1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý thuyết xã hội học hiện đại chương trình cao học xã hội học đề tài khoa học cấp cơ sở

220 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 25,26 MB

Nội dung

Trang 1

a REIN GS 8 ONG

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÈN

ĐÈ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ LÝ THUYÉT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI

( Chương trình cao học Xã hội học)

Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS Vũ Hào Quang

wo `

OO

Ha N6i — 2015

Trang 3

| Chung | Sol | 1 Tén hoc phần: Lí thuyết xã hội học hiện đại 2 Mã số môn học: 3 Số đơn vị học trình: 4 (3,2,0) 4 Mục đích môn học:

Cung cấp cho học viên cao học những tri thức nâng cao về các lí thuyết xã hội học hiện

đại Những tri thức về lịch sử hình thành và phát triển tư duy xã hội học cung cấp cho học viên kiến thức nền tảng để trên cơ sở đó, học viên có thể nâng cao tư duy và hiểu

biết của mình về nguồn gốc của từng dòng hay trường phái lí thuyết xã hội học hiện đại đượ bắt nguồn từ đâu, những nguyên lí khoa học nào đã dẫn dắt sự hình thành và

phát triển các dòng lí thuyết đó Các lí thuyêt cơ bản nhất của xã hội học hiện đại được trình bày dưới dạng bình luận là: thuyêt tương tác biểu trưng, thuyết trao đổi và lựa

chọn hợp lí, thuyết cấu trúc chức năng, thuyết xung đột, thuyết tái cấu trúc Các lí thuyêt được trình bày dưới dạng tổng hợp là thuyết hành động từ kinh điển đên hiện

đại, thuyết chức năng từ kinh điển đến hiện đại, các mô hình tích hợp vi vĩ mô từ lí thuyết kinh điển đến hiện đại và hậu hiện đại

5 Yéu cầu

* Về trì thức: Nắm vững các tri thức li thuyết từ kinh điển đến hiện đại kể cả

phan nguon sốc của lí thuyet xã hội học hiện đại * Về kỹ năng:

Cân có kỹ năng phân tích và tổng hợp các lí thuyết để tiễn tới vận dụng

6 Phân bồ thời gian:

Học phần gồm : 45 tiết - 02 đơn vị học trình, trong đó được phân bổ về thời

gian như sau:

- Phần lý thuyết: 25 tiết

- Phần thực hành: 0 tiết

Trang 4

7 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học

TT | Họ và tên Cơ quan công tác | Chuyên ngành

Vũ Hào Quang Học viện Báo chí và | Xã hội học

Tuyên truyền

8 Điều kiện tiên quyết

Học viên có thể học ngay sau khi nhập học

9, Nội dung môn học * Nội dung chỉ tiết TT |Nội dung Tổng |Lý |Bài | Thự số tiết | thuy |tập/ |c ết Thảo | hàn luận |h

1 Sơ lược lịch sử hình thành tư duy và nguôn gốc | 5 3 2 0 các lí thuyết xã hội học hiện đại

2 Phân tích và bình luận thuyết tương tác biểu | 4 ME 2

trung

3 Phân tích và bình luận thuyết trao đôi, thuyết | 5 3 12 mạng lưới xã hội và lựa chọn hợp lí

4 Phân tích và bình luận thuyết câu trúc chức năng | 7 4 3

5 Phân tích và bình luận thuyết xung đột xãhội |4 2 2 0

6 Phân tích và bình luận thuyết tái cầu trúc xã hội | 10 6 4 7 Tông hợp các mô hình lí thuyết vi- vĩ mô 10 6 4

Trang 5

MUC LUC

Chương 1 Sơ lược lịch sử hình thành tư duy và nguồn gốc các lí thuyết xã hội học

In 1077 Ô 1 1 Các tiền đề kinh tế chính trị xã hội Châu Âu cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 I

1.1 Tiền đề chính trị xã hội :SẶ- 5c St St St heo 1

1.2 Vai trò của các tư tưởng thời kì ánh sáng và các tự tưởng phản anh

sáng với sự hình thành các lý thuyết xã hội học thời đẩh - 7c cscsrcrrrerrea 5

2 Sự hình thành và phát triển lí thuyết xã hội học ở Pháp 10

3 Sự hình thành và phát triển lí thuyết xã hội học ở Đức " 18

3.1 Vai trò của Immanuel Kant (1784-1804) đối với việc hình thành tư

duy xã hội học ĐỨC che CA kec 18

3.2 Vai trò của Hegel (1770-1831) trong việc phát triển tư duy xã hội học

Duc 19

3.3 Vai tro ctia Rudwig Feuerbach (1804- 1872) trong việc phát triển tư

duy xã hội học TĐỨC Tnhh HH khe HH v12 11kg, 22

3.4 Vai trò của Karl Marx (5/5/1818- 14/3/1883) trong việc phát triển tư //108128/178,/2s52.7.2 0N P0 0n 0nnẺẺ.a 23 3.5 Vai trò của Max Weber (1864- 1920) trong việc phát triển tư duy xã 718.11 9.72NERERERERRea aAaBB¬ầắ ố Ố _— 25 3.6 Vai trò của Georg Simmel (1/3/1858- 1918) trong việc phát triển tư ⁄/1®228c/018/212.722000n0n0n80806 6 27 4 Vai trò của Vilfedo Pareto (1848- 1923) trong việc phát triển tư duy xã hội ¡60 0777 .,Ô 28 5 Sự hình thành và phát triển lí thuyết xã hội học ở Anh - - 29

3.1 Vai trò của Adams Smith (1723-1790) và của Karl Marx (1818-1883)

Trang 6

5.2 Vai tro cha Hebert Spencer (1820- 1903) trong viéc phdt triển tư duy b78/178,/050.1,),NEERRRES SE ra 5 31

6 Sự hình thành và phát triển lí thuyết xã hội học ở Mỹ 33

6.1 Các tiên đề l luận chính trị- văn hóa- xã hội .-. <-<<s<x++ 33

6.2 Vai tro cua William Graham Sumner (1840 - 1910) trong viéc phat

triển tư 2/3)/01728(.018/19 50/0000 35

6.3 Vai trò của Lester F Ward (1841- 1913) trong việc phát triển tu duy

k28.218.240 ) /0000n80Ẻ a 36 6.4 Vai trò của Albion Small trong việc phát triển tư duy xã hội học Mỹ 36 6.5 Vai trò của Robert Park (1864- 1944) trong việc phát triển tư duy xã 18.1730.) 500008588 S 37

6.6 Vai trò của Charles Horton Cooley (1864- 1929) trong việc phát triển /8z/®128/118/:950.,) 0000000 38

6.7 Vai tré cla George Hebert Mead (1863- 1931) trong việc phát triển tư AUy XA AOL ROC MY eeecccccccccccccccessccccssssccceecsesssseecessceccsesssseeceessesssecesesecessnseetecssaaes 39

6.8 Vai tro cia Pitirim Sorokin (1889- 1968) trong việc phát triển tư duy

xã hội hỌC ÌMÍ «LH TH TH TH TH Hư 40

6.9 Vai trò cua Talcott Parsons (1902- 1979) trong viéc phat trién tu duy

NA NGT NOC MY occ cccccccecccccccccssscccecssssssccccesecccnececsececeseusnsussseesecececcesssseeceseeessesteeeees 41

6.10 Vai trò và đóng góp của một số tác giả khác trong việc phát triển tư

duy xã hội học ÌMÍƑ - - - ST H111 E KH KH ng kg kg khu veeeaesecseseeeees 43 01.7.2077 ~ 44

THUYET TƯƠNG TÁC BIẾU TRƯNG 2-5 ssscesseessseesee 44

1 Thuyết tương tác biểu trưng của H Mead -2 52 se =scszcsree- 44

Trang 7

1.2.3 ¥ nghita Bib tring coccccccscccscsesssssessssssvssssssssesssvsssssesesssevssesseseressssesssseesesse 48

1.2.4 Câu trúc cá nhân theo chủ nghĩa tong tác biỂu trưng c¿ 49

1.2.5 Phân biệt cái Tv COI Meo ccccccccccccscscsssssssssvsssesssserssssucessesesessesssessussseessees 50

1.2.6 Quan điểm của Mead về xã hội hoá cá nhân 5-55 ccccecereervea 51

1.2 Quan điểm của Mead về xã hội 5 - sSxxS ke vx+Sx+egskrkesee 52 1.3 BÌnh lUẬN - G TQ n HH HH TH KHE kt 53

2 Thuyét tuong tac biểu trưng của Erving Goffman . 5-c- c5: 55

2.1 Quan niệm vé CO NGM ccscccccccseccssessvsvsvstssescsssssssevstsnsucuensasiesesseesiee 32

2.2 Thuyết kịch của Erving GoƒŸima - 5c cs cESEEEEEkrtrrrkvei 58 3 Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa tương tác biểu trưng 65

Chương Ở - << s s9 909.99 955.03 6 0495 0009 96 06.0504.550600900008899959608609999.5696098 66 LY THUYET TRAO DOJ, LU'A CHỌN HỢP LÝ,THUYÉT MẠNG LƯỚI 66 L Ly thuyét trao dice ececcsscsccesssssssssesecscscscsssescstersesseecenscasevssseeeeeneereees 66

2 Thuyết trao đối của Kelley và Thibaut 2 252 22s £xcceeesrred 67

3 Thuyết trao đôi của G Homans 2-2- 2 scsscesed 69_Toc437987222 4 Thuyết trao đôi của Peter BÏau - 5-5-5 scsSe ch ve veeeesrxee 79

5 Thuyết lựa chọn hợp Ìí - 2+ 2 s£s2Es+k+E++xezksExreekererereerd " 86

6 Thuyét mang 61 x8 WO deccssssssssccccccssscssssccsesssssssssssvecsessesesssseeansen se 89

CHUONG mm 90

THUYÉT CẤU TRÚC CHỨC NĂNG,THUYÉT CHỨC NĂNG MỚI 90

1 Vài trò của thuyết cấu trúc chức năng - + 2x52 scscecrrererrsrrece 90

2 Quan điểm chính của Thuyết cấu trúc chức năng 55-55: 92

3 Thuyết chức năng về sự phân tầng HH9 Họ Tho 0009 ve 93 4 Thuyết cầu trúc chức năng của Talcott Parsons 2 2s se 96

4.1 Hệ thống chức năng thiết yếu (AGI) se cst+ksrekererered 96 4.2 Hệ thông hành động + tt TH HE TH 1211111 ee 97 4.3 Hệ thông xã hội và các tiểu hệ thốngxã hội thiẾt yếu -.- «: 99

4.4 Biến đổi xã hội và thuyét dong co trong hoc thuyét cia Parsons 111

Trang 8

5.1 Vài nét về tác giả Robert K ÀÃerfOH -. «5+ "— 115

5.2 Thuyết cấu trúc chức năng của MerÍOh -scceeseecerereree 115

1, Thuyết chức năng mới của J.Alexander H111 te 136

Chương ÕÃ << se 5050095188936 28000406010000000000000000000010000586 144

LÝ THUYÊT XUNG ĐỘT Xà HỘI . 5-5 «s° << <sesesseszesessee 144 1.Nguồn gốc ra đời của lý thuyết xung đột -. - c2 sxsererrereee 144 LiL KK 1amh 144 1.2.Quan điểm của M.Weber về xung đÌỘt St series 146 1.3.Quan điểm của Œ Simmel về xung đột xã hội -cscscccsc«: 148

