ME DỤC VÀ ĐÀO TẠO —- HOC VIEN CHINN TRIQUOC GIA HỖ CHÍ MINH
HỌC VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYỀN
HA THI HONG VAN
TELUS LOR AUR aU RET
UCU et
CUCL
(KHẢO SÁT CÁC BẢO ; LAO ĐỘNG, TUỔI TRẺ THÀNH PHÓ HỒ CHÍMINH j |
BAN DUONG, CA MAU VA TAP CHi CANH BUOM TU NAM 2005 DEN 9004) |
LUAN VAN THAC SY TRUYEN THONG BAI CHUNG
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HÀ THỊ HỒNG VÂN
VAI TRO CUA BAO CHi TRONG CONG Tic
BAO DAM TRAT TU AN TOAN GIAO THONG
DUNG THUY NOI DIA
(Khảo sát các báo: Lao Động, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Bạn Đường,
Cà Mau và Tạp chí Cánh Buồm từ năm 2003 đến 2004)
LUAN VAN THAC SY TRUYEN THONG DAI CHUNG
Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số : 60 — 32 - 01
" NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
[HOC EN 0 HÍ HN RUE pea ÌlAủx — TS ĐINH HƯỜNG
| 86 JoF
HÀ NỘI- NĂM 2005
Trang 3
MUC LUC
CÁC CHỮ VIET TAT TRONG LUAN VAN
MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8 Kết cấu của luận văn
NỘI DUNG
Chương 1
Đường lối của Đảng và Nhà nước đối với công tác đảm bảo an tồn giao thơng Đường thủy nội địa
1.1 Đường lối của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp
_ thong tin bdo chi
1.2 Đường lối của Đảng và Nhà nước đối với công tác đảm bảo an toàn giao thông Đường thuỷ nội địa
1.3 Vài nét về giao thông Đường thuỷ nội địa và nhiệm vụ
công tác bảo đẩm trật tưân toàn giao thông Đường thuỷ noi dia
- Chương 2
Vai trò của báo chí đối với công tác bảo đảm trật tự an tồn
giao thơng Đường thủy nội địa
2.1 Tình hình công tác đâm bảo trật tự an tồn giao thơng Đường thuỷ nội địa
2.2 Tình hình báo chí thực thi vai trò trong công tác đảm
Trang 42.2.1 Báo chí về những thành tựu cơ bản trong công tác đảm bảo an tồn giao thơng Đường thuỷ nội địa
2.2.2 Báo chí về những mặt hạn chế, khuyết điểm khi
tuyên truyền công tác đảm bảo an tồn giao thơng
Đường thuỷ nội địa
2.2.3 Báo chí về bài học kinh nghiệm của công tác đảm bảo an tồn giao thơng Đường thuỷ nội địa
— Chương 3
Hệ thống giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo chí đối với công tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng Đường
thuỷ nội địa ở Việt Nam hiện nay
3.1 Các giải pháp về tư tưởng, nhận thức
3.1.1 Từ phía Đảng và Nhà nước
3.1.2 Từ phía các cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản báo chí
3.1.3 Từ phía đội ngũ phóng viên, biên tập viên và cán bộ công nhân viên toà soạn
3.2 Giải pháp về cơ chế và tổ chức hoạt động
Trang 5ATGT : An tồn giao thơng
CCCM : Chứng chỉ chuyên môn
CNH — HDH: Cong nghiép hoa - Hiện đại hoá
DSVN : Đường sông Việt Nam
ĐTNĐ : Đường thuỷ nội địa
GTVT : Giao thông vận tải
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Trật tự an toàn giao thông ATGT nói chung và ĐTNĐ Việt Nam nói riêng là một vấn để vô cùng quan trọng đối với mọi quốc gia, liên quan trực
tiếp đến sự ổn định phát triển kinh tế — xã hội của đất nước; sự an toàn, văn minh và hạnh phúc của từng cộng đồng, gia đình và từng người dân
Đối với nước ta đang trong thời kỳ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nhiệm vụ cơng nghiệp hố - hiện đại hoá, với tất cả những đặc điểm vốn có của nó, vấn đề đảm bảo trật tự ATGT đang trở thành một công tác nóng bỏng, cấp bách, một nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan Nhà nước các cấp Hơn bao giờ hết, chúng ta đang cần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của mọi người dân tham gia giao thông, cần có sự chung sức của mọi tổ chức và cá nhân trên mặt trận bảo đảm trật tự ATGT
Nước ta có hệ thống đường thuỷ rất lớn, bao gồm đường biển và đường
sông; vì thế rất thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải thuỷ nội địa nói riêng Cả nước ta có 2360 con sông, kênh với
tổng chiều đài 198.000 km, trong đó có thể khai thác và sử dụng 41.000 km
vào giao thông vận tải thuỷ nội địa Hệ thống sông cùng với kênh đào chảy
qua hầu hết các tỉnh, thành phố, các trung tâm kinh tế tạo thành mạng lưới
giao thông hết sức thuận lợi như mạng lưới sông Cửu Long, Đồng Nai ở Nam
bộ; mạng lưới sông Hồng, sông Thái Bình ở Bắc bộ; mạng lưới sông Duyên
Hai mién Trung từ Thanh Hoá vào Bình Thuận với các hình thức vận tải
đường sông, vận tải pha sông biển
Trang 7thay thế của nhân đân Ở một số vùng miền của đất nước, giao thông thuỷ trở thành phương tiện thiết yếu phục vụ nhu cầu đi lại làm ăn của nhân đân
Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân, trật tự ATGT đường thuỷ nội địa(ĐTNĐ) còn rất nhiều bất cập Từ bến bãi, luồng lạch, phường tiện đến ý thức chấp hành luật lệ của những người tham gia giao thông thuỷ nội địa còn
đang tồn tại nhiều vấn để cần được giải quyết thấu đáo nhằm góp phần hạn
chế và đẩy lùi tai nạn giao thông thuỷ nội địa Tuy không xảy ra nhiều như đường bộ nhưng hậu quả gây ra thường rất nghiêm trọng, gây thiệt hại về
người và tài sản Công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả thường gặp nhiều khó
khăn Trong mấy năm gần đây, nhiều vụ tai nạn xảy ra rất thương tâm đã cảnh báo chúng ta cần phải có sự chú ý nghiêm túc đến trật tự ATGT ĐTNĐ; đòi hỏi phải đầu tư đúng mức về cả nhân lực và vật lực, huy động sự đóng góp của toàn xã hội
Trong những nguồn lực cần được huy động để bảo đảm trật tự ATGT thuỷ thì báo chí có vai (rò đặc biệt quan trọng Báo chí là cầu nối giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân; là điễn đàn đáng tin cậy của nhân dân Báo chí
đưa đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước bằng các hình thức thông tin, truyền tải đa đạng và hấp dẫn đến với mọi người dân một cách
nhanh nhất, rộng nhất Những thông tin về thực tiễn hoạt động của các cơ quan, các tổ chức và đoàn thể, cũng như những thông tin phản ánh đời sống,
Trang 8Đánh giá đúng vai trò của báo chí, Nghị Quyết Đại hội đại biểu toần
quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: :
_ Báo chí cách mạng vừa là người tuyên truyền các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa là người phát hiện, khẳng định, nhân rộng ra toàn xã hội những cái hay, cái đẹp, những điển hình,
những nhân tố mới; đồng thời tích cực phê phán cái xấu, cái tiêu
cực, những hành vi sai trái, lệch lạc trong xã hội
