1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

GDTC phuoc thanh

20 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 158,39 KB

Nội dung

Lê Thị Lài Nguyễn T Hồng Thương Phạm Thị Thanh Trúc Bùi Thị Xuân Lương Thị Nhất Nguyễn Thị Thanh Phúc Nguyễn Thị Thanh Phúc Nguyễn Thị Thanh Phúc Nguyễn Thị Thanh Phu[r]

Trang 1

*****

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRUNG TÂM GDTC - QPAN

********

Đề cương Bài giảng

CHẠY CỰ LY NGẮN - TRUNG BÌNH

Số Tín chỉ: 3 Giảng viên: Th.s Trịnh Phước Thành

Đối tượng: SV Năm 1 ( GDTC Đại cương)

Năm học 2016 - 2017

Trang 2

Bài 1.

Đặc điểm, lịch sử phát triển, ý nghĩa, tác dụng

của chạy cự ly trung bình và việt da

I Lịch sử phát triển

- Cự ly chạy từ 500 – 2000m (thi đấu 800m và 1500m) khi chạy địa hình tự nhiên gọi là việt dã (băng đồng)

- Phát triển sớm nhất ở nớc Anh năm 1837, cự ly 2000m tại trường Cao đẳng thành phố Rebi

II ý nghĩa, tác dụng của chạy cự ly trung bình và việt da

1 Chạy cự ly trung bình

- Chạy với cường độ dưới cực đại, thời gian tương đối dài (2’ – 5’) A.l trong máu tăng đáng kể 200 - 270mg, cuối cự ly nhu cầu 02 đạt cực đại, chịu sự căng thẳng thần kinh, cơ bắp mệt mỏi rã rời…nếu không có ý chí sẽ đi bô, chạy chậm ảnh hưởng thành tích

- Thành tích chạy phụ thuộc vào độ dài và tần số bước chạy phù hợp với trình độ thể lực Thậm chí khi gần về đích cơ thể rất mệt mỏi còn phải tăng tốc độ

+ SB chung giúp người tập hoàn thành nhiệm vụ từng buổi học cũng là cơ sở phát triển SB tốc độ

+ SB chuyên môn cho phép người chạy có tốc độ trung bình trên toàn cự ly cao (VĐV kiện tướng # 6m/s)

Yếu tố chính của cự ly này là gây mệt mỏi, giảm thành tích chay, tăng lượng a.l và C02 trong máu cao Tập luyện nhằm phát triển nhiều mặt cho người tập như: làm quen, chịu đựng mệt mỏi, dễ dàng vượt qua trang thái “cực điểm”, duy trì tốc độ trung bình cao, thực hiện được các phương án chiến thuật trong thi đấu…

- Yếu tố tiết kiệm năng lượng, thở sâu tích cực, luân phiên dùng sức và thả lỏng cơ bắp là những cách để duy trì khả năng chạy tốc độ cao

- Giúp người tập có cảm giác tốc độ đảm bảo đúng chiến thuật đã đặt ra

2 Chạy Việt dã

- Chạy với cường độ lớn và trung bình, nhu cầu 02 cao (4-5 lít), hoạt động trong điều kiện ổn định nhờ tăng độ sâu và tần số hô hấp T’ hoạt động từ vài chục phút đến vài giờ, đòi hỏi có ý chí cao, chịu đựng lớn, độ bền bỉ dẽo dai Nói cách khác người tập cự ly này có hệ hô hấp và tuần hoàn tốt cùng cơ bắp hoạt động bề bỉ

- Tác dụng của chạy việt dã như chạy CLTB nhưng cự ly dài hơn, trong điều kiện thiên nhiên thực dụng, hấp dẫn người tập Tập chạy việt dã ngoài việc đủ sức khỏe để thi đấu mà còn rèn luyện thể lực cho hầu hết các môn thể thao