1.4.Quan điểm của R Dahrendorƒ về xung đột xã hội - 149 1.5.Các quan điểm khác về xung đột cccccccsecce key 152

2.Khái niệm và loại hình xung d6t x8 NGi csscsssssssescssssecccssssescessseessseeseeeees 154

PIN 2,1 nh e 154

2.2 Cac loại vò hình thức xung đỘ( ST Sen re 155

5 Chức năng và quá trình xung đột xã hội -+++<<++s*+ 158 5.1 Chức năng của xung đỘI cành hit 158

SN 1n gan ốố 159 2.3 Giải quyét xung 2E 163 6 Quan hệ giữa trật tự xã hội và rối loạn xã hội -s-csxe2 165 7 Cấu trúc quyền lực và cấu trúc lợi ích trong xung đột xã hội 166 8 Cấu trúc của hành động xung đột và cấp độ xung đột .-.- - 166

8.1 Hành động xung đỘI - ch ghi 166

8.2 Cap AB XU g AGt.ecccccccecscecsessesssssscsesesseecesseeeseessseesseansasssesecsseesessesss 167 8.3 Quan hệ giữa tổ chức và cá nhân trong tình huống xung đột 167 9 Binh ludn vé thuyét xung GOt .cccceeseceseceseceeeeeeeeeseaeees TH ren 168

Chương Ố - 5- ° «<< 9 E3 585.98939989089.080098040000400040080080400000000000000 170 Thuyết tái cấu trúc xã hộii - < << <Ss+s9ESSeeS919605.5808010.000008 170

1.Quan niệm của A Giddens và P Bourdieu về tái cấu trúc xã hội 170 2 Một số khái niệm của thuyết CAT CAU 171

Trang 9

2.1 Khải niệm TTWỜNg, ăn e 171 2.2 Khái niỆm lẬT ÍỤC LH HH ng TH nếp 172

2.3 Khải niệm không gian xổ hỘI - -« ScS SH HH Hy ray 173

2.4 Khái niệm nguồn lực xổ hộỘi -ĂccSĂSccScccszse sessesessusiesaneasense 174 2.5 Hoạt động và 18.7 -5SRERERRERRRRRYYeaa 174 2.6 Dinh nghia cu tric x h6i clia A Giddens o.ccecccccecscscssscsecssssscseseee 176 Vy (5.,.2 0.1 0808 nh.aaa 176 3.Tái sản xuất xã hội(tái cấu tTÚC) - ¿+22 ©5< SE Sex c3ESz cv 177 3.] Theo P POUFÌi€M: G SH ng ng và, a 177 3.2 Quan điểm của A Giddens về tải sản xuất xã hội 179 Chương 7 s°- + CEE+ed€EEEEEELEdEEEEESdSEEE2927239992922239990278392222296e2 183

Lí thuyết tích hợp vi- vĩ mô .- s- 5s se sss se sEseEstoeEseseceeseEsseseesesesee 183

1.Một số quan điểm cực đoan về các li thut vi-vĩ mơ "¬ 183 2 Các khuynh hướng hội nhập - - 5-5 + x1 +9 ng re 185

2.Mô hình hội nhập của G Ritzer - «<< «=2 a :: 187

3.Mô hình chức năng- đa phương diện của Jeffcey Alexander- 192 4 Mô hình của James Co Ïermain - s- + < + + S99 389418911 11.1 5 xe 195 5.Các cấp độ phân tích của Norbert Wiley - 2 2c cecxcscrsreceerxee 196 6 Mô hình tích hợp vi- vĩ mô của P BÏau 2-5 5S vs re 198 7 Sự đa dạng và thiếu thống nhất về quan điểm tích hợp vi- vĩ mô 198

8 KẾT luận 2-2 HH HH 0111x111 200

Trang 11

Chương 1 Sơ lược lịch sử hình thành tư duy va nguồn gốc các lí thuyết xã hội học hiện đại

1 Các tiền đề kinh tẾ chính trị xã hội Châu Âu cuỗi thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19

1.1 Tiền đề chính trị xã hội

“Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789 đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội không những chỉ ở nước Pháp mà còn ở các nước Châu Âu Nó có tác động

tích cực đến sự phát triển xã hội cụ thể là sự phát triển về nhận thức xã hội và quá trình tổ chức quản lý xã hội ở một giai đoạn phát triển mới của xã hội mà

trước đây chưa hề có, đặc biệt là bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền."Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp" (Lê Nin toàn tập, trang 342)

Những nhà nghiên cứu khoa học xã hội đã chú ý đến sự biến đổi xã hội và

những hệ quả tiêu cực cũng như tích cực của các cuộc cách mạng chính trị cách

mạng công nghiệp, phong trào cách mạng cũng như những cuộc đình công, nhưng cuộc đấu tranh đòi tăng lương và cải thiện đời sống của người công nhân "

Với sự phát triển của nền công nghiệp dưới tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, năng xuất lao động ngày càng tăng cao nhưng người công nhân cảng

ngày càng bị bóc lột năng nề hơn.Do đó , các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng chính trị trong thế kỉ 18 -19 đặt ra nhiều vấn đề và hiện tượng xã hội mới

mà nó chưa từng tồn tại trước cách mạng công nghiệp Cách mạng công nghiệp ở các nước phương Tây thế kỉ 19 đầu thế kỷ 20, diễn ra có tính chất đồng bộ ở các nước chứ không phải riêng rẽ ở một nước nào đó Xã hội công nghiệp đã

diễn ra ở đô thị kéo theo quá trình đô thị hoá và thu hút một lực lượng lớn nhân

Trang 12

công nhân có mức thu nhập cao hơn so với với thu nhập của người nông dân Do đó, hàng loạt dòng người nông dân rời bỏ trang trại, đồng ruộng của mình dé tiễn vào thành phố Đồng thời, những nhu cầu mới về sản xuất công nghiệp với những công nghệ mới đòi hỏi người công nhân phải có một trình độ tay nghề và kĩ thuật nhất định để phục vụ trong các dây truyền sản xuất công nghiệp Tuy nhiên những người có trình độ tay nghề lại chiếm một số ít trong số những người có nhu câu lao động ở khu vực công nghiệp Chính vì thế mà mức lương của những người công nhân thấp không đáp ứng đủ nhu cầu tái sản xuất sức lao động phục vụ cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình Do đó các phong trào công nhân thường diễn ra với mục đích bảo vệ quyền lợi của người lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa Những cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản của giai cấp công nhân trong xã hội công nghiệp và những toan tính chống lại các phong trào đó từ phía những nhà tư bản đều có liên quan trực tiếp tới cách thức tổ chức đời sống xã hội phương Tây Trước bối cảnh cảnh xã hội đó, nhiều nhà tư tưởng trong đó có các nhà xã hội học đầu tiên như Karl Marx, Weber, Durkheim, Montestskio, Auguste Comte da xuất hiện với những nguồn gốc nhận thức và lý luận khác nhau tuy nhiên đều có mục đích chung là sáng tạo

ra một khoa học mới dé giải thích nhứng van đề xã hội bức xúc mà các khoa học xã hội nhân văn đương thời không đủ sức thực hiện Sự kiện quan trọng đối với sư ra đời của Xã hội học là quan điểm của K Marx về chủ nghĩa xã hội Ông đã có rất nhiều cống hiến trong nghiên cứu các khoa học như Triết học, Luật học

Trang 13

bảo vệ duy trì chế độ xã hội cũ và né tránh các cuộc cách mạng.Đó là những người theo chủ trương giải thích xã hội theo các hình thưc khác nhau của thuyết tiến hoá xã hội Những mâu thuẫn xã hội theo những tác giả như Weber, Durkheim, Spencer không nhất thiết phải giải quyết bằng những cuộc vũ trang, cách mạng như quan điểm của Marx mà có thê giải quyết bằng con đường cải

lương, thỏa hiệp theo mô hình tiến hoá xã hội, tức là các bên, các bộ phận của xã hội đều phải tự điều chính để cùng nhau đi đến một xã hội tốt đẹp hơn.Cách

giải thích này thường được che đậy bởi các hình thức tôn giáo và đạo đức, luân lý tư sản.Các nhà tư tưởng hay chính trị thường đưa ra những chính sách hay những khẩu hiệu nhằm điều hòa các xung đột xã hội thông qua việc lí giải về sự hợp lý hoá các lợi ích giai cấp cũng như các giá trị giữa giai cấp lãnh đạo và

tang lớp lao động trực tiếp Một đặc điểm quan trọng dẫn đến sự hình thành các lý thuyết xã hội học đó là sự kiện đô thị hoá do nền sản xuất đại công công

nghiệp sinh ra Nền sản xuất đại công nghiệp thu hút lực lượng lớn từ nông thôn ra đô thị tạo ra những dòng di cư không lồ mang đến cho xã hội những sự biến đổi mạnh mẽ về mặt kinh tế Quyền lực của những người cầm quyền do nền

kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng đồng thời nó cũng mang lại những hệ quả tiêu

cực cần phải kể đến như quá tái dân số, ô nhiễm môi trường đô thị, phân hóa

giầu nghèo sâu sắc,các tệ nạn xã hội và các hiện tượng lệch chuẩn khác Những hiên tượng xã hội đô thị như vừa nêu trên, đã đặc biệt được các nhà xã hội học đầu tiên như Weber, Durkheim, Simmel va các nhà xã hội học thuộc trường phải

Trang 14

một tôn giáo nào đó Như vậy, họ trở thành những nhà khoa học xã hội bởi

những ý niệm về đời sống tôn giáo.Những tư tưởng đổi mới,cải cách xã hôi của họ cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi quan điểm tôn giáo Những tác giả xã hội học nỗi tiếng như Weber cũng lấy tinh than tôn giáo để giải thích đời sống xã

hội cũng như mô hình xã hội.Mô hình của chủ nghĩa tư bản là một ví dụ Chính Weber đã tuyệt đối hóa vai trò của đạo Tin lành đối với sự ra đời chủ nghĩa tư

bản Ông cũng viết nhiều về tôn giáo và giải thích xã hội cũng giống như về tôn giáo.Tuy nhiên,ông coi tôn giáo là nhân tố tỉnh thần quyết định việc hình thành

tư tưởng, nhận thức của con người Trong xã hội tồn tại một hệ thống bất bình đẳng khách quan do con người có sở hữu khác nhau về ba loại vị thế như vị thế

kinh tế tài chính ,vị thế xã hội và vị thế chính trị

Một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tích cực tới việc ra đời các lý

thuyết xã bội học ,đó là những phát minh trong khoa học tự nhiên vào thế kỷ

19.Su phat triển của khoa học tự nhiên đã mang tới khoa hoc xã hội một cách

tiếp cận mới,một lối tr duy mới.Những phát minh về tế bào trong sinh học, hóa

học và vật lý học có ảnh hưởng rất lớn đến cách mạng khoa học công nghệ, tác

động đến các cuộc cải cách ,phong trào xã hội nói chung cũng như cách thức tổ

chức xã hội nói riêng Nhà xã hội học đầu tiên như A Comte đã mong muốn vận dụng những quy luật của vật lý học, hóa học và sinh vật học để giải thích đời