Theo tỉnh thần đó, những năm qua, đội ngũ báo chí trong cả nước đã tích cực tham gia và có những đóng góp quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự ATGT thuỷ Nhiều vụ việc đã được báo chí phát hiện, phanh phui, phê phán Khá nhiều nguy cơ, dấu hiệu nguy hiểm đã được cảnh báo Một số gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo đảm trật tự ATGT ĐTNĐ đã được báo chí nêu gương
Tuy nhiên, sự quan tâm của báo chí cũng như bản thân các nhà báo về - lĩnh vực chuyên ngành ĐTNĐ vẫn còn hạn chế Thậm chí, có một số tờ báo kể
cả Trụng ương lẫn địa phương đều chưa có sự quan tâm đúng mức Vì vậy,
tổng kết thực trạng việc phát huy vai trò của báo chí trong công tác bảo đảm trật tự ATGT thuỷ nội địa; từ đó chỉ ra cần phải làm gì, làm như thế nào để phát huy vai trò của báo chí trong công tác này đang là một vấn đề cấp
bách, vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có giá trị kinh nghiệm cho cả trước mắt và
lâu đài Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Vai rò của báo chí đối với công tác
đâm bảo trật tự ATGT ĐTNP” lầm luận văn tốt nghiệp cao học của mình 2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trang 9xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo trong đấu tranh chống tiêu cực ” với hơn 30 báo cáo khoa học; năm 2004, Tạp chí Cộng Sản hoàn thành nghiên cứu đề tài ““ Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu, tham những” do PGS.TS Trần Quang Nhiếp - Phó tổng biên tập thường trực làm
chủ nhiệm Có một số luận văn tốt nghiệp Đại học báo chí cũng chỉ đề cập tới
công tác đảm bảo ATGT nói chung hoặc ATGT đường bộ nói riêng Nhưng nghiên cứu phát huy vai trò báo chí trong công tác bảo đảm trật tự ATGT ĐTNĐ thì chưa có một công trình khoa học nào tiến hành một cách cơ bản, hệ thống Do vậy, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề này
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Phân tích những nhân tố liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự ATGT ĐTNĐ; những thành tựu, những thiếu sót, tồn tại của các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương và những người tham gia hoạt động giao thông thuỷ nội địa
- Đánh giá thực trạng vai trò của báo chí trong công tác bảo đảm trật tự
_ ATGT ĐTNĐ
- Trên cơ sở đó, để xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo chí trong công tac nay
4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài
- Lầm rõ vai trò của báo chí đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT ĐINĐ - Khái quát thực trạng việc thực thi vai trò của báo chí trong công tác bảo đảm trật tự ATGT ĐINDĐ
Trang 10- Nghiên cứu những cơ sở lý luận về báo chí, tham khảo một số tờ báơ, tạp chí khác có bài viết phan ánh về trật tự ATGT ĐTNĐ
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
~- Dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng, pháp luật của Nhà nước về trật tự ATGT nói chung và
ATGT ĐĨTNĐ nói riêng
- Các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về báo chí - Nghiên cứu cơ sở lý luận báo chí về chức nãng và các nguyên tắc hoạt động của báo chí
- Phỏng vấn các chuyên gia, lãnh đạo làm công tác báo chí và quản lý
chuyên ngành Đường thuỷ nội địa
- Phỏng vấn một số phóng viên báo chí và người dân hành nghề trên các dòng sông
- Khảo sát, phân tích, nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng một cách khách quan; từ đó đưa ra nhận xét, nêu kiến nghị có khả năng ứng dụng vào
thực tiễn góp phần nâng cao vai trò của báo chí đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT ĐTNĐ
- Tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm
6 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu đề tài a/ Đối tượng nghiên cứu
Trang 11Tình hình trật tự ATGT ĐTNĐ ( được phản ánh trong các báo cáo tổng kết công tác)
Hoạt động báo chí trong công tác bảo đảm trật tự ATGT ĐTNĐ ( được phản ánh trên các báo, tạp chí)
c/ Pham vì nghiên cứu
Thời gian: 2 năm(2003- 2004)
Không gian: Trên toàn quốc
Đối tượng khảo sát: Các báo viết và tạp chí — Lao Động, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Bạn Đường, Cà Mau, Cánh Buồm
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiến của để tài
- Về lý luận: Làm phong phú thêm nhận thức về vai trò của báo chí đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT ĐTNĐ; khái quát kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của báo chí trong công tác này
- Về thực tiễn: Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo
chí trong công tác bảo đảm trật tự ATGT ĐINĐ ở nước ta hiện nay 8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mỡ đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương và 10 tiết Chương 1 Đường lối của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT ĐTITNĐ Chương 2 Vai trò của báo chí đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT ĐINĐ
Chương 3 Hệ thống giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo chí trong công tác bảo đảm trật tự ATGT ĐTNĐ ở nước ta hiện nay
Trang 12Chương Í
DUONG LOI CUA DANG VA NHA NUOC DOI VỚI CÔNG TÁC
BẢO DAM AN TOAN GIAO THONG DUONG THUY NOI DIA 1.1 Đường lối của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp thong tin
báo chí
Báo chí nước ta hiện nay vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là điễn đàn của nhân dân Báo chí nối kết Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân và ngược lại Trong bài nói chuyện tại Đại hội Hội Nhà _ báo Việt Nam lần thứ Hĩ ( ngày 7/9/1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà báo lớn của đân tộc Việt Nam đã chỉ rõ: “ Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân đân, phục vụ cách mạng Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” Xuất phát từ nhận thức đó, bên cạnh công tác giáo dục lý luận, Đảng luôn coi trọng công tác tuyên truyền báo chí, coi báo chí là “công cụ sắc bén trong công tác tư tưởng của Đảng”, là “ lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hoá”
Tuy nhiên, Đảng lãnh đạo báo chí không có nghĩa là làm cho báo chí mất đi tính công khai, đân chủ; biến báo chí thành công cụ hô hào một cách sáo mon Xét về mặt bản chất chính trị, Đẳng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của tầng lớp trí thức và toàn thể nhân dân lao động Vì vậy, lợi ích của Đảng gắn liền với lợi ích của đân tộc, do đó, việc Đảng lãnh đạo báo chí cũng xuất phát từ mục đích làm cho báo chí phục vụ tốt lợi ích chung của toàn xã hội Điều này thể hiện cụ thể qua các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng
Trang 13
