ODYCPAOTAO ‘HQC VIEN CHINH TRI-HANHCHINH |
QUOC GIA HO CHI MINH ï
¬
HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÊN
NGUYEN LE DINE THONG
“TUYẾN TRUYÊN PHÁT TRIÊN DU LỊCH ˆ
Trang 2- HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYEN LE DINH THONG
BẢO CHÍ KHÁNH HÒA
TUYEN TRUYEN PHAT TRIEN DU LICH (Khảo sat Bao Khánh Hòa và Đài Phát thanh - TÌ uyên hình Khánh Hòa
từ 01⁄2005 - 12/2006)
Chuyên ngành: — Báo chí học
Mã số: 60 32 01
LUẬN VAN THAC SI TRUYEN THONG DAI CHUNG
Trang 3MỞ ĐẦU NỘI DUNG
Chương I: NHỮNG VẤN DE CHUNG VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN PHÁT TRIÊN DU LỊCH Ở KHÁNH HÒA
1.1 Một số khái niệm cơ bản - óc n sành hHhhhrrrreeeerrrery7
1.2 Tài nguyên phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 18 1.3 Quan điểm, đường lỗi của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ
Khánh Hòa về phát triển du lịch ¬ ¬—— eens ened 1.4 Khái quát tình hình hoạt động báo chi trén dia ban tinh
Khanh Hoa ace +⁄-.20
1.5 Vai trò của báo chí Khánh Hòa a trong tuyên truyền phat tr trién du lich 134 Chương II: NOI DUNG TUYEN TRUYEN PHAT TRIEN DU LICH |
TREN BAO CHi KHANH HOA
2.1 Nội dung tuyên truyền về phát triển du lịch trên báo chí
Khánh Hòa -. cà Ăn BS ng nh nh th th kh th 37
2.2 Khảo sát nhu cầu thông tin về phát triển du lịch của công chúng
bạn đọc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa - {nà ằằe em 57
Chương III: HINH THUC TUYEN TRUYEN PHAT TRIEN DU LICH TREN BAO CHi KHANH HOA
3.1 Thời lượng và dung lượng thông tin tuyên - về phát triển
đu lịch trên báo chí Khánh Hòa ¬— eersee cess 1:08 3.2 Hình thức thể hiện trên báo chí Khanh | |S (0): eee 73 3.3 Danh gia chung về công tác tuyên truyền phát triển du lịch
trên báo chí Khánh Hòa . - << cà sàn né nhàn te 89
Chương IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUA CONG TÁC TUYỂN TRUYEN
PHAT TRIEN DU LICH TREN BAO CHi KHÁNH HOA
4.1 Đổi mới nhận thức về phát triển du lịch và vai trò của báo chí
trong tình hình mới cv ¬ nen seen D9
4.2 Nâng cao chất lượng n nội si dung \ va à hình thức thể hiện thông t tin
về phát triển du lịch trên báo chí Khánh Hòa -.- 107
4.3 Một số giải pháp cụ thể ¬
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong nền kinh tế quốc đân Trong đời sống văn hóa, du lịch
đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người Đối với kinh tế, du lịch là
một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại rất nhiều lợi nhuận Do đó, việc
phát triển du lịch là đòi hỏi khách quan của mỗi quốc gia nói chung và của
mỗi địa phương nói riêng Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh tế tổng
hợp, đa dạng, phong phú với sự tham gia của nhiều ngành, địa phương và
các thành phần kinh tế Phát triển du lịch tạo điều kiện thuận lợi để mở
rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của nhiều ngành kinh tế khác, trước hết là các ngành dịch vụ, thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, vận
tải, thông tin liên lạc, văn hóa, thể thao hình thành nên một nền kinh tế
phát triển đồng bộ Đồng thời tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư, tăng nguồn hàng xuất khẩu, góp phần đây mạnh giao lưu văn hóa, giáo dục Từ đó
tạo điều kiện để con người ở khắp mọi nơi trên thế ĐIỚI CÓ thé tiép xuc,
trao đôi và hiểu biết lẫn nhau
ĐẤt nước ta có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn Vì vậy, Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm, chú ý của toàn thế giới Bên cạnh đó, Đáng và Nhà nước ta có quan điểm đúng đắn về phát triển du lịch, thể hiện qua các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương, Thông báo 179-TB/TW, ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 45/CP, ngày 22/6/1993 của Chính phủ về đổi mới, quản lý và phát triển ngành du lịch Điều đó đã tạo rất nhiều thuận lợi cho ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng
mà nước ta có được Đề thực hiện mục đích đó, trong thời gian qua, từng
Trang 5năng to lớn về vị trí địa lý, về điều kiện thiên nhiên, khí hậu, cùng những
nét đặc sắc của lịch sử văn hóa, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử các loại hình du lịch của Khánh Hòa rất phong phú, đa dạng, bao
gồm: du lịch sinh thái biển - đảo, du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh, du lịch
choi golf, du lich san bắn, du lịch câu cá, du lịch du thuyền, du lịch sưu tầm - nghiên cứu, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch tham quan - vấn cảnh Chính vì vậy, trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, Tổng cục Du lịch đã chọn Nha Trang - Vân Phong - Dốc Lết
(Khánh Hòa) cùng thành phố Đà Lạt làm một trong 4 vùng trung tâm về
phát triển du lịch của cả nước
Việc triển khai thực hiện phát triển du lịch trong thời gian qua luôn
được Đảng bộ và chính quyền của tỉnh đặc biệt quan tâm Công tác tuyên truyền, quảng bá cho các hoạt động phát triển du lịch luôn được đặt lên hàng đầu và có vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch của Khánh Hòa Nó không chỉ làm cơ sở cho nhận thức của người dân nói chung, cho
các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng
mà còn giúp cho các cấp lãnh đạo thấy rõ thực trạng phát triển du lịch tại địa phương mình, để từ đó có những điều chỉnh, bỗ sung, uốn nắn trong quá trình điều hành, lãnh đạo
Mặc dù nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các
cấp và sự ủng hộ của nhân dân, nhưng nhìn chung việc phát triển du lịch
và công tác tuyên truyền về phát triển du lịch trên báo chí Khánh Hòa còn
không ít điều đáng nói, cả ở kết cầu nội dung, hình thức thể hiện và tính
hiệu quả trong thông tin Các chương trình, chuyên mục du lịch còn thiếu tính tổng kết, phân tích, thiếu tính phát hiện, đề xuất phương hướng giải quyết những vẫn đề quan trọng, bức xúc trong phát triển du lịch nên hiệu quả chưa cao; chưa coi trọng đúng mức việc tuyên truyền biểu dương,
Trang 6Những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của công tác tuyên truyền về phát triển du lịch có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, trực tiếp là hạn chế của đội ngũ những người làm báo ở Khánh Hòa Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền về phát triển du lịch trên báo chí Khánh Hòa cho phép tìm hiểu cụ thê về những nguyên nhân, hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác tuyên truyền quảng bá Từ đó, đề xuất và đưa ra các giải pháp nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức thông tin tuyên truyền về phát triển du lịch, góp phần phát
triển vững chắc ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa Đây là lý do khiến tác
giả quan tâm và quyết định chọn đề tài: “Báo chí Khánh Hòa tuyên truyền
phat trién du lich”
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay có một số công trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà
khoa học, nhà báo về phát triển du lịch đã được công bố và đăng tải trên
các tạp chí của Trung ương, ngành, địa phương và Internet Cụ thể như: ˆ “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thú đô và vùng phụ
cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010”, Luan án tiễn sĩ kinh
tế của Nguyễn Thị Nguyên Hồng, năm 2004; “Mot số giải pháp nâng cao
chất lượng chương trình du lịch cho khách đu lịch quốc tế đến Hà Nội của
các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Thị Lan Hương, năm 2005; “Mot số giải pháp phát triển du lịch bên vững
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010”, Luận án tiễn sĩ kinh tễ của Đoàn
Liêng Diễm; “Đổi mới cơ chế quản lý ngành du lịch ở nước ta trong giải
đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế của Doãn Quang Thién; “Du lich
Khanh Hoa tir cudi thé kp 19 dén nay” cia Nguyén Thi Kim Hoa; “Vấn đề văn hóa - đu lịch trên sóng Truyễn hình Huế thời kỳ đổi mới (1986 -
Trang 7cách là một ngành kinh tế Trong đó, nội dung chủ yêu là đưa ra hệ thông
lý luận cơ bản về tiềm năng du lịch; về chất lượng chương trình du lịch;
những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững; về tiềm
năng và thực trạng của ngành du lịch Việt Nam; cơ sở lý luận và thực tiễn