- Chạy CLTB-CVD không đòi hỏi điều kiện đường chạy, tốn kém nhưng hiệu quả tốt HS-SV cần tích cực tập luyện môn này, vừa có lợi cho sức khỏe, tinh thần vừa để đạt tiêu chuẩn RLTT Nếu tập thường xuyên thì từ nội dung đáng sợ khó đạt trở thành nội dung không đáng sợ và dễ đạt nhất

- Tập luyện và thi đấu ở chạy việt dã ngoài việc đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn, người tập còn phải có lòng dũng cảm kiên cường, trước hết phải chiến thắng bản thân

Bài 2

Trang 3

KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH

I Kỹ thuật chạy cự ly trung bình

Chia làm 4 giai đoạn: Xuất phát, tăng tốc sau xuất phát, giữa quãng và về đích

1 Xuất phát

- Thường dùng kỹ thuật xuất phát cao 2 điểm tựa (chạy 800m có thể dùng kỹ thuật xuất phát 3 điểm tựa: 2 chân và tay khác chân thuận, chạy theo ô riêng hoặc chung) có 2 khẩu lệnh “vào chỗ” và “chạy”

- Khi có lệnh vào chỗ: tiến lên đặt chân thuận sát vạch xuất phát, chân kia chống sau, thân trên ngã về trước gối khuỵu Tiếp đó là tăng độ ngả người và hạ thấp trọng tâm nhưng không làm mất thăng bằng dẫn tới phạm quy Tay để so le mắt nhìn trước đầu hơi cuối

2 Tăng tốc sau xuất phát

- Khi có lệnh chạy: lập tức xuất phát và tăng tốc độ ngay Độ ngả người phụ thuộc vào tốc độ chạy khi chạy đạt được tốc độ cần thiết thì ngừng tăng tốc và chuyển sang chạy giữa quãng

- Xuất phát nhanh trong chạy CLTB không quan trọng lắm nhưng để chiếm vị trí thuận lợi khi chạy là điều cần thiết, khi chạy đường vòng cần chạy sát phía trong đường vòng

3 Chạy giữa quãng

- Độ dài và tần số bước chạy từ 3,5 – 4,5 bước/s

- Tư thế thân người: thân trên ngả về trước khoảng 4-50, hai vai lắc không nhiều Đầu và thân người giữ thẳng, các cơ cổ và mặt thả lỏng

- Động tác chân: là lực chủ yếu để đẩy cơ thể về trước Để tiết kiệm sức 2 chân cần đạp sau đúng hướng, phối hợp đạp sau với góc độ ngả thân trên và động tác của 2 tay Phải chú ý sau khi chân rời đất cần gập cẳng chân theo quán tính để tiết kiệm sức, đưa chân về trước được nhanh hơn, hạn chế phản lực do chống trước, điểm đặt chân trước cần gần điểm dọi của TTCT và chú ý hoãn xung

- Động tác của tay: so le với chân giúp giữ thăng bằng và cùng nhịp thở để điều chỉnh tần số bước chạy

- Trong chạy giữa quãng thường có hiện tượng “cực điểm” là lúc tức thở, chân, tay

cứng đờ tưởng như không chạy được nữa Lúc này có thể giảm tốc độ, thở sâu, có nghị lực chịu đựng và trạng thái đó sẽ qua, cảm giác dễ chịu sẽ tới - cơ thể bước vào

trạng thái “hô hấp lần hai”

- Thở trong chạy CLTB rất quan trọng vì năng lượng cung cấp chính là đường phân

ưa khí Do vậy, phải chủ động thở ngay từ đầu, nếu thở nông và không theo nhịp điệu ổn định sẽ dẫn tới mệt mỏi sớm, thành tích chạy kém Trong chạy CLTB hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng Muốn tăng tốc độ cần tăng nhịn thở

4 Về đích

Khi gần tới đích, người chạy phải đem hết sức lực còn lại để rút về đích để có thể thay đổi thứ hạng do những bước cuối này Người chạy tăng tần số, độ ngả thân trên và tăng sức mạnh đánh tay

Khi đã qua đích, không được dừng lại đột ngột mà cần chạy tiếp với tốc độ giảm dần – đi bộ - dừng lại và hồi tĩnh kỹ