của công đân Trong bản Hiến pháp năm 1946 lần đầu tiên ghi nhận quyền tự do báo chí, đồng thời phủ nhận chế độ kiểm duyệt báo chí đo thực dân Pháp đặt ra
Các thế lực phản động phương Tây thường công kích là báo chí nước ta mất dân chủ Chúng cho rằng, báo chí đặt đưới sự lãnh đạo của Đảng thì
không thể phát huy dân chủ, không thể tự đo ngôn luận được
Ở Việt Nam, sau 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, báo chí đã có bước phát triển mạnh mẽ chưa từng có Từ chỗ chỉ có 2 tờ báo in hàng ngày và hơn 10 tờ báo hàng tuần, một đài phát thanh và một đài truyền hình quốc gia với điện phủ sóng rất hạn chế Ngày nay, cả nước có gần 600 cơ quan báo chí cung cấp cho bạn đọc khoảng 700 ấn phẩm với 700 triệu bản báo mỗi năm; 68
đài phát thanh và truyền hình cấp tỉnh, thành phố; trên 600 đài phát ihánh cấp
huyện, hàng ngàn đài truyền thanh cấp phường xã Sóng phát thanh hiện đã tới 5 châu lục và 90% lãnh thổ cả nước; sóng truyền hình đã phủ phần lớn châu
Âu, Bắc My va 85% diện tích cả nước Tuy mới bước đầu phát triển, cả nước
hiện đã có 50 tờ báo điện tử, 2500 trang tin điện tử được cấp phép hoạt động, phục vụ 1,4 triệu thuê bao và hàng chục triệu người sử dụng Internet khong thường xuyên Đi đôi với sự phát triển về số lượng, trình độ kỹ thuật cũng được nâng lên không ngừng, nhiều lĩnh vực đạt ở trình độ trung bình của thế
giới
Thực tế cho thấy, nhờ có sự lãnh đạo của Đảng đã tạo nên một đời sống báo chí hết sức sôi động Nội dung báo chí trở nên phong phú đa dạng, có tính
thời sự hơn nhiều so với trước; khẳng định được chức năng làm điễn đàn cho
nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước Báo chí đã
ngày càng bám sát, phản ánh kịp thời, chân thực các vấn đề nảy sinh, tồn tại
trong xã hội; đề xuất các chính sách, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước,
cổ vũ động viên nhân dân tiếp tục đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế ~ xã
Trang 14là lúc nào, nơi nào Đảng lơi là trong công tác lãnh đạo báo chí thì báo chí còn bộc lộ hạn chế Theo- đánh giá của Bộ chính trị, đó là: “ tính chiến đấu chưa cao, chưa phản ánh tốt thực tiễn cuộc sống, thiếu những bài phóng sự điều tra, nghị luận có giá trị phát hiện vấn đề và định hướng dư luận xã hội Có những thong tin về tình hình quốc tế thiếu chọn lọc; còn nhiều biểu hiện thương mại hoá, chệch hướng ”
Nhằm luật pháp hoá, cụ thể hoá những quan điểm của Đảng về báo chí,
Quốc hội khố VINH đã thơng qua Luật Báo chí và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/1990 Đây là đạo luật phản ánh những thành tựu quan trọng của quá trình đổi mới trên lĩnh vực truyền thông đại chúng Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhất là từ khi có Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng, nhiều
vấn đề về báo chí và hoạt động trên lĩnh vực này cần được bổ sung, sửa đổi,
hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn Chính vì vậy, ngày
31/12/1992, Ban Bí thư TƯ Đảng khoá VII đã có chỉ thị 08/CT - TƯ về “Tăng
cường sự chỉ đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
báo chí — xuất bản”
Để tiếp tục khẳng định vai trò của báo chí trong thời kỳ đổi mới, tiếp tục
tạo ra những tác động tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, điều quan trọng là phải không ngừng nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức của báo chí Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: “ Quản lý chặt chế công tác xuất bản, công tác điện ảnh và công tác phát hành sách báo, phim ảnh Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng thông tin” Đến Đại hội lần thứ VI của Đảng, Đảng ta tiếp tục khẳng định:
“ Phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến thức mọi
mặt cho nhân dân Tăng đầu tư phương tiện phát thanh, truyền hình,
Trang 15nhất là ở nông thôn và miền núi Coi trọng công tác tuyên truyền đối
ngoại Quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, thông tin báo chí ” “Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin đa dạng,
nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích”
Đến Dai hoi lan tht VIII cha Dang, Dang ta tiếp tụcđường lối đổi mới và phát triển báo chí Cụ thể là:
Phát triển đi đôi với quản lý tốt mạng lưới thông tn, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, điện ảnh và các hình thức nghệ thuật khác Sớm hoạch định một chiến lược quốc gia về thông tin đại chúng, tính chân thật, tính chiến đấu và tính đa dạng của thông tin, coi trọng việc phát hiện và để cao các nhân tố mới đồng thời với việc phát hiện và phê phán các hiện tượng tiêu cực Tăng cường công (ác thông tin đối ngoại
Đáp ứng đòi hỗi sự phát triển của báo chí, đồng thời chấn chỉnh những yếu kém lệch lạc trong lĩnh vực này, Bộ Chính trị TƯ Đảng khoá VIII đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 08/CT —- TƯ, và ra Chỉ thị số 22/CT— TƯ về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất
bản Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá X đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí Điều này đã tạo điều kiện cho báo chí nước ta đi đầu
trong việc định hướng tư tưởng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tích cực đấu tranh chống tham những và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, tích cực hoá các quá trình phát triển kinh tế — xã hội, trở thành một trong
những động lực trực tiếp tham gia và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước
Trang 16đa đạng, từng bước tiếp cận trình độ báo chí hiện đại, thực hiện tốt chức năng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, đồng thời là dién dan
của nhân dân Báo chí, xuất bản hiện nay trở thành nguồn thông tín va sinh
hoạt văn hố quan trọng, khơng thể thiếu trong đời sống tinh thần của xã hội Báo chí, xuất bản đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
truyền thống cách mạng, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, phản ánh và phát hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, khích lệ động viên phong trào thi đua yêu nước Báo chí tiếp tục làm sáng tỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ
nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần tổng kết thực tiễn, làm
phong phú và cụ thể hoá đường lối của Đảng; thông tin đối ngoại đã mở rộng và nâng cao chất lượng góp phần nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế Nhiều cơ quan báo chí đã trực tiếp tổ chức các hoạt động văn