Trang 15

1.2 Vai tro của các tư tưởng thời kì ánh sáng và các tư tưởng phản ánh sáng với sự hình thành các lý thuyết xã hội hoc thoi dau

Sau một thời kì dài các tư tưởng trong triết học trong xã hội bị chi phối chủ yếu bởi các tư tưởng tôn giáo vai trò của tôn giáo có ý nghĩa nhất định đối với việc cai trị và quản lý tô chức đời sống xã hội cộng đồng cũng như gia đình Đặc biệt trong thời kì trung cô vai trò của các tôn giáo được đỉnh cao của nó trong đời

sống xã hội cũng như quan điểm triết học đó được thể hiện trong cách quản lý ở

các cấp độ Tôn giáo đã ngự trị không những chỉ ở trong hình thức quản lý xã hội, quản lý hành chính mà còn thể hiện ở trong đời sống thường nhật của mỗi con người Trong các chế độ phong kiến người ta đều nhìn thấy mô hình của đức

vua, các vị quan lại như là những nhân vật được nhận sứ mệnh của Chúa để cai

trị con người, do đó vua được xem như là thiên tử - con trời Vì thế trách nhiệm, bốn phận của người dân là phải tôn sùng và phải tuân thủ tuyệt đối Trong các chế độ phong kiến Phương Đông người ta thấy rất rõ tư tưởng trung quân là một tư tưởng phổ biến, nếu ai không tuân thủ nguyên tắc ứng xử bị chỉ phối bởi tư tưởng trung quân thì không có vị trí và không thể tồn tại được trong xã hội, trong cộng đồng Tuy nhiên, khi trào lưu ánh sáng ra đời vào khoảng thế kỉ 17 - 18 đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tư duy triết học Tư duy về xã hội học được ra đời trong bối cảnh hai trào lưu ánh sáng và phản ánh sáng đang

xung đột lẫn nhau về quan điểm tiếp cận nghiên cứu xã hội.Tuy nhiên họ lại

giống nhau ở một điểm là nhìn xã hội như là một tổng thể và xã hội cũng là một cấu phần của vũ trụ được chỉ phối bởi những quy luật riêng Tư tưởng gia nỗi tiếng của trào lưu ánh sáng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự ra đời xã hội học cần phải kể đến đó là nhà triết học Pháp Sác lơ Montestkiơ (1689-1755 ) và Jack Rútxo (1712-1778) Các nhà phân tích xã hội học cho rằng, các tư tưởng của trào lưu ánh sáng, ảnh hưởng một cách gián tiếp đến việc hình thành các lý

thuyết xã hội học thời kỳ ban đầu Các triết gia ở thế kỉ 17 như: Ben nơ Đề các;

Trang 16

kỳ ấy đã đề xuất về cái phố biến, cái quy luật chung và do đó đã xuất hiện khái niệm tư duy duy lý Theo họ các tư tưởng cũng phải đạt được trình độ trừu tượng và phổ biến,rồi từ đó mới tạo ra những phán đoán, những suy lý hợp lý Các triết gia này đã đề xuất những phương pháp nghiên cứu đời sống xã hội để giải thích sự tồn tại của nó qua việc kết hợp nghiên cứu lý thuyết một cách duy lý với nghiên cứu thực tiễn để tìm ra mỗi quan hệ nhân quả Thời kỳ này tư tưởng vật lý của Newton đóng một vai trò hết sức quan trọng với tư cách là phương pháp luận trong việc giải thích thế giới Ta muốn giải thích đời sống xã hội cũng như đời sống tự nhiên bằng cách nhìn duy lý và bằng những phương pháp khoa học tự nhiên Muốn tư tưởng của họ giải thích được đời sống tự nhiên xã hội, hay nói cách khác nó phù hợp và phản ánh đựơc mối quan hệ giữa

thế giới các sự vật với thế giới tự nhiên Theo quan điểm của các nhà triết học

thời kỳ ánh sáng, con người có thể nhận thức và kiểm soát được thế giới tự nhiên (vũ trụ) bằng các phương tiện nghiên cứu duy lý và thực nghiệm Theo họ, thế giới vật chất được chỉ phối bởi các quy luật của giới tự nhiên, và theo họ, xã hội cũng là một dạng của thế giới tự nhiên cho nên cũng bị chỉ phối bởi quy luật của giới tự nhiên Vậy nhà triết học, nhà xã hội có thể sử dụng các nguyên lý lý

tính, nghiên cứu thực nghiệm để khám phá các quy luật xã hội Thực ra, thời ký

Trang 17

của tôn giáo đối với đời sống xã hội Một số nhà tư tưởng Pháp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư duy thời kì ánh sang, trong đó người nỗi bật là Môngtétskiơ Tuy nhiên, cũng có một số nhà tư tưởng xã hội không chấp nhận hay bác lại tư tưởng của thời kỳ ánh sáng Cụ thể, họ chống lại tư tưởng duy lý, tư tưởng về cái toàn vẹn thống nhất của vũ trụ và tư tưởng về cái gọi là giải phóng con người, đề cao vai trò của cá nhân Đối với các nhà phan ánh sáng như Louis de Bonald (1754-1840) và Joseph de Maistre(1753-1821) Những tác giả, những nhà tư tưởng, những nhà triết học xã hội này chống lại những quan điểm của trào lưu ánh sáng và cũng chống lại những tư tưởng của cuộc cách mạng Pháp vĩ đại 1789 De Bonald đã cho rằng cách mạng pháp cũng như tư tưởng của trào

lưu ánh sáng đã không mang lại lợi ích cho xã hội nhìn từ góc độ trật tự xã hội,

sự ôn định của đời sống xã hội Theo ông, chính tư tưởng của trào lưu ánh sáng và tư tưởng của cách mạng Pháp đã làm thay đổi xã hội, đã làm mất đi tính ổn

định của và con người cũng như xã hội không cần đến những cuộc cách mạng,

những tư tưởng đó Vì con người và xã hội cần một sự ôn định để phát triển, vì theo tư tưởng của Louis de Bonald cũng như những người phản trào lưu ánh sáng thì thượng để là cội nguồn của xã hội Do đó cái lý tính sẽ là cái thấp kém hơn các cái gọi là niềm tin tôn giáo và truyền thống phong tục tập quán Theo

họ, xã hội đã tuân thủ ý niệm của chúa tạo ra Cũng theo tư tưởng của phản ánh

sáng như của Louis de Bonald và Joseph de Maistre thì thượng để đã tạo ra

mn lồi và thượng để là sự thống nhất của mn lồi Do đó mọi mưu toan

Trang 18

_tôn giáo sẽ có vai trò quan trọng và giúp cho xã hội ổn định Có thể nói, tư tưởng hay trật tự xã hội mà sau này August Comte sử dụng như một khái niệm chính trong xã hội học cũng đã có géc tir Maistre va Bonald , tuy nhién A Comte cũng bị chỉ phối bởi qua điểm của trào lưu ánh sáng khi giải thích sự tiến

hóa của trí tuệ nhân loại từ thần học sang siêu hình rồi đến thực chứng, tức là, con người có thể chứng minh được các sự kiện , hiện tượng thông qua các

phương pháp quan sát và thực nghiệm Comte đồng thời cũng bị ảnh hưởng sâu sắc của nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Henri Saint-Simon Vào thời đại của A Comte, những người theo tư tưởng phản ánh sáng có xu hướng đề cao vai trò

của các triết gia thời kỳ trung cổ Đặc biệt ở luận điểm về sự thống nhất của vũ

trụ là do ý chí của thượng dé và họ đề cao vai trò của nhân tố lịch sử, nhân tố giá trị truyền thống Chính nhân tổ lịch sử được phản ánh trong hiện thực thông qua giá trị truyền thống Các hệ tư tưởng đó đã được thể hiện qua các thiết chế xã hội như gia đình, nhà thờ và quốc gia Tác giả Seitlin đã đưa ra những nhận xét để đánh giá vai trò tích cực cũng như tiêu cực các học thuyết của những triết gia thời kỳ ánh sáng Ông đã nhấn mạnh vào những đóng góp của trào lưu ánh sáng và những triết gia ánh sáng Trong đó có nhấn mạnh vào những điểm tích cực mà phe bảo thủ (phản ánh sáng) đưa ra, đã có ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy của các nhà xã hội học thời kỳ đầu tiên.Có sự đối lập về mặt quan điểm giải thích thế giới của các triết gia ánh sáng và các triết gia phản ánh sáng Các triết gia thời kỳ ánh sáng cho rằng cần phải giải phóng con người và dé cao vai trò cá nhân thì các triết gia phản ánh sáng đề cao vai trò xã hội và coi xã hội mới là

nhân tố quyết định của việc phân tích xã hội Và xã hội theo các triết gia phản

ánh sáng là cái gì đó mà ta quan sát được như tự nó vốn có Nói bằng ngôn ngữ khác, xã hội có những quy luật phát triển riêng cho nên những người giải thích xã hội có trách nhiệm giải thích những quy luật riêng đó Quy luật riêng đó tự nó

đã có và việc giải thích tự nó chính là trở lại một khái niệm trừu tượng về cái gọi

Trang 19

việc giải thích xã hội trước Thực tế xã hội tồn tại tự nó như một cấu trúc phù

hợp có các vai trò vị trí, mối quan hệ của các quan hệ xã hội là các thiết chế xã

hội, do đó cá nhân sinh ra từ trong xã hội đó sẽ phải tiếp thu và nhận mối quan hệ cấu trúc xã hội và buộc nó phải phù hợp để tổn tại trong chính xã hội đó Theo các triết gia phản ánh sáng thì xã hội được cấu trúc bởi những bộ phận có mối quan hệ tương hỗ và chỉ phối phụ thuộc lẫn nhau Những mối quan hệ phụ

thuộc này đã tạo ra cơ sở tồn tại của xã hội, do vậy tư tưởng của các nhà phản

ánh sáng đã bảo hộ cho việc cầm quyền của các chế độ đương thời Họ giải thích sự thay đổi các mối quan hệ xã hội, những cuộc cải tổ, những cuộc cách mạng sẽ dẫn đến rối loạn xã hội và có nguy cơ dẫn đến sự phá huỷ cấu trúc Con người không thể tự mình hay dùng ý chí của mình để cải biến xã hội, con người cần phải phù hợp với xã hội Sự rỗi loạn của một bộ phận xã hội có thể dẫn đến sự

rối loạn nhiều cấu phần xã hội khác và có thể dẫn đến phá vỡ cấu trúc xã hội Sự rối loạn trật tự xã hội sẽ đặt lên vai của những người đang điều hành xã hội và

hệ lụy đến tất cả mọi người Những tư tưởng sợ hãi sự rối loạn đã dẫn đến

những quan điểm bảo thủ nhằm duy trì chế độ chính trị và nhà nước hiện tại của các chế độ phong kiến tư bản đương thời Xã hội được tồn tại bởi những đơn vị

xã hội như gia đình, cộng đồng, tổ chức tôn giáo, các xã hội nghề nghiệp, các thiết chế giáo dục thương mại v.v chính nó là môi trường, và đồng thời cũng là

nhân tố tác động đến hành vi của mỗi cá nhân Như vậy con người cần phải gin

giữ nó vì sự tồn tại của chính các cá nhân Về việc giải thích sự biến đổi của đời sống xã hội, trường phái phản ánh sáng cho rằng những biến đổi của xã hội như các cuộc cách mạng hay cải tô xã hội hay cách mạng công nghiệp, các quá trình công nghiệp hố, đơ thị hố, hành chính hoá đều có ảnh hưởng không tốt đến việc duy trì một trật tự Trong khi các triết gia theo tư tưởng ánh sáng cho rằng những biến đổi của các thể chế xã hội, những quá trình đô thị hố, chun mơn hố, nghề nghiệp hoá, hành chính hoá là quá trình tất yếu dẫn đến biến đổi xã hội, dẫn xã hội đến một trạng thái tốt đẹp hơn, hợp lý hơn thì các nhà triết học