II Kỹ thuật chạy việt da

Trang 4

Gồm có chạy CLTB và CLD không tổ chức trong SVĐ mà tổ chức trên địa hình tự nhiên Trên đường bằng phẳng kỹ thuật chạy CLTB – CLD không khác Chỉ khác khi chạy trên các đoạn đường đặc biệt Người chạy không những cần có kỹ năng mà còn có kinh ngiệm để chạy trong điều kiện đó, nhằm phòng ngừa chấn thương, tiết kiệm được sức, tận dụng được điều kiện bên ngoài để có thành tích tốt

1 Chạy lên dốc: Thân trên ngả về trước, đùi nâng cao, tay đánh rộng để giữ

thăng bằng Nếu dốc cao nên giảm tốc độ, thâm chí đi để tiết kiệm sức

2 Chạy xuống dốc: Do lực đạp sau trùng với lực hứt Trái đất, cần tận dụng

để tăng tần số, độ dài bước chạy Thân trên ngả về sau do chống trước phải chịu tải lớn Chú ý quan sát mặt đường để đặt chân cho vững, bước dài để cơ bắp được thả lỏng nghỉ ngơi, khi đặt chân mũi chân hướng ra ngoài để giữ thăng bằng

3 Chạy suôi và ngược gio

- Suôi gió: Tăng tốc độ và tiết kiệm sức

- Ngược gió: Cần ngả thân trên về trước nhiều hơn, hạ thấp trọng tâm để giảm lực cản Không nên tăng tốc khi gió ngược, không chạy trước mà nên bám sát để che bớt gió

4 Chạy trên cát, đất mềm và xốp: Cần chạy bước ngắn, tăng tần số để chân

không lún sâu, đánh tay mạnh và chạy thấp trọng tâm để goiữ thăng bằng

5 Chạy trên đồng nước: Nếu nước nông nên rút chân khỏi mặt nước và khi

đặt chân xuống phải duỗi thẳng bàn chân Nếu nước sâu phải lôi ngầm dưới nước

6 Chạy trong rừng: Khi chạy đường hẹp, phải dùng kỹ thuật luồng, lách, chú

ý dùng tay gạt cây cối để không bị vướng hoặc bị quật vào người và quan sát để tránh bị lạc đường

7 Chạy vượt chướng ngại vật: nếu thấp thì nhảy qua luôn, nếu cao vững chắc

thì nhảy lên đó trước rồi mới nhảy xuống bên kia để chạy tiếp Có thể phối hợp vơi tay để vượt cho nhanh hơn

Do mặt đường không bằng phẳng, chất liệu khôpng đồng nhất Khi chạy nên quan sát, lựa chon điểm đặt chân cho an toàn và có lợi cho việc dùng sức Được phép chạy tắt (theo quy định) để đoạn đường mình chạy là ngắn nhất

Trang 5

Bài 3

PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN

I Khái niệm sức bền

- V.S Farfel Là khả năng con người chống lại mệt mỏi

- HN khoa học Liên xô Là khả năng duy trì một công cho trước với thời gian dài

- Là năng lực chống lại mệt mỏi trong một hoạy động nào đó

- Là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được

* Sức bền chung: là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp và có sự tham gia của phần lớn hệ cơ

* Sức bền chuyên môn: là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong

những loại hình bài tập nhất định Nói cách khác: “Là năng lực thực hiện co hiệu

quả một công việc mang đặc thù chuyên môn, đáp ứng những yêu cầu của môn thể thao lựa chọn trong thời gian dài”.