hoá, xã hội như xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa Báo chí phát triển với nhịp độ về số lượng, cơ cấu, loại hình, đội ngõ nhà báo và những người làm
việc trong lĩnh vực báo chí xuất bản tăng nhanh Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí xuất bản được tãng cường
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, báo chí nước ta thời gian qua còn bộc lộ một số yếu kém Đó là một số cơ quan báo chí đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật và những định hướng thông tín đã được hướng dẫn, thậm chí có biểu hiện chưa tự giác chấp hành nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với báo chí Tình trạng thông tin sai sự thật không
nhiều nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao trong những sai phạm của báo chí, lại không
Trang 17trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội Có một số nhà báo còn tự tách mình đứng ngoài cuộc, tự cho mình quyền phán bảo, chê bai tất cả, thậm chí có những nhà báo sa vào xu hướng thương mại hoá, câu khách bằng những chuyện giật gân, tầm thường làm phương hại đến thuần phong mỹ tục, làm hoen ố tâm hồn và thị hiếu của một bộ phận công chúng; thông tin trên một số báo điện tử còn nhiễu sơ hở, khai thác thông tin nước ngoài thiếu chọn lọc, kiểm chứng; tình trạng mất đồn kết, cạnh tranh khơng lành mạnh giữa một số nhà báo, một số cơ quan báo chí đang có chiều bướng gia tăng; một số cơ quan xuất bản và phát hành chạy theo lợi nhuận nên đã bị tư nhân chỉ phối, tình trạng bán giấy phép dưới nhiều hình thức có chiều
hướng gia tăng ¬
Nghĩa vụ cơng dan của nhà báo không chỉ đòi hỏi phải tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp mà còn phải luôn tâm niệm mục tiêu: mình phục vụ ai, viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào như
Bác Hồ kính yêu đã từng nói, để không làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân,
của đất nước, không gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
Những vấn đề mới đặt ra trong hoạt động báo chí cũng như trong chỉ đạo, quản lý báo chí chưa được quan tâm đúng mức và chưa có phương hướng giải quyết kịp thời, phù hợp, như là chậm ban hành chiến lược thông tin báo chí,
các vấn đề hội nhập báo chí, kinh tế báo chí, vấn dé về xây dựng và phát triển
các mô hình tổ chức báo chí phù hợp với yêu cầu của một nền báo chí hiện đại Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ báo chí phục vụ sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá báo chí, công tác xây dựng Đảng ở các cơ quan báo chí chưa được quan tâm đúng mức
Trước thực trạng báo chí nước ta hiện nay, Hội nghị lần thứ X Ban chấp
hành TƯ Đảng khoá IX đã đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển đi đôi với
Trang 18
triển, từng bước hiện đại hố thơng tin đại chúng; sắp xếp lại và quy hoạch hệ thống thông tin đại chúng nhằm tăng hiệu quả thông tin, tránh lãng phí, phối
hợp hoạt động của các loại hình thông tin; xây dựng và từng bước thực hiện chiến lược truyền thông quốc gia phù hợp với đặc điểm nước ta vào xu hướng
phát triển thông tin đại chúng của thế giới; đẩy mạnh thông tin đối ngoại;
không ngừng nâng cao trình độ chính trị và nghề nghiệp, chất lượng tư tưởng,
văn hoá của hệ thống truyền thông đại chúng, khắc phục xu hướng thương mại
hoá trong hoạt động báo chí, xuất bản; chăm lo đặc biệt về định hướng chính
trị, tư tưởng, văn hoá cũng như về kỹ thuật hiện đại; xây dựng, ban hành, bổ
sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy
Quản lý tốt chính là tạo một khuôn khổ pháp lý cơ bản, tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho báo chí phát triển, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc, trếp thu tỉnh hoa văn hoá và tiến bộ khoa học kỹ thuật — công nghệ của nhân loại, bảo đảm cho quá trình hội nhập thông tin báo chí toàn cầu trong thời đại bùng nổ thông tin Quản lý tốt hệ thống báo chí cũng tạo lập hành lang cơ hội bình đẳng để báo chí hoạt động với tư cách một hệ thống xã hội như các hệ thống xã hội khác của Nhà nước Đây cũng chính là quá trình lãnh đạo và quản lý tốt một hoạt động vừa thuộc lĩnh vực văn hoá tư tưởng, vừa là hoạt động sản xuất kinh đoanh, ngăn chặn các hoạt động báo chí bất chấp hậu quả về chính trị, tư tưởng và văn hoá, chạy theo xu hướng thương mại hoá thông thường
Nghề làm báo là một nghề hết sức nhạy cảm Người làm công tác quản lý
báo chí lại càng phải nhạy cảm hơn Viết gì? thông tin như thế nào? mục đích của thông tin để làm gì? có ảnh hưởng đến chính trị không” Tất cả những điêu đó người phóng viên khi đặt bút viết bài phải lường trước để xác định có nên đưa thông tin đó ra trước công luận không
Trang 19cha Dang càng trở nên yếu tố quyết định sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam Đảng ta khẳng định rằng: trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, báo chí cũng là một loại hàng hoá nhưng là một loại hàng hoá đặc biệt Nó phải trở thành món ăn tỉnh thần bổ ích thiết thực của quần chúng đang thực hiện công cuộc đổi mới và sự nghiệp CNH — HĐH đất nước Nền báo chí nước ta không thể để khuynh hướng thương mại hoá chi phối Cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch cũng đang đặt ra cho việc quản lý báo chí nhiều vấn đề phải giải quyết, đòi
hỏi phải có nhận thức mới trên nhiều phương điện
Sự phát triển nhanh chóng của báo chí đang đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao đối với những người làm công tác quản lý Nhà nước về báo chí Có
thể thấy rằng, việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật trở thành yếu tố quan
trọng quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới, trong đó có hoạt động báo chí
Tăng cường quản lý báo chí cũng chính là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước
các cấp, các ngành, các địa phương Đây là một bảo đảm chắc chắn cho báo chí có thể phát triển ngày càng lớn mạnh, đồng thời phát hiện, khắc phục
những thiếu sót, ngăn chặn những âm mưu nham hiểm của kẻ thù, nhằm làm cho báo chí cách mạng nước ta tiếp tục phát triển, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhan dan ngày càng tốt hơn
1.2 Đường lối của Đảng và Nhà nước đối với công tác đảm bảo an
toàn giao thông Đường thuỷ nội địa Việt Nam
