1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thông điệp về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới trên báo in

94 3 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 9,73 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYÈN

KHOA XÃ HỘI HỌC -

& oles

DE TAI CAP CO SO TRONG DIEM

Dé tai:

THONG DIEP VE XAY DUNG DOI SONG VAN HOA

NONG THON MOI TREN BAO IN

(Qua phân tích báo Nông thôn ngày nay, báo Hà Nội mới

và báo Nhân dân nam 2011) HOC VIEN BAO cH 8 TUYEN TRUYEN 402 ~ ¿0

Chủ nhiệm đề tài : TS Nguyễn Thị Tố Quyên Thư ký đề tài : ThS Lê Thành Khôi

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

MỤC LỤC

/0696)7.10 1

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI -21212EE2.2s-ee 14

1.1 Các khái niệm liên quan: G5555 6< <1 911911111 xe re 14 1.2 Nội dung chủ trương xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay: 20 1.3 Nội dung chủ trương xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới: 24 1.4 Một số cách tiếp cận vấn đề về phương diện lý thuyết: 29

Chuong 2: THUC TRANG DANG TAI THÔNG VẺ ĐIỆP XÂY DỰNG

ĐỜI SÓNG VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI TRÊN BÁO IN 37

2.1 Vài nét về báo in ở Việt Nam, báo Nông thôn ngày nay và báo Nhân

dân; lịch sử hình thành và hoạt động của 3 báo: . - «<< ssss 37

2.2 Thực trạng đăng tải thông điệp xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới trên báo 1n: . s9 g gg 47

.qw09 5) XanỪỮẮỮ 88

Trang 3

_ MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, do ảnh hưởng của lối sống phương Tây, và

sự phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước quá nhanh, thế hệ trẻ đã

lãng quên những nét đẹp đời sống văn hóa cổ truyền Làm thế nào để gop

sức cùng thế hệ cha anh hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, đưa đất nước mình

trở thành một thành viên năng động của “ngôi làng chung toàn cầu” mà vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống? Làm thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tại những làng quê, đưa văn minh về làng xã, phát huy tinh thần hiếu học của người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như xóa đói giảm nghèo, giữ vững an sinh xã hội? Đó là một vấn đề nan giải cho các ngành, các cấp và chính quyền địa phương Muốn đạt được những mục tiêu đề ra, chúng ta cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ và người dân,cùng nhau “vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới”

Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế truyền thống là nông nghiệp | nhưng do quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ nên diện tích thâm canh và nuôi trồng đã bị thu hẹp Điều đó kéo theo những khó khăn trong việc phát triển đời sống văn hóa nông thôn Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học — công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Phát triển nông nghiệp nông thôn còn thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp Chính vì vậy, trên cơ sở Kết luận số 32-

Trang 4

khai thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW của BCH Trung ương (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 30-12-2008, Ban Bí thư đã ban hành

Quyết địnhh số 205-QĐÐTW, thành lập Ban Chỉ đạo thí điểm xây đựng nông

thôn mới do đồng chí Trương Tan Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bi thu (nay là Chủ tịch nước) làm Trưởng Ban và 17 thành viên là lãnh đạo của các bộ, ngành đề ra chủ chương xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần của dân cư nông

thôn; Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận

thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới, nhằm xây dựng

nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư, xã hội nông thôn dân chu,6n định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ

môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững, vấn đề giảm nghèo an sinh xã hội được nâng cao, phát triển y tế chăm sóc sức khỏe dân cư nông thôn, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức.Muốn đạt được mục đích xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới trước tiên Đảng và nước ta cần “vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới” đây là một tiêu chí quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng đời sống văn háo nông thôn mới

Nông thôn Việt Nam là một lát cắt lãnh thổ đóng vai trò quan trọng đối

với sự phát triển của xã hội Hầu hết dân số Việt Nam sống ở vùng nông thôn Năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này

Trang 5

số trung bình cả nước năm 2011 ước tính 87,84 triệu người, tăng 1,04% so

với năm 2010, trong đó dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người (chiếm

30,6% tổng dân số cả nước), tăng 2,5% so với năm 2010; dân số khu vực nông thôn 60,96 triệu người (chiếm 69,4%), tăng 0,41%

Đặc tính nỗi trội nhất của nông thôn Việt Nam là tính cộng đồng và tính

tự trị Người dân nông thôn có tính hiền lành, chất phác, tinh thần tương thân tương ái cao Nông thôn cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay

Có thể thấy, về cơ bản, xã hội gồm 2 phần: đô thị và nông thôn với những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa khác nhau Nghiên cứu phát triển nông thôn là đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội Phát triển

nông thôn tạo điều kiện ổn định về mặt kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội

Trên thực tế, Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp, đa số dân cư là nông dân làm nông nghiệp sống trong môi trường nông thôn Nghiên cứu nông thôn có thê thấy nông thôn có một số vai trò sau:

e Là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân e Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu

eCung cấp hàng hóa cho xuất khẩu

eCung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị

eLà thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và

dịch vụ

eLà nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của cha ông

Với những vai trò to lớn như vậy, nông thôn cần được chú trọng phát

triển để thực hiện nhiệm vụ của mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã

Trang 6

van đề này trên các phương tiện truyền thông đại chúng thông qua sự phát triển vai trò của các kênh thông tin, mà cụ thê ở đây là báo In

Nông thôn Việt Nam thời hiện đại đã có những sự thay đổi nhất định so

với trước đây, đặc biệt là vấn đề văn hóa Sự biến đổi xã hội nông thôn phải

kể đến các sự biến đổi về môi trường, người nông dân, lao động, hệ thống gia đình, và đặc biệt là đời sống văn hóa nông thôn Ngày nay, thực trạng đời sống văn hóa nông thôn thê hiện hết sức đa dạng và phong phú, rõ nhất ở nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa của người nông dân.Trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa nông thôn đang đứng trước những thuận lợi cơ bản cũng như những thách thức không nhỏ Sự biến động về quy luật phát triển và thực trạng biểu hiện của kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn vẫn đang diễn ra một cách nhanh chóng và chắc chắn sẽ có những thay đối trong tất cả những yếu tô đã nêu Vì vậy, việc xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới được coi là vấn đề cấp bách, mang tầm cỡ quốc gia mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong những năm gan day

Nhận thức rõ được vai trò của nông thôn trong mọi thời dai, Dang va Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề nông thôn một cách sát sao, coi đó là nền tảng của sự phát triển kinh tế xã hội Để xây dựng nông thôn

trong thời đại mới, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành-Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Đây là chủ

trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm

cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

_ Tuy nhiên, việc thực hiện CNH, HĐH nông thôn theo tỉnh thần Nghị

quyết 7, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ đang

Trang 7

ủy, chính quyền và mọi người đều đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới Về cơ chế, nhiều cơ chế như thuế, giá đất, giải phóng mặt bằng, chuyển dịch ngành nghề, bố trí việc làm, thay đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư phát triển đô thị, giáo dục, y tế, xây

dựng đời sống văn hóa mới còn lạc hậu, chưa hoàn thiện hoặc chồng chéo,

không đồng bộ Về tổ chức thực hiện, thời gian còn lại không nhiều trong khi công việc còn trong giai đoạn thí điểm, chưa tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân

ra đại trà Vì vậy, cần nghiên cứu van dé nay một cách toàn diện để có thê

nâng cao được tính hiệu quả của chủ trương xây dựng đời sống văn hoá nông thôn mới trên phạm vi tồn qc