để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, cũng như phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
nhằm khai thác tiềm năng du lịch ở một số địa phương; nâng cao chất
lượng chương trình du lịch; các giải pháp và phác họa mô hình phát triển du lịch bền vững; những định hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển du
lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tuy nhiên, bản chất du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là một hoạt động văn hóa - xã hội Qua đó cho thấy, vấn đề phát triển du lịch đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà báo quan tâm Kế
thừa những thành quả đó, tác giả mong muốn qua đề tài này sẽ góp thêm một phần vào lý luận chung về ngành du lịch Đồng thời đưa ra cách nhìn
mới, toàn diện, khoa học về cách thức tuyên truyền phát triển du lịch trên '
báo chí ở một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch
như Khánh Hòa Riêng ở Khánh Hòa cho đến thời điểm hiện nay, chưa có
một đề tài nào nghiên cứu, xem xét, đánh giá công tác tuyên truyền về
phát triển du lịch Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Báo chí Khánh
Hòa tuyên truyền phát triển du lịch ” thật sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc không chỉ đối với tỉnh Khánh Hòa mà còn đối với các tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch trong cả nước
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích của để tài
Trang 8lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong
thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm
vu cu thé sau:
- Triển khai lý thuyết về những vấn đề thực tiễn phát triển du lịch nói chung và ở Khánh Hòa nói riêng
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng về thông tin tuyên truyền phát
triển du lịch trên báo chí Khánh Hòa
- Phân tích, đánh giá những thành công, hạn chế trong tuyên truyền
phát triển du lịch của báo chí Khánh Hòa
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền
phát triển du lịch trên báo chí Khánh Hòa
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của dé tai là những thông tin có nội dung liên ˆ quan đến phát triển du lịch trên báo chí Khánh Hòa
4.2 Pham vi nghién cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát các thông tin tuyên truyền về phát triển du lịch trên báo chí Khánh Hòa, thời gian từ tháng 01/2005 đến 12/2006 Trong đó, chủ yếu tập trung vào nội dung thông tin của 2 cơ quan báo chí nòng cốt là Báo Khánh Hòa và Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu, khảo sát một số sản phẩm truyền thông khác của Khánh Hòa để làm tài liệu so sánh
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 9Cùng với các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê phân loại, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp khảo sát nghiên cứu
định tính và định lượng
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về tuyên truyền phát triển du lịch trên báo chí Khánh Hòa; vừa mang tính nghiên cứu lý luận vừa có tính tổng kết thực tiễn
Luận văn góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên truyền
về phát triển du lịch Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền về phát triển
du lịch trên báo chí Khánh Hòa
Luận văn còn rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác tuyên truyền về phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa, giúp cho các cơ
quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí đánh giá đúng, đầy đủ về công tác
tuyên truyền trên lĩnh vực này Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ quan báo chí trong tỉnh có thêm những thông tin đánh giá về chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của mình Thông qua đó có cách tiếp cận nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền theo hướng phù hợp và nâng cao hiệu quả hơn, đồng thời khuyến khích tạo ra những sản phẩm báo chí hay,
hấp dẫn và thiết thực
7 Kết cầu của đề tài
Luận văn bao gồm: mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
Trang 10PHAT TRIEN DU LICH O KHANH HOA 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Du lịch - gỗm các khải niệm
* Du lich
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức về nội
dung du lịch vẫn chưa thống nhất Trước thực tế phát triển của ngành du
lịch về mặt kinh té cting nhu trong lĩnh vực xã hội, việc trao déi, nghién
cứu để đi đến thống nhất khái niệm du lịch là một đòi hỏi cần thiết
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được latinh hóa thành tornus va sau d6 thanh tourisme (tiéng Phap), tourism (tiéng Anh) Theo Robert Lanquar, từ tourist lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1800 [47, tr.7]
Dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có cách hiểu khác nhau về du lịch Trong số những học giả đưa ra định nghĩa ngắn gọn nhất phải kể đến Ausher và Nguyễn Khắc Viện Theo Ausher thì đu /ịch là nghệ thuật đi chơi của các cả nhân Viện si Nguyễn Khắc Viện có quan niệm đu lịch là sự mở rộng không gian văn hóa cua con người Trong
tiếng Việt, thuật ngtt tourism duge dich thong qua tiéng Han Du c6 nghia
là di choi, lich cé nghia 1a ttmg trai Tuy nhién, nguoi Trung Quốc dịch tourism la du lam với nghĩa là di chơi đễ nâng cao nhận thức Theo các từ
điển tiếng Việt, du lịch được giải thích /à đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi
Trang 11đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thấm nhận những giá trị
vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm
mục đích sinh lời được tính bằng tiền
Du lịch là một trong những hình thức di chuyên tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn
với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc
Nhà nghiên cứu du lịch Kaspar cho rằng, du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự
di chuyén đó, nên du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra
trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ
Theo hai hoc gia Thuy Si Hunziker va Kraff thi “du lich la tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ” [47, tr.9|
Đối với các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là hiện tượng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Tuy nhiên, mỗi người lại
có những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về du lịch
Nhà kinh tế học Kalfiotis cho rằng, du lịch là sự đi chuyên tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tỉnh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh té
Nha kinh tế du lịch Mariot thuộc Đại học kinh tế Praha cho rằng, du lịch là tất cả các hoạt động, tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ các cuộc
Trang 12các mỗi quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu
trú không khải là nơi làm việc của họ
Năm 1994, Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra khái niệm du lịch là một
tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, đưỡng sức và nhìn chung là vì những lý do không phải để kiếm sống
Qua các định nghĩa trên có thê hình dung được sự biến đổi trong
nhận thức về nội dung thuật ngỡ du lịch Một sỐ người cho rằng, du lịch là một hiện tượng xã hội, số khác lại cho rằng du lịch là một hoạt động kinh
tế Do đó, nhiều người cố ghép tất cả các mối quan hệ cả về xã hội và kinh tế phát sinh từ hoạt động di chuyển vào định nghĩa của thuật ngữ này
Luật Du lịch của Việt Nam ban hành năm 2005 đưa ra khái niệm
“du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [53, tr.12]
Như vậy, du lịch có thê được hiểu như sau:
- Du lịch là sự di chuyển tạm thời trong thời gian rãnh rỗi nhất định
của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị kinh tế, văn hóa và dịch vụ
- Một số lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
Trang 13định của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ đưỡng
* Du khach |
Cũng như khái niệm về du lịch, du khách có nhiều cách hiểu khác
nhau Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển du lịch, mọi người đều thừa
nhận chính các thương gia, trong quá trình mở rộng quan hệ làm ăn buôn
bán họ trở thành một đối tượng phục vụ quan trọng của ngành dụ lịch
Nhiều người đồng tình đều coi du khách là người đi khỏi nơi cư trú