- Các môn có chu kỳ thì sức bền của hệ tuần hoàn và hệ cung cấp năng lượng có ý nghĩa đặt biệt

+ Tập luyện-thi đấu có thời gian trung bình từ 2’-11’ là SB của hệ tuần hoàn, đòi hỏi cả ưa khí và yếm khí

+ TL-TĐ có t’: 11’ đến nhiều giờ là SB năng lượng (11’ đến 30’ hoạt động trong điều kiện nợ 02) còn với t’ từ 90’ trở lên hoạt động trong điều kiện đủ 02

SB của mổi người có tính di tryền (ưa khí 70%; yếm khí là 85%) chỉ còn có

15 – 30% còn lại dùng các giải pháp nhằm nâng cao sức bền

TL sức bền có cơ chế phức tạp và có thể làm thay đổi về hình thái và chức năng của cơ thể người tập như: cấu trúc của cơ, khớp, dây chằng, thành phần cấu tạo cơ, rèn luyện cho cơ quan nội tạng quen với hoạt động sức bền, loại bỏ mỡ thừa có vóc dáng hợp lý

II Những yếu tố cơ bản trong việc phát triển sức bền

SB phụ thuộc vào yếu tố di truyền và nhiều yếu tố khác Ở HS phổ thông chủ yếu là các bài trập chạy nhằm phát triển SB tốc độ Là nghệ thuật phối hợp 5 yếu tố sau một cách khoa học

- Tốc độ thực hiện bài tập

+ Dưới tới hạn: nhu cầu 02 dưới mức cung cấp

+ Tới hạn: nhu cầu 02 bằng mức cung cấp

+ Trên tới hạn: nhu cầu 02 cao hơn mức cung cấp

- Thời gian hoàn thành bài tập

+ T’ hoạt động kéo dài > 6’ tốc độ di chuyển dưới tới hạn thì E chủ yếu đủ 02

+ T’ từ 20” đến 2’ hoàn thiện cơ chế đường phân yếm khí tăng

+ T’ kéo dài từ 3” – 8” hoàn thiện cơ chế phân hủy CP

- Thời gian nghỉ giữa 2 bài tập

+ BT có tốc độ dưới tới hạn thời gian nghỉ đủ thì bài tập sau biến đổi như BT trước

+ BT có tốc độ như trên nhưng t’ tập < 2’, t’ nghỉ ngắn thì bài tập sau được thực hiện trong điều kiện đủ 02

+ Khi tập với tốc độ trên tới hạn thời gian nghỉ giữa không đủ để thanh toán nợ 02 thì bài tập sau nợ 02 sẽ tăng, cơ chế rèn luyện thiếu 02 được rèn luyện Do bài tập

Trang 6

này thuộc loại nặng, có tác động rất mạnh đối với cơ thể nên không thể tập với số lần nhiều

- Tính chất của sự nghỉ ( tích cực hay thụ động)

- Số lần lặp lại phụ thuộc vào nhiệm vụ của buổi tập

+ Tốc độ chậm, t’ ngắn, số lần lặp hạn chế sẽ không có hiệu quả như ý

+ T’ tập các lần tập sau nếu sự giảm sút không đáng kể số lần đã xác định đúng + Hiệu quả của việc tập luyện phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện các BT cuối

III Phương pháp phát triển sức bền chung

- BT thực hiện trong t’ dài

- BT có chu kỳ, trong đk đủ 02, mạch không quá 150 l/phút

- TL có hệ thống, thường xuyên và hạn chế nghỉ giữa

SB chung ở tuổi THCS nên tập tối thiểu 1 – 2 lần/ tuần nhằm ổn định khả năng cơ quantuần hoàn, hô hấp

Phương pháp phát triển SB chung:

1 Phương pháp chạy đồng đều (không nghỉ giữa, t’ 20’ đến 1 giờ, tốc độ 50%

sức), trong quá trình chạy cần thoải mái hít thở sâu theo nhịp 2-3 bước hít vào 2-3 bước thở ra

2 Phương pháp chạy lặp lại

- T’ chạy khoảng 1 – 1,5 phút (250-300m: 10-14t; 400-500m: 15-16t)

- Tốc độ chạy 50% sức (tốc độ tối đa # thành tích chạy 20m tốc độ cao)

- Tần số mạch # 130-160 l/phút mạch chạy biến tốc có thể đạt 180 l/phút

- Thời gian nghỉ # 3-4 phút hoặc mạch trước khi chạy khoảng 110-120 l/phút

3 Phương pháp chạy biến đổi

- Thời gian thực hiện bài tập ngắn, cường độ thực hiện cao #75% sức Kích thích phát triển quá trình hô hấp ở những lần tiếp theo