Trang 20

tự xã hội Các nha phan anh sáng cũng đưa ra tư tưởng để bảo vệ cho sự tồn tại đương nhiên của các tầng lớp các giai cấp trong xã hội, điều đó theo họ là sự hợp lý Giải thích nguyên nhân sâu xa của sự hợp lý về bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội hay các tầng lớp xã hội của các nhà triết học xã hội trường phái phản ánh sáng cũng liên quan đến các tư tưởng của các nhà triết học theo mô hình xã hội tôn giáo, thần học thời kỳ trung cô Đó là sứ mệnh của Chúa và họ

lại trở lại một khái niệm sốc về xã hội và vũ trụ - sự hiện thân của thượng dé

Dù có sự khác biệt về quan điểm giữa các nhà triết học trào lưu ánh sáng và phản ánh sáng nhưng giữa họ cũng có một số điểm tương đồng đó là sự phát

triển của đời sống xã hội cũng phải dựa trên quá trình lịch sử, việc giải thích mối

quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân và nhóm, cá nhân và tập thể là khác nhau giữa 2 trường phái này Tuy nhiên họ đều nhắn mạnh tới mối quan hệ biện chứng nhân quả giữa cá nhân và xã hội, và cả hai trường phái đều chú ý đến

mối quan hệ như các hiện tượng về đời sống xã hội như: hiện tượng đô thị hoá,

những lối sống mới đã xuất hiện sau những cuộc cách mạng công nghiệp, những cuộc cách mạng xã hội Tuy nhiên mỗi trường phái lại đứng trên lập trường chủ quan của mình để giải thích những hiện tượng đó

2 Sự hình thành và phát triển lí thuyết xã hội học ở Pháp

Xã hội học Pháp chia thành 3 giai đoạn quá trình phát triển Giai đoạn đầu từ

những năm 1730 đến 1775 với tên tuổi của những nhà tư tưởng như Montesquieu, Rousseau Nhận thức thời kỳ này thường chú ý tới việc phân tích các lý thuyết về chính trị, triết học mà ít chú ý đến việc phân tích các lý thuyết xã hội Quan điểm của Montesquieu đã dẫn dắt nhiều nhà nghiên cứu tập trung

vào việc phân tích xã hội với tư cách là một lĩnh vực tri thức Những tư tưởng

của Montesquleu và Rousseau đề ra cũng có liên quan mật thiết tới quan điểm của trào lưu ánh sáng Montesquieu và Rousseau da đề cập đến những vấn đề xã hội thực nghiệm và khách quan Tuy nhiên, những tư tưởng đó, về mặt triết học

Trang 21

xã hội vẫn chưa đề xuất được những phương pháp và những lý thuyết cụ thể cho nghiên cứu xã hội

Giai đoạn thứ hai là sự phát triển các tư duy xã hội học Pháp đúng từ năm 1775 đến năm 1814 Những công trình của Condorcet, đã tập trung vào việc sử dụng các mô hình toán học và lấy toán học làm công cụ để phân tích các hiện tượng xã hội Cũng vào thời điểm này, một tác giả khác là Cabanis lại đứng về một hướng tiếp cận khác Condorcet ở chỗ ông đã dùng quan điểm sinh lý học và y học làm mô hình phân tích xã hội Do đó, tác giả này thiên về mô hình nghiên cứu phân tích xã hội thực nghiệm bằng con đường thực nghiệm Cũng trong thời kỳ này, thuật ngữ khoa học xã hội đã được sử dụng rộng rãi

Giai đoạn 3 là quá trình phát triển xã hội học Pháp sau 1814 Giai đoạn này gắn

với tên tuôi của một nhà xã hội học đầu tiên đó là August Comte Tiếp theo August Comte là một loạt các nhà khoa học xã hội khác như Durkheim, Aron,

Boudieu

* August Comte (1798- 1857) đóng góp và có công lớn nhất trong việc phát triển xã hội học Pháp cũng như xã hội học thế giới và cùng với những công trình nghiên cứu của mình là 6 tập trong đó đã đề xuất hướng nghiên cứu mới trong khoa học xã hội là nghiên cứu các khoa học xã hội giống như nghiên cứu các khoa học tự nhiên August Comte cũng là một trong những người chống lại cuộc cách mạng Pháp cũng như các triết gia thuộc trào lưu ánh sáng thế kỷ 17, 18 August Comte cũng được liệt vào trường phái của những người phản ánh sáng và bảo thủ bởi lý do ông đã coi các cuộc cách mạng chính trị cũng như khoa học sẽ dẫn tới sự hỗn loạn, rối loạn hay vô chính phủ trong đời sống xã hội Điều quan trong 14 August Comte đã đề xuất quan điểm nghiên cứu xã hội bằng phương pháp thực chứng luận cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của các nhà tư tưởng theo trường phái bảo thủ như De Bonald và De Maistre Tuy nhiên, August Comte được đánh giá là có tiến bộ hơn so với các nhà khoa học phản

ánh sáng nêu trên Nếu như Maistre và Bonald, muốn quay trở lại với triết học

Trang 22

thd thi August Comte lai cho rằng không thê quay trở lại với thời kỳ trung cô mà xã hội bị ngự trị bởi nhà thờ Theo August Comfte, cần giải thích xã hội đương thời được xã hội bằng con đường thực chứng thì phải biết áp dụng những phương pháp của khoa học tự nhiên vào việc nghiên cứu xã hội Quan điểm này

bị ảnh hưởng bởi tư duy toán học mà ông đã học được ở Condorcet và các nhà

khoa hoc tu nhién August Comte dé xuất thuật ngữ “vật lý học xã hội” (social

phisics) vào năm 1822, sau đó ông gọi “vật lý học xã hội” là xã hội học Theo August Comte, “vật lý học” hay xã hội học chính là khoa học cơ bản cuối cùng

vì nó kế thừa và tiếp thu của tất cả của các khoa học như toán học, thiên văn

học, vật lý học, hóa học, sinh học Nhiệm vụ của xã hội học theo August Comte

là phải nghiên cứu cả trạng thái tĩnh lẫn trạng thái động của nó Trạng thái tĩnh

của xã hội theo August Comte chinh là cầu trúc xã hội, và trạng thái động theo

August Comte chính là những biến đổi xã hội Mối quan hệ giữa hai trạng thái này là mối quan hệ biện chứng, không thê tách rời khỏi nhau Tuy nhiên, August Comte lại tập trung vào việc tìm kiếm các quy luật của đời sống xã hội thông qua những con đường giải thích các biến đổi xã hội Ông cũng chú ý tới việc nghiên cứu những biến đổi xã hội để tìm những con đường cải cách xã hội chứ không phải là con đường làm xã hội Từ đó, ông đã khẳng định vai trò của các

trật tự xã hội với việc duy trì sự vận hành hoặc sự biến đổi của đời sống xã hội

August Comte đã có phân tích các phương án,tình huống cách mạng xã hội nhưng Ông thiên hướng về việc ủng hộ quan điểm cải tổ, cải cách xã hội.Ông

cho rằng quá trình cải cách làm biến đỗi trật tự xã hội cũ để phù hợp với một trật

tự xã hội mới mà không phá đi tính én định và tính cân bằng của xã hội Nếu làm cách mạng xã hội mà thay đổi toàn bộ cấu trúc xã hội cũ thay bằng cấu trúc

xã hội mới sẽ dẫn tới hỗn loạn xã hội Điều này đã được khẳng định trong việc

giải thích sự tiến hóa của xã hội loại người theo quy luật tiễn hóa hay còn gọi là lý thuyết 3 giai đoạn Theo August Comte, thế giới vật chất cũng như thế giới tư duy,trí tuệ đều phát triển theo ba giai đoạn

Trang 23

+ Giai đoạn thứ nhất còn gọi là giai đoạn thần học Giai đoạn thần học đã ngự tri

thế giới từ khi nó ra đời cho đến năm 1300 Giai đoạn đầu tiên của sự phát triển trí tuệ, niềm tin về lực lượng siêu nhiên chiếm ưu thế tuyệt đối Con người tưởng tượng ra các vật thần linh và họ tôn thờ Theo những tư tưởng hay tư duy ban đầu của nhân loại thì vạn vật hữu linh Tắt cả mọi vật thể từ trước đều có linh hồn Con người tỉn rằng vạn vật kế cả con người đều do thượng để sinh ra và nó

đều có linh hồn

+ Giai đoạn tư duy thứ hai của nhân loại được gọi là giai đoạn siêu hình Theo

August Comte thì nhân loại có mô hình tư duy siêu hình Lịch sử tư duy siêu hình của nhân loại diễn ra vào khoảng những năm 1300 cho đến 1800 Trong giai đoạn này, trí tuệ của nhân loại đã phát triển cao hơn một bước so với giai đoạn trước Người ta khơng hồn tồn tin rằng, vạn vật đều do thượng để sinh ra mà có quy luật riêng đã sắp đặt sẵn từ trước có nghĩa là con người đã tiến tới giới tự nhiên và giới xã hội thông qua tư duy siêu hình của họ.Họ đã đi tìm mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng nhưng họ chưa đủ bằng chứng để chứng minh mối quan hệ nhân quả của đời sống tự nhiên cũng như đời sống xã hội mà phải đến giai đoạn thứ ba trong lịch sử phát triển tư duy của nhân loại ( August

Comte gọi là giai đoạn tư duy thực chứng), tư duy nhân loại mới làm được điều

đó

+ Giai đoạn thực chứng Về mặt thời gian được tính từ năm 1800 trở đi Giai

đoạn này con người đã nhận thức được thế giới hiện thực của đời sống xã hội cũng như tự nhiên thông qua việc phân tích mối quan hệ nhân quả, cũng như

chứng minh được sự tổn tại thế giới các sự kiện Theo August Comte các giai

đoạn là sự kế tiếp nhau Ở giai đoạn thứ hai giai đoạn tư duy siêu hình cũng vẫn có bóng dáng hay hiện thân của những dấu hiệu tư duy thần học Cũng tương tự

như vậy, ở giai đoạn tư duy thực chứng vẫn có sự hiện diện của tư duy siêu hình

và tư duy thần học Do đó, ngay trong giai đoạn phát triển nhất của tư duy thực chứng , con người vẫn chưa đủ bằng chứng để chứng minh mọi mối quan hệ,