Trước tình hình đỗổi mới, vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng Nó được coi là cầu nối quan trọng trong việc chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước tới người dân Trong thời gian qua, các phương tiện truyền thông đã có những tác động tích cực trong việc đưa chủ trương về xây dựng đời sống nông thôn mới, trong đó có chủ trương về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn đến với người dân thông

qua những bài viết liên quan

Do chủ trương về xây dựng đời sống nông thôn mới mới đi vào hoạt động, cộng với đặc điểm tâm lý người nông dân là thụ động, không muốn thay đổi, nhất là thay đổi về văn hóa, nên truyền thông đại chúng phải có chiến lược cụ thê trong việc tuyên truyền chủ trương của Đảng đến với người dân Muốn

đổi mới văn hóa thì cần phải có thời gian và cách thức duy trì phù hợp

Với tất cả những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài :

Trang 8

Báo Nhân dân là báo Đảng, là cơ quan trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam" Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa nông thôn

mới trên mỗi một tờ báo sẽ có sự khác biệt nhất định tùy thuộc vào tính chất của tờ báo đó Chọn đại diện ba báo này để phân tích, tác giả nhằm tìm ra sự

khác biệt giữa 3 tờ báo này (một báo là cơ quan ngôn luận của Đảng, một báo

đại điện cho báo ngành, một tờ báo của thủ đô) trong việc đăng tải nội dung

vấn đề liên quan, nhằm làm cho bài phân tích có tính khách quan nhất

2 Tổng quan nghiên cứu:

Xét theo chiều dài lịch sử, nông thôn luôn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn

hóa truyền thống của dân tộc Các giá trị văn hóa ấy được nuôi đưỡng, lưu truyền và phát triển ở môi trường nông thôn Ngày nay, cùng với tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, văn hóa nông thôn cũng thay đổi theo để phù hợp với những chuẩn mực chung của xã hội mới Cũng vì vậy, van dé xây dựng văn hóa nông thôn mới luôn được đưa ra bàn luận để làm sao cho công cuộc đôi mới văn hóa dat ket qua tot nhat

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu thực trạng chuyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước tới người dân có thể chia thành 2 nhóm:

e Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến từng mặt, từng nội dung cụ thể hợp thành việc tuyên truyền, truyền bá các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đến người dân và phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân đối với Đảng và Nhà nước

Trang 9

Xét về nội dung xây đựng văn hố nơng thôn mới có rất nhiều nghiên cứu Có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu như tác phẩm “Một số vấn đề lý

luận văn hoá thời kỳ đổi mới” của PGS, PTS Hoàng Vinh, NXB chính trị

quốc gia, năm 1996 là một tác phẩm tiêu biểu bàn về vấn đề này Trong chương 2 “Xây dựng nền văn hoá, văn nghệ dưới ánh sáng đường lỗi đổi mới của Đảng và của tư tưởng Nhân văn Hồ Chí Minh có viết: cách đây đúng nửa thế kỷ, ngày 25.2 1943, Hội nghị ban thường vụ TW Đảng họp và thông qua “Đề cương văn hoá văn nghệ” Lúc bấy giờ Đảng chưa cầm quyền, còn phải hoạt động bí mật nhưng Đảng ta đã ý thức được: “Văn hoá là một trong ba

mặt trận” (kinh tế, chính trị, văn hoá) Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất

nước ta hoàn toàn thống nhất Thực tiễn xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội từ sau năm 1975 đến nay đã chỉ cho thấy rõ bài học kinh nghiệm: Đồng thời với việc xây dựng kinh tế phải đặc biệt xem trọng các vấn đề văn hoá, giải quyết tốt các vấn đề ấy để tạo ra môi trường

văn hoá thích hợp cho sự phát triển Văn hoá và phát triển là 2 mặt gắn liền

với nhau trong tiến trình phát triển của đất nước

Tác phâm “Văn hoá trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay” của GS Trần Văn Bính, NXB chính trị quốc gia, năm 1998 cũng là một tác phẩm tiêu biểu nghiên cứu về đề tài này Trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu đi phân tích vai trò của yếu tố văn hoá đối với sự phát triển của xã hội, nhất là

trong thời kỳ xã hội có nhiều biến đổi như hiện nay

Trong cuốn “Biến đổi làng xã Việt Nam” của giáo sư Tô Duy Hợp năm 2000 cũng có những nghiên cứu về vấn đề xây dựng đời sống văn hố nơng

thơn mới, được chia thành 5 chương và nhiều tiểu mục cụ thể Các chương,

mục ổi theo hướng bàn từ những giá trị trong văn hoá làng, xã, gia đình trong xã hội xưa đến những biến đổi của chúng trong thời kỳ hội nhập Chương 3

Trang 10

nghiên cứu của đề tài Trong chương này, văn hoá của người dân nông thôn Việt Nam nói chung được nhắc đến với các đặc điểm: lấy nông nghiệp làm gốc, đề cao tư tưởng cộng đồng, an phận thủ thường, tư tưởng cào bằng, truyền thống tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn Đặc điểm văn hoá

có phần bị mai một trong thời kỳ đất nước mở cửa hội nhập Tuy nhiên, cuốn

sách này chưa đề cập nhiều đến vẫn đề phải xây dựng đời sống văn hố nơng thơn trong thời kỳ mới như thế nào mà chỉ đơn thuần đừng lại ở việc phân tích sự biến đổi của cấu trúc làng, xã qua các thời kỳ, trong đó văn hoá được nhắc đến là một yếu tô có sự thay đổi rõ rệt

Bàn về vấn đề xây dựng đời sống văn hố nơng thơn mới còn có những

bài viết trong Tạp chí xã hội học số 4 (116) 2011, số chuyên đề: “Một số vấn

đề về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay” cũng bàn về vấn đề này một cách sâu sắc, cụ thể Trong số tạp chí này có 7 phần, mỗi phần lại bàn đến vấn đề xây dựng nông thôn mới ở những khía cạnh khác nhau, bao gồm các bài viết giới thiệu các chủ trương chính sách của Đảng trong việc xây

dựng nông thôn mới, chỉ ra các mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ, cách thức thực

hiện và những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai Trong cuốn

tạp chí này có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề xây dựng đời sống văn hố

nơng thơn mới trên báo in, như: “Vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Việt

Nam” của tác giả Nguyễn Quang Thuần, “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