thường xuyên của mình
Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2005, du khách
chính là khách du lịch Khách là người từ nơi khác đến với tính cách xã
giao, trong quan hệ với người đón tiếp, phục vụ
Tại nhiều nước trên thế giới thường thấy có sự phân biệt giữa du
khách trong nước và du khách nước ngoài
Khách du lịch theo Luật Du lịch của Việt Nam ban hành năm 2005
là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc
hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Khách du lịch có hai loại:
khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam di du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
Khách tham quan là một loại khách đến với mục đích nâng cao nhận thức tại chỗ có kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất hay dịch vụ, song không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú của
ngành du lịch
Trang 14Du khách có thể chia ra làm hai loại cơ bản: Loại thie nhdt, nhiing
người mà chuyén đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hóa được gọi là du
khách thuần túy Loại thứ hai, những người thực hiện chuyến đi vì một
mục đích khác như công tác, tìm kiểm cơ hội làm ăn, hội họp Trên
đường đi hay tại nơi đến, những người này sắp xếp được thời gian cho
việc tham quan, nghỉ ngơi khi đó họ mới được coi là du khách Những chuyến đi của sự kết hợp đó được gọi là du lịch công vụ, du lịch thê thao, du lịch tôn giáo, du lịch hội họp
* Xúc tiễn du lịch
Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động
nhằm tìm kiếm, thúc đây cơ hội phát triển du lịch
* Điểm du lịch
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch
* Khu du lịch
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, với ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên được quy hoạch, đầu tư phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch đem lại hiệu quá về kinh tế - xã hội và môi trường
* Môi trường du lịch
Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch
* Du lich bén viing
Khai niém vé du lich bén vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và
Trang 15các yêu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai [29, tr.63]
Theo Luật Du lịch Việt Nam thì khái niệm du lịch bền vững là sự
phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tốn hại đến khả năng đáp ứng nhu câu về du lịch trong tương lai [53, tr.15]
Du lịch là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và chính trị của nhiều quốc gia Du lịch là một hiện tượng mang tính toàn
cầu và có tính hai mặt, du lịch vừa có khả năng đóng góp một cách tích cực vào những thành tựu kinh tế - xã hội cũng như chính trị, đồng thời nó
dẫn tới sự xuống cấp về môi trường và làm mắt đi những bản sắc văn hóa
của từng địa phương Do vậy, mục tiêu của du lịch bền vững là phát triển,
gia tăng sự đóng góp của du lịch vào lĩnh vực kinh tế và môi trường: cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển; cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; đáp ứng cao độ nhu cầu của khách; duy trì chất lượng môi trường
Để phát triển du lịch bền vững trước hết cần phải sử dụng một cách bền vững tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa Đây là vấn đề cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài; từng bước giảm tiêu thụ quá mức và xá thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái về môi trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng du lịch Duy trì và phát triển tính
đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa, tạo ra sức bật cho ngành du lịch, lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển của địa phương và quốc gia Du lịch phải hỗ trợ cho các hoạt động của nền kinh tế địa phương, thu hút
sự tham gia của cộng đồng cư dân bản địa Đồng thời phải tiễn hành
marketing du lịch một cách có trách nhiệm, cung cấp đầy đủ thông tin cho
du khách nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu
Trang 161.1.2 Các loại hình du lịch
Hiện nay, đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các
loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản sau:
* Phán loại theo môi trường tài nguyên: tùy theo tài nguyên mà
hoạt động du lịch được chia thành hai nhóm lớn là du lịch văn hóa và du lịch thiên nhiên
- Du lịch văn hóa là các hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi
trường nhân văn, chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
- Du lịch thiên nhiên là các hoạt động du lịch diễn ra nhằm thỏa
mãn nhu cau vé voi thiên nhiên của con người Trong đó có loại hình du
lịch biên, du lịch núi, du lịch nông thôn hoặc một số chuyên gia du lịch dùng thuật ngữ du lịch sinh thái, du lịch xanh Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với
sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững [53, tr.15]
* Phân loại theo mục đích chuyến đi: tùy theo mục đích chuyến đi
mà các chuyên gia phân ra các loại hình du lịch khác nhau
- Du lịch tham quan: nhằm giúp con người nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên (cảnh quan kỳ thú, danh lam thắng cảnh ) hoặc là tài nguyên du
lịch nhân văn (di tích, công trình lịch sử, văn hóa, cơ sở nghiên cứu khoa học, viện bảo tàng )
- Du lịch giải trí: du khách muốn tìm đến những nơi yên tĩnh, có
không khí trong lành để thư giãn, nghỉ ngơi, bứt ra khỏi những công việc thường nhật căng thắng đề phục hồi sức khỏe, vui chơi giải trí
- Du lịch nghỉ dưỡng: mục đích chuyến du lịch kết hợp với việc
nghỉ dưỡng nhằm phục hồi sức khỏe Người ta thường chọn những nơi có
không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh hữu tình, ngoạn mục
Trang 17- Du lịch khám phá: chuyến đi nhằm mục đích khám phá thế giới xung quanh Người ta thường chia ra làm hai loại: loại du lịch tìm hiểu thiên nhiên, môi trường, phong tục tập quán, văn hóa, lịch sử loại du
lịch mạo hiểm dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện và tự khám phá bản thân mình, nhất là giới trẻ, như leo núi, lặn biến
- Du lịch thể thao: các chuyến du lịch kết hợp với việc chơi các môn
thể thao như săn băn, câu cá, chơi golf, boi thuyén, lướt ván, trượt tuyết cà
- Du lịch lễ hội: các chuyến du lịch kết hợp với việc tham gia vào lễ
hội, như Giỗ tổ Hùng Vương (Phú Thọ), lễ hội chùa Hương (Hà Tây), lễ hội
Tháp bà Ponarga (Nha Trang), lễ hội Bà chúa Xứ (Châu Đốc - An Giang)
- Du lịch tôn giáo: các chuyến du lịch kết hợp với mục đích tôn giáo,
như các cuộc hành hương về thánh địa Mecka, về La Vang (Quảng trị) - Ngoài ra còn có nhiều loại hình du lịch kết hợp như: du lịch
nghiên cứu (học tập), du lịch hội nghị, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm thân, du lịch kinh doanh
* Phân loại theo lãnh thổ:
- Du lịch quốc tế là các chuyến đi của người nước ngoài đến tham quan du lịch, các chuyến đi của người trong nước ra tham quan du lịch ở nước ngoài Đặc trưng về mặt kinh tế của loại du lịch này là có sự thanh
toán và sử dụng ngoại tỆ
- Du lịch nội địa là các hoạt động tổ chức, phục vụ người trong
nước đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan Các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia về cơ bản không có sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ
* Phân loại theo đặc điểm địa ly cua điểm du lịch có các loại như
sau: du lịch miền biển, du lịch vùng núi rừng, du lịch đô thị, du lịch vùng
Trang 18* Phản loại theo phương tiện giao thông có các loại như sau: du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch bằng xe lửa, du lịch bằng tàu thủy, du lịch băng máy bay
* Phần loại theo loại hình lưu trú có các loại như sau: khách sạn, Motel, nhà trọ, Camping, Bungalow, làng du lịch
1.1.3 Vai trò của du lịch đỗi với phát triển kinh tế - xã hội
Về phương diện kinh tế, du lịch là một ngành dịch vụ mà sản phẩm
của nó dựa trên và bao gồm sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau Tuy du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt nhưng khi nền kinh tế kém phát triển thì cho dù có tài nguyên phong
phú cũng khó có thể phát triển du lịch Do đó có thể dễ dàng nhận thấy, ở