Trang 24

nhân loại bằng con đường tiến hóa của tri thức, August Comte từ chối thực hiện

cách mạng xã hội bời vì theo ông cần phải làm “cách mạng” trong tư duy không phải cách mạng ngoài xã hội Với quan niệm này, các nhà Macxit đã phê phán ông là người theo chủ nghĩa duy tâm Ông bị phê phán là người theo chủ nghĩa bảo thủ hay phản ánh sáng Ông là người theo thuyết cải cách tư duy và duy trì trật tự xã hội theo truyền thống Đóng góp cia August Comte đối với lịch sử khoa học thế giới cần phải kể đến như phát hiện chính khoa học xã hội, đặt tên

cho một khoa học mới là vật lý học xã hội Về mặt lý thuyết, ông đã đưa ra lý

thuyết 3 giai đoạn để giải thích lịch sử, tư duy của nhân loại cũng như sự tồn tại

tương ứng với các mô hình tư duy là các hình thức tổ chức đời sống xã hội August Comte cũng như những nhà khoa học đánh giá cái xã hội như một chỉnh

thể Do đó, nó đã mở ra cho các nhà xã hội học sau Comte việc nghiên cứu các

nhóm, các thể chế chính trị, nhà nước tổn tại trong một quan hệ chỉnh thể

Những quan điểm này đã làm cho xã hội học trở thành bộ môn khoa học độc lập

so với các khoa học khác như tâm lý học Đồng thời, August Comte đã đặt ra một quan điểm nghiên cứu xã hội đó là nghiên cứu tính chất hệ thong hay tinh chất tổng thể Từ đó, ông chỉ ra mỗi quan hệ giữa các thiết chế xã hội cơ bản như thiết chế gia đình, tôn giáo, thiết chế pháp luật, thương mại Các phương pháp mà August Comte đưa ra như phương pháp lịch sử, quan sát, phương pháp

so sánh, qui nạp đã có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu các sự kiện xã hội

theo một quan điểm mới so với xã hội đương thời Ông cho rằng các nhà nghiên cứu có thể phát hiện ra quy luật thông qua việc tập hợp, bằng con đường quan sát, phân tích, so sánh lịch sử và qui nạp cho phép các nhà khoa học xã hội giải thích con đường phát triển xã hội Tuy nhiên, những ý kiến, những quan niệm của August Comte là những bước khai phá, tư tưởng của August Comte còn bị ảnh hưởng bởi trường phái bảo thù mà việc quá nhân mạnh vào vai trò của trật tự xã hội, và né tránh nghiên cứu xã hội hay những hiện tượng tương tự Tiếp cận những tư tưởng của August Comte và bố sung những quan điểm mới cho xã

Trang 25

* Emile Durkheim (1858- 1917) được mệnh danh là người tiếp cận và đặt nền móng cơ bản cho xã hội học Pháp vì bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tư tưởng bảo thủ của August Comte Những công lao của E Durkheim tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa trật tự (hay cấu trúc) với chức năng của xã hội đó E

Durkheim được mệnh danh là người tiến bộ về mặt tư tưởng chính trị theo

trường phái tự do, nhưng về tư duy lý luận, ông là người theo trường phải bảo thù, phản ánh sáng E Durkheim cõng chống đối những người theo quan điểm cách mạng ông coi cách mạng xã hội cũng tương tự như cách mạng chính trị, khoa học công nghệ Tuy nhiên, ông tiến bộ so với những người bảo thủ ở điểm

thừa nhận các sự kiện đó là những sự kiện khách quan Theo E Durkheim, việc

giải thích xã hội phải dựa trên nguyên tắc khách quan coi mối quan hệ giữa xã

hội và cá nhân là mối quan hệ cơ bản Vì thế ông đưa ra quan niệm “sự kiện xã

hội” là cái khách quan tồn tại trong xã hội và nằm ngoài ý thức của con người

Theo ông, “sự kiện xã hội” đó là những lực lượng, những cấu trúc ở bên ngoài cá nhân và gây một ảnh hưởng lên cá nhân Do đó, khi con người hành động sự biểu hiện quan hệ xã hội, cấu trúc và chức năng xã hội với cá nhân là sự biểu hiện rõ nét của một quan hệ gia đình, dòng họ, nghề nghiệp, kinh tế, tôn giáo,

chính trị xác định Với những quan niệm như vậy, E Durkheim tập trung vào nghiên cứu trật tự xã hội Tác phẩm nỗi tiếng của ông với nhan đề “tự sát”, đã chứng tỏ mối quan hệ giữa các cá nhân với xã hội theo quy luật nhân quả Sự

kiện xã hội được giải thích bởi các sự kiện xã hội khác như trật tự xã hội, đạo

đức, tôn giáo, kinh tế , chính trị v.v Sự biến đổi xã hội được thể hiện về mặt

cường độ, tần suất của các sự kiện có mối liên hệ với cấu trúc xã hội cũng có thể

dẫn tới biến đổi thành phần của một tổng thể nhóm hay toàn xã hội Biến đổi xã hội có thẻ diễn ra ở mặt cấu trúc phi vật chất như tôn giáo, pháp luật .sẽ có mối liên mật thiết về chức năng của những bộ phận khác nhau trong tổng thể Nhưng E Durkheim chỉ tập trung vào giải thích những biến đổi xã hội với tư

cách hệ quả của xã hội, về mặt trật tự thứ bậc hay mô hình văn hóa, mô hình

Trang 26

những chủ thể hành động không thích ứng kịp hoặc không chấp nhận chuẩn mực hoặc sự phân công lao động xã hội Trong công trình nghiên cứu về “Sự phân

công lao động xã hội”, ông đã chỉ ra, những mối liên hệ xã hội giữa những cá

nhân cụ thể trong xã hội ở thời kỳ sơ khai, thời kỳ hiện đại và ông đã khắng định

vai trò của nhân tố phi vật chất như văn hóa, thiết chế, tôn giáo có tính chất quyết định ở các xã hội sơ khai, Trong khi đó các sự kiện vật chất như nhà nước

hay bộ máy hành chính có vai trò có tính chất phổ biến trong xã hội hiện đại

Trong xã hội hiện đại, con người liên hệ với nhau bằng những mối liên hệ phụ

thuộc chức năng, theo họ sự phát triển của quá trình hiện đại hóa sẽ tách khỏi

quá trình sự phụ thuộc cụ thể để phát triển mỗi cá nhân Tuy nhiên mâu thuẫn

mới lại xuất hiện, các cá nhân càng được trở nên tự do thì mối quan hệ vật chất của họ lại càng bị phụ thuộc Con người được tự do lựa chọn các phương thức

tồn tại, phương thức sống của mình trong xã hội hiện đại với mô hình tổ chức

theo kiểu đoàn kết hữu cơ Xã hội hiện đại thừa nhận tính năng động của các cá nhân và tính năng động này đã dẫn tới việc khai thác, kích thích hoặc tạo cơ hội

thuận lợi để cho chủ nghĩa cá nhân hay tính chất cá nhân có điều kiện được thể

hiện Do vậy, ý thức tập thé ẩn đi, mất đi vai trò của nó Phân công lao động

phức tạp ở trong xã hội hiện đại, là nguyên nhân dẫn đến sự lệ thuộc lẫn nhau về mặt chức năng Vì thế xuất hiện nhiều hiện tượng bệnh lý xã hội hay lệch chuẩn

Con người một mặt tôn thờ ý chí của cá nhân mình nhưng một mặt lại nhận thấy sự phụ thuộc vào người khác Do vậy trong xã hội hiện đại nhiều loại hình về bệnh lý xã hội xuất hiện và đó là nguyên nhân của những rối loạn trật tự xã hội

Giải thích từng hành vi trong ứng xử, E Durkheim đã đề cao vai trò của cái xã hội so với cái cá nhân Ông phân loại xã hội theo hai hình thức tổ chức, chi phối

bởi hai loại hình của mô hình tư duy Đó là loại hình đoàn kết xã hội cơ giới và

đoàn kết hữu cơ Trong xã hội tô chức theo mô hình đoàn kết cơ giới, con người hay ý thức của cá nhân phụ thuộc vào ý thức cộng đồng, tập thể Dù muốn hay không cá nhân cũng không thê tự do để định đoạt, quyết định những hành động

của mình Hành động của cá nhân chỉ là kết quả của một hoặc nhiêu sự kiện diễn

Trang 27

ra trước đó năm từ phía xã hội Trong xã hội theo mơ hình đồn kết cư giới, cá nhân cần phải tuân thủ những luật lệ, lề lối, phong cách ứng xử của cộng đồng

Nói cách khác, trong xã hội đoàn kết cơ giới, tỉnh thần tập thể chiếm ưu thế Cách giải thích của Durkheim về loại xã hội đoàn kết cơ giới nhuốm đậm màu

sắc tôn giáo của thời kỳ Trung cỗ là thời kỳ được coi là “thịnh vượng”của các thiết chế tôn giáo nhất là Thiên chúa giáo Người ta đều nhận thấy mô hình áp chế của thiết chế tôn giáo lên đời sống con người thông qua khái niệm ý thức tập thê của E Durkheim Điều này thể hiện rõ trong công trình nghiên cứu tính chất nguyên sơ của đời sống tôn giáo Qua công trình này, ông đã làm rõ quan điểm rằng, xã hội và tôn giáo là một Xã hội hay cách thức tổ chức của nó chỉ là hình thức biểu hiện của tôn giáo Vì thế, mô hình tôn giáo là một mô hình phổ biến đối với xã hội sơ khai Khi vạn vật, từ sỏi đá đến cây cối, chim muông cầm thú đều được con người thần thánh hóa Con người đã dựng lên những linh vật của mình đề tôn thờ Tư duy kiểu tưởng tượng đã giúp con người gắn nguồn gốc, đời sống tỉnh thần của họ với chính các linh vật mà họ thờ cúng Trong xã hội tô chức theo kiểu đoàn kết cơ giới, con người phải tuân thủ tuyệt đối vào tính cộng đồng và ý thức tập thể, hầu như không có sự tự do cá nhân.Trong khi đó, ở xã

hội đoàn kết hữu cơ, cá nhân có quyên tự do lựa chọn hành động trong khuân khổ khá rộng rãi về giá trị chuẩn mực xã hội vì sự đa dạng hoá về mặt các chức

năng xã hội và khả năng đa dạng của cá nhân tham gia vào các liên kết xã hội

Tuy nhiên, so với xã hội đoàn kết cơ giới, sự tự do của cá nhân trong xã hội kiểu đoàn kết hữu cơ lại vập phải sự phụ thuộc chặt chẽ và phức tạp bởi các chức

năng xã hội Do đó, xu hướng hình thành và biến đổi của các quan hệ xã hội

Trang 28

3 Sw hinh thanh va phat trién li thuyết xã hội học ở Đức

3.1 Vai trò của Immanuel Kant (1784- 1804) đối với việc hình thành

tư duy xã hội học Đức

Kant là một trong những nhà triết học nỗi tiếng nhất ở Đức nửa sau thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 Trong cuốn ”Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê

phán”, bản tiếng Pháp, Mát-xcova, 1952, tr 223, Lênin đã viết: “tính chất cơ bản của triết học Kant là điều hòa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm; làm

cho hai chủ nghĩa ấy thỏa hiệp với nhau, kết hợp thành một hệ thống duy nhất

hai trào lưu triết học khác nhau và đối lập nhau” Điều đó được thê hiện rõ trong

quan điểm của Kant khi giải thích về thế giới và nhận thức của con người Kant

đã thừa nhận sự tồn tại của một thế giới khách quan nằm ở bên ngoài ý thức của con người, tuy nhiên đó lại là một thế giới của “vật tự nó”, khái niệm về thế giới “vật tự nó” cũng rất mơ hồ và trừu tượng như khái niệm “ý niệm tuyệt đối” của

