉđạt dưới 1 tấn/ha và sản lượng lúa khoảng 5 triệu tấn
Từ 1945 đến 1955: Năng suất lúa bình quân đạt 1,2 đến 1,4 triệu tấn/ha vớidiện tích gieo trồng 4,2 đến 4,6 triệu ha và tổng sản lượng đạt 5,5 đến 6,7triệu tấn thóc
Từ 1960 đến 1985 (trước đổi mới): Năng suất lúa bình quân đạt 2,0 đến 2,8tấn/ha; diện tích gieo trồng tăng đáng kể từ 4,8 đến 5,7 triệu ha; tổng sảnlượng đạt 9,5 đến 15,9 triệu tấn thóc
Từ 1990 đến 1999: Năng suất lúa tăng từ 3,2 đến 4 tấn/ha; diện tích gieotrồng lúa tăng từ 6,0 đến 7,7 triệu ha và sản lượng tăng từ 19,5 lên 31,0 triệutấn thóc
Từ 2000 đến 2007: Năng suất lúa bình quân tăng từ 4,2 đến 4,9 tấn/ha; diệntích gieo trồng có xu hướng giảm từ 7,6 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha vàtổng sản lượng lúa tăng từ 32,5 đến 35,9 triệu tấn thóc
Từ 2008 đến nay: Năng suất lúa bình quân đạt mức 5,2 đến 5,8 tấn/ha; diệntích gieo trồng trong vùng từ 7,4 đến 7,9 triệu ha; tổng sản lượng lúa trongkhoảng 38,7 đến 45,1 triệu tấn
Trang 30Bảng 1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam từ 2008 - 2018
2004 đến 2008 là trên 4 triệu tấn/năm; từ 2009 đến 2012 liên tục tăng mạnh từ
6 đến 8 triệu tấn/năm và đứng thứ 2 trên thế giới Năm 2013 do bối cảnh kinh
tế thế giới có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước có nhiều khó khăn, lạm pháttăng cao nên gạo được xuất khẩu chỉ đạt mức gần 4 triệu tấn/năm và sau đó từ
2014 đến nay, xuất khẩu gạo bình quân xấp xỉ 6 triệu tấn/năm và đứng thứ 3trên thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ
Trang 311.4.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở Bình Định
1.4.3.1 Tình hình nghiên cứu lúa ở Bình Định
Những năm gần đây ở tỉnh Bình Định đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấucây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng hiệu quả trên một đơn
vị diện tích Đối với sản xuất lúa đã tiến hành chuyển từ 3 vụ/năm hiệu quảthấp sang 2 vụ/năm hiệu quả cao cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng caohơn, nhiễm sâu, bệnh nhẹ Các giống lúa thuần đang được sử dụng trong sảnxuất là ĐV108, Q5, ML214, SH2, BC15, TBR1, ML48, ML49,… Hiện nay
có khoảng 95 – 98% số hộ nông dân trên địa bàn của tỉnh sử dụng giống cấpxác nhận và giống tương đương cấp xác nhận (do Hợp tác xã sản xuất), giảmmật độ gieo trồng còn khoảng 80 -120 kg/ha (tùy từng vụ) Đây là bước tiếnquan trọng góp phần tăng năng suất và sản lượng lương thực của tỉnh trongnhững năm gần đây
Chọn giống thuần siêu lúa trung đến ngắn ngày với kiểu cây: thân cứng, ládày, gọn khóm, đẻ vừa phải, 220 – 250 bông/m2, bông to, tỷ lệ chắc hạt cao
160 - 180 hạt/bông, hạt dày, khối lượng 1000 hạt 26 – 28 g, năng suất cao trên
10 tấn/ha, chất lượng tốt, chống chịu với một số sâu, bệnh chính hại lúa, chịumặn khá, nhằm đối phó với sự xâm thực mặn khi nước biển dâng do biến đổikhí hậu
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa và kĩ thuật canh tác cho vùng Duyên hảiNam Trung Bộ đã đánh giá được trong tập đoàn một số giống lúa triển vọngnhập nội từ IRRI là giống OM4900 và OM5240 Đã xác định được 3 giốnglúa BM9962, ĐB6 và KD18 đột biến thích hợp 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu ởvùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng năng suất từ 70 – 80 tạ/ha Cácgiống lúa này đều có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (<120 ngày), cây cứng,
ít nhiễm sâu, bệnh và có khả năng thích ứng rộng
Trang 32Nghiên cứu và đánh giá tính kháng, khả năng chống rầy nâu, bệnh vànglùn, lùn xoắn lá của bộ giống lúa cho miền Trung hiện nay có cấp kháng 5 - 7,chưa phát hiện giống lúa cũng như các nguồn có kháng cao (0 - 3) Gen khángcòn có hiệu quả đối với rầy nâu miền Trung Các giống lúa chống chịu với rầynâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá như: AS996 ML2002CL (RNT3),OM4668CL (RNT9),