ở Việt Nam trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước” của

Nguyễn Đăng Khoa

Hội thảo : “Xây dựng nông thôn mới, những vấn đề lý luận và thực tiến”

tại thành phố Nam Định 8, 9/12/2011 là một cuộc hội thảo chuyên đề bàn

nhiều về vấn đề xây dựng nông thôn mới ở thành phố Nam Định Hội thảo

Trang 11

Thứ nhất, làm thế nào quán triệt Nghị quyết của Đảng, chương trình mục

tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính phủ tới toàn thể cán bộ,

nhân dân từ Trung ương đến địa phương một cách tốt nhất, tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực, sâu rộng của toàn xã hội với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trong tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước ta hiện

nay

Thứ hai, làm thế nào đây nhanh việc ban hành và hướng dẫn thực hiện

đồng bộ các chính sách để tháo gỡ những vướng mắc trong tô chức thực hiện, đồng thời tìm ra những giải pháp đột phá, khả thi, vừa cơ bản, vừa lâu dài, vừa cấp bách trước mắt nhằm tập trung nỗ lực, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 26 của Trung ương, nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Chương trình của Chính phủ về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”

Nhìn chung, những nội dung các bài viết trong cuốn tạp chí này chủ yếu bàn về vấn đề xây dựng nông thôn mới với những khó khăn, thách thức đang tồn tại Những nghiên cứu dưới góc nhìn xã hội học trong cuốn tạp chí này cùng nhằm hướng tới một mục đích chung, đó là chỉ ra những điểm đã làm được, những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ nhằm phát huy hiệu quả của công cuộc xây dựng nông thôn mới của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay

Còn nếu xét về nội dung vai trò của truyền thông trong việc chuyên tải chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân thì cũng có không ít những tác phẩm nghiên cứu về nội dung này Trong bài khoá luận tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng chuyên đề Nông nghiệp và xây đựng nông thôn mới” trên sóng phát thanh Đài phát thanh - truyền hình Hà Nội (Khảo sắt từ

-_ 1.12.2006 đến 1.5.2007) của Lê Thị Thu Phượng năm 2007 có nghiên cứu

khía cạnh về thực trạng việc chuyến tải thông điệp về xây dựng nông thôn

Trang 12

nghiên cứu về vấn đề vai trò của truyền thông trong việc chuyên tải các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới người dân Nghiên cứu này đã

phân tích vấn dé theo hướng nghiên cứu về vai trò của chuyên đề “Xây dung nông nghiệp, nông thôn mới trên đài phát thanh, đánh giá thực trạng, chất

lượng của chuyên đề này và đưa ra những đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của chuyên đề trên Đài phát thanh Trong phần đánh giá thực trạng, chất lượng của chuyên đề này, tác giả có phân tích cả những mặt tích cực cũng như mặt chưa toàn điện của chuyên đề này Đó chính là gợi ý để tác giả kiến nghị xây dựng tiếp nội dung chương sau, cho cập nhật và phù hợp với yêu cầu về xây dựng nông thôn mới

Tác phẩm “Báo chí với hoạt động tuyên truyền xây dựng Đảng trong thời kỳ kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thoa năm 2002 cũng nghiên cứu theo mạch phân tích đi từ việc tìm hiểu khách quan của hoạt động tuyên truyền xây dựng Đảng trên báo chí đến thực trạng hoạt động tuyên truyền của báo chí trong xây dựng Đảng thời kỳ cơ chế thị trường (khảo sát từ năm 1986 đến tháng 6 năm 2001) và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền xây dựng Đảng Trong tác phẩm này, tác giả đề cao vai trò của báo chí đối với việc xây dựng hệ thống Đảng trong sạch, vững mạnh, đồng thời cũng nêu rõ vai trò của báo chí trong việc chuyền tải những chủ trương, chính sách của Đảng tới người dân

Một tác phẩm là tuyến tập các bài nghiên cứu vẻ truyền thông, “Truyền

thông Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hố” của khoa Xã hội học, học viện

Báo chí và tuyên truyền, Nhà xuất bản dân trí năm 2009 cũng là một tác phẩm có nhiều nghiên cứu bàn về vấn đề này Trong cuốn sách này có những bài nghiên cứu như: Nghiên cứu hoạt động truyền thông đại chúng và tác động của nó đến nhu cầu công chúng hiện nay của tác giả Lưu Hồng Minh, Tiếp cận và đánh gia báo in của người dân vùng Tây Bắc của tác giả Nguyễn Thị

Trang 13

đại chúng Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá của tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh, Thông điệp giới trên thông tin đại chúng hiện nay qua một số nghiên cứu của tác giả Phạm Hương Trà, Tập hợp các nghiên cứu này đều nhằm tìm hiểu vai trò của truyền thông trong thời kỳ tồn cầu hố hiện nay, những mặt tích cực cũng như hạn chế trong quá trình truyền thông đều được các tác giả phân tích trên nhiều góc độ Từ đó các nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1 Mục đích nghiên cứu:

e Phân tích thông điệp về vấn đề xây đựng đời sống văn hóa nông thôn mới trên ba báo Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới và báo Nhân dân

3.2 Nhiệm vụ:

eThao tác hóa khái niệm (truyền thông đại chúng, truyền thông, thông

điệp, báo chí, báo in, đời sống văn hóa, nông thôn, nông thôn mới, đời sống

văn hóa nông thôn) |

eXay dựng bộ công cụ nghiên cứu

eXử lý thông tin để có số liệu mô tả thông điệp về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới trên báo In

eChỉ ra vai, trò của báo chí trong công tác xây dựng đời sống văn hóa

nông thôn mới |

e Đưa ra những đề xuất xây dựng nội dung thông điệp truyền thông mới cho vấn đề

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối trợng nghiên cứu:

e Thông điệp về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới trên báo in

Trang 14

e® Báo Nơng thôn ngày nay, báo Hà Nội mới và báo Nhân dân năm 201 1 4.3 Phạm vi nghiên cứu:

eCác bài báo được đăng tải trên ba báo: Nông thôn ngày nay, Hà Nội

mới và báo Nhân dân năm 2011 được chọn theo phương pháp chọn mẫu của

đề tài Thời gian nghiên cứu: 201 1

5 Phương pháp nghiên cứu:

e Phương pháp thu thập thông tin: nghiên cứu sử dụng phương pháp phân

tích tài liệu có sử dụng kỹ thuật phân tích định lượng SPSS

ePhương pháp chọn mẫu: dung lượng mẫu được chọn theo bước nhảy k=5

Vì 3 báo được chọn để phân tích đều là báo ngày nên trong 1 năm, mỗi báo có 365 số Bằng cách chọn mẫu theo bước nhảy k = 5 như trên, ta chọn

được dung lượng mẫu nghiên cứu là 219 số báo ( mỗi báo là 73 số) để nghiên

cứu

6 Câu hỏi nghiên cứu:

e Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mớicó phổ biến trên báo in không?

_ ®Nội dung mà các bài báo đó đề cập đến là gì?

eTừng tiêu chí về xây dựng đời sống văn hố nơng thơn mới có bao nhiêu bài báo liên quan?

e Các bài báo đó được đăng trên chuyên mục nào? Trang may? e Dung lượng các bài báo đó như thế nào?

eNó cung cấp thông điệp gì?

e Các thông điệp ấy có ưu, khuyết điểm gì?