Hegel Theo Kant, “vật tự nó” nằm ngoài chúng ta nhưng lại phù hợp với biểu

tượng của chúng ta, tuy nhiên “vật tự nó” là không thể biết được, là bất khả tri, là siêu nghiệm Do tác động của “vật tự nó” con người tạo ra một tập hợp các

cảm giác còn có tính hỗn độn chưa có trật tự Tuy nhiên, nhờ năng lực “tiên thiên” con người có thể sắp xếp những cảm giác nhận được từ thế giới “vật tự nó” thành những phạm trò logic chủ quan Do đó, các giác tính (tính cảm giác)

có thể biến đổi đối tượng của cảm giác (hiện tượng, sự vật) thành các khái niệm Các khái niệm đó tiếp tục được phát triển bằng con đường nhận thức để trở

thành lý tính- là giai đoạn cao nhất của nhận thức Mặc dù ở giai đoạn cao nhất của nhận thức (lý tính), nhận thức của con người vẫn bị chi phối bởi quan niệm chủ quan, cụ thể là cái tỉnh thần với tư cách là cái thực thể, còn cái thế giới với tư cách là cái chỉnh thể là cái thống nhất hay” thượng đế” Rõ ràng khi nói tới thượng đế thì khái niệm “vật tự nó” cũng gần với khái niệm “ý niệm tuyệt đối” của Hegel Các hình thức “tiên thiên” của ý thức có trước kinh nghiệm, nó có

_ vai trò như một nhân tô điêu kiện của kinh nghiệm Với quan niệm này thì, nhận

Trang 29

thức của con người tách khỏi giới tự nhiên tức là giác tính hay khả năng nhận thức của con người đưa ra hay quy định, quy luật cho giói tự nhiên Nói cách

khác, toàn bộ giới tự nhiên mà chúng ta nhận thức được theo Kant, chỉ là một

cấu trúc chủ quan cuả ý thức Do đó, tính thống nhất của giới tự nhiên không phải trong bản chất, vật chất của giới tự nhiên mà nó lại là tính thống nhất nằm

trong cấu trúc, nhận thức của chủ thể nhận thức Do vậy, những mâu thuẫn xung

đột về thế giới khách quan và xã hội mà chúng ta nhận thức được chẳng qua chỉ là những mâu thuẫn, xung đột ngay trong nội tại cấu trúc nhận thức của chúng ta mà thôi Từ đó suy ra rằng, muốn giải quyết những xung đột, những sai lầm thì trước là phải giải quyết nó ở trong nhận thức Mặc dù quan niệm của Kant về loại nhận thức duy tâm chủ quan đã dẫn đến những sai lệch về việc đánh giá thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội) Nhưng quan niệm này cũng có đóng góp rất quan trọng để giải thích quá trình nhận thức từ cấp độ cảm tính đến cấp độ lý

tính Sau Kant, những tác giả thuộc trường phái xã hội học hiện tượng của Đức

như Diltay, Weber đã khai thác những điểm mạnh trong phương pháp nhận thức của Kant đê giải thích những động cơ và nhu câu của hành động xã hội, cá nhân

3.2.Vai trò của Hegel (1770-1831) trong việc phát triển tư duy xã hội

học Đức ca

G.W.F Hegel là một trong những người có vai trò quan trọng bậc nhất trong nền triết học Đức thế kỷ 18-19 Tư tưởng triết học của ông đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nhà triết học đương thời và sau này.Trong triết học Hegel người ta chú ý nhất đến khái niệm “Phép biện chứng “ và “chủ nghĩa

duy tâm”.Phép biện chứng của Hegel có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành

Trang 30

học khái niêm “Ý niệm tuyệt đối” với tư cách một khái niệm bao quát mô tả bản chất nền tảng của thế giới.Ý niệm tuyệt đối có trước giới tự nhiên và con người vì thế ông coi nó như cội nguồn của mọi cội nguồn để giải thích mợi hiện tượng

tự nhiên xã hội tư duy Ý niệm tuyệt đối như là bản thể luận của hoạt động tuy nhiên bản than sự hoạt động của ý niệm tuyệt đối chỉ được thể hiệ trong tư duy trong nhận thức của con người.Quá trình nhận thức được chia thành ba giai đoạn Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn lô-gích Trong giai đoạn này, ý niệm tuyệt đối vận hành dưới dạng tư duy thuần khiết thông qua hệ thống khái niệm,

phạm trù lô gíc Trong giai đoạn này tư duy mang tính độc lập tương đối vì nó mới ở dạng nguyên thủy chưa bị pha tạp.Giai đoạn hai là giai đoạn ý niệm tuyệt đối chuyển hóa thành tự nhiên.Hegel coi tự nhiên là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, giới tự nhiên có sau giai đoạn tư duy lô gíc Tự nhiên chỉ phát triển theo chiều không gian chứ không phát triển theo chiều thời gian vì thời gian trong ý niệm tuyệt đối là vĩnh hằng là tuyệt đối Giai đoạn thứ ba là “Tinh thần tuyệt

đối” Giai đoạn này là giai đoạn mà ý niệm tuyệt đối phủ định giai đoạn hai tức

là phủ định tự nhiên để trở về với chính nó và được lặp lại ở chu kỳ tiếp theo Nhưng từ chu kỳ tiếp theo ý niệm tuyệt đối được thể hiện trong tư duy của con người ở dạng cao hơn chu kỳ đầu, trong đó nó đã bao gồm cả tư duy, ý thức cá nhân lẫn ý thức xã hội và nó sẽ phát triển đến giai đoạn tột đỉnh là các khái niệm ,quan niệm về tôn giáo nghệ thuật hay triết học Theo cách tư duy này thì giới tự nhiên sẽ dần mở rộng không gian theo tư duy và tư duy là cái vô tận và

tuyệt đối.Trong phép biện chứng của Hegel, các nhà xã hội học Mác xít mà đầu tiên là Mác đã đánh giá rất cao giá trị của phép biện chứng ở một số mặt như:

“sự phát triển bắt nguồn từ cuộc đấu tranh giữa những mặt đối lập và được thực hiện thong qua sự chuyển biến từ những thay đổi về số lượng sang những thay đổi về chất ” Về mặt nhận thức, Hegel đã chỉ ra rằng phép biện chứng vừa là phương pháp tư duy (a way of thinking), vừa là phương pháp hình dung về thế giới (an image of the world) Với tư cách là phương pháp tư duy, phép biện chứng đã nhân mạnh tâm quan trọng của các quá trình, các môi quan hệ, các

Trang 31

động lực, các xung đột và mâu thuẫn Với tư cách là phương pháp quan niệm hay hình dung về thế giới, phép biện chứng của Hegel đã chỉ ra rằng thế giới không phải là một cấu trúc được tạo ra một cách cứng nhắc, bất động mà chính là kết quả của quá trình tư duy Điều quan trọng đối với xã hội học mà Hegel đã đóng góp là nhận thức về xã hội thong qua hình thức tư duy Theo Hegel, con người khi sinh ra đã được thiên phú bởi một khả năng tư duy tức là nó có khả năng hiểu biết một cách cảm tính về thế giới xung quanh, ví dụ con người có thể hiểu sự vật ở giai đoạn đầu tiên bằng cách nhìn, ngửi, sờ mó, cảm giác về thế giới vật lý cũng như xã hội Nhờ vào việc nó đã có những khả năng tư duy logic Sau đó, tư duy logic đã chuyên đổi thành nhận thức vè giới tự nhiên và xã hội, khi đó con người khám phá ra chính bản thân mình Cũng nhờ cách tư duy này mà con người phát hiện ra mâu thuẫn phát triển giữa cái năng lực thực sự của bản thân so với cái đánh giá của con người về năng lực có thể đạt tới, nhờ có mâu thuẫn giữa các mặt của quá trình nhận thức mà tư duy của con người ngày càng trở nên phức tạp hơn Nhờ đó nó dẫn dắt hành động phát triển phức tạp theo sự phát triển phức tạp của tư duy Càng ngày các cá nhân càng nhận thức được vai trò của nó trong sự rộng mở của thế giới tỉnh thần của xã hội Nói tóm

lại, chặng đường của tư duy là một quá trình tiễn hóa từ sự nhận biết các sự vật, hiện tượng tới sự hiểu biết thấu đáo về bản thân mình, về vị trí, vai trò của mình

trong các mối quan hệ với những người xung quanh và với thế giới xã hội rộng lớn hơn Marx đã phê phán mạnh mẽ tư tưởng duy tâm của Hegel Marx cho rằng Hegel muốn bảo vệ một chế độ kiểu đẳng cấp thời kỳ trung cỗ vì Hegel cho rằng quá trình tiến hóa xã hội nằm ngồi sự kiểm sốt cũng như nằm ngoài hoạt động thực tiễn của con người Theo Hegel con người hay xã hội đều chuyển động để đi đến một nhận thức lớn hơn, hoàn thiện hơn về một cái thế giới như vốn nó đã có trong ý niệm tuyết đối, do đó không cần thiết phải làm các cuộc cách mạng chính trị van đề là cần làm thay đổi phương pháp tư duy thì sẽ tao ra

Trang 32

3.3 Vai tré cua Rudwig Feuerbach (1804- 1872) trong việc phat trién tư duy xã hội học Đức

Theo nhiều nhà xã hội học thì Feuerbach có vai trò rất quan trọng với tư cách là

người bắt nhịp cầu giữa Hegel và Marx Feuerbach được liệt kê vào danh sách những người theo trường phái Hegel trẻ, tuy nhiên ông lại là nhà duy vật và mạnh mẽ phê phán quan điểm duy tâm của Hegel Feuerbach cho rằng, thượng đế không phải là những cái gì khởi nguồn của tư duy như Hegel nói mà nó là hình ảnh phản chiếu của con người về bản chất của con người, tức là thượng dé chang qua chỉ là ý niệm của con người tạo ra, nó không có thực ma chỉ là sự tưởng tượng của con người Điều này hoàn toàn khác so với quan điểm của Hegel Trong tac phẩm: “Bản chất của đạo Thiên chúa” xuất bản năm 1841, Feuerbach đã phát triển chủ nghĩa duy vật và phê phán mạnh mẽ những nguồn gốc nhận thức của luận của tôn giáo nói chung và của đạo Thiên chúa nói riêng Ông cho rằng, thượng để là bản chất của con người, tách khỏi con người và được tuyệt đối hóa

Engel đã đánh giá cao tư tưởng đó và cho rằng tác phẩm này có ý nghĩa lớn đối

với việc thừa nhận sự tồn tại khách quan của tự nhiên và coi bản chất con người

là sản phẩm của tự nhiên Tuy nhiên các nhà triết học và xã hội học Macxit phê phán Feuerbach rằng, ông chỉ căn cứ vào những hình thức của ý thức, vào sự kế tục của các tôn giáo để phân biệt các thời kỳ lịch sử, cho nên khái niệm của ông về con người còn chung chung, mơ hồ và khái niệm con người của ông cũng chỉ dừng lại ở mức độ duy vật thô thiển đó là “con người sinh học” Ông đã đề cập đến mỗi quan hệ giữa con người ở cấp độ sinh học như quan hệ huyết thông, tuy nhiên chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa người với người với tư cách là mối liên hệ tự nhiên và khách quan Ông cũng chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa con người với nhau là kết quả của quá trình hoạt động, lao động chung và bị chỉ phối bởi các quy luật giá cả thị trường Trong cuốn “Lút- vích Phơ- bách và sự cáo