Trang 20vấn đề phức tạp gây ảnh hưởng tới công tác đảm bảo ATGT đường thuỷ như chướng ngại vật, đặc biệt là các bãi cạn; cầu đường bộ, tĩnh không thấp, khẩu độ hẹp; các công trình thuỷ lợi không có âu tàu; sự lấn chiếm lòng và bờ sông
để đặt đăng đấy cá, xây dựng nhà cửa, mở bến bãi tuỳ tiện Mật khác, còn
một bộ phận không nhỏ phương tiện hoạt động không đăng ký, đăng kiểm,
thuyền viên không được đào tạo cấp bằng, CCCM
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến hoạt động giáo thông vận tải ĐINĐ Tuy nhiên, hệ
thống pháp luật về giao thông vận tải còn thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước chuyên ngành và hội nhập khu vực,
quốc tế Trách nhiệm quản lý Nhà nước giữa các bộ, ngành, địa phương về lĩnh vực này chưa được phân định rõ rang, chưa tạo cơ sở pháp lý cho vận tải
thuỷ nội địa phát triển an toàn, bền vững
Nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT ĐTNĐ mang tính xã hội hoá cao, liên
quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, mọi tổ chức, cá nhân tham gia giao thông ĐTNĐ; trong đó chính quyền địa phương các cấp và tổ chức quản lý Nhà nước
chuyên ngành đóng vai trò nòng cốt
An toàn giao thông để phát triển bền vững là một mục tiêu tổng hợp của
nhiều lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, quản lý, người và phương tiện tham gia giao thông, các biện pháp hành chính, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việc tăng cường đảm bảo ATGT và kiểm chế tai nạn giao thông thuỷ trong tình
hình phương tiện thuỷ ngày càng gia tăng là vấn đề cấp thiết Để thực hiện phải giải quyết nhiều vấn đề đồng bộ từ pháp luật đến con người , trong đó
việc phân cấp quản lý Nhà nước về luồng tuyến, cảng bến giữa trung ương và địa phương là rất quan trọng
Trang 21ĐTNĐ và các van bản hướng dẫn thi hành tại kỳ họp thứ V Quốc hội khoá XI Chỉ đạo Cục Đường sông Việt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông
đường thuỷ tổ chức tổng kiểm tra phương tiện thuỷ ở các khu vực trọng điểm, sau triển khai rộng trên cả nước; thường xuyên tổ chức kiểm tra và đôn đốc
các địa phương tăng cường công tác quản lý bến ngang sông, đò ngang, phương tiện gia dụng; yêu cầu đình chỉ hoạt động của những bến và các phương tiện khơng đảm bảo an tồn
Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khố XI đã thơng qua Luật Giao thông ĐTNĐ,
18 Quyết định của Bộ trưởng và 4 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Giao thông ĐTNĐ gồm 9 chương với 103 điều
Chương I: Những quy định chung, gồm § điều, quy định về phạm vi điều
chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc hoạt động, chính sách
phát triển giao thông ĐTNĐ; trách nhiệm của tổ chức cá nhân khi có tai nạn
trên đường thuỷ nội địa và các hành vị bị cấm trong hoạt động giao thông
DTND
Chương II: Quy hoạch, xây dựng va bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
ĐTNĐ, gềm 15 điều, quy định cụ thể về ĐINĐ và cảng, bến thuỷ nội địa;
việc lập quy hoạch, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ; quy định việc tổ chức quản lý, bảo trì ĐTNĐ
Chương lIĨ: Phương tiện thuỷ nội địa, gồm 5 điều, phân loại phương tiện
thuỷ nội địa, điều kiện hoạt động của từng loại phương tiện thuỷ nội địa, việc đăng ký đăng kiểm phương tiện, điều kiện cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa,
phục hồi và nhập khẩu phương tiện
Chương IV: Thuyền viên và người lái phương tiện, gồm 7 điều, quy định các chức danh thuyền viên; bằng, chứng chỉ chuyên môn; đảm nhiệm chức
danh thuyền trưởng, máy trưởng; điều kiện của người lái phương tiện; quy
định cụ thể về tuổi, sức khoẻ, bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và
Trang 22Chương V: Quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tién, gdm 33 diéu, quy định cụ thể quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện; quy định cụ
thể các quy trình, hành vi phải chấp hành khi tham gia giao thông trên ĐTNĐ nhằm đắm bảo an tồn giao thơng đường thuỷ
Chương VI: Hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa, cảng vụ và hoa tiêu
ĐTNĐ, gồm 8 điều, quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa; nhiệm vụ quyền hạn của cảng vụ ĐTNĐ, quy định về hoạt động hoa tiêu ĐINĐ
Chương VII: Vận tải ĐTNĐ, gồm 22 điều, quy định nguyên tắc chung trong hoạt động vận tải ĐTNĐ; vận tải hành khách; vận tải hàng hoá; van tai khách ngang sông; vận tải bằng phương tiện nhỏ; hợp đồng vận tải hàng hoá;
hợp đồng vận tải hành khách; quyền và nghĩa vụ của khách; quyền và nghĩa vụ của người kinh đoanh vận tải hàng hoá; quyền và nghĩa vụ của người thuê
vận tải hàng hoá; quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng; các vấn để về bồi thường thiệt hại; các quy định về van tải hàng hoá đặc biệt Để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người thứ ba và của hành khách, Luật quy định người quy định kinh doanh vận tải hàng hoá dễ cháy đễ nổ trên ĐTNĐ phải mua bảo hiểm trách nhiêm dan sự của người kinh doanh vận tải đối với người thứ ba; người kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách
Chương VHI: Quản lý Nhà nước về Giao thông ĐTNĐ, gồm 3 điều, quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giao thông ĐTNĐ của Chính phú, các bộ, cơ quan ngang bộ, của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và quy định về thanh tra giao thong DIND
Chương IX: Điều khoản thi hành, gồm 2 điều, quy định hiệu lực thi hành
của Luật và giao cho Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành
Trang 23hành lang pháp lý cho mọi hoạt động ĐTNĐ Luật Giao thông ĐINĐ được
thể hiện trên các lĩnh vực sau:
- Luật đã điều chỉnh mọi hoạt động trong giao thông ĐTNĐ, bao gồm
hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông, vận tải DTND; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ ( bao gồm ĐTNĐ; cảng, bến thuỷ nội địa, báo hiệu ĐTNĐ); tổ chức quản lý bảo trì và quản lý Nhà nước về giao thông ĐTNĐ Luật xác định nguyên tắc hoạt động giao thông ĐTNĐ là phải đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế — xã hội và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ
quyền và lợi ích quốc gia
Phát triển giao thông ĐTNĐ phải theo quy hoạch, kế hoạch và đồng bộ Quản lý hoạt động giao thông ĐTNĐ được thực hiện thống nhất trên cơ SỞ
phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp
- Quy định những yêu cầu đối với phương tiện và người khi tham gia giao
thông; điều kiện kinh doanh một số ngành nghề giao thông vận tải thuỷ; vận