Trang 15

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:

7.1 Ý nghĩa lý luận:

eNghiên cứu này góp phần làm phong phú thêm những nghiên cứu về thông điệp truyền thông trên báo in, đặc biệt là những nghiên cứu thông điệp vẻ xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này

7.2 Ý nghĩa thực tiễn:

e Thông qua việc phân tích trên 3 tờ báo được xem có nhiều bài báo liên quan đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới giúp củng cố vai trò của truyền thông trong việc đưa các chính sách của Đảng và Nhà nước vào

Cuộc sống

e Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các cơ quan báo chí có những đổi mới về nội dung chuyển tải nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay

8 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài gồm 2 chương với

các tiểu mục cụ thể như sau

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 1 Các khái niệm liên quan

2 Nội dung của chủ trương xây dựng nông thôn mới

3 Nội dung chủ trương xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới 4 Một số cách tiếp cận vấn đề về phương diện lý thuyết

Chương 2: Phân tích thông điệp về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn trên báo In

1 Vài nét về báo in ở Việt Nam, báo Nông thôn ngày nay, báo Nhân

dân, báo Hà Nội mới và hoạt động của 3 báo này

2 Thực trạng thông điệp về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Các khái niệm liên quan:

1.1.1 Truyền thông đại chúng:

Trong khái niệm này cũng có thê tách ra làm hai phạm trù là truyền

thông và truyền thông đại chúng Truyền thôn g là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên

quan đến mọi cá thể trong xã hội; do vậy đã có rất nhiều định nghĩa về khái

niệm này Một cách khái quát nhất có thé định nghĩa, Truyền thông được hiểu

là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, ý kiến, quan điểm, tình cảm giữa các

cá nhân hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lân nhau Lịch sử phát triển của truyền thông bắt đầu từ những tín hiệu rất đơn giản với mục đích thông báo cho nhau phương pháp, cách thức hành động tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc Sau đó, cùng với sự phát triển của con người, các hình thức truyền thông cũng phát triển lên những mức độ phức tạp, da dạng và tinh vi hon

Truyền thông đại chúng (mass communication hay mass media) là khái niệm có nhiều định nghĩa Theo Sibermann (1981): “Truyền thông đại chúng là sự truyền bá với số lượng lớn những nội dung giống nhau cho những cá nhân và những nhóm đông người trong xã hội dựa trên kỹ thuật truyền bá tập thể” Trong định nghĩa này có thê thấy, truyền thông đại chúng gồm 3 yếu tố:

nội dung (thông điệp), người nhận tin và kỹ thuật truyền bá

Trang 17

khâu này chuyển đổi tương đối linh hoạt để hướng tới sự thay đổi nhận thức và hành vi cua các cá nhân và các nhóm `

Như vậy, truyền thông đại chúng là quá trình phân phối thông tin thông qua các phương tiện kỹ thuật đến với số lượng lớn công chúng

Quá trình truyền thông được thực hiện thông qua cơ chế trung gian gồm: eCác phương tiện kỹ thuật: gồm các phương tiện kỹ thuật để thu thập, xử lý, phát thông tin, thường gắn với các cơ quan truyền thông đại chúng; và các phương tiện dùng để nhận thông tin và thưởng thức các thông tin thường gan voi gia đình

eCác tổ chức hoạt động trong truyền thông đại chúng: đây là một nhóm xã hội đông đảo phóng viên, nhà biên tập, nhà báo, phát thanh viên, những người tham gia trực tiếp vào các quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và phát thông tin đến công chúng

1.1.2 Thông điệp:

Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát (người

mang nội dung thông tin) đến đối tượng tiếp nhận (cá nhân hoặc tập thể

người) nhằm đạt được mục đích nhất định

Thông điệp có thể được thể hiện thông qua các ký tự, biểu tượng, ngôn từ, hình ảnh nhưng phải được xây dựng trên nguyên tắc:

e Xây dựng thông điệp phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng -và pháp luật của Nhà nước

Trang 18

eXây dựng thông điệp phải phù hợp với bối cảnh cụ thể: thông điệp cần

được thiết kế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, lối sống của

người nhận tin

eXây dựng thông điệp phải hướng vào việc thay đổi hành vi: hình thành và thực hiện các hành vi mới, xoá bỏ những hành vi cũ có ảnh hưởng không

tốt tới xã hội

1.1.3 Báo chí:

Theo từ điển tiếng Việt, báo chí gồm báo In và tạp chí; theo nghĩa rộng

gồm báo viết, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, báo điện tử Quan điểm khái

quát coi báo chí có 3 chức năng cơ bản:

e© Định hướng xã hội (tạo ra dư luận xã hội, từ đó định hướng xã hội và

kiếm soát xã hội trong một chừng mực nào đó)

e Văn hóa giáo dục: phố biến văn hóa cho công chúng, duy trì phát triển những đi sản văn hóa, tham gia tích cực vào quá trình xã hội hóa

e Thông tin giải trí: giúp con người thỏa mãn nhu cầu thông tin và giải trí

Khái niệm báo chí Việt Nam bắt đầu từ khi tờ Gia Định báo ra mắt vào

ngày l5 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn Lịch sử báo chí Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau với khá nhiều thăng trầm do tác động của các

điều kiện lịch sử, xã hội Báo chí thời kỳ sau đổi mới (1986 đến nay) đã thay

đổi một số cơ cấu trong truyền thông báo chí tại Việt Nam, chính phủ vẫn giữ vai trò chủ đạo để định hướng cho báo chí Theo đó thì ở Việt Nam không có báo chí do tư nhân sở hữu Trong số 706 tờ báo gồm 178 báo và 528 tạp chí thì tất cả đều là cơ quan của nhà nước

Các loại hình báo chí gồm:

eBáo phát thanh: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối

Trang 19

bày được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có

hình ảnh minh họa

e Báo truyền hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh

qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình (ứelevision) Ưu điểm: thông tin nhanh; khuyết điểm: khả năng tương tác hai

chiều chưa cao

e Báo điện tử: Sử dụng giao điện website trên Internet đề truyền tải thông

tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động

va 4m thanh (video clip) Uu điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao Khuyết điểm: tính phố cập yếu

e Báo in là một dạng của báo chí, là những ấn phẩm định kỳ được in trên giấy chuyến tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng

rai trong x4 hội Khái niệm báo in bao gồm nhật báo, tuần báo, báo thưa kỳ, tạp chí, bản tin Báo in có nhiều thể loại tác phẩm, nhiều thê loại như: tin,

phỏng vấn, phóng sự, ảnh đề chuyền tải thông điệp đến đối tượng Có thể đễ dàng nhận thấy các ưu điểm của báo in như:

* Có khả năng thông tin những nội dung sâu sắc, phức tạp với tính chính xác cao

4 Người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp thu thông tin ( chủ động

về thời gian đọc, trình tự đọc, tốc độ đọc)

v Có thể đọc nhiều lần một bài báo cho đến khi hiểu thông điệp Việc

lưu giữ báo In làm tài liệu tham khảo rất đơn giản, thuận lợi

Trang 20

v Tính cập nhật, tính thời sự của thông tin trên báo tin hạn chế hơn so

với phát thanh và truyền hình do báo in chỉ xuất hiện vào một thời điểm nhất

định trong cả chu kỳ xuất bản

v4 Phạm vi tác động hẹp hơn vì chỉ những người biết chữ mới có thể đọc

báo

*ˆ Do trình độ phát triển các phương tiện giao thông và các phương tiện chuyên chở, phân phối báo nên ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo tiếp cận báo in chậm và khó khăn hơn