Trang 33

chung của triét hoc cé dién Ditc”’, , trong phan luan cuong vé Feuerbach, Marx đã viết rằng, “Feuerbach bắt buộc phải coi bản chất của loài người chỉ là “chủng loại”, chỉ là tính cộng đồng nội tại, ẩn náu, liên hệ nhiều cá thể một cách thuần túy, tự nhiên” Marx đã phê phán “tư tưởng duy vật đơn giản” của Feuerbach khi bàn luận về mối quan hệ giữa con người trong xã hội Theo Marx, mối quan hệ giữa con người với con người là mối quan hệ khách quan, nó có nguồn gốc từ quan hệ lao động thong qua quan hệ sử dụng tư liệu sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm và lợi ích Cũng nhờ có quan hệ lao động mà con người làm biến đổi các quan hệ xã hội và biên đôi quan hệ của chính nó với những người khác

3.4 Vai trò của Karl Marx (5/5/1818- 14/3/1883) trong việc phát triển tư duy xã hội học Đức

Marx là người chịu ảnh hưởng trực tiếp tư tưởng của phép biện chững Hegel và tư tưởng duy vật của Feuerbach Marx đã nhìn rõ những sai lầm của Hegel khi giải thích thế giới bằng cách nhìn nhận duy tâm và tôn giáo Khác hẳn với Hegel, Marx không coi những thể chế chính trị, tôn giáo là cách thể hiện của “ý niệm tuyệt đối” hay của “ý thức” mà nó chính là kết quả hoạt động thực tiễn của con người, Marx thừa nhận quan điểm duy vật của Feuerbach khi cho rằng tôn giáo chăng qua là ánh phản của ý thức xã hội Marx cho rằng, hoạt động thực tiễn đã gắn con người với thực tiễn khách quan mà con người đang tồn tại trong

đó Con người tồn tại trong một loạt các quan hệ xã hội Thông qua nhận thức về

thế giới khách quan đó, con người có hành động phù hợp với thực tại Đối với thực tại khách quan, bằng nhận thức của mình con người có khả năng hiểu biết sâu sắc về nó và điều quan trọng hơn là có thể cải biến nó để phù hợp với nhu

cầu của chính con người Trong quan hệ xã hội, Marx đã nhìn rõ mối quan hệ

giữa những nhóm xã hội chiêm giữ những ví trí xã hội khác nhau và có những

Trang 34

xung đột mâu thuẫn nội tại với nhau Marx cũng đồng tình với Hegel ở luận điểm rằng, những xung đột, mâu thuẫn trong tư duy là động lực của sự tiến hóa và phát triển nhưng Marx khác hắn với Hegel khi giải thích về nguồn gốc của những mâu thuẫn và xung đột Theo Marx, mâu thuẫn, xung đột ở trong tư duy có nguồn gốc ở bên ngoài tư duy, tức là hiện thực khách quan Marx cũng bị ảnh hưởng bởi những quan điểm của các nhà kinh té- chính trị học như Adam Smith và David Ricardo, cũng như họ, Marx cho rằng “lao động là nguồn gốc của mọi của cải” Khi nghiên cứu về quan hệ sản xuất, Marx đã có một phát kiến quan trọng đó là phát hiện ra khái niệm gia tri thang du Bằng khái niệm giá trị thặng dư Marx đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản giữa chủ tư bản và người lao động chính là việc bóc lột các giá trị thặng dư Sự bóc lột giai cấp công nhân thông qua khai thác giá trị thặng dư bởi chủ tư bản là nguyên nhân sinh ra mâu thuẫn giữa giai

cấp tư sản và vô sản, chứ không phải là có sự mầu thuẫn trong nhận thức dé dan

tới việc biểu hiện mâu thuẫn ở bên ngoài xã hội thông qua quan hệ vô sản- tư sản như Hegel suy nghĩ Mặc dù Marx có những đóng góp quan trọng đối với xã hội học nhưng trong một thời gian dài Marx không được thừa nhận trong giới xã

hội học tư sản bởi vì Marx đã nhắn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp và việc xóa bỏ chế độ tư sản trong khi đó các nhà xã hội học tư sản luôn luôn đưa ra mọi lý thuyết và luận điểm để bảo vệ sự tồn tại của chế độ tư bản chủ nghĩa

Trên thực tế, lý thuyết của Marx là lý thuyết khoa học duy vật và biện chứng | Chỉ có thể tìm thấy sự giải thích về mỗi quan hệ giữa con người- xã hội và tự nhiên là mối quan hệ biện chứng trong học thuyết của Marx Con người, theo

quan niệm của Marx là “tổng hòa các mỗi quan hệ xã hội” Cái quan hệ xã hội

mà Marx muốn nêu ra ở đây được nhắn mạnh quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất xã hội trong đó con người phải huy động những tiềm

năng, năng lực sinh học của mình, những năng lực về văn hóa, xã hội để tạo ra sản phẩm lao động Vì sự tồn tại của con người buộc nó phải lao động hợp tác

Trong quá trình hợp tác lao động, con người buộc phải khai thác, tìm hiểu, sử dụng những tài nguyên thiên nhiên để tạo ra những cơ sở vật chất vì sự tồn tại

Trang 35

của con người Do vậy, khái niệm tong hoa méi quan hệ xã hội phải được hiểu

một cách toàn diện là mối quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và phù hợp một cách hài hòa với thiên nhiên Muốn phân tích xã hội và con người để hiểu duoc ban chat của mỗi quan hệ này, phải phân tích quan hệ đó trong một tiến trình lịch sử của nhân loại Tiến trình

đó, theo Marx được chia thành 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn của tiến trình lịch sử đều phản ánh một cấu trúc đặc thù về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất

Nói cách khác, lịch sử nhân loại trải qua 5 giai đoạn phát triển phương thức sản xuất mà Marx gọi là hình thái kinh tế- xã hội Nội dung của các hình thái kinh tế xã hội được phản ánh qua mối quan hệ cấu trúc giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở Theo các nhà macxit, chỉ có Marx là người duy nhất giải quyết trọn

vẹn và khoa học nhât môi quan hệ con người- xã hội -tự nhiên

3.5 Vai trò của Max Weber (1864- 1920) trong việc phát triển tư duy xã hội học Đức

M Weber là nhà xã hội học người Đức có những đóng góp lớn cho xã hội học Đức nói riêng và xã hội học nói chung Weber bị ảnh hưởng lớn bởi các lý thuyết và tư tưởng về xã hội của Kant cũng như của Marx Tuy nhiên trong thời

đại của ông, các nhà triết học và các nhà tư tưởng xã hội ở Đức cũng như ở

Trang 36

vinh danh của chúa mà con người lao động sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều

của cải, nhiều vật chất cho xã hội Trong cuốn “Đạo đức Tin lành và tỉnh thần của chủ nghĩa Tư bản”, Weber đã coi đạo Tin lành như một dạng của hệ tư

tưởng và hệ tư tưởng này lại làm xuất hiện hệ tư tưởng khác Cụ thé 1a, niềm tin và đạo đức của những tín đồ Tin lành đã thúc đây hành vi kinh tế của họ tạo ra quá trình tích lũy tư bản Khi hệ thống niềm tin và đạo đức đó đã đạt đến trình

độ lý tính, nó được biểu hiện một cách cụ thể qua hành động tư bản Nói cách

khác, hệ tư tưởng tư bản được ra đời trên cơ sở nền tảng của hệ thống đạo đức niềm tin của tín đồ Tin lành hay tỉnh thần của đạo Tin lành Với quan điểm này, người ra nói Weber là người lộn ngược chủ nghĩa Marx, cũng giống như Marx là người lộn ngược chủ nghĩa Hegel Mặt khác, Weber khơng phủ nhận hồn tồn Marx, ông cũng đề cao nhân tố kinh tế và vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tư tưởng chính trị nhưng theo Weber không phải chỉ có nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến tư tưởng, chính trị, cơ cấu nhà nước, pháp luật mà còn cả những nhân tố khác như văn hóa, tôn giáo v.v Chính vì thế, trong lý thuyết phân tầng Weber đã đưa ra 3 nguồn gốc chính dẫn tới sự phân tầng xã hội trong khi đó Marx chỉ đưa ra một nguyên nhân kinh tế với tư cách là nguyên nhân có tính quyết định dẫn tới sự phân tang hay phân chia giai cấp xã hội Theo Weber những nhân tố dẫn đến sự phân tầng là: (1)Thứ nhất là uy tín xã hội; (2)Thứ hai là quyền lực hay địa vị chính trị; (3) Thứ ba là nhân tố kinh tế hay địa vị kinh tế Các công trình nghiên cứu của Weber chủ yếu tiến tới giải thích về tính chất duy lý xã hội Ông cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tư tưởng của Kant về cái gọi là “những sự kiện bùng nhùng, rối rắm” của đời sống xãhội khi Kant giải thích về giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức Do đó, ông muốn phát triển giai đoạn nhận thức ở trình độ lý tính thông qua khái niệm duy lý hay hợp lý hóa các quá trình xã hội Weber cũng quan tâm đến vấn đề thê chế, hành chính và pháp luật ở các nước phương Tây và phương Đông Trong khi các nước phương Tây có xu hướng hành chính hóa bằng con đường duy lý thì điều này lại không diễn ra được ở các nước phương Đông Đó cũng là một trong những lý do để Weber