- Khi tập chú ý hoàn thiện kỵ thuật chạy, phối hợp tay, chân, thở, đặc biệt rèn luyện ý chí khắc phục mệt mỏi

IV Phương pháp phát triển sức bền tốc đô

Nhằm đạt thành tích cao, phát triển sức bền yếm khí; nâng cao hoạt động trong điều kiện đủ 02 là nền tảng để phát triển SB tốc độ

* Hoàn thiện cơ chế năng lượng CP

- Tốc độ: trên mức tới hạn

- Thời gian thực hiện bt: 3” - 8”

- Thời gian nghỉ giữa quãng: 2’ – 3’ Sau 3-4 lần phân hủy CP giảm

- Hình thức nghỉ: tích cực

- Số lần lặp lại: phụ thuộc vào trình độ và không được giảm tốc độ nhiều ở lần sau

* Hoàn thiện cơ chế phân giải glucôza

- Tốc độ: 90-95% tốc độ của cự ly, vài lần sau tốc độ có giảm nhưng gần tối đa với khả năng lúc đó

- T’ thực hiện: 20” đến 2 phút (200-600m)

- T’ nghỉ giữa: rút ngắn dần sau mổi lần tập

- Hình thức nghỉ: Không cần nghỉ tích cực nhưng không nên nghỉ hoàn toàn

- Số lần lặp lại: 3-4 lần/tổ; nghỉ giữa tổ dài 15-20 phút; nếu không sẽ chuyển sang trạng thái đủ 02

* phương pháp tập luyện:

Trang 7

1 Chạy biến tốc: chạy tốc độ tối đa 90-95% sức Đoạn đường từ 1/3-1/4 cự ly thi

đấu CLTB; 1/5-1/10 cự ly thi đấu của CLD – CVD

2 Phương pháp lặp lại: Cự ly ngắn hơn cự ly thi đấu, cường độ cao hơn Chạy

với một cự ly hoặc các cự ly khác nhau giảm dần hoặc tăng dần…

800m : từ 150 – 600m; 1500m : từ 400 – 1000m thời gian nghỉ từ 4-7’

So với phát triển SBC ; SB tốc độ yêu cầu ý chí nghị lực là cao hơn những căng thẳng, mệt mỏi trong tập luyện là lớn hơn

Huấn luyện SB TĐ nhất thiết phải có HLV chuyên nghiệp Đối với HS PT chỉ với mục đích sức khỏe và đạt tiêu chuẩn RLTT Chỉ cần tập luyện thường xuyên là đủ GV chỉ căn cứ nhiệm vụ cụ thể của HS để có hướng dẫn cụ thể để đạt mục đích đề ra

BÀI 4

PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÀI

I Thành phần trọng tài

- Trọng tài xuất phát (có 1 TT kiêm bắt phạm quy) nếu chạy theo ô riêng cần có Ttchuyên bắt phạm quy xuất phát

- TT ở đích gồm TT bấm giờ, xác định thứ bậc và báo vòng

- TT kiểm soát đường vòng

- Thư ký

II Nhiệm vụ

- Tổ trưởng TT (hoặc thư ký hoặc TT PL) điểm danh và phổ biến luật, lệ…

- TT PL tập trung VĐV về vị trí chuẩn bị, kiểm tra đối chiếu danh sách Dùng còi liên hệ các bộ phận khác (đích, đường chạy) nếu tất cả đã sẵn sàng thì cho VĐV vào vị trí xuất phát Dù chưa có lệnh xuất phát có VĐV phạm luật thì cho dừng chạy, tập trung VĐV về tuyến chuẩn bị, cảnh cáo hoặc loại VĐV phạm quy, sau đó tiến hành lại cho đợt chạy đó

