1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Hệ thống chuẩn mực kế toán việt nam VAS doc

11 472 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 70,5 KB

Nội dung

Hệ thống chuẩn mực kế toán việt nam VAS * Quyết định số149/2001/QĐ-BTCngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC v/v ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1): 1 - Chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho; 2 - Chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình; 3 - Chuẩn mực số 04 - Tài sản cố định vô hình; 4 - Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác. * Quyết định số165/2002/QĐ-BTCngày 31/12/2002 của Bộ trưởng BTC v/v ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2): 1- Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung; 2- Chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản; 3- Chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái; 4- Chuẩn mực số 15 - Hợp đồng xây dựng; 5- Chuẩn mực số 16 - Chi phí đi vay; 6- Chuẩn mực số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; * Quyết định số234/2003/QĐ-BTCngày 30/12/2003 của Bộ trưởng BTC v/v ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3): 1- Chuẩn mực số 05- Bất động sản đầu tư; 2- Chuẩn mực số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết; 3- Chuẩn mực số 08- Thông tin tài chính về khoản vốn góp liên doanh; 4- Chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính; 5- Chuẩn mực số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con; 6- Chuẩn mực số 26- Thông tin về các bên liên quan. * Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng BTC v/v ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4): 1- Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp; 2- Chuẩn mực số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự; 3- Chuẩn mực số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; 4- Chuẩn mực số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ; 5- Chuẩn mực số 28 - Báo cáo bộ phận; 6- Chuẩn mực số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót. * Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng BTC v/v ban hành và công bố sáu (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5): 1- Chuẩn mực số 11 – Hợp nhất kinh doanh; 2- Chuẩn mực số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng; 3- Chuẩn mực số 19 – Hợp đồng bảo hiểm; 4- Chuẩn mực số 30 – Lãi trên cổ phiếu. Các chế độ kế toánViệt Nam Ø Kế toán doanh nghiệp . Quyết định số 15/2006/QD-BTC (20/03/2006) về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp Ø Hành chính sự nghiệp · Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC (30/03/2006) về việc ban hành Chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp Ø Doanh nghiệp nhỏ & vừa · Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC (14/09/2006) về việc ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa Ø Doanh nghiệp FDI · Thông tư số 122/2004/TT-BTC (22/12/2004) hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán và kiểm toán đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Ø Đơn vị giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập · Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC (13/03/2001) về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao Ø Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán · Quyết định số 62/2005/QĐ-BTC (14/05/2005) về việc ban hành quy định chế độ kế toán áp dụng cho Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán · Quyết định số 63/2005/QĐ-BTC (19/05/2005) về việc ban hành ban hành Chế độ kế toán Quỹ Đầu tư chứng khoán Ø Công ty chứng khoán · Thông tư 95/2008/TT-BTC (24/10/2008) về việc ban hành Chế độ kế toán công ty chứng khoán Ø Quỹ dịch vụ viễn thông công ích · Quyết định số 74/2007/QĐ-BTC (21/08/2007) về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho quỹ dịch vụ viễn thông công ích Ø Quỹ vì người nghèo · Thông tư số 77/2007/TT-BTC (05/07/2007) về việc kế toán áp dụng cho Quỹ “vì người nghèo” Ø Bảo hiểm tiền gửi · Quyết định số 998/2005/QĐ-BTC (28/3/2005) về việc ban hành chế độ kế toán bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Ø Các tổ chức tín dụng · Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN (17/5/2001) về việc ban hành quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng · Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN (29/4/2004) về việc ban hành Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng · Quyết định số 1146/2004/QĐ-NHNN (10/9/2004) về việc sửa đổi Điều 2, Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN (29/4/2004) về việc ban hành Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng · Quyết định số 807/2005/QĐ-NHNN (1/6/2005) về việc sửa đổi, bổ sung một sung một số tài khỏan trong Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 2/9/2004 · Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN (12/12/2005) về việc ban hành Chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng · Quyết định số 1913/2005/QĐ-NHNN (30/12/2005) về việc ban hành Chế độ lưu trữ tài liệu kế toán trong ngành Ngân hàng · Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN (10/7/2006) về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Quyết định số 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/6/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước · Quyết định số 51/2006/QĐ-NHNN (16/10/2006) về việc hủy bỏ Điều 4 của quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN (17/5/2001) · Công văn số 1445/NHNN-KTTC (28/2/2007) hướng dẫn bổ sung chuyển tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Ø Sở Giao dịch chứng khoán · Thông tư số 132/2007/TT-BTC (08/11/2007) Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Sở Giao dịch chứng khoán Ø Cơ sở ngoài công lập · Thông tư số 140/2007/TT-BTC (30/11/2007) hướng dẫn kế toán áp dụng đối với cơ sở ngoài công lập Ø Hợp tác xã · Quyết định số 1017/TC/QĐ/CĐKT (12/12/1997) về việc ban hành chế độ kế toán Hợp tác xã trên webketoan có rất nhiều tài liệu về so sánh giữa VAS và IAS. / IAS 7 và VAS 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1)Khái niệm “tương đương tiền” IAS/VAS:Là các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị. IAS: Thông thường không bao gồm các khoản đầu tư VAS: Không đề cập vấn đề này. 2)Các khoản thấu chi được trình bày trong khoản mục tiền cho mục đích trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ IAS: Bao gồm các khoản thấu chi nếu các khoản thấu chi này là một bộ phận không thể tách rời của các khoản tiền của doanh nghiệp. VAS:Không đề cập vấn đề này. Thông thường, các khoản tiền và tương đương tiền không bao gồm các khoản thấu chi khi trình bày Báo cáo tài chính theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam. 3)Phân loại các luồng tiền IAS:Các khoản tiền lãi và cổ tức thu được và đã trả có thể được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư hoặc tài chính nếu chúng nhất quán với việc phân loại từ kỳ kế toán trước. VAS:Có hướng dẫn chi tiết về việc phân loại các khoản tiền lãi và cổ tức thu được và đã trả cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các tổ chức phi tín dụng, phi tài chính. 4)Tỷ giá hối đoái được sử dụng trong các giao dịch bằng ngoại tệ IAS: Sử dụng tỷ giá tại ngày lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Có thể xử dụng tỷ giá trung bình xấp xỉ bằng tỷ giá thực tế. VAS: Sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch. 5)Các luồng tiền của các công ty liên doanh, liên kết IAS:khi hạch toán một khoản đầu tư vào các công ty liên kết hoặc công ty con sử dụng phương pháp giá gốc hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư chỉ trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ các dòng tiền phát sinh giữa bên đầu tư và bên được đầu tư. Trường hợp liên doanh: áp dụng hợp nhất theo tỷ lệ - bao gồm phần các luông tiền thuộc về bên liên doanh. VAS: Không đề cập vấn đề này và không có hướng dẫn về báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. II/ IAS 8 và VAS 29 – Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và các sai sót 1)Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán IAS: Các chuẩn mực của IASB và các hướng dẫn có xem xét đến các hướng dẫn thực hiện khác của IASB; Nếu không có Chuẩn mực hay hướng dẫn thì xem xét đến các yêu cầu và các hướng dẫn trong các chuẩn mực của IASB đối với các vấn đề tương tự và các khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận và các khái niệm xác định tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí trong các qui định chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính; và Ban Giám đốc doanh nghiệp có thể xem xét đến các qui định của các tổ chức xây dựng chuẩn mực khác có cùng những qui định chung để xây dựng các chuẩn mực kế toán, khoa học kế toán và các thực hành được chấp nhận trong cùng ngành. VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Namyêu cầu việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, các văn bản hướng dẫn các chuẩn mực và các chính sách, chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành. 2)Thay đổi chính sách kế toán IAS: Doanh nghiệp chỉ thay đổi chính sách kế toán nếu thay đổi là do: -Theo yêu cầu của một chuẩn mực hoặc một hướng dân; hoặc -Việc thay đổi sẽ cung cấp các thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn về ảnh hưởng của các giao dịch, các sự kiện hoặc