1.1.4 Đời sống văn hóa:

Theo từ điển tiếng Việt điện tử Wikipedia, đời sống văn hớa là sự hoạt

động của con người trong lĩnh vực văn hoá Là việc con người gìn giữ, bảo tồn,

phát triển và sáng tạo những giá trị vật chat, gid tri tinh thần phục vụ đời sống Sau hơn hai mươi năm đổi mới và hội nhập, đời sống văn hoá Việt Nam

đã có những biến đổi sâu sắc theo hướng nâng cao, trở nên phong phú hơn, cởi mở hơn Đó là kết quả đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước Điều này rất phù hợp với xu thế chung của thế giới ngày nay là giao lưu và hội nhập Làm được như vậy trước hết là vì chúng ta đã đổi mới tư duy Trong đời sống

văn hoá, đổi mới tư duy được thể hiện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị,

văn hóa, xã hội

1.1.5 Nông thôn:

Nông thôn là vùng dân cư sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, tuy nhiên

trong xã hội hiện nay, sự phân công lao động trong dân cư nông thôn đang diễn

ra ngày càng rõ rệt, một số gia đình, một số làng tách ra khỏi nông nghiệp và

sống chủ yếu bằng nghề thủ công nghiệp và buôn bán Nông thôn Việt Nam

Trang 21

Nông thôn là nơi lưu giữ và kế tục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Ngày nay, các hương ước và tục lệ truyền thống tuy vẫn còn có ảnh hưởng nhất định tới công việc của làng xã, nhưng luật pháp nhà nước mới là yếu tố quyết định chính trong quan hệ cộng đồng Về mặt cầu trúc, làng ngày nay đã thưa dần hình ảnh của lũy tre làng, cổng làng, giếng nước làng Đình làng không còn đóng vai trò quan trọng như trước đây, nó chỉ còn thuần túy là nơi để thờ cúng hay giao lưu, gặp gỡ trong những ngày lễ hội Trong thời kỳ

hiện đại, nông thôn Việt Nam có những đặc tính sau:

‹ Là vùng sinh sống và làm việc chung của cộng đồng dân cư, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu

« Cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng

hóa còn thấp so với thành thị (Do diện tích rộng, mức đầu tư cho nông thôn không lớn) ‹ Trong một chừng mực nào đó thì tính dân chủ, tự do và công bằng xã hội thấp hơn thành thị ‹ Thu nhập và đời sống của người dân còn thấp, vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo đói

e Nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của

- điều kiện tự nhiên

1.1.6 Nông thôn mới:

Từ năm 2009, khi chủ trương phát triển đất nước, đặc biệt là phát triển vùng nông thôn Việt Nam được ban hành thì khái niệm nông thôn mới mới

thực sự phố biến Có thể định nghĩa nông thôn mới là vùng nông thôn được xây dựng theo chủ trương chính sách mới của Nhà Nước, phù hợp với sự phát

Trang 22

Có 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của chính phủ

gồm: Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch; Giao thông; Thủy lợi; Điện; Trường học; Cơ sở vật chất văn hố; Chợ nơng thơn; Bưu điện; Nhà ở dân cư; Thu nhập; Hộ nghèo; Cơ cấu lao động: Hình thức tô chức sản xuất; Giáo dục; Y tế; Văn hóa; Môi trường; Hệ thống chính trị xã hội; An ninh, trật tự xã hội

1.1.7 Đời sống văn hóa nông thôn mới:

Khái niệm này bao gồm tất cả các tiêu chí về vấn đề xây dựng văn hóa ở

vùng nông thôn mới như: Vận động Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống

văn hóa; Phong trào xây dựng “Người tốt, việc tốt” góp phần tích cực vào hình thành nhân cách con người trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Phong trào xây dựng gia đình văn hóa; Phong trào xây dựng thôn, làng, ấp, bản văn hóa, tổ dân phố văn hóa; Xây dựng công nhận cơ quan, đơn vị; Xây

dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; Xây dựng, công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; Thực hiện các

cuộc vận động, phong trào và nội dung văn hóa gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tê, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ

1.2 Nội dung chủ trương xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện

nay:

Để xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hiện đại, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí, được chia thành 5 nhóm cụ

thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tô

chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị và

được cụ thể hoá bằng 39 chỉ tiêu cụ thể Hiện nay các tiêu chí đều đã được hướng dẫn tới tận xã (Số tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới) để phố

Trang 23

Ngày 4-6-2010, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Chương

trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cầu

kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gan phat triên nông thôn với đô thị theo quy

hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ôn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được g1ữ vững; đời sống vật chất

và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Như vậy, chủ trương xây dựng nông thôn mới mang tính nhân văn sâu sắc, vừa là mục tiêu, yêu câu của phát triên bên vững, vừa là nhiệm vụ cập

bách, lâu dài, đồi hỏi phải tiến hành đúng quy trình, đồng bộ, chắc chắn

Các tiêu chí xây dựng đời sống nông thôn mới: Được phân theo từng nhóm với 19 Tiêu chí tương ứng với 5 nhóm được sắp xếp thứ tự theo Bộ Tiêu chí quốc gia như sau:

Nhóm 1: Quy hoạch

Tiêu chí I: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố, công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, dịch vụ

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn

mới

- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, báo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

Trang 24

- Chỉ tiêu 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tơng hố

đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

- Chỉ tiêu 75% đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp

kỹ thuật của Bộ GTVT

- Chỉ tiêu 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa - Chỉ tiêu 70% đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi

lại phải thuận tiện

Tiêu chí 3: Thủy lợi

- Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng đạt yêu cầu sản xuất và dân sinh - Chỉ tiêu 85% đường mương do xã quản lý được kiên cố hoá

Tiêu chí 4: Điện

- Hệ thống điện đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn Chỉ tiêu:

98%

Tiêu chí 5: Trường học

- Tỷ lệ 80% trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiêu học, THCS có

cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá

- Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT và Du lịch - Tỷ lệ 100% thôn có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TTT và Du lịch

Tiêu chí 7: Chợ nông thôn

Trang 25

Tiêu chí 8: Bưu điện

- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông đạt chuẩn - Có internet đến nông thôn

_Tiêu chi 9: Nha 6 dan cu - Xóa nhà tạm dột nát

- Tỷ lệ 80% nhà ở đạt tiêu chuân Bộ Xây dựng

Nhóm 3: Nhóm kinh tế và tố chức sản xuất

Tiêu chí I0: Thu nhập

- Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của

tỉnh năm sau cao hơn năm trước 1,4 lần

Tiêu chí I1: Tỷ lệ hộ nghèo

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới mức 6% Tiêu chỉ 12: Cơ cấu lao động

- Tỷ lệ 35% lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực, nông thôn, nghề nghiệp

Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất

_Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sinh hoạt có hiệu quả

Tiêu chí 14: Giáo đục

- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

- Tỷ lệ 85% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục họcTHPT

Tiêu chí 15: Y tế

Trang 26

Tiêu chí 16: Văn hoá

- Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuân làng văn hoá theo quy dinh cua B6 VH-TT&DL