- Các TT ở đích: TT trọng tài phân công TT bấm giờ (theo ô hoặc thứ tự) nhắc các

TT đưa đồng hồ về số 0, báo hiệu trả lời để TT phát lệnh cho XP Khi VĐV về đích, các TT bấm dừng đồng hồ Trong khi đó TT xác định thứ bậc cũng lên được bảng thứ tự về đích theo số đeo VĐV Thý sẽ khớp thành tích và thứ tự về đích vào biên bản thi đấu Trong biên bản có ghi Họ và tên, số đeo, đơn vịđợt chạy, thành tích và thứ bậc của VĐV Cuối cùng phải có chử ký của TT trọng tài, thư ký

- Các TT kiểm soát dọc đường có nhiệm vụ giám sát việc thi hành luật thi đấu để phát hiện các trường hợp phạm quy như: chen lấn, xô đẩy, chạy sai ô, tắc đườmh, không trao tín gậy trong khu vực quy định, nhờ sự giúp đỡ bên ngoài trong CVD

Đối với chạy CLTB,CLD TT phải báo số vòng còn phải chạy Khi chạy vòng cuối có bắn phát lệnh, hoặc run chuông

Trong chạy CLTB,CLD,CVD nếu không đủ TT và đồng hồ thì chỉ phân công bấm giờ cho các VĐV có thứ hạn cao còn lại TT đọc thành tích trên đồng hồ đang chạy mổi khi VĐV về đích để ngường khác ghi

Khi tổ chức thi đấu ở cơ sở thường TT chưa qua đào tạo Nên chọn những đối tượng thông minh, nhanh nhẹn và vô tư cần bồi dưỡng về luật, phương pháp TT đúng với nhiệm vụ được phân công Trước khi bắt chính thức, cần cho họ thực tập để kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc

Trang 8

Bài 5

MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN TRONG LUẬT ĐIỀN KINH

CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH

I Quy cách đường chạy:

1 Chạy cự ly trung bình

- Không chạy theo ô riêng mà chạy theo đường chạy chung sao cho bất kỳ một điểm nào trên vạch xuất phát cũng cách nơi dự kiến bắt vào đường vòng một đoạn bằng nhau Riêng chạy 800m ở qui mô quốc tế phải chạy ô riêng hết 300m đầu đến vạch quy định chạy chung ở cuối đường vòng (85,96m)

- Ở vòng cuối cần có chuông báo (phát súng lệnh) báo VĐV còn một vòng sân nữa

- Cần có máy ảnh quay thứ tự về đích và máy ghi âm để ghi lại thứ tự số đeo về đích theo lời trọng tài

2 Chạy việt dã

- Mùa thi: Đông – Xuân

- Đường chạy: chạy qua địa hình tự nhiên (đồng ruộng, bãi cỏ, rừng, dốc…)hạn chế chạy đường cứng Có thể tạo chướng ngại vật như: rào, hố nước…nhưng không được gây nguy hiểm Cũng không chạy qua địa hình nguy hiểm (hố sâu, dốc cao) Khi có đông VĐV tham dự thì 1500m đầu không chạy qua chướng ngại vật và đường hẹp Đường chạy có thể là một vòng khép kín, xuất phát và về đích có thể dặt trong sân vận động nhưng không chạy quá một vòng sau xuất phát và về đích Để tránh lạc đường cần cắm cờ đỏ bên trái cờ trắng bên phải, trên mặt đường vẽ các mũi tên chỉ đường màu trắng và cự ly đường còn lại

II Luật thi đấu

Điều 39 Thứ tự tiến hành thi đấu các môn chạy

- CLTB: Chạy ngược chiều kim đồng hồ (trừ chạy việt dã ngoài SVĐ)

Cự ly 1000m ở giải quốc tế, 800m chạy 300m đầu ô riêng trước khi chạy ô chung; những cự ly 400m trở xuống phải chạy theo ô riêng (nếu chung ≤ 6 người)

- Số lượng ô chạy phụ thuộc vào số lượng ô riêng có sẵn Nếu xuất phát chung hoặc chạy ô riêng trước khi chạy ô chung thì số lượng VĐV / đợt như sau