điều kiện về tình hình tài chính, tình hình hoạt động hoặc các luồng tiền của doanh nghiệp. VAS:Trong thực tế, các doanh nghiệp cần có sự phê duyệt của Bộ Tài chính trong trường hợp áp dụng các chính sách kế toán khác so với các chuẩn mực. III/ IAS 10 và VAS 32 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 1)Mục đích IAS/VAS: Mục đích của chuẩn mực này là qui định và hướng dẫn: -Các trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh báo cáo tài chính, các nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh báo cáo tài chính khi có những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; và -Giải trình về ngày phát hành báo cáo tài chính và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. 2)Ghi nhận và xác định IAS/VAS: -Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh: Doanh nghiệp cần phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính để phản ánh các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh; -Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh: Doanh nghiệp không phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong báo cáo tài chính về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh; -Cổ tức: Nếu cổ tức được đề xuất hoặc được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, doanh nghiệp không phải ghi nhận các khoản cổ tức này như là các khoản nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng phải thuyết minh về sự kiện này. -Hoạt động liên tục: Doanh nghiệp sẽ không lập báo cáo tài chính dựa trên cơ sở hoạt động liên tục nếu các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cho thấy giả định về hoạt động liên tục của doanh nghiệp không thích hợp. IV/ IAS 11 và VAS 15 – Hợp đồng xây dựng 1)Khoản lỗ có thể dự đoán được IAS:Nếu tổng chi phí của hợp đồng xây dựng có thể vượt quá tổng doanh thu của hợp đồng thì khoản lỗ dự tính cần được ghi nhận ngay. VAS: Không đề cập vấn đề này. 2)Trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành thi công IAS: Không đề cầp vấn đề này. VAS:Việc trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình được thực hiện theo từng lần ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng hoặc tại thời điểm kết thúc năm tài chính. V/ IAS 12 và VAS 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp 1)Mục đích IAS/VAS:Mục đích của chuẩn mực này là qui định và hướng dẫn các phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyên tắc cơ bản là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành và trong tương lai của: -Việc thu hồi và thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp; và -Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính. 2)Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành phải nộp và tài sản thuế thu nhập hiện hành IAS/VAS:Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu chưa nộp, phải được ghi nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị phải nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó, thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản. 3)Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại IAS/VAS: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ trường hợp: -Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của lợi thế thương mại; -Ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không phải trong quá trình hợp nhất doanh nghiệp và không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập tại thời điểm phát sinh giao dịch. -Các chênh lệch liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và và lợi tức từ các công ty liên doanh (ví dụ: phát sinh từ lợi nhuận chưa phân phối), do công ty có thể kiểm soát được thời gian hoàn nhập của các khoản chênh lệch, việc hoàn nhập có thể không xảy ra trong tương lai gần và lợi nhuận chịu thuế sẽ bù đắp cho các chênh lệch này. 4)Xác định giá trị IAS/VAS:Thuế thu nhập hiện hành phải nộp (hoặc tài sản thuế thu nhập hiện hành) cho năm hiện hành và các năm trước được xác định bằng giá trị dự kiến phải nộp cho (hoặc thu hồi từ) cơ quan thuế, sử dụng các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán. [...].. .Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả cần được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán Theo Deloitte Vietnam . ngành. VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Namyêu cầu việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, các văn bản hướng dẫn các chuẩn mực và các chính sách, chế độ kế toán do Bộ Tài. (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3): 1- Chuẩn mực số 05- Bất động sản đầu tư; 2- Chuẩn mực số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết; 3- Chuẩn

Ngày đăng: 19/01/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w