những nơi có nền kinh tế phát triển thì du lịch đóng góp một giá trị đáng ké trong GDP của địa phương, ngược lại ở những nơi kinh tế kém phát
triển thì hoạt động du lịch còn hết sức khó khăn
Du lịch có ảnh hưởng rõ nét đến nền kinh tế thông qua việc tiêu dùng của du khách Nhu cầu tiêu dùng du lịch là những nhu cầu tiêu dùng
đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, thư giãn, nghỉ
ngơi Khi đi du lịch, du khách bao giờ cũng có nhu cầu ăn uống, cung cấp các phương tiện vận chuyển, lưu trú Ngoài ra, nhu cầu mở rộng kiến thức, quá trình cung ứng các sản phẩm và thái độ của người phục vụ
rất được du khách quan tâm, đó là các nhu cầu về dịch vụ
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chỉ của khu vực và đất nước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, cán cân
Trang 19Khi khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách từ moi noi
đồ về sẽ làm cho nhu cầu về hàng hóa tăng lên đáng kể Việc đòi hỏi một
số lượng lớn vật tư, hàng hóa đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có
liên quan, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, giao
thông vận tải, thông tin liên lạc Bên cạnh đó, các hàng hóa, vật tư cho
du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức, mẫu mã phải đẹp và hấp dẫn Chính vì điều đó buộc các ngành, các cơ sơ sản xuất phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, phát triển công nghệ cao, tuyên chọn, đào tạo và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của du khách |
Khi du lịch phát triển đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cung cấp cho
các khách sạn, nhà hàng một lượng lương thực, thực phẩm rất lớn để phục vụ cho du khách Một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh sẽ không đủ khả
năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cả về số lượng và chất
lượng Ngành du lịch không chỉ sử dụng một khối lượng lớn lương thực,
thực phẩm ở dạng tươi sống mà còn ở dạng đồ ăn, thức uống qua chế biến
như bánh kẹo, đồ hộp, nước giải khát, rượu bia, thuốc lá Chính vì thế,
du lịch kích thích ngành công nghiệp chế biến phát triển để đáp ứng các nhu cầu của du khách
Hoạt động du lịch kích thích ngành xây dựng và vật liệu xây dựng
phát triển không ngừng Du lịch rất cần những công trình kiến trúc đẹp,
được xây dựng kỳ công, lạ mắt, hấp dẫn, đó vừa là công cụ phục vụ nhu
cầu của du khách vừa là tài nguyên góp phần hấp dẫn du khách đến và lưu
khách lại lâu hơn
Du lịch cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các phương tiện
thông tin, các hoạt động quảng cáo Việc đảm bảo các phương tiện
Trang 20Nhu cầu du lịch của con người ngày càng cao đòi hỏi ngành giao thông vận tải càng phải phát triển với chất lượng ngày một cao để phục vụ cho nhu cầu di chuyển của du khách Phương tiện vận chuyển phát triển rất đa dạng, phong phú, khoảng cách thời gian càng được rút ngắn sẽ giúp
cho du khách đỡ mệt mỏi, tiết kiệm được nhiều thời gian, lưu lại lâu hơn ở
điểm du lịch, đến được các điểm xa hơn nơi ở của họ
Chính vì thế, du lịch kích thích phát triển sản xuất và tiêu dùng, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nhiều địa phương, khu vực và đất nước Nhiều
nước trên thế giới đã coi du lịch là cứu cánh để mong muốn vực dậy nền
kinh tế kém phát triển của mình
Tuy nhiên, về mặt kinh tế du lịch cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực, rõ nhất là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao,
nhiều khi vượt khả năng chỉ tiêu của người dân địa phương, nhất là của những người mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch
Đối với xã hội, du lịch có vai trò giữ gìn phục hồi sức khỏe và tăng
cường sức sống cho người dân Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác
dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con
người Những chuyến du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự
hào dân tộc, giúp du khách cảm nhận được giá trị to lớn của các thành tựu
văn hóa của dân tộc Mỗi chuyến du lịch thường giúp cho du khách tăng
thêm hiểu biết và vốn sống, mở rộng kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa
có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống, mở mang kiến thức văn hóa chung Một trong những ý nghĩa của du lịch là góp phần cho việc phục hồi
và phát triển văn hóa dân tộc Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa
trong chuyến đi của du khách thúc đây các nhà cung ứng chú ý, hỗ trợ cho việc khôi phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề Cũng
Trang 21triển du lịch được coi là một lối thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất
nghiệp, nâng cao mức sống cho nhân dân, giúp cho các nền văn hóa có điều kiện giao lưu, hòa nhập với nhau, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của con người trở nên phong phú hơn
1.2 Tài nguyên phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Trong những nắm gần đây, Việt Nam đang trở thành một địa chỉ du
lịch đáng chú ý của du khách thế giới Trong bức tranh tông thể của du
lịch Việt Nam, Khánh Hòa nổi lên như một điểm sáng với thế mạnh nỗi bật của thiên nhiên, con người và nền văn hóa đậm đà bản sắc, đã tạo nên
nét đặc thù mà ít nơi có được Với những tài nguyên du lịch phong phú và
đa dạng, Khánh Hòa như một bức tranh thủy mặc sống động và đầy SỨC hấp dẫn, trở thành một điểm đến thân thiện đối với du khách trong nước và quốc tế
1.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở tọa độ địa
lý từ 10894033” đến 10992755” kinh độ Đông và từ 114250” đến 1205215” vĩ độ Bắc, có phần đất liền (bán đảo Hòn Gốm) nhô ra biển
Đông xa nhất Việt Nam Với diện tích 5.197 km” cùng với vùng biển, đảo rộng lớn (chưa kế diện tích của huyện đảo Trường Sa), Khánh Hòa là một
trong những tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng của cả nước Địa bàn tỉnh
nằm trên trục Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam, là cửa ngõ của Tây Nguyên xuống đồng bằng qua Quốc 16 26, nằm trong cung đường
cách thành phố Hồ Chí Minh 450 km, cách Đà Nẵng 540 km và Hà Nội
1.225 km, đồng thời có đường hàng không trong hành lang của đường bay
nội địa Bắc - Nam, là tỉnh có nhiều cảng biển quan trọng, đặc biệt là cảng
Cam Ranh, đây là một trong ba cảng biển có điều kiện thiên nhiên nỗi
tiếng trên thế giới Với vị trí địa lý, khoảng cách so với các thành phô,
Trang 22thuận lợi, Khánh Hòa có nhiều lợi thế để phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ
Nhìn tổng quan, Khánh Hòa có hình dạng thon ở hai đầu, phình ra ở giữa, ba mặt giáp núi, phía Đông giáp biển Địa hình Khánh Hòa thấp dần từ Tây sang Đông, với các dạng núi và bán sơn địa, đồng bằng ven biển và
đảo Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ và hẹp khoảng 400 km” (chiếm 1/10
diện tích), trong đó Diên Khánh và Ninh Hòa là hai khu vực đồng bằng chính, Vạn Ninh và Cam Ranh là hai dải đồng bằng hẹp Đất nông nghiệp
tương đối phì nhiêu, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất các loại cây lương
thực, cây công nghiệp và cây ăn trái có giá trị phục vụ cho phát triển du lịch
Núi rừng Khánh Hòa chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh, phần lớn độ cao
trên dưới 1.000 m, gắn với dải Trường sơn, lại là phần cuối cực Nam nên
địa hình núi khá đa dạng, tạo ra nhiều cảnh quan đẹp và gắn liền với nhiều
truyền thuyết dân gian Rừng có nhiều lâm thổ sản có giá trị kinh tế cao như: dáng hương, bằng lăng, câm lai, mun cùng với quần thể động thực vật phong phú Đặc biệt, vùng núi Khánh Hòa có sản vật vô cùng quý hiếm là trầm hương, vì thế Khánh Hòa còn có tên gọi là Xứ trầm hương
Sông ngòi ở Khánh Hòa không lớn nhưng mật độ sơng suối khá dày Tồn tỉnh có khoảng trên 40 con sông, trong đó có hai sông chính là sông Cái - Nha Trang (sông Cù) dài 75 km và sông Cái - Ninh Hòa (sông Dinh) dài 49 km Sông ngòi ở Khánh Hòa vừa mang lại nguồn lợi kinh tế, vừa tạo nên phong cảnh hữu tình thu hút đông đảo du khách
Trong nguôồn tài nguyên nước, các nguồn nước khoáng là tiền đề
đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh Khánh
Hòa là vùng đất có nhiều suối nước khoáng đã khai thác ở Vạn Ninh,
Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh Tại Nha Trang có Trung tâm du lịch