Trang 37

đưa ra thuyết hành động xã hội Trong thuyết này, Weber đã đưa ra 4 loại mô hình duy lý của hành động Đó là: hành động duy lý mục đích, hành động duy lý giá trị, hành động thiên về(duy) truyền thống và hành động thiên về (duy) tình

cảm Theo ông, ở mỗi con người cũng như các xã hội cụ thể mô hình hành động

xã hội sẽ được áp dụng một cách khác nhau Ví dụ: đối với người này hành động có thể thiên về tình cảm, nhưng ở người khác lại thiên về tính mục đích chang

han

3.6 Vai trò của Georg Simmel (1/3/1858- 1918) trong việc phát triển tư duy xã hội học Đức

G Simmel là người cùng thời với Weber, ông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã

hội học của Đức cũng như của Mỹ do những người học trò của ông như Albion

Woodbury Small (1854-1926) và Robert E Park (1864—1944), đã truyền tải tư tưởng của ông về Đại học Chicago vào những năm 1890, 1900 Tư tưởng chính

của Simmel là tập trung vào phân tích xã hội học cấp độ vi mơ Ơng đã đưa ra

khái niệm tương tác xã hội Ông cũng ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng triết học của Kant Theo tư tưởng này, trong đời sống xã hội tồn tại vô vàn những quan

hệ xã hội và tương tác xã hội, vì thế cần phải tìm kiếm, phát hiện những quy luật xã hội để giải thích những loại quan hệ sự kiện đó Muốn phân tích được tổng

thê của các tương tác xã hội cần phải phân tích chúng ở cấp độ vi mô, cụ thể: ở cấp độ hai cá nhân hoặc ba cá nhân Ông đã phát hiện ra mối quan hệ giữa nhóm hai người và quan hệ giữa nhóm ba người Theo ông, trong một nhóm có một mối liên hệ có tính quy luật Trong cuốn sách “Nhóm hai người và nhóm ba người”, ông cho rằng, nhóm hai người có mối quan hệ đơn giản hơn mối quan hệ trong nhóm ba người Cụ thé, trong nhóm ba người mối quan hệ trở nên phức

tạp hơn nhiều so với nhóm hai nguoi Đối với nhóm hai người, quan hệ giữa một

Trang 38

thể trở thành nhân vật bị lôi kéo hoặc được bầu làm trọng tài Trong trường

hợp ngược lại, hai người có thể phối hợp với nhau để uy hiếp người thứ ba Trong tác phẩm “Triết học đồng tiền”, Simmel lại phát hiện một điều rằng, trong

xã hội hiện đại nền văn hóa được mở rộng ra ngoài phạm vi của nhóm nhỏ; các

thành tố của cấu trúc xã hội được tăng lên và mở rộng ra, quy mô xã hội càng mở rộng, số lượng người trong nhóm càng đông lên thì tầm quan trọng của từng cá nhân lại càng giảm đi Khi nền đại công nghiệp ngày càng phát triển, xã hội càng quan tâm tới nền công nghệ và kỹ năng công nghiệp thì giá trị lao động của người công nhân ngày càng giảm Từ đó ông suy ra khái niệm văn hóa cảng được mở rộng về mặt ý nghĩa thì giá trị của các cá nhân ngày càng bị giảm hay nói cách khác vai trò của văn hóa càng tăng lên thì vai trò của cá nhân ngày càng giảm đi Quan điểm này của Simell có ý nghĩa cao trong nghiên cứu thực nghiệm tại các nước phát triển cũng như đang phát triển

4, Vai tro cua Vilfredo Pareto (1848- I 923) trong việc phát triển tư _ đuy xã hội học Y

V Pareto là một trong những người phản đối lại trào lưu ánh sáng V Pareto chủ yếu đề cao vai trò của nhân tố phi lý trong khi phân tích hành động của con người Theo ông, yếu tố bản năng dẫn dắt một cách cơ bản những hành vi của con người trong đó bản năng tập hợp và bản năng liên kết là hai loại bản năng quyết định và bất biến Từ cách nhìn nhận về mặt tâm lý của cá nhân để giải thích quá trình nhận thức, Pareto đã tiễn tới giải thích xã hội theo mô hình tâm lí này Bên cạnh đó, Pareto đã đưa ra lý thuyết về nhóm tỉnh hoa (elite theory) để giải thích cơ chế của sự biến đổi của các tầng lớp xã hội cũng như

toàn thê xã hội Theo lý thuyết này, một nhóm nhỏ tỉnh hoa có thé cai tri những |

nhóm lớn Điều này tương ứng với cương lĩnh của ông là các lực lượng phi lý cai trị, điều chỉnh các lực lượng duy lý Một nhóm nhỏ tỉnh hoa có thể quản lý cả đất nước trong khi đó một nhóm đông đảo quần chúng lại bị lệ thuộc vào nhóm tỉnh hoa Ông cũng đưa ra quy luật của sự luân phiên và biến đổi tầng lớp

Trang 39

tinh hoa Khi các thành viên của lớp tỉnh hoa trở nên trì trệ, bảo thủ và hoạt động

của họ chủ yếu bị chỉ đạo bởi các bản năng liên kết và phối hợp, khi đó những thành tố xuất chúng từ quần chúng có thể gia nhập vào tầng lớp tỉnh hoa đề thay chỗ cho những phần tử bị thoái hóa suy đổi Nếu cả tầng lớp tỉnh hoa đều bị thoái hóa suy đổi thì các tầng lớp dưới sẽ vươn lên thay thế tầng lớp tỉnh hoa Trong quá trình cầm quyền, tầng lớp tỉnh hoa luôn sử dụng bản năng tập hợp và bản năng liên kết để phối hợp các lực lượng trong xã hội lại Khi tầng lớp tỉnh hoa không còn khả năng tập hợp và liên kết thì cũng là lúc họ bị đào thải và thay thế bằng một tầng lớp mới Cứ như thế xã hội sẽ luân phiên các tầng lớp tỉnh hoa Lý thuyết biến đổi xã hội của Pareto đã chỉ chú ý tới những biến đổi của tầng lớp tỉnh hoa mà quên đi những biến đổi của tầng lớp dân nghèo Mặt khác,

Pareto coi xã hội như một chỉnh thể, một hệ thống trong đó có các bộ phận xã

hội tương tác và chi phối lẫn nhau Thay đổi của một bộ phận có thể dẫn đến thay đổi của các bộ phận khác hoặc chỉnh thể Chính vì quan điểm hệ thống này, mà trong học thuyết cấu trúc chức năng của T Parsons, mô hình hệ thống xã hội của V Pareto đã được ¡n dấu ấn Chính Pareto cũng có quan điểm xây dựng mô

hình xã hội theo mô hình của giới cơ học vũ trụ vê thiên văn, vật lý, hóa học

5 Sự hình thành và phát triển lí thuyết xã hội học ở Anh

5.1 Vai trò của Adams Smith (1723-1790) và của Karl Marx (1818- 1883) đôi với sự hình thành xã hội học ở Anh

Các nhà kinh tế chính trị học ở Anh vào thế kỷ XIX đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng kinh tế chính trị của Adams Smith và của Karl Marx, tuy nhiên họ đề cao vai trò của Adams Smith hơn của Karl Marx Họ cho rằng, tư tưởng “bàn tay vô hình” của Smith đã giúp các nhà kinh tế chính trị hiểu được mối quan hệ thị

trường lao động, hang hóa Thị trường lao động và hàng hóa là một loại thị

Trang 40

chính trị của Adams Smith Họ coi thị trường là nhân tố tích cực và là nguồn sốc tạo ra các trật tự xã hội, các liên kết xã hội, các tương quan xã hội, bao gồm cả tương quan quyền lực, chính trị và kinh tế Do vậy, nhiệm vụ của các nhà xã hội

học là tập hợp các dữ liệu để phân tích tính quy luật xã hội, tìm ra quy luật vận hành của xã hội Nhà xã hội học cung cấp những cơ sở dữ liệu và lý luận về các

sự kiện xã hội giúp cho những nhà quản lý xã hội hoạch định những chính sách

phù hợp để điều chỉnh các hoạt động xã hội cho phù hợp chứ không phải là làm cách mạng để lật đỗ các giai cấp thống trị như Marx nói Cũng vì lý do đó mà ở thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Marx cũng không được các nhà xã hội học Anh quan tâm nhiều Ở Anh vào giữa thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX các nhà thống kê xã

hội được tôn sùng hơn các nhà xã hội học Bởi vì tầng lớp cai trị quan tâm đến

những số liệu được thu thập ở cấp độ vi mô, chỉ tiết và cụ thê từ đó tập hợp thành số liệu tổng hợp của cả quốc gia hay khu vực Người ta cũng không đòi hỏi phải lý thuyết hóa những số liệu đó, mà chỉ cần suy luận từ số liệu để đưa ra những giải pháp phù hợp phục vụ cho việc quản lý xã hội Tuy nhiên các nhà xã hội học đã nhìn thấy điểm hạn chế của các nhà thống kê xã hội về mặt khái quát số liệu thông kê thành cơ sở lý luận Họ tập trung vào việc nghiên cứu ở cấp độ | vi mô các mối quan hệ các nhân, nhóm và tiếp tục phát triển các kỹ thuật thống kê xã hội phức tạp hơn, chính xác hơn để giải thích mối quan hệ cá nhân và liên cá nhân trong nhóm Ví dụ: người ta có thể phân tích sự nghèo đói của các cá nhân và thống kê trên một diện rộng để khái quát thành mối quan hệ có tính chất cơ cấu xã hội, đó là sự phân lớp xã hội thành những người giàu người nghèo Chính từ việc đề cao quá mức vai trò của thống kê một số nhà chính trị theo chủ nghĩa cải lương đã tách biệt kinh tế với chính trị và đã mắc những sai lầm nghiêm trọng rằng: “Giải quyết các vấn đề xã hội thông qua con đường cải cách

các cá thể” Một số nhà chính trị có tư tưởng cách mạng muốn vận dụng lý

thuyết của Marx để giải thích bản chất của nghèo đói và sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản, nhưng trào lưu chung vẫn là đại đa số những người theo chủ nghĩa cải lương và bảo thủ duy trì mô hình xã hội cũ (mô hình của chủ nghĩa tư bản) Cuối

Ngày đăng: 12/11/2021, 12:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

các lí thuyết xã hội học hiện đại - Lý thuyết xã hội học hiện đại   chương trình cao học xã hội học đề tài khoa học cấp cơ sở
c ác lí thuyết xã hội học hiện đại (Trang 4)
1 Sơ lược lịch sử hình thành tư duy và nguôn gốc 32 - Lý thuyết xã hội học hiện đại   chương trình cao học xã hội học đề tài khoa học cấp cơ sở
1 Sơ lược lịch sử hình thành tư duy và nguôn gốc 32 (Trang 4)
2.2. Các loại vò hình thức xung đỘ(....................... ..-- ST Sen re 1559 - Lý thuyết xã hội học hiện đại   chương trình cao học xã hội học đề tài khoa học cấp cơ sở
2.2. Các loại vò hình thức xung đỘ(....................... ..-- ST Sen re 1559 (Trang 8)
2.Mô hình hội nhập của G. Ritzer..........................--- -- «&lt;&lt; «=2 a....::. - Lý thuyết xã hội học hiện đại   chương trình cao học xã hội học đề tài khoa học cấp cơ sở
2. Mô hình hội nhập của G. Ritzer..........................--- -- «&lt;&lt; «=2 a....:: (Trang 9)
3.Mô hình chức năng- đa phương diện của Jeffcey Alexander-........................ 192 4 - Lý thuyết xã hội học hiện đại   chương trình cao học xã hội học đề tài khoa học cấp cơ sở
3. Mô hình chức năng- đa phương diện của Jeffcey Alexander-........................ 192 4 (Trang 9)
Mô hình trên đây của Giddens mô tả mối quan hệ giữa cấu trúc xã hội và tương  tác  xã  hội  đã  nhận  được  những  phê  phán  của  Margaret  Archer - Lý thuyết xã hội học hiện đại   chương trình cao học xã hội học đề tài khoa học cấp cơ sở
h ình trên đây của Giddens mô tả mối quan hệ giữa cấu trúc xã hội và tương tác xã hội đã nhận được những phê phán của Margaret Archer (Trang 193)
cấp vi mô khách quan gồm có các khách thể ở diện hẹp như mô hình hànhv], hành  động  và  tương  tác  xã  hội - Lý thuyết xã hội học hiện đại   chương trình cao học xã hội học đề tài khoa học cấp cơ sở
c ấp vi mô khách quan gồm có các khách thể ở diện hẹp như mô hình hànhv], hành động và tương tác xã hội (Trang 199)
hình nhóm cấp xã |trúc xã | toàn cầu - Lý thuyết xã hội học hiện đại   chương trình cao học xã hội học đề tài khoa học cấp cơ sở
hình nh óm cấp xã |trúc xã | toàn cầu (Trang 200)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w