tải hành khách, hàng hoá, xếp dỡ hàng hoá, đón trả hành khách; đóng mới, sửa chữa phương tiện; quản lý hoạt động của cảng bến và phương tiện hoạt động trong cảng bến thuỷ nội địa
- Luật xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về giao thông ĐTNĐ; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm của cơ quan quản lý ĐTNĐ; của cảng vụ, thanh tra giao thông thuỷ trong công tác quản lý chuyên ngành
Trang 2422
Giao thông vận tải công bố Luật cũng xác định: tàu biển Việt Nam và phương tiện thuỷ nước ngoài có thể ra vào hoạt động tại các cảng thuỷ nội địa, đồng thời phương tiện thuỷ nội địa Việt Nam có thể vận tải qua biên giới, song phải chấp hành các điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ
- Luật đã xác định chính sách phát triển giao thông ĐTNĐ là:
+ Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ
trên các tuyến giao thông thuỷ trọng điểm, khu vực kinh tế trọng tâm, vùng sâu, vùng xa có lợi thế về giao thông ĐTNĐ so với các loại hình giao thông khác + Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân Việt
Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
ĐTNĐ, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành và đầu tư kinh doanh khai thác vận tải thuỷ để phát triển giao
thông ĐTNĐ bên vững -
Có thể nói, Luật giao thông ĐTNĐ đã thể chế hoá đường lối chính sách
của Đảng đã nêu trong Nghị quyết Đại hội IX, đó là :
“ tập trung hoàn thiện văn bản hệ thống pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng”, “ phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không ngày càng hiện đại, an toàn, văn minh, có sức cạnh tranh, vươn nhanh ra thị
trường khu vực và thế giới”
Luật đã tạo cơ sở pháp lý thiết lập trật tự, an toàn giao thông ĐTNĐ, khai thác tốt tiềm năng thiên nhiên và phát huy nguồn lực của mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác giao thông vận tải ĐTNĐ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế — xã hội, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
1.3 Vài nét về giao thông Đường thuỷ nội địa và nhiệm vụ, nội dung công tác đảm bảo trật tự ân toàn giao thông thuỷ
Trang 25
hồ, đầm, phá tạo nối mạng giao thông thuỷ đến hầu hết các thành phố, thị xã, các khu đân cư và các vùng kinh tế tập trung Từ hàng ngần năm trước ông cha ta đã tận dụng tốt mạng lưới giao thông này cho cuộc sống phong phú đa đạng như lễ hội, du lịch, phát triển thuỷ sản, phục vụ nông nghiệp, phát triển vận tải cũng như công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Những Bạch Đằng, Lục Đầu Giang, Cửu Long Giang, Rạch Gầm, Vàm Cỏ mãi mãi đi vào tâm kham
của mọi thế hệ về lòng yêu nước gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng
của dân tộc
Tất cả các dòng sông chính cùng các phụ lưu, hệ thống kênh rạch đã tạo nên một mạng lưới liên hoàn Thượng lưu thì chảy qua các vùng tài nguyên rộng lớn, hạ lưu thì chảy qua hầu khắp các khu công nghiệp, dân cư tập trung trù phú Bởi vậy, mạng lưới đường thuỷ của nước ta không chỉ làm chức năng là hành lang giao thông vận tải trong từng vùng, từng khu vực mà còn là sự kết nối giữa các vùng, các khu vực, đồng thời là hành lang công nghiệp và nơng nghiệp chủ yếu
Ngồi tài nguyên khoáng sản, các sản phẩm công, nông nghiệp và các điểm du lịch hấp dẫn đang xuất hiện và tăng trưởng ngày càng mạnh đọc theo
- các triển sông, ven hồ, ven biển đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ của giao
thông vận tải thuỷ nội địa, đảm bảo cho vận tải thuỷ nội địa tiếp tục là một phương thức vận tải quan trọng, phục vụ trực tiếp phần lớn các hoạt động phát
triển kinh tế — xã hội của địa bàn nằm trong lưu vực
Tất cả các hệ thống sông như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông
Đồng Nai, sông Mêkông đến các hệ thống sông ở miền Trung đều đan xen kết
nối với hệ thống đường sắt và đường bộ hợp thành mạng lưới vận tải thống nhất Nhiều cảng sông tiếp cận trực tiếp với đường bộ và đường sắt thành hệ thống cảng trung chuyển, hầu hết các sông chính đều có vị trí tiếp cận hấp
Trang 26Quá trình CNH — HĐH GTVT, trong đó có vận tải thuỷ nội địa luôn yêu cầu phát triển mạnh mẽ, an toàn, bền vững; là yếu tố trước hết mang tính đột phá tạo ra bước phát triển mới cho đất nước Vận tải thuỷ vốn có những ưu
việt và cũng có những đặc điểm rất riêng:
- Là phương thức vận tải dễ thực hiện, gắn với cuộc sống cư dân vùng sông nước Có khả năng vận tải hàng hoá và hành khách bằng các phương tiện thô sơ, truyền thống, cơ giới hiện đại Đặc biệt có khả năng vận tải được các loại hàng cổng kểnh, siêu trường, siêu trọng và rất phù hợp với các loại hàng ˆ hoá có khối lượng lớn mà các loại hình vận tải khác khó có thể đảm đương được
- Hoạt động của vận tải thuỷ nội địa luôn chịu ảnh hưởng tác động của thiên nhiên, thời tiết, đặc điểm địa bàn nơi phương tiện hoạt động như gió, bão, thuỷ triều, lưu tốc dòng chảy giữa các mùa trong năm
- Yếu tố luồng tuyến, cảng bến trong vận tải thuỷ nội địa rất quan trọng trong quá trình phát triển Nếu luồng tuyến ổn định và luôn giữ vững chuẩn tắc kỹ thuật quy định và có đầy đủ phao tiêu biển báo cũng như hệ thống cau,
bến đảm bảo phương tiện các loại chạy trên tuyến ra vào thuận lợi và có các thiết bị bốc xếp hiện đại sẽ tạo cho phương tiện quay vòng nhanh, hiệu quả Vận tải cao
So với các phương tiện vận tải khác, vận tải thuỷ nội địa có nhiều lợi thế phát triển Lợi thế đó thể hiện ở giá thành vận tải tương đối thấp do chỉ phí
năng lượng thấp ( nhỏ hơn đường bộ 4 lần, đường không 15 - 20 lần và đường sắt 3 lần) Chi phí để thiết lập một tuyến ĐTNĐ chỉ bằng 25 ~ 30% chi phi
xây dựng một tuyến giao thông đường bộ với năng lực thông qua tương ứng; phương tiện vận tải thuỷ ít tốn kém kim loại hơn phương tiện đường sắt, đường
bộ; có khả năng vận chuyển siêu lớn ( khối lượng, trọng lượng, tổng trọng tải)
Đặc biệt là giao thông thuỷ không chiếm nhiêu điện tích đất Theo tính toán,
Trang 2722,2d, đường sắt là 128,5đ và đường bộ là 2033d Do đó, mặc dù vận tải đường sắt, đường bộ được phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật mau lẹ nhưng giao thông thuỷ vẫn giữ được vai trò hết sức quan trọng trong vận tải hàng hoá và hành khách, nhất là giai đoạn hiện nay, khi sự phát triển của các phương tiện vận tải khác đang có nhiều vấn đề nảy sinh nan giải