Trang 23chữa bệnh đã thu hút đông đảo lượng du khách Trung tâm trở thành một điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến Nha Trang - Khánh Hòa
Bờ biển Khánh Hòa kéo dài từ mũi Đại Lãnh (cap Varella) tới cudi
vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km, với nhiều bán đảo và hàng trăm đảo lớn nhỏ Biển Khánh Hòa rất thuận lợi để thiết lập các cảng biển,
nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch, đặc biệt là các vịnh Vân Phong, Cam Ranh và Nha Trang Đây là những địa điểm được đánh giá khá cao, có sức hấp dẫn lớn và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư phát triển
du lịch hiện nay
Với cảnh quan và quan thể thiên nhiên đặc sắc, vịnh Nha Trang đã
được công nhận là một trong 29 thành viên của Câu lạc bộ những vịnh
đẹp nhất thế giới (6/2003) Khánh Hòa còn có Khu bảo tồn biển Hòn Mun
đầu tiên ở nước ta, với tổng diện tích 160 km” Đây là vùng biển có nhiều
động thực vật cư ngụ, có các thảm thực vật thứ sinh Ngoài ra, Khánh Hòa
còn có nhiều bãi biển khác như: Đại Lãnh, Dốc Lết, Bãi Trũ, Bãi Tiên,
Bãi Dài là những bãi biển đẹp, nỗi tiếng, hấp dẫn và thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước
Biển Khánh Hòa là một trong những vùng biển có tài nguyên phong
phú, với nhiều loại hải đặc sản như: tôm, cua, cá, mực đặc biệt là yến
sào, một loại đặc sản quý hiếm được coi là “vàng trắng” của Khánh Hòa, có giá trị xuất khâu rất cao
Năm trong khu vực duyên hải miền Trung nhưng Khánh Hòa là
vùng it gid bao, tần số bão đồ bộ vào Khánh Hòa chỉ là 0,82 con bão/năm
so với 3,74 cơn bão/năm đồ bộ vào bờ biển nước ta [60, tr.29] Khánh
Hòa chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng khô ráo ôn hòa,
Trang 24nhưng không rét buốt, mùa hè ít bị ảnh hưởng gió Tây Số giờ nắng trong
năm khá cao, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng, tuy nắng nhiều nhưng không gắt, khí hậu vẫn mát mẻ, rất thích hợp cho các hoạt động du
lịch biển đảo
1.2.2 Điều kiện kinh tẾ - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
Cùng với đặc điểm địa lý và cảnh quan thiên nhiên độc đáo tạo nên ưu thế rõ rệt cho hoạt động du lịch, Khánh Hòa còn có nhiều nét văn hóa,
lịch sử đặc thù, hấp dẫn xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của
vùng đất Khánh Hòa qua hơn 350 năm
Các nhà khảo cổ đã khăng định, ngay từ thời tiền sử, con người đã có mặt trên vùng đất Khánh Hòa ngày nay Bằng chứng là đã có nhiều
hiện vật bằng gốm và dé dùng bằng đá, vỏ ốc, xương động vật được phát hiện tại các di chỉ Hòn Tre, Xóm Côn Di chỉ Xóm Cồn thuộc thời
đại đồng thau, là một trong những cội nguồn của văn hóa Sa Huỳnh - sơ
kỳ Chămpa Những di chỉ của thời đại đồ sắt được phát hiện tại nhiều địa
danh khác năm rải rác trên vùng đất Khánh Hòa, tiêu biểu là di chỉ Hòa Diêm (Cam Ranh) Những hoa văn trên gốm, mộ vò, công cụ, vũ khí bằng sắt, đồ trang sức bằng vàng đã phản ánh sự phát triển tiếp nối từ văn hóa Xóm Côn đến văn hóa Sa Huỳnh sau này Ngoài ra, trên địa bàn
Khánh Hòa còn có một số di vật tiêu biểu như đàn đá Khánh Sơn, trống
đồng Nha Trang Theo các nhà khảo cổ, đàn đá có niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 năm về trước, còn trống đồng có niên đại cách ngày nay
hơn 2.000 năm, thuộc nền văn hóa Đông Son [60, tr.97,98]
Khánh Hòa còn có nhiều di tích lịch sử đặc biệt như bia Võ Cạnh
(Nha Trang), tắm bia viết bằng chữ Phạn (Sanscrit), cổ vào bậc nhất nước
ta, có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ II, có giá trị khá đặc biệt trong hệ
Trang 25lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, bia ký Khu di tích này đã trở thành điểm
tham quan du lịch tiêu biểu của Khánh Hòa Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn
có nhiều di tích, nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu, có sức hút lớn đối
với khách du lịch
Trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa cũng như các tỉnh miền Trung, cùng với quá trình mở mang bờ cõi, khai
phá đất đai, quá trình đấu tranh với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm dé xay
dựng và phát triển, các tộc người ở Khánh Hòa đã tạo nên cái nhìn “hưởng
biển” và sắc thái tâm lý gắn với biển Điều này khác với tâm lý gắn với đất của người Việt châu thổ Bắc bộ Đó là diện mạo văn hóa Khánh Hòa -
hiện đang tồn tại ở cả văn hóa vật thể và phi vật thể Nền văn hóa đó vừa
mang những nét chung của nền văn hóa duyên hải Nam Trung bộ, văn hóa
Việt Nam, lại vừa có nét riêng, đặc thù, có thê quan sát dưới nhiều góc độ
Khánh Hòa là vùng đất có nhiều di tích đình, tháp, đền, miếu, lăng có gần 600 di tích và các điểm có dấu hiệu di tích vật thê, trong đó có 124 di
tích đã được UBND tỉnh ra quyết định đăng ký bảo vệ và I1 di tích văn hóa - lịch sử được xếp hạng quốc gia Các đình làng được xây dựng ở
nhiều nơi, tháp bà Ponarga là quần thể di tích lịch sử và văn hóa độc đáo
của người Chăm Các miễu thờ Trịnh Phong, Trần Quý Cáp - những người lãnh đạo của phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân ở Khánh Hòa Đền thờ Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Thành Diên Khánh, Văn
miếu Diên Khánh, Lăng bà vú, Nhà thờ đá, chùa Long Sơn, khu di tích
Yersin, viện Hải dương học, viện Pasteur là những di tích, công trình có
gia tri về mặt văn hóa, lịch sử, khoa học
Vùng với văn hóa vật thể tương đối phong phú, văn hóa phi vật thể ở Khánh Hòa cũng hết sức đa dạng Các lễ hội truyền thống của Khánh Hòa được tô chức hàng năm Các lễ hội “hướng biển” khá đa dạng như lễ
Trang 26trời hay thái dương phu nhân), hò bả trạo (mô tả cảnh lao động chèo thuyền của ngư phủ, chèo rước thần linh biển, linh hồn ông Nam Hải vào
lăng để tế) Lễ hội Thánh mẫu Thiên Y Ana của người Việt có nguồn
gốc từ tục thờ cúng Bà mẹ xứ sở của người Chăm đã được Việt hóa Lễ hội này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là một trong 10 lễ hội
quốc gia Từ năm 2003 đến nay, được sự đồng ý của Chính phủ, cứ 2 năm
một lần Khánh Hòa tổ chức lễ hội Festival biển, tạo thành một sự kiện du
lịch quan trọng, nhằm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến
tham dự
Ngoài ra còn có lễ tế đình, miếu, làng của người Việt, lễ “vòng quanh đời người”, “vòng quanh đời cây lúa” của tộc người Rắc-lây Về tôn giáo tín ngưỡng, ở Khánh Hòa có tục cúng Giảng, thờ Mẫu, cúng đất, thờ cúng gia tiên biểu hiện nét đa thần, “vạn vật hữu linh” theo tín ngưỡng của người Việt, cộng với sự giao lưu của các nền văn hóa nên tín ngưỡng càng phong phú
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu
và có lịch sử, văn hóa lâu đời của vùng đất và con người Khánh Hòa, cùng với sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo, Khánh Hòa có nhiều khả
năng để phát triển các loại hình du lịch phong phú và đa dạng Trong tương lai gần, Khánh Hòa sẽ là một trong những khu vực có nhịp độ phát
triển du lịch sôi động nhất của cả nước
1.3 Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ Khánh Hòa về phát triển du lịch trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước
1.3.1 Quan điểm, đường lỗi của Đáng, Nhà nước về phát triển du lịch
Đại hội VI của Đảng đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đường lối đổi mới đã mở
Trang 27giá khác trước trong định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, trong
đó có hoạt động phát triển du lịch
Tốc độ phát triển du lịch trên thế giới đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới
hoạt động du lịch ở Việt Nam Việc khai thác tài nguyên du lịch von kha
phong phú và đa dạng ngày càng trở nên cấp thiết hơn, nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Vì vậy, sau Đại hội VII của
Đảng, ngành du lịch nước ta đã có những thay đổi nhanh chóng Từ sự
định hướng của Đảng, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 45/CP, ngày 22/6/1993 về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch Nghị quyết này
đã xác định khá toàn diện và cơ bản phương hướng, chủ trương và biện
pháp thực hiện việc phát triển ngành du lịch đến năm 2000, nhờ đó ngành