1.4.3.2 Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định, năm 2019, tuy sảnxuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả đạt được vẫn rất khảquan Trong đó, đáng kể nhất là năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 64,7tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với cùng kỳ; việc thực hiện đề án chuyển đổi cây trồngtrên đất sản xuất 3 vụ lúa/năm sang cây trồng khác đem lại hiệu quả rõ rệt;việc triển khai thực hiện 4 dự án cánh đồng lớn với tổng diện tích 690 ha đãthu hút hơn 2.000 hộ nông dân tham gia, năng suất lúa cánh đồng lớn tăng từ1,5 - 2 tạ/ha so với ngoài mô hình [29]
Tổng diện tích sản xuất lúa tại Bình Định trong vụ Đông Xuân 2019 - 2020
là 48.036 ha Trong đó có 36,298 ha lúa trên chân ruộng 2 vụ đang đẻ nhánh,đứng cái; 10.019 ha lúa trên chân ruộng 3 vụ đang làm đòng và 1.719 ha lúachân cao sạ đang làm đòng, trổ bông [30]
1.4.3.3 Diễn biến thời tiết trong vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020
Kết quả quan trắc một số yếu tố khí tượng qua các tháng trong vụ ĐôngXuân ở bảng 3.1 ta thấy có thể nhận xét như sau:
Tháng 12/2019, nhiệt độ trung bình là 23oC, nhiệt độ thấp nhất là 17,1oC,
số giờ nắng trong tháng là 151 giờ, độ ẩm không khí trung bình 81% và có 12ngày mưa trong tháng với lượng mưa 41,8mm là khá thuận lợi cho cây lúasinh trưởng và phát triển ở giai đoạn từ mạ đến đẻ nhánh
Trang 33Tháng 1/2020 ở tỉnh Bình Định là tháng có nhiệt độ trung bình 23,2oC,nhiệt độ này là khá ấm áp so với các năm trước và rất thuận lợi cho quá trìnhsinh trưởng và phát triển của lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng.
Tháng 2, nhiệt độ trung bình là 23,1oC, thời gian chiếu sáng trong tháng
là 205 giờ, ẩm độ không khí 82%, có 9 ngày mưa nhưng lượng mưa khônglớn (20,4mm) nên khá thuận lợi cho lúa ở giai đoạn từ làm đòng đến trổ bông.Tháng 3 là thời kì lúa ở giai đoạn từ sau trổ đến chín Điều kiện nhiệt độtrung bình 26,2oC, ẩm độ 82%, thời gian chiếu sáng lớn 285 giờ, trung bìnhtrên 9 giờ/ngày là rất thuận lợi cho quá trình quang hợp để tạo vật chất và tíchlũy vật chất về hạt
Tóm lại, điều kiện thời tiết trong vụ Đông Xuân 2019 - 2020 cơ bản làthuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa từ giai đoạn mạ đến trổchín và thu hoạch
Bảng 1.4 Diễn biến một số yếu tố thời tiết qua các tháng
(Đông xuân 2019 – 2020 tại Hoài Mỹ – Hoài Nhơn – Bình Định)
Yếu tố
Tháng
121234
Trang 34CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 vàANS1, trong đó ĐV108 là giống đối chứng đang được sử dụng phổ biến trongsản xuất của tỉnh Bình Định
- ĐV108: Nguồn gốc Trại giống lúa Đồng Văn
Đặc điểm:
Thời gian sinh trưởng: 125 - 130 ngày
Chiều cao cây: 90 - 95 cm; Năng suất: 50 - 55 tạ/ha
Có khả năng chịu rét, chống đổ, chịu nóng và chịu hạn khá
- BĐR07: Viện KHKT nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng: 90 - 110 ngày
Chiều cao cây: 80 - 85 cm; Năng suất: 75 - 85 tạ/ha
Có khả năng chịu hạn, thích ứng rộng, kháng sâu bệnh tốt
- BĐR17: Viện KHKT nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
Thời gian sinh trưởng: 105 - 110 ngày
Chiều cao cây: 95 - 100 cm; Năng suất: 55 - 65 tạ/ha
Có khả năng chịu hạn, chịu mặn, thích nghi rộng, kháng sâu bệnh tốt
- ANS1: Viện KHKT nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
Thời gian sinh trưởng: 100 - 105 ngày
Chiều cao cây: 95 - 105 cm; Năng suất: 65 - 80 tạ/ha
Có khả năng chịu nóng tốt, kháng tốt với đạo ôn và rầy nâu
2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông Xuân (từ tháng 11/2019 – 04/2020)
- Địa điểm nghiên cứu:
Trang 35+ Thí nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng thuộc xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
+ Các chỉ tiêu sinh hóa được phân tích tại phòng thí nghiệm của khoa Khoahọc tự nhiên, trường Đại học Quy Nhơn, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hảiNam Trung Bộ
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1
- Nghiên cứu một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 4 giốnglúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu phẩm chất gạo của 4 giống lúa ĐV108,