Ở Việt Nam, ĐTNĐ là bộ phận không thể tách rời trong hệ thống mạng lưới giao thông của cả nước Những năm gần đây, đường sông ngày càng được
phát triển, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Bác và phía Nam Theo
số liệu của Cục Đường sông Việt Nam, lượng hàng hoá vận tải bằng ĐTNĐ tăng bình quân hàng năm 9,4%, tổng sản lượng vận tải đứng thứ hai so với toàn ngành GTVT ( sau đường bộ), tăng từ 25,8 triệu tấn (năm 1995) lên 45 triệu tấn (năm 2004) Từ năm 1990 đến nay, đầu tư xây dựng cơ bản cho giao
thông thuỷ chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 2% tổng đầu tư mỗi năm cho GTVT,
song khối lượng hàng hoá và hành khách luân chuyển qua đường sông chiếm tỷ trọng đáng kể: tỷ trọng hàng hoá luân chuyển từ 10,5% — 13,5%, tỷ trọng hàng hoá luân chuyển nội địa chiếm từ 17,6% - 31,8% Tuy nhiên, mức độ quan tâm đến phát triển đường thuỷ nhiều năm chưa đáp ứng được yêu cầu; đồng thời chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa đường thuỷ với các loại hình giao thông khác
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác đảm bảo ATGT ĐTNĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của quốc gia Cơ quan thay mặt Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ này là Bộ giao thông vận tải, Bộ công an và một số các ban, ngành, địa phương liên quan khác
Trang 28thông đường thuỷ ( thuộc Bộ Công an) Đây là hai Bộ có liên quan nhiều nhất tới công tác dam bao an toan giao thong DTND
NHIEM VU VA QUYEN HAN CUA
CỤC CẢNH SAT GIAO THONG DUONG THUY
( SỐ 193/QĐIBNV NGÀY 1213/1997 CỦA BỘ NỘI VỤ)
+ Nắm vững tình hình GTVT và trật tự an toàn xã hội trên ĐTNĐ, nghiên cứu, để xuất chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự ATGT đường thuỷ và phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông vận tải đường thuỷ và tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ
trương kế hoạch đó
+ Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và các ngành có liên quan chỉ đạo
công tác tuyên truyền vận động và hướng dẫn công tác kiểm tra việc chấp
hành luật lệ giao thông đường thuỷ và các thể lệ quản lý hành chính về trật tự xã hội đối với những người hành nghề vận tải hoặc sinh sống trên đường thuỷ
+ Tổ chức chỉ đạo công tác:kiểm tra kỹ thuật, đăng ký, quản lý phương
tiện thuy của lực lượng Công an nhân đân ( trừ phương tiện làm nhiệm vụ kinh tế do Bộ Giao thông vận tải đăng ký, kiểm tra kỹ thuật và cấp phép hoạt động)
— + Tổ chức chỉ đạo công tác tuần tra kiểm soát xử lý những hành vi vi
phạm trật tự, an tồn giao thơng vận tải đường thuỷ Thông qua công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh kịp thời các hoạt động vi phạm pháp luật của các loại tội phạm hoạt động trên đường thuỷ theo đúng pháp luật và quy định của Bộ trưởng
+ Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của ngành, điều tra nắm vững địa bàn,
đối tượng, tổ chức đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm hình sự, kinh tế và các loại đối tượng khác hoạt động trên địa bàn đường thuỷ nội địa
+ Tổ chức chỉ đạo công tác điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông
Trang 29của Bộ Nội vụ Tiến hành việc nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện xảy ra tai
nạn giao thông đường thuỷ để để xuất chủ trương, biện pháp phòng ngừa,
ngăn chặn, xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tai nạn giao thông
+ Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và các ngành có liên quan tổ chức chỉ đạo công tác hướng dẫn các cơ quan vận tải đường thuỷ xây dựng lực lượng bảo vệ cơ quan và phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn trọng điểm trên tuyến giao thông đường thuỷ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ
+ Phối hợp với các lực lượng tổ chức chỉ đạo công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách Quốc tế đi công tác, tham quan, các đợt vận chuyển đặc biệt trên đường thuỷ theo quy định của Bộ trưởng
+ Sơ kết, tổng kết kinh nghiệm công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, nghiên cứu, đề xuất nội dung chương trình, giáo trình bài giảng, kế hoạch huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị, pháp luật, ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ và hiệu quả công tác chiến đấu của lực lượng Cảnh sát giao thông đường thuỷ ; góp phần xây đựng lý luận nghiệp vụ chuyên ngành Tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo Bộ ban hành các chế độ, thể lệ, điều lệnh quy trình công tác của Cảnh sát giao thông đường thuỷ
+ Thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về công tác Cảnh sát giao thông đường thuỷ theo quy định của Bộ trưởng
+ Quản lý, tổ chức cán bộ và thực hiện công tác hậu cần của Cục theo quy định của Bộ trưởng
Trang 30CHUC NANG NHIEM VU, QUYEN HAN CỤC ĐƯỜNG SONG VIET NAM
* Xây dựng trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án về phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước
* Tham gia các dự án Luật, pháp lệnh; chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác về giao thông vận tải đường thủy nội địa theo phân công
của Bộ trưởng -
* Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế quản lý chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa
* Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các tiêu chuẩn, quy tính, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành sau khi được ban hành hoặc phê duyệt
* Chủ trì hoặc phối hợp trong thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa
* Về kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- Trình Bộ trưởng quyết định đầu tư các dự án theo thẩm quyền; quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo phân cấp
quản lý; quyết định đầu tư và tổ chức quản lý các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán
các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo phân cấp quản lý và quy định của pháp luật
Trang 31- Trinh Bộ trưởng quyết định phân cấp quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; trực tiếp quản lý, sửa chữa và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quốc gia
- Thực hiện việc cấp phép hoặc tham gia cấp phép thi công, xây dựng các công trình có liên quan đến kết cấu hạ tầng và an tồn giao thơng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan đến việc bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa và an tồn giao thơng vận tải đường thủy nội địa
* Về phương tiện thủy nội địa