du lịch đã có những tiễn bộ ngày càng rõ rệt Song do nhiều nguyên nhân, hoạt động của ngành du lịch nước ta vẫn còn bất cập Ngày 14/10/1994,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 46-CT/TW về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch, trong đó chỉ rõ ngành du lịch nước ta
còn ở trình độ thấp, hiệu quả kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm
năng và yêu cầu, ý thức phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn các
tệ nạn xã hội chưa cao, hình thức kinh doanh, phục vụ cũng nghèo, chất lượng kém Đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa được đảo tạo tốt, kinh nghiệm ít, số lượng thiếu, trình độ nghiệp vụ và kiến thức chưa cao Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch thiếu thốn, lạc hậu, phân tán, tài nguyên môi trường chưa được tu bồ, tôn tạo,
giữ gìn và khai thác hợp lý Việc bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động du lịch chưa được quan tâm thường xuyên Những hoạt động tiêu cực trong du lịch còn xảy ra Các thủ tục tổ chức đón tiếp,
hướng dẫn khách còn phiền hà, sơ hở Việc quản lý các thành phần kinh tế
Trang 28Như vậy, Đảng đã có sự nhìn nhận rõ và cụ thê hơn về thực trạng của ngành du lịch Việt Nam Với việc ban hành chỉ thị này, Đảng đã có
định hướng tổng hợp và đúng đắn việc phát triển du lịch trong tình hình
mới Quan điểm của Đảng coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước nhằm góp phan thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Hoạt
động du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị,
văn hóa, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ
gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tỉnh hoa văn hóa thế giới, góp phân thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Tại Đại hội VII, Đảng ta đã định hướng phát triển du lịch một cách
toàn diện Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam
tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái, môi trường Xây dựng các chương trình và điểm du lịch
hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh Huy động
nguồn lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn Nâng cao
trình độ văn hóa và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác nhau Đây
mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn Cổ phần hóa
một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu tư, cải
tạo, nâng cấp, liên doanh với nước ngoài, xây dựng các khu du lịch và
khách sạn lớn chất lượng cao, đòi hỏi nhiều vốn, chuyên các nhà nghỉ, nhà
khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch
Nhu vậy, từ Đại hội VII đến Đại hội VII, Đảng ta đã có những định
hướng phát triển du lịch đúng đắn, đầy sáng tạo từ thực tiễn sinh động của
Trang 29Nếu như những giai đoạn trước đó, du lịch chưa được nhìn nhận tương
xứng với tiềm năng của nó thì trong thời kỳ đổi mới, đường lối có tính
định hướng chiến lược của Đảng đã mở ra cho du lịch Việt Nam sự phát
triển mới, vóc đáng mới, vị thế mới
Đảng và Nhà nước luôn xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với mục tiêu “Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm đu lịch có tâm cỡ trong khu vực” Quan điễm đó được kiểm nghiệm trong
thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam suốt từ Đại hội VII đến Đại hội IX
của Đảng được nâng lên “Phát triển đu lịch thật sự trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn” và tại Đại hội X, Đảng ta cũng đã xác định “Phát triển du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn; phan ddu sau ndm 201 0, Việt Nam
được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phái triển trong khu vực Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng để góp phần tạo bước phái
triển vượt bậc của khu vực địch vụ” Trong giai đoạn 2006 - 2010 phải
được coi là thời kỳ đột phá quan trọng của du lịch để chuyến dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế Từ định hướng chiến lược đó, phấn đấu đến năm
2010 sẽ đón 5,5 - 6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 3 lần so với năm 2000,
với nhịp độ tăng trưởng bình quân 11,4 % cùng 25 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn 2 lần so với năm 2000; thu nhập du lịch đạt khoảng 4 - 4,5 tỷ
USD, đưa tổng sản phẩm du lịch đạt mức 6,5% GDP của cả nước Mục
tiêu lâu đài là đưa nước ta trở thành một trong những nước có du lịch phát triển hàng đầu của khu vực vào năm 2020
Nhiều tỉnh, thành phố đã có kế hoạch và nghị quyết về phát triển dụ
lịch, xác định vai trò, vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế, đề ra giải
pháp và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển du lịch trong cơ cầu kinh tế
Trang 30nhận thức về vai trò, vị trí và hiệu quả của sự phát triển du lịch, đã quan tâm, chú trọng đến phát triển du lịch, coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế động lực, một hướng quan trọng dé chuyén dịch cơ cầu kinh
tế, thúc đây sự phát triển của các ngành kinh tế khác của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy văn hoá, tăng cường giao lưu với các địa phương trong nước và quốc tế, tạo việc làm cho các tầng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo và là một phương thức làm
giàu cho xã hội Việc nâng cao nhận thức về du lịch và phát triển du lịch
đã chuyển hóa thành hành động cụ thể, để huy động ngày càng tăng các nguồn lực khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch của đất nước cho sự nghiệp phát triển du lịch nước nhà theo hướng bền vững
Với những bước đi, cách làm phù hợp, sự kết hợp, hỗ trợ thường
xuyên của các cấp, các ngành bên cạnh tiềm năng, thể mạnh của đất nước,
du lịch Việt Nam sẽ có điều kiện phát triển với quy mô, tốc độ và hiệu quả
cao hơn đề trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ của khu vực
1.3.2 Những định hướng, chương trình phát triển du lịch của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ Khánh Hòa đã thông qua 18 chương trình
kinh tế - xã hội, trong đó có chương trình phát triển du lịch, HĐND tỉnh
khóa III đã thông qua Cương trình phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001-2005 và đến năm 2010 Chương trình đã xác định rõ các nội dung, mục tiêu về kinh tế, xã hội, trong đó tập trung tăng cường thu hút khách; nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch; phan đấu năm 2005 đón
690.000 khách (trong đó 240.000 khách quốc tế), doanh thu đạt 320 tỷ đồng; năm 2010 đón 1 triệu khách (trong đó 480.000 khách quốc tế),
Trang 312005 Tăng cường đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao các tiêu chuẩn của ngành; nâng cao trình độ dân trí; phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường Song song với phát triển du lịch
quốc tẾ, đây mạnh phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cau di lai,
thăm viếng, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống
vật chat, tinh thần cho toàn xã hội Tạo thêm việc làm cho người lao động,
đến năm 2005 số lượng lao động trong ngành du lịch ước khoảng 4.120 người (tăng thêm 1.250 người) và năm 2010 khoảng 7.250 (tăng thêm
3.130 người) Đồng thời tạo thêm việc làm cho lao động ngoài xã hội như: dịch vụ, sản xuất, vận chuyên phục vụ du lịch
Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động du lịch giai đoạn 2001 - 2005, các
chỉ tiêu đặt ra không còn phù hợp Vì vậy, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) đã thông qua Chương trình phát triển du
lịch Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2010, với các mục tiêu chủ yếu như sau:
VỀ mục tiêu tổng quát: phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế của tỉnh; duy trì tốc độ phát triển bình quân hàng năm 16% Tăng cường đầu
tư chiều sâu, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đi đôi với phát triển các
sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của tỉnh, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch ngang tầm quốc tế, thu hút nhiều lượng khách quốc tế có
mức chỉ tiêu cao đến Khánh Hòa Tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ
cảnh quan môi trường, đảm bảo tốt giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, giữ gìn và bao vệ an ninh quốc gia