BĐR07, BĐR17 và ANS1
- Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng
- Tiến hành trồng ở đồng ruộng Hoài Mỹ, Hoài Nhơn, Bình Định Thí nghiệmđược bố trí ở vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020 Quy trình bố trí thí nghiệmtheo Qui chuẩn Quốc gia ký hiệu QCVN 01 – 55:2011/BNNPTNT
- Bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại Diện tích ô thínghiệm là 10 m2 (5 m x 2 m) Khoảng cách giữa các ô trong mỗi lần lặp lại là
30 cm và giữa các lần lặp lại là 50 cm Xung quanh ruộng thí nghiệm cấy lúabảo vệ
- Phương thức cấy 1 dảnh/khóm, mật độ cấy 10 cm x 20 cm (50 khóm/m2)
- Thí nghiệm gồm 4 công thức:
Trang 36+ CT1: Giống ĐV 108 (ĐC)
+ CT2: Giống BĐR07
+ CT3: Giống BĐR17+ CT4: Giống ANS1
Xử lý và ngâm ủ: Sử dụng nước sạch để ngâm hạt giống (dùng nước ấmvới tỉ lệ 2 sôi + 3 nguội) ngâm 36 giờ Trong thời gian ngâm, thay nước 1 – 2lần Khi hạt no nước tiến hành rửa chua, vớt hạt để ráo nước và ủ kín
Tiến hành gieo sạ, sau khi gieo 16 ngày sẽ tiến hành cấy lúa theo mật độcấy 10 cm x 20 cm (50 khóm/m2) (cấy 1 dảnh/khóm)
Lượng phân bón: lượng phân bón cho 1 sào (500m2) như sau:
Phân chuồng hoai: 400 kg, vôi bột: 15 kg; lân Super: 15 kg, ure: 5 kg; kaliclorua: 7 kg; NPK (16-16-8-13S): 8 kg
* Kỹ thuật bón phân:
Trang 37- Bón lót: Bón lót toàn bộ lượng vôi trước khi cày vỡ 10 ngày Bón lót toàn bộphân chuồng, phân lân trước khi cày lần cuối.
- Bón thúc: Bón thúc lần 1 (sau khi sạ 10 ngày): bón 3 kg phân ure + 2 kgphân NPK Bón thúc lần 2 (sau khi sạ 20 ngày): bón 2 kg phân ure + 2 kgphân kali clorua + 2 kg phân NPK Bón thúc lần 3 (sau khi sạ 40 ngày): bón 3
kg kali chorua + 2kg phân NPK Bón thúc lần 4: khi lúa có đồng giả (khi lúatrổ 5 - 10%): Bón 2 kg phân kali chorua + 2 kg phân NPK
2.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp xác định
* Một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển:
- Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn -
Chiều cao cây
Trang 38- Tỉ lệ gạo lứt, tỉ lệ gạo trắng, tỉ lệ hạt gạo nguyên
- Hàm lượng protein, hàm lượng tinh bột
* Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại
Theo TCN: QCVN 01-55:2011/BNNPTNT:
- Bệnh đạo ôn hại lá (Pyricularia oryzae)
- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)
- Sâu đục thân bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas)
- Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis)
* Hiệu quả kinh tế
- Lãi ròng = Tổng thu – tổng chi
- Tổng thu = NSTT (kg/ha) x giá bán (đồng/kg)
- Tổng chi = Giống + Phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + Công lao động
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê toán học: Theo phần mềm MS Excel 2016, phần mềm Statistix 8.2
- Giá trị trung bình mẫu ( X ): X =
Xi : giá trị đo đếm ở mỗi lần nhắc lại
Trang 39CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Một số chỉ tiêu nông học ở giai đoạn mạ của 4 giống lúa
Sức sinh trưởng của cây mạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượnggiống, điều kiện thời tiết, khí hậu và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, … Nếucây mạ khỏe mạnh, sau khi cấy sẽ nhanh bén rễ hồi xanh, lúa chuyển sang đẻnhánh sớm Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu nông học ở giai đoạn mạ đượctrình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu nông học ở giai đoạn mạ của 4 giống lúa
Giống
ĐV108 (ĐC)BĐR07BĐR17ANS1
CV (%) LSD 0,05
- Chiều cao cây mạ: Chiều cao cây mạ của các giống biến động từ 25,6
cm đến 28,2 cm Giống có chiều cao cây mạ cao nhất là ANS1 (28,2 cm).Giống có chiều cao cây mạ thấp nhất là ĐV108 (25,6 cm) Sự sai khác vềchiều cao cây ở giai đoạn mạ giữa 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 vàANS1 là có ý nghĩa thống kê
Trang 40động từ 3,2 đến 3,7 lá Giống ANS1 có số lá cao nhất (3,7 lá), tiếp đến ởgiống BĐR07 (3,5 lá) và giống BĐR17 (3,4 lá), thấp nhất ở giống ĐV108