- Trình Bộ trưởng ban hành quy định về danh mục phương tiện phải đăng ký, các quy định thủ tục đăng ký, chuyển nhượng quyền sở hữu và thời hạn đăng ký, các quy định chủng loại, phạm vi hoạt động của các loại phương tiện, thiết bị chuyên dùng trên đường thủy nội địa
-_ Trình Bộ trưởng hướng dẫn việc nhập khẩu phương tiện, thiết bị chuyên ngành (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng)
* Về hoạt động vận tải thủy nội địa
- Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành cơ chế, chính sách phát triển vận tải và các địch vụ liên quan đến vận tải thủy nội địa; xây dựng thể lệ vận tải hàng hoá, khách trên các tuyến vận tải
- Xây dựng trình Bộ trưởng, quy định việc công bố các tuyến vận tải hàng hoá, hành khách và thực hiện việc công bố theo phân công của Bộ trưởng
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về nội dung, quy trình vận tải, xếp dỡ,
giao nhận đường thủy nội địa trong vận tải đa phương thức
Trang 32- Thuc hiện các quy định quản lý nhà nước tại các cảng, bến thủy nội địa
thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật
~ Tổ chức thống kê, nghiên cứu, dự báo thị trường vận tải đường thủy nội địa, sự phát triển các luồng hàng, lưu lượng hành khách và các tuyến vận tải đường thủy nội địa trong phạm vị cả nước
* Về đào tạo, sát hạch cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên
phương tiện thủy nội địa và cấp giấy phép cho người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải đường thủy nội địa trừ người điều khiển phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng
- Trình Bộ trưởng quy định điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên đùng trong giao thông vận tải đường thủy nội địa
- Trinh Bộ trưởng quy định nội dung chương trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho thuyền viên và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên đùng trong giao thông vận tải đường thủy nội địa; quy định việc sát hạch, cấp và quản lý bằng, chứng chỉ chuyên môn đối với thuyền viên và cấp giấy phép cho người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải đường thủy nội địa
- Trình Bộ trưởng quy định điều kiện, tiêu chuẩn thành lập, hoại động của các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch thuyền viên và người vận hành phương tiện
- Trình Bộ trưởng quy định điều kiện, tiêu chuẩn của người đào tạo, sát hạch thuyển viên phương tiện thủy nội địa và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải đường thủy nội địa
Trang 33
* Xay dựng trình Bộ trưởng kế hoạch hợp tác quốc tế về giao thông vận tải đường thủy nội địa; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về giao thông vận tải đường thủy nội địa theo phân cấp quản lý
* Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện ứng dụng tiến bệ khoa học, công nghệ trong giao thông vận tải đường thủy nội địa
* Tổ chức hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa
theo quy định của pháp luật
* Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu
phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật
* Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nướcư của Bộ: trình Bộ trưởng quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường thủy nội địa
* Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội
địa thuộc thẩm quyền của Cục
* Xây đựng trình Bộ trưởng quyết định cơ cấu tổ chức, cơ cấu công chức và biên chế của Cục; quản lý tổ chức bộ máy, sử dụng biên chế được duyệt theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật
* Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được cấp, phân bổ theo quy định của pháp luật; tổ chức thu các loại phí, lệ phí
Trang 34
* Quan hệ với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và phối hợp các Cục trực thuộc Bộ để thực biện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy
định của pháp luật và ủy quyền của Bộ trưởng
Trang 35Chuong 2
VAI TRO CUA BAO CHI DOI VOI CONG TAC BAO DAM TRAT TU AN TOAN GIAO THONG DUONG THUY NOI DIA ( khảo sát trên các báo: Lao Động, Tuổi tré TP H6 Chi Minh, Bạn Đường,
Cà Mau và Tạp chí Cánh Buôm năm 2003 - 2004)
2.1 Tình hình công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông Đường thuỷ nội địa
Hệ thống giao thông vận tải thuỷ nội địa có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế, an ninh, quốc phòng Nên kinh tế càng phát triển thi giao thong
vận tải thuỷ cũng phát triển theo và không chỉ dừng lại ở nhu cầu đi lại, giao
lưu, vận chuyển hàng hoá mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều lĩnh vực khác:
du lịch, dịch vụ, khai thác Qua những năm đổi mới, số lượng phương tiện
thuỷ nội địa đã có sự phát triển không ngừng cả về số lượng, chất lượng,
chủng loại Đặc biệt là sau Nghị định 40/CP của Chính phủ về bảo đảm trật tự ATGT ĐTNĐ ra đời đã tạo được hành lang pháp lý đảm bảo cho sự hoạt động của giao thông thuỷ
Trang 36sông, cấp giấy phép được 1.111/2.017 ( 55%) bến bãi đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật Khoảng 3.500 bến và cụm bến thuỷ chưa được đăng ký quản lý đo phát triển tự phát và không đảm bảo các điều kiện
quy định Về chuyên môn kỹ thuật của người điều khiển phương tiện, đến nay
ngành mới chỉ đào tạo và cấp được 57.798 thuyền, máy trưởng và chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật các loại So với số phương tiện được đăng ký thì ti lệ
người điều khiển có bằng cấp cũng chỉ đạt khoảng 40%, chưa kể đặc thù sông
nước một phương tiện thuỷ hoạt động liên tục dài ngày cần nhiều người có bằng cấp chuyên môn phù hợp thay nhau điều khiển Mặt khác, do tập quán
lâu đời trên sông nước, việc điều khiển phương tiện theo nếp “cha truyền con
_ nối”, trình độ những người tham gia giao thông nhìn chung còn thấp, sự hiểu biết pháp luật và các quy định bảo đảm trật tự ATGT còn hạn chế Vì vậy, tình trạng vi phạm các quy định về ATGT còn phổ biến và nghiêm trọng Chỉ tính từ năm 1999 đến hết năm 2004, qua tuần tra kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường thuỷ đã phát hiện 356.364 trường hợp vi phạm, 2.120 vụ lai nạn giao thông xảy ra làm chết 1.171 người, bị thương 559 người, thiệt hại tài sản
hàng chục tỷ đồng; có những vụ làm thiệt hại hàng tỷ đồng, làm chết hàng
chục người
Cùng với việc đắm đò trên sông, trên biển còn có nhiều vụ tàu đánh cá
đâm vào tàu thuyền tham gia giao thông trên tuyến Có tàu quân