Về mục tiêu cụ thể: phần đấu đến năm 2010 lượt khách lưu trú đạt
1,4-1,5 triệu (trong đó khách quốc tế đạt 500.000 lượt) và dự kiến đến
năm 2015 đạt 2,3 triệu lượt khách (trong đó khách quốc té dat 880.000
Trang 32khách nội địa là 2 ngày; doanh thu trực tiếp từ du lịch đến năm 2010 đạt trên 1.300 tỷ đồng và đến năm 2015 đạt trên 3.000 tỷ đồng: tổng số phòng
đến năm 2010 đạt 8.500 phòng và dự kiến đến 2015 đạt 11.300 phòng; giải quyết thêm 5.400 lao động trong ngành du lịch
Kinh phí để thực hiện chương trình là 11.757,05 tỷ đồng, được huy
động từ các nguồn: ngân sách 1.379,55 ty đồng; các doanh nghiệp
10.376,9 tỷ đồng và từ các nguồn khác 0,6 tý đồng
Thiên nhiên ưu đãi cho Khánh Hòa những điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch, nhưng Khánh Hòa muốn trở thành một thành phố du
lịch lớn thì ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu du lịch, các
điểm vui chơi giải trí Khánh Hòa cần phải xây dựng một môi trường
thiên nhiên trong sạch, xây dựng môi trường văn hóa du lịch; giáo dục cho
mọi người có ý thức về phát triển du lịch, có như thế Khánh Hòa mới có
thể trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế trong tương lai
1.4 Khái quát tình hình hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Hiện nay, trên địa bàn của tỉnh Khánh Hòa có 5 cơ quan báo chí: Báo Khánh Hòa, Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa, Tạp chí Văn nghệ Nha Trang, Tạp chí Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Tạp chí Văn hóa Thông tin Khánh Hòa
Ngoài ra, trên địa bàn cua tinh con cé 18 co quan bao chi trong nước đã lập Văn phòng đại diện hoặc cử phóng viên thường trú tại Khánh Hòa
1.4.1 Bao Khanh Hoa
Báo Khánh Hòa là cơ quan ngôn luận của Dang bộ và là tiếng nói của nhân dân Khánh Hòa, có bề đày truyền thống lịch sử gần 70 năm, kể từ ngày báo “7;ăng” - Tờ báo đầu tiên của Đảng bộ Khánh Hòa ra đời
Trang 33Phát huy truyền thống của tờ báo 7bống, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dù gặp nhiều khó khăn, gian khổ ác liệt, Tỉnh ủy Khánh Hòa vẫn chủ trương xuất bản báo chí, coi báo chí là một công cụ tuyên truyền sắc bén và rất hiệu quả
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 7/1975, báo “Giải phóng” đôi tên thành “Khánh Hòa giải phóng” Tháng 11/1975, hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh, bao “Khdnh Hoa
giải phóng” và báo “Phú Yên giải phóng” cũng hợp nhất và đôi tên thành
báo Phú Khánh Đến thang 7/1989, tinh Phu Khanh duoc tach ra, bao Phu
Khánh cũng chấm dứt hoạt động Ngày 1/7/1989, báo Khánh Hòa ra số
đầu tiên ngay sau ngày tách tỉnh và đến ngày 6/8/1989, báo Khánh Hòa chủ nhật ra số tiếp theo Từ đó, báo Khánh Hòa xuất bản 2 kỳ/tuần, 01 số báo Khánh Hòa thường và 01 số báo Khánh Hòa chủ nhật
_ Từ chỗ xuất bản 2 kỳ/tuần, ngày 1/1/2001, Báo Khánh Hòa đã tăng
kỳ xuất bản lên 4 kỳ/tuần Ngoài 3 số báo Khánh Hòa thứ hai, thứ tư và
thứ sáu, khổ 30x42 em, phát hành khoảng 3.000 - 3.500 tờ/kỳ, báo Khánh
Hòa còn xuất bản số chủ nhật, với nhiều chuyên mục, nội dung phong
phú, hấp dẫn người đọc, số lượng phát hành ngày một tăng dần từ 3.000 tờ/kỳ lên 4.000 tờ/kỳ rồi 6.000 tờ/kỳ
Đầu năm 2002, báo Khánh Hòa tiến hành thay đổi măngsec, đồng thời đưa cả 4 số báo về cùng một khé 30x42 cm Cuối năm 2002, số báo Khánh Hòa chủ nhật tăng từ 8 trang lên 12 trang Ngày 7/1/2004, báo Khánh Hòa thứ tư cũng tăng từ § trang lên 12 trang, đổi mới cách thức
thông tin của các số báo này, tạo sức hấp dẫn mới đối với bạn đọc
Trong dịp kỷ niệm 350 năm hình thành và phát triển tỉnh Khánh Hòa, ngày 2/4/2003, báo Khánh Hòa điện tử đã chính thức ra mắt bạn đọc
Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của
Trang 34nay, báo Khánh Hòa điện tử đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi từ phía bạn đọc, số công chúng truy cập vào báo Khánh Hòa điện tử ngày một
tăng cao Đầu năm 2006, báo Khánh Hòa điện tử tiếng Anh chính thức
được xuất bản, góp phần quảng bá hình ảnh Nha Trang - Khánh Hòa đến
bạn bè quốc tế [Š1, tr.33]
1.4.2 Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa
Trước năm 1995, Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa là hai cơ quan độc lập, Đài Phát thanh Khánh Hòa ra đời ngay sau ngày tỉnh Khánh Hòa được giải phóng (ngày 3/4/1975) Đài Truyền hình Khánh Hòa ra đời từ ngày 15/12/1976, trên cơ sở tiếp quản Đài Truyền hình Nha Trang của chính quyền cũ được xây dựng từ năm 1973
Ngày 1/1/1995, thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa,
Đài Phát thanh Khánh Hòa và Đài Truyền hình Khánh Hòa hợp nhất thành
Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa, mở ra trang sử mới cho 2 tờ báo nói và báo hình trong tỉnh
Kê từ năm 1995 đến nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng nội dung, tăng thời lượng phát sóng, đôi mới, mở thêm nhiều chuyên mục, chuyên đề nhằm làm cho nội dung của chương trình phát thanh và truyền hình ngày cảng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh
Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa đã phát sóng truyền hình trên 5 kênh, với tổng thời lượng là 68 giờ/ngày Riêng sóng truyền hình địa phương là 18 giờ/ngày, với gần 30 chương trình, chuyên
mục, chuyên đề, trong đó có 3 chương trình thời sự, 2 bản tin 5 phút, với
thời lượng gần 60 phút, chưa kế các chương trình đột xuất, đặc biệt Đài
Trang 35thanh được tiếp phát 24 giờ/ngày, riêng chương trình phát thanh Khánh Hòa đã phát 4 buổi trong ngày, với thời lượng phát sóng là 15 giờ/ngày trên 2 kênh AM và EM, trong đó có một chương trình phát thanh trực tiếp
Ngày 3/2/2000, Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa đã thông
tuyến cáp quang với Đài Truyền hình Việt Nam và một số đài truyền hình
trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho những người làm báo hình Khánh
Hòa giao lưu, tiếp cận và học tập được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động báo chí Đông thời giúp cho Khánh Hòa phản ánh kịp thời, nhanh nhạy các sự kiện thời sự quan trọng của địa phương trên sóng truyền hình quốc gia
Đến nay, mạng lưới truyền thanh - tiếp hình đã phủ gần kín các địa bàn trong tỉnh, diện phủ sóng truyền hình đạt gẦn 95% địa bàn dân cư toàn
tỉnh Toàn tỉnh có 7 đài cấp huyện, thị, thành phố, 136 trạm truyền thanh
cơ sở xã, phường và 22 trạm tiếp phát hình hoạt động ổn định, bảo đảm
truyền thanh 4 cấp và phát hình 2 cấp theo quy định của ngành phát thanh, truyền hình [5I, tr.35]
1.4.3 Tạp chí Nha Trang
Tạp chí Nha Trang là tờ tạp chí thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh
Khánh Hòa, với tôn chỉ, mục đích là sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn
học nghệ thuật, ra đời từ những năm cuối thập niên 70 của thé ky XX, tién than cé tén goi la Tap chi Van nghé Phu Khanh, sau déi tén thanh Tap chi Cánh én Đến năm 1990, đôi tên thành Tạp chí Nha Trang như hiện nay
Tạp chí trở thành diễn đàn, tập hợp được đông đảo văn nghệ sĩ, những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, nghiên cứu, những cây bút trong và ngoài tỉnh tham gia cộng tác Chất lượng nội dung cũng như hình thức của Tạp chí ngày không ngừng được cải tiễn và nâng cao, được dư luận đánh giá là
một tờ tạp chí văn học nghệ thuật có chất lượng
1.4.4 Tạp chí Khoa học - Công nghệ - Môi trường
Trang 36thân là tờ Thông tin khoa học kỹ thuật, ra đời từ năm 1983 Đến năm
1993, đổi tên thành Tạp chí Khoa học - Công nghệ - Môi trường, phát hành đều đặn 2 tháng/kỳ Nội dung thông tin trên tạp chí chủ yếu tập trung tuyên truyền, phản ánh các hoạt động trong ngành, thông tin những vấn đề khoa học thường thức, phổ biến việc áp dụng những thành tựu khoa học
kỹ thuật vào thực tiễn cuộc sống, phản ánh vẫn đề môi trường phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
1.4.5 Tạp chí Văn hóa Thông tin Khánh Hòa
Tạp chí Văn hóa Thông tin Khánh Hòa thuộc Sở Văn hóa - Thông
tin Khanh Hòa, có tiền thân từ tờ Tập san Văn hóa nghệ thuật Phú Khánh,
ra đời từ những năm sau giải phóng Tạp chí Văn hóa Thông tin Khánh Hòa có thời kỳ mang tên Tạp chí Tì âm Hương, Thông tin cuộc sống Năm 1994 đổi thành Tạp chí Văn hóa Thông tin Khánh Hòa, mỗi quý ra một số Nội dung tạp chí tuyên truyền, phản ánh các hoạt động trong ngành