Giới tính Cự ly (m) Số người

Nữ

Nữ

Nữ

Nam

Nam

500 600-1000 1500-2000 600-1000 1500-2000

8 8-10 20 10 15 Cự ly thi từ 5000m trở lên số VĐV là < 25 người/đợt

- Nếu chạy không có vòng loại thí các VĐV xuất sắc chạy chung đợt để nâng cao thành tích và xếp hạng cuối cùng

+ Nếu số lượng VĐV đông ở cự ly 1500m nam; 800m nữ cho thi đấu loại bán kết và chung kết Cự ly > 5000m chỉ chạy chung kết

+ Dựa vào thứ tự về đích để chọn VĐV vào vòng tiếp theo

- Xác định người chiến thắng là thành tích ở đợt thi chung kết, không phụ thuộc vào thành tích thi loại, bán kết…thứ tự các VĐV khác là thành tích cao nhất ở các vòng ngoài Nếu chạy các đợt chung kết thì thành tích tính theo thời gian không tính theo thứ hạng

Trang 9

- VĐV có thành tích cao được xếp vào các đợt chạy sau:

+ Nếu có 3 đợt chạy thì VĐV có thành tích cao nhất chạy ở đợt 3; VđV hạng

2 xếp vào đợt 2; hạng 3 và 4 chạy ở đợt 1; H5 – đ2; H6 – đ3; H7-đ3…(tứ kết, bán kết)

+ Trừ trường hợp trên cần xếp các cvđcv có thành tích ngang nhau váo các đợt chạy chung kết

+ Nếu số lượng tham gia quá đông nên xếp các đợt chạy bằng cách rút thăm

- Thời gian nghỉ của các đợt thi tứ kết, bán kết của cự ly 200 -500m nữ và 200 -1000m nam là > 1h30’ Ở các cự ly dài hơn t’ nghỉ phải > 3h hoặc thi vào ngày hôm sau

- Trong một ngày thi đấu, VĐV chỉ được thi một CLTB hoặc CLN với một cự ly dài (chạy 300m nữ; 400m nam xem như CLTB) Đối với VĐV cấp 1 và kiện tướng thì không hạn chế

- Khi thi đấu do thời tiết xấu hoặc lý do khác cuộc thi đấu có thể tiếp tục thi đấu, lùi vài giờ hoặc chuyển ngày khác phải do trưởng ban trọng tài quyết định

Điều 40 Xuất phát

- Việc sắp xếp ô chạy là do ban tổ chức xếp trên nguyên tắc ưu tiên hạt giống ở các đợt chạy khác nhau

- Thời gian chuẩn bị xuất phát là 2’(nếu không kịp trọng tài phát lệnh chấm dứt việc chuẩn bị và cho lệnh xuất phát), tính từ lúc gọi tên Sau đó theo lệnh của trọng tài phát lệnh Nếu VĐV không vào vị trí xuất phát khi có lệnh thì bị cảnh cáo Nếu gọi lần hai vẫn không vào thì TT phát lệnh loại khỏi cuộc thi đấu

- Các cự ly từ 800m trở lên kể cả CTS từ 800m trở lên chỉ có 2 khẩu lệnh “vào chỗ” và “xuất phát” (bằng hô hoặc súng phát lệnh)

- Trước khi có lệnh “chạy”, nếu TT PL hoặc TT kiểm tra PL phát hiện VĐV thực hiện không đúng luật thì dùng tiếng súng thứ hai hay còi để VĐV dừng lại và trở về vạch xuất phát, sau đó cảnh cáo VĐV phạm luật (trước XP TTPL giải thích hiệu lệnh XP và hiệu lệnh dừng lại cho VĐV được biết) Một đợt chạy chỉ cảnh cáo 1 lần VĐV nào phạm lần hai sẽ bị loại khỏi cuộc thi đấu