- Tỷ lệ 85% hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quoc gia

Tiêu chỉ 17: Moi truong

- Cac cơ sở sản xuat dat tiéu chuan về môi trường

- Không có hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát

triển môi trường xanh - sạch - đẹp

- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội

- Cán bộ xã đạt chuân theo yêu câu mới, chuân hóa các cán bộ của Nhà

nước

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định - Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”

- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở

lên

Tiêu chí 19: An ninh - Trật tự xã hội

- An ninh xã hội được giữ vững

1.3 Nội dung chủ trương xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới:

Tiêu chí xây dựng đời sống văn hố nơng thôn mới là một trong số 19

Trang 27

1 Vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa:

a) Xây dựng khu dân cư đoàn kết, tương trợ, phát triển bền vững vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bang, van minh”

b) Vận động người dân tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

c) Thực hiện Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”

d) Xây dựng “Khối Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư

e) Đây mạnh các hoạt động tuyên truyền, phố biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

f) Tuyên truyền các chương trình, kế hoạch của địa phương

2 Phong trào xây dựng “Người tối, việc tốt” góp phần tích cực vào hình thành nhân cách con người trong xây dựng đời sông văn hóa cơ sở

a) Xây dựng con người có đủ phẩm chất vẻ tư tưởng, đạo đức, lỗi sống

và nhân cách văn hóa, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

b) Bình chọn, biểu dương và khen thưởng “Người tốt, viéc tốt” ở các cấp

trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

c) Xây dựng, biểu đương, khen thưởng gia đình văn hóa

đ) Xây dựng, biểu dương, khen thưởng thôn, làng, ấp, bản văn hóa; tô

dân phố văn hóa

e) Xây dựng, biểu dương, khen thưởng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá

Trang 28

ø) Xây dựng, biểu đương, khen thưởng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn

THỚI | |

h) Xây dựng, biểu dương, khen thưởng phường đạt chuẩn văn minh đô thị

3 Phong trào xây dựng gia đình văn hóa góp phần nâng cao vai trò, vị trí của gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa, đời sống kinh tế - xã hội

a) Nâng cao nhận thức và ý thức tự nguyện, tự giác của các gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa

b) Thực hiện nghiêm việc công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” theo

Luật Thị đua - Khen thưởng và các quy định pháp luật có liên quan

c) Phát huy vai trò Ban công tác mặt trận ở khu dân cư trong việc tuyên

truyền, vận động, bình xét và công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”

4 Phong trào xây dựng thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá:

a) Nâng cao nhận thức và ý thức tự nguyện, tự giác của người dân trong việc xây dựng thôn, làng, ấp, bản văn hóa; tổ dân phố; tổ dân phố văn hóa và tương đương

b) Giữ vững danh hiệu thôn, làng, âp, bản văn hóa; tô dân phô văn hóa và tương đương

©) Sửa đơi, bô sung các tiêu chí công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Áp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “To dan pho van hdéa” va tương đương cho phù hợp với thực tiên và yêu câu nhiệm vụ của giai đoạn moi

d) Phát huy vai trò Ban công tác mặt trận ở khu dân cu trong việc tuyên

Trang 29

văn hóa”, “Áp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tô dân phô văn hóa” và tương

đương

5 Thực hiện các cuộc vận động xây dựng văn hóa găn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tê, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ

a) Lồng phép thực hiện các cuộc vận động, phong trào hiện có; bổ sung các nội dung văn hóa phù hợp với thực tiễn; gắn kết chặt chế văn hóa với các

lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy vai trò của các yếu tố văn hóa và nhân tố con người trở thành nội sinh quan trọng của sự phát triển kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ

b) Găn với các cuộc vận động xã hội rộng lớn: “Ngày vì người nghèo”;

xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị văn minh; thực hiện nêp sông văn

minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng chông tệ nạn xã hội; xây dựng văn hóa giao thông

c) Gắn kết thực hiện các nhiệm vụ của các ngành, đoàn thể với các

phong trào: “Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, công nhân viên chức”; “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Cựu Chiến binh gương mẫu”; “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các đơn vị lực lượng vũ trang”; “Chăm

sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”

6ó Xây dựng công nhận cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa:

a) Nâng cao vai trò của các cơ quan, đơn vị trong xây dựng nông thôn mới

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ gương mẫu, nhiệt tình, sáng tạo, có trách

Trang 30

c) Xây dựng cơ quan, đơn vị gương mẫu chấp hành chủ trương, đường

lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

d) Xây dựng nếp sống văn minh trong các cơ quan, đơn vị

7 Xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa:

a)Sản xuất, kinh doanh ốn định và từng bước phát triển

b)Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần trong doanh nghiệp c)Thực hiện nếp sống văn minh trong doanh nghiệp

d)Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước

8 Xây dựng công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường,

thị trấn đạt chuẩn văn mình đô thị

a)Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố) công nhận:

- Giúp nhau phát triển kinh tế

- Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa

- Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thê thao

- Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn

- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương

b)Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, do Chủ tịch Ủy ban nhân

dân quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố) công nhận:

- Quản lý, xây dựng đô thị theo quy hoạch

Trang 31

- Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị - Xây dựng phong trào văn hóa, thể thao

- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương

Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu này, tôi chỉ xin đi phân tích 5 tiêu chí trong 8 tiêu chí nêu trên, gồm:

1 Vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa:

2 Phong trào xây đựng “Người tốt, việc tốt” góp phần tích cực vào hình

thành nhân cách con người trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở 3 Phong trào xây dựng gia đình văn hóa

4 Phong trào xây dựng thôn, làng, ấp, bản, tổ đân phố văn hoá

5 Thực hiện các cuộc vận động, xây dựng văn hóa găn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ

1.4 Một số cách tiếp cận vấn đề về phương diện lý thuyết:

Trang 32

C: kênh

R: người nhận tin

E: hiệu quả

Theo đề tài này thì:

+ Nguồn tin ở đây là báo in,

+Thông điệp là xây đựng đời sống nông thôn mới

+ Kênh thông tin là báo nông thôn ngày nay báo Hà Nội mới và báo nhân dân

+ Người nhận tin là nông dân

+ Hiệu quả là xây dựng được xã hội nông thôn đạt đủ 19 tiêu chí của Chính Phủ

+ Thông tin phản hồi là các ý kiến của người dân trong quá trình thực hiện chủ trương xây dựng đời sống văn hố nơng thơn mới( Tâm tư, nguyện vọng, ý trí, móng muôn, khó khăn mắc phải, kiên nghị, đề xuât )