văn hóa thông tin của tỉnh, giới thiệu lịch sử, danh nhân, văn hóa, những
phong tục tập quan, truyền thông đạo đức, những van dé liên quan trực tiếp đến sự nghiệp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương
1.4.6 Các Văn phòng đại diện báo chứ
Trong những năm gần đây, Khánh Hòa là một trong những địa phương có tốc độ phát triển tương đối nhanh chóng, nền kinh tế tăng
trưởng khá nhanh, xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, nhiều điền
hình tiến tiến, kinh nghiệm hay Do đó, nhằm mở rộng phạm vi thông
tin, kịp thời phản ánh những sự kiện quan trọng trên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng đảng trên địa
bàn của tỉnh Khánh Hòa, nhiều cơ quan báo chí trong nước đã lập Văn
Trang 37nhân dân, Nông nghiệp Việt Nam, Nhà báo và công luận, Thời báo kinh tế Việt Nam, Lao động - xã hội, Thiếu niên tiền phong, Diễn đàn doanh nghiệp, Thương mại, Doanh nghiệp, Quốc tế Sự hiện diện của các Văn
phòng đại diện có tác dụng thúc đây sự cạnh tranh thông tin lành mạnh
của báo chí, nhằm phản ánh nhanh nhạy, kịp thời các sự kiện và góp phần
hướng dẫn dư luận xã hội trên địa bàn toàn tỉnh
1.5 Vai trò của báo chí Khánh Hòa trong tuyên truyền phát
triển du lịch
Nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa luôn quan
tâm đến sự nghiệp phát triển báo chí, tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo
chí hoạt động và phát triển theo đúng định hướng, giúp báo chí tiếp cận nhanh các chủ trương, chính sách, đường lối phát triển của tỉnh, xây dựng cơ chế cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí hoạt động, cố gắng đảm bảo để báo chí vừa là công cụ tuyên truyền chính trị của Đảng và Nhà nước, vừa thực hiện chức năng thông tin đa dạng, nhiều chiều đến với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh
Cùng với sự phát triển của hệ thống báo chí cả nước, báo chí Khánh
Hòa đã có bước phát triển nhanh chóng về chất lượng và các loại hình báo
chí cũng như về số lượng những người làm báo Đây là lực lượng quan trọng đã và đang đi đầu trong công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, góp phần nâng cao dân trí, mở rộng dân
chủ ở cơ sở, thiết lập trật tự kỷ cương, giữ vững ôn định chính trị trên địa
bàn toàn tỉnh; đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới, vào những
chuyển biến tích cực của tỉnh nhà; thực hiện tốt chức năng là tiếng nói của
Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội, là diễn đàn tin cậy
Trang 38Khi có chủ trương, đường lối của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, nhiệm vụ cơ
bản và đầu tiên đối với những người làm báo là phải góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền, làm cho các tầng lớp nhân dân nhận thức được đầy đủ và đúng đắn, trên cơ sở đó tổ chức triển khai
thực hiện tốt những nhiệm vụ mà chủ trương, đường lối đã đề ra Báo chí
là một trong những kênh thông tin quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến đông đảo quân chúng nhân dân Vai trò và trách nhiệm của báo chí là phải chuyển
tải nhanh chóng và kịp thời đến công chúng, giúp mọi người thông hiểu
và vận dụng một cách có hiệu quả tinh thần nghị quyết vào cuộc sống
Báo chí Khánh Hòa đã góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh, giữ vững định hướng của Đảng; phản ánh chân thật, sinh động các phong trào hành động của địa phương, khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh, thúc đây phát triển sản xuất góp phần quan trọng trong chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, phản ánh những tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, tạo ra thế và lực mới
đưa Khánh Hòa phát triển nhanh hơn trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, nhờ có sự tuyên truyền tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng, công tác tư tưởng trong toàn Đảng đã có sự đoàn kết, thống nhất cao, góp phần mang lại những hiệu quả thiết thực Các phong trào hành động cách mạng như phong trào thi
đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu lao động, xây dựng và phát triển
kinh tế biển, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, cải cách hành chính
đã thật sự đi vào cuộc sống, thúc đây sản xuất phát triển, cải thiện đời
sống nhân dân, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân an tâm, phân
Trang 39Triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, các cơ quan báo chí trong tỉnh đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch tuyên truyền, mở thêm các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề mới, phong phú về hình thức, đa dạng về nội dung, như chuyên mục “Dw lịch”; “Khánh Hòa - Quê hương - Con người”; "Kinh tế - Du lịch"; “Hội nhập quốc tế”; "Doanh nghiệp - Doanh nhân”; “Tiếng Anh du lich”,
“Nha Trang - Khánh Hòa - Qua con mắt bạn bè” Đặc biệt, khi bước
vào mùa lễ hội, nội dung thông tin về du lịch được tuyên truyền đậm nét trên tất cả các loại hình báo chí Qua đó đã cung cấp cho nhân dân những kiến thức cơ bản, những hiểu biết nhất định về chương trình phát triển du
lịch của tỉnh; các chương trình, dự án du lịch sắp triển khai; các loại hình
du lịch đang phát triển trên địa bàn; cách thức để phát triển du lịch bền vững; bản sắc văn hóa - du lịch Khánh Hòa; những làng nghề truyền
thống: những lễ hội đặc trưng; những quy định của pháp luật về hoạt động du lịch; những tâm tư, tình cảm của du khách trong và ngoài nước đối với
Khánh Hòa Bên cạnh đó, báo chí cũng đã tuyên truyền những gương
điển hình, các mô hình tiên tiến, các tô chức và cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích, luôn năng động, sáng tạo, mang lại hiệu quả kinh tẾ - xã hội cao trong các lĩnh vực hoạt động du lịch
Có thể nói báo chí Khánh Hòa đã đóng một vai trò quan trọng, góp
phần làm chuyển dịch cơ cầu kinh tế, cơ cầu đầu tư trong lĩnh vực du lịch;
giúp cho các loại hình du lịch ngày cảng phát triển và mở rộng: hoạt động xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch được tăng cường; thu hút ngày càng nhiều các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động phát triển du
lịch; góp phần có hiệu quả vào việc phát triển thêm nhiều ngành nghề, giải
quyết việc làm cho người lao động; xây dựng môi trường du lịch Khánh Hòa ngày càng hấp dẫn; đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương; gắn phát triển du lịch với phát triển đời sống văn
hóa, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hội nhập và phát triển
Trang 40Chuong I
NOI DUNG TUYEN TRUYEN
PHAT TRIEN DU LICH TREN BAO CHi KHANH HOA
2.1 Nội dung tuyên truyền về phát triển du lịch trên báo chi
Khánh Hòa
Với sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ và chính quyền, công
tác tuyên truyền phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong những
năm qua có nhiều khởi sắc, với nhiều bài viết sinh động, bố ích Những vấn
đề trọng tâm của hoạt động phát triển du lịch được thê hiện đậm nét qua các
chuyên trang, chuyên mục, chuyên dé trên các trang báo và sóng truyền hình tạo được sự hấp dẫn, thu hút sự quan tâm theo dõi của công chúng bạn
đọc, với những chủ đề chính cụ thể như sau:
2.1.1 Du lịch cùng với dịch vụ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tẾ; cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực du lịch ngày càng được mớ rộng, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh
Khanh Hoa
Xác định đúng tầm quan trọng của ngành du lịch trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, Đảng bộ Khánh Hòa luôn xác định dịch
vụ, du lịch là bộ phận quan trọng trong cơ cầu kinh tế của tỉnh, từ đó luôn
quan tâm và tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển Đại hội Đảng bộ Khánh
Hòa lần thứ XIV đã quyết định phương hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2005: “Tiép tuc thúc đây nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - du lịch, nông nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh
tỄ trong từng ngành, vùng lãnh thổ” Với việc xác định cơ câu kinh tế trên, Đảng bộ Khánh Hòa đã xây dựng 14 chương trình phát triển kinh tế - xã hội,