Điều 41 Chạy trong sân vận đông

- Khi thi đấu trên đường chạy chung, VĐV không gây trở ngại cho nhau Người sau muốn vượt phải vượt bên phải người chạy trước, nếu người chạy trước không bám vào mép trong đường chạy mà chạy xa về bên phải thì cho phép vượt bên trái nhưng cấm không chạm, xô dẩy người trước, người trước không cản trở VĐV chạy sau, VĐV nào phạm luật sẽ bị loại khỏi cuộc thi (VĐV bị cản trở căn cứ vào tình huống VđV đó được thi lại hoặc đi tiếp vào vòng trong)

- Cấm không được chỉ đạo hoặc giúp đỡ VĐV đang thi đấu Nếu vi phạm sẽ bị loại khỏi cuộc thi Chỉ cho phép tiếp thức ăn và báo thời gian đúng luật qui định

- Khi thi đấu ô riêng phải chạy đúng ô chạy của mình VĐV bị loại khi:

+ Chạy sang ô của người khác

+ Giẫm chân lên đường viền hay vạch kẻ phân chai ô chạy

Ghi chú: Có thể được châm chước cho VĐV bị mất thăng bằng hoặc bị ngã , nhưng với điều kiện không làm cản trở đến VĐV chạy ô đó

Được rời khỏi đường chạy để vào trạm tiếp tế, đổi quần áo, giày… bị hỏng Khi thi đấu ở cự ly 20km trở lên VĐV được rời đường chạy, nhưng phải được phép của TT và trở lại ngay điểm rời đường chạy

Trang 10

Điều 42 Về đích

- VĐV được công nhận tới đích khi bộ phận cơ thể chạm mặt phẳng đích trừ tay, chân, đầu, cổ)

- Được công nhận là chạy hết cự ly khi toàn bộ cơ thể vượt qua mặt phăng đích

- Nếu có VĐV có cùng thành tích có thể cho tất cả vào thi vòng trong nếu bố trí được hoặc phải thi đấu lại nếu không bố trí được Các thành tích thi đấu lại được công nhận kỹ lục nhưng không được tính điểm đồng đội

- Mổi VĐV được xác định kết quả bằng một đồng hồ bấm giờ, riêng VĐV về nhất được xác định bằng 3 đồng hồ Thành tích được công nhận là TT của 2 đồng hồ giống nhau, 3 đồng hồ khác nhau lấy đồng hồ giữa, 1 đồng hồ hỏng lấy thành tích của đồng hồ có thời gian nhiều hơn

Ghi chú: Đồng hồ của ban tổ chức phải được ban TT kiểm tra trước thi đấu, phải dùng đồng hồ điện tử xác định thành tích

- Các cuộc thi thành tích tính theo cự ly thì 1’ trước khi kết thúc thì TT phát lệnh bắn súng báo cho VĐV, TT biết và TT bấm giờ chỉ đạo TT PL bắn súng báo hiệu kết thúc cuộc thi Đoạn đường đạt được sẽ đo tới phần cuối gót chân Trong cuộc thi này 1 TT theo dõi đánh dấu chính xác đoạn đường cho 1 VĐV

Điều 45 Chạy việt da trên đường trường

- Các cuộc thi CVD căn cứ vào chiều dài đoạn đường, tính chất cuộc thi BTT quyết định số lượng VĐV trong từng đợt chạy

- Những VĐV tham gia các cự ly 20km trở lên phải được phép của y tế và trước khi thi đấu phải được kiểm tra một lần nữa để quyết định có được phép thi đấu hai không

- VĐV chạy cự ly từ 20km trở lên có quyền nhận thức ăn tại trạm tiếp tế do nhân viên phục vụ Các đơn vị có thể chuyển thức ăn thông qua nhân viên y ế nhưng phải được phép của y, bác sỹ VĐV nhận thức ăn ngoài nơi quy định sẽ bị loại (BTC có thể cho phép 1-2 người đại diện đơn vị dự thi vào phục vụ ở các trạm, nhưng không được phép đi hoặc chạy theo VĐV)

- Cấm không được giúp đỡ VĐV trong lúc đang thi đấu (kể cả tiếp thức ăn và báo thời gian) nếu vi phạm, sẽ bị loại

BÀI 6

Ngày đăng: 13/11/2021, 18:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w