Từ chủ trương xây dựng đời sống văn hố nơng thôn mới của Chính phủ năm 2009, thông điệp về vấn đề xây đựng làng, xã, thôn, ấp, bản theo chuẩn văn hoá mới được các nhà truyền thông chuyền tải thông qua các kênh thông tin như: truyền hình, internet, đài phát thanh trong đó có kênh thông tin báo in Các thông điệp này nhanh chóng đến được với người nhận tin mà cụ thê ở đây là những người nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới tạo nên hiệu quả của quá trình truyền thông Hiệu quả này có thể phát triển theo 2 hướng: hoặc tích cực (người dân

hiểu được thông điệp mà các nhà truyền thông muốn chuyền tải về quá trình

Trang 33

được với người dân hoặc các thông điệp chưa rõ ràng khiến người dân hiểu nhằm, hiểu phiến diện) tuỳ theo cách thức mà các nhà truyền thông sử dụng trong quá trình gửi thông điệp Từ đó mà tạo nên những phản hồi từ phía người nhận tín

1.4.2 Lý thuyết chức năng:

Lịch sử của thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà Xã hội học như:

August Comte, Emile Durkheim, Vilfredo Pareto, Athur Radcliffe-Brown, Talcott Parsons, Robert Merton, Peter Blau va nhiéu người khác

Về mặt thuật ngữ, chủ thuyết chức năng còn được gọi là thuyết chức năng - cầu trúc hay thuyết cấu trúc - chức năng Dù với tên gọi nào, các tác giả của chủ thuyết chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cầu trúc tương đối ôn định, bền vững

Nguồn gốc lý luận của thuyết cấu trúc — chức năng là:

Thứ nhát, truyền thông khoa học xã hội Pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộ phận có quan hệ chức năng — hữu cơ với chỉnh thê hệ thống

Thứ hai, truyền thống khoa học Anh với thuyết tiến hóa, thuyết kinh tế, thuyết vị lợi, thuyết hữu cơ phát triển mạnh Từ hai truyền thống này đã nảy

sinh những ý tưởng khoa học về xã hội như là một thể hữu cơ đặc biệt với hệ

thống gồm các thành phần có những chức năng nhất định tạo thành cấu trúc

ôn định

Giả thuyết đầu tiên của thuyết chức năng dựa trên chủ nghĩa hữu cơ của các nhà sáng lập xã hội học thế kỷ 19 cho rằng tất cả các thể chế, các bộ phận, các tô chức trong xã hội là những yếu tố gắn kết với nhau một cách hữu cơ Mỗi một bộ phận đều đảm đương một chức năng và đóng góp một vai trò

Trang 34

khi ông sử dụng khái niệm “tĩnh học xã hội” đề nghiên cứu các quy luật các

quy luật duy trì trật tự và ỗn định của cấu trúc xã hội H.Spencer trong lý thuyết tiến hóa của mình, đã quan niệm xã hội được cấu trúc và tiến hóa giống như cơ thể con người theo hướng phân hóa chức năng từ đơn giản đến phức tạp Ông đã vận dụng cắc thuật ngữ của sinh lý học để miêu tả các chức năng

Và vai trò cũng như sự biến chuyển của các thiết chế, các tổ chức, các bộ phận

khác nhau trong xã hội E.Durkheim đã đi xa hơn khi không chỉ đã nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, vai trò của các bộ phận khác nhau trong bộ máy xh mà ông đã biến các khái niệm này thành những công cụ phân tích của xã

hội học

Như vậy, sự phát triển của lý thuyết cầu trúc — chức năng đều nhắn mạnh tính cân bằng, ôn định và khả năng thích nghi của cấu trúc Thuyết này cho

rằng một xã hội tồn tại, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó

hoạt động nhịp nhàng với nhau để bảo bảm sự cân bằng chung của cả cấu trúc; bất kỳ sự thay đổi nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác Sự biến đổi của cấu trúc thay đổi theo quy luật tiến hóa, thích nghi khi môi trường sống thay đổi; sự biến đôi của cấu trúc luôn hướng tới thiết lập trạng

thái cân bằng, ổn định Đối với cấu trúc xã hội, các đại diện của chủ thuyết

chức năng vừa nhấn mạnh tính hệ thống của nó vừa dé cao vai trò quan trọng

của hệ giá trị, hệ chuẩn mực xã hội trong việc tạo dựng sự nhất trí, thống nhất, ôn định, trật tự trong xã hội

Về phương pháp luận, thuyết chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bản

chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội Đối với bất kỳ sự kiện,

hiện tượng xã hội nào, những người theo thuyết chức năng đều hướng vào việc phân tích các thành phần cấu tạo nên cấu trúc của chúng, xem các thành phần đó có mối liên hệ với nhau như thế nào và đặc biệt xem xét quan hệ của

Trang 35

đó Đồng thời, chủ thuyết này đòi hỏi về phương pháp luận phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự tồn tại một cách cân bằng én định của cấu trúc xã hội Với tất cả những đặc điểm cơ bản nêu trên, chủ thuyết này có thê gọi là thuyết cầu trúc — chức năng hay thuyết chức năng — cầu trúc

Xã hội là một tổng thể gồm các bộ phận cấu thành nên nó, trong đó

truyền thông đại chúng là một bộ phận Chức năng của báo chí là sản xuất

thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân để duy trì tính ôn định, khả năng hội nhập và thích nghi của các cá nhân trong xã hội

Cụ thể các chức năng của báo chí gồm: kiểm sốt mơi trường xã hội; liên kết

các bộ phận của xã hội lại với nhau; truyền lại đi sản xã hội từ thế hệ này sang

thế hệ khác và chức năng giải trí.Tất cả các chức năng trên đều nhằm đảm bảo một chức năng lớn nhất là ôn định và phát triển xã hội

Trong xu thế phát triển xã hội theo hướng hiện đại hóa thì các tiêu cấu trúc của nó, trong đó có xã hội nông thôn cũng phải thay đối theo để đáp ứng

được nhu cầu hội nhập của đất nước Khi các tiểu cấu trúc thay đối, truyền

thông cần phát huy các chức năng phát triển xã hội của mình thông qua hình thức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng tới người dân; làm cho người dân nhận thức được tầm quan trọng của các chính sách đó và thực

hiện theo chính sách

Trang 36

quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới đến những bài viết phân tích

có chiều sâu, phản ánh thực trạng khó khăn, thuận lợi, kiến nghị về những vấn

đề cần quan tâm tháo gỡ trong thực hiện xây dựng nông thôn mới ở cơ sở Từ đó nâng cao hiệu quả của công cuộc xây dựng nông thôn mới trong cả nước

1.4.3 Lý thuyết hành vi: ;

Luan điểm cơ bản của lý thuyết này là: hành vi là kết quả của quá trình

thành lập của phản xạ có điều kiện Đây là giải thích khoa học của các hành v1

lặp đi lặp lại hay thói quen

Mô hình cơ bản là 5 > R

eS (stimulate) : Kích thích

eR (response, result) : Đáp ứng, kết quả

Cơ sở của lý thuyết này dựa trên lý luận về quá trình hình thành phản xạ có điều kiện, không bị ảnh hưởng bởi cơ chế nhận thức lý trí Lý thuyết hành

vi cho rang hoạt động của con người chỉ là phản xạ đối với các tác nhân từ

bên ngồi trong đó thơng tin từ báo chí là một trong những yếu tố tác động mạnh Hiệu quả của báo chí lên công chúng mang tính chất trực tiếp và phổ biến đối với công chúng Dựa trên lý thuyết này, các nhà nghiên cứu truyền thông đưa ra học thuyết “Các viên đạn” Những thông tin đi qua hệ thống báo

chí đến với công chúng được coI là những viên đạn bắn đến các mục tiêu cố

định, thụ động Công chúng là những cá nhân thụ động và chịu sự điều khiển,

dắt dây của báo chí và sau chúng là các lực lượng chính trị lớn trong xã hội

Thuyết hành vi cho rằng hành vi của con người không chỉ đơn thuần là một phản xạ mà quan trọng hơn nó chính là phản ứng đối với tác động của

ngoại cảnh mà xét về mặt sinh học, hành vi chính là phản xạ có điều kiện của

Trang 37

hội được hiểu là hệ quả của “tác nhân” > “các nhủ cầu sinh lý? > “yếu tố nhận thức” > “phản ứng”

Trước thông điệp mà báo chí đăng tải về vẫn đề xây dựng đời sống nông

thôn mới, người nông dân phản ứng lại các tác động đó bằng việc thực hiện

theo những lối sống, những quy tắc ứng xử theo chủ trương, chính sách đó Theo thuyết hành vi, đó chỉ là những phản xạ có điều kiện trước những tác

nhân từ phía xã hội, cá nhân thụ động tiếp nhận và chịu sự điều khiển đắt đây

của báo chí,và hơn nữa là sự điều khiến của lực lượng chính trị xã hội

1.4.4 Lý thuyết tương tác biểu trưng:

Thuyết tương tác biểu trưng có nguồn gốc là các quan niệm xã hội học

của Max Weber, Georg Simmel, Robert Park và các đồng sự và học trò của

họ Các tác giả nổi bật của thuyết này là Charles Horton Cooley (lý thuyết “Chiếc gương soi”), George Herbert Mead (lý thuyết 3 ngôi), Herbert Blumer (lý thuyết tương tác), Erving Goffman (lý thuyết kịch hóa) Tên gọi của lý thuyết này là “tương tác biểu trưng” do Blumer đưa ra năm 1937

Luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu trưng cho rằng xã hội được tạo

thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân; bất kỳ hành vi và cử chỉ nào của

con người đều có vô số những ý nghĩa khác nhau; hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng Do đó để hiểu được tương tác xã hội giữa các cá nhân, giữa con người

với xã hội, cần phải nghiên cứu tương tác xã hội, cần phải lý giải được ý

nghĩa của các biểu hiện của mối tương tác đó

Trang 38

chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà còn đóng vai trò là hình thức giao

tiếp xã hội đặc biệt thông qua các mô hình truyền thông đa chiều Các tin bài

Trang 39

Chương 2

THUC TRANG DANG TAI THONG VE DIEP XAY DUNG DOI SONG VAN HOA NONG THON MOI TREN BAO IN

2.1 Vài nét về báo in ở Việt Nam, báo Nông thôn ngày nay và báo Nhân dân; lịch sử hình thành và hoạt động của 3 báo:

2.1.1 Báo in ở Việt Nam:

“Báo chí là hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ với các thành tố của

kiến trúc thượng tầng và là một loại hình hoạt động nghề nghiệp sáng tạo, với

tính chất chính trị xã hội rõ ràng” Trong lịch sử vận động và phát triển văn

hóa nhân loại, báo chí ra đời khá muộn Phải đến cuối thế kỉ XVI, đầu thé ki

XVII, những tờ báo đầu tiên mới xuất hiện ở một số nước châu Âu Có thê kế

tên như tờ Nlewe Tydigen ra đời năm 1605 ở Bị, tờ Aviso ở Đức năm 1609, ở Anh năm 1622, Pháp 1631, Tây Ban Nha 1641 và Mỹ 1690 Trong khi đó, những kiệt tác văn học đã xuất hiện từ trước công nguyên, trước khi báo chí ra đời vài nghìn năm (Iliat và Ôđixê của Hoome-Hy Lạp ra đời khoảng thé ki IX-VII TCN, hay Mahabharata- bản anh hùng ca của Ấn Độ ra đời khoảng

Thế ki V TƠN) Báo chí ra đời và phát triển dưới sự tác động chỉ phối của

nhiều yếu tố xã hội tác động qua lại với nhau Chúng là tiền đề, là điều kiện cho sự nảy sinh, sự vận động của các bộ phận trong hệ thống báo chí, quy định quy mô, bản sắc và vai trò của báo chí đối với mỗi thời kì lịch sử, mỗi

hình thái kinh tế - xã hội Các yếu tố chi phối ở đây, đầu tiên cần nói đến đó là

nhu cầu thông khách quan của xã hội về giao tiếp - thông tin, sau đó có thể kê

đến đó là trình độ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và tính chất đặc thù của

mỗi dân tộc; bên cạnh đó báo chí còn chịu tác động rất lớn từ sự phát triển của

Trang 40

Báo chí Việt Nam tuy mới phát triển trên hơn 1 thế kỉ nhưng thực sự đã

có nhiều thành tựu, với những chặng đường lịch sử đáng ghi nhớ Khoảng

thời gian giữa 2 cuộc Thế chiến từ 1918 - 1939 là thời kì phát triển khá thịnh

vượng đầu tiên của báo chí Việt Nam Thời kì trước Cách mạng tháng Tám,

báo chí phát triển với nhiều khuynh hướng khá phức tạp Có khuynh hướng

tiến bộ đấu tranh cho công bằng và sự phát triển của xã hội; có khuynh hướng cải lương, thỏa hiệp, xoa địu mâu thuẫn xã hội; và cũng có khuynh hướng nô

dich làm công cụ phát ngôn cho chế độ thực dân thống trị Tờ báo in bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện vào giữa thế kỉ XIX, khởi đầu là tờ Gia Định báo (ra số

đầu tiên vào ngày 1/4/1865) Đây là phương tiện truyền thông đầu tiên hoàn toàn mới mẻ, làm cho tiếng Việt có cơ hội phổ biến trong dân, chấm dứt thời

ky e dé, tri trệ may trăm năm về trước Trước đó, năm 1862 đã ra đời tờ báo

công khai của quân đội viễn chỉnh Pháp ở Nam kỳ bằng tiếng Pháp Bulletin Officiel de Iexpedition de la Cochinchine Sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, và nhất là những năm 20 của thế kỉ XX, báo chí Việt Nam đã có những sự phát triển quan trọng vượt bậc

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người khai sáng nền báo chí cách mạng Việt Nam Người cùng khổ, Thanh niên là những tờ báo đầu tiên do Người sáng lập với tôn chỉ yêu nước và cách mạng, vì nhân nhân và vì dân

tộc Báo chí, theo Nguyễn Ái Quốc, là công cụ đấu tranh của chính đảng cách

mạng và của nhân dân vì độc lập dân tộc và quyền lợi của nhân dân Nếu lấy

mốc ra đời của báo Thanh niên, năm 1925, sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam đã đi suốt chặng đường dài 86 năm Đó là một hành trình vì nước, vì dân, vì sự tiến bộ Là vũ khí đấu tranh sắc bén của Đảng và các tô chức cách mạng, báo chí của chúng ta đồng thời là sản phẩm văn hóa, là trí tuệ, là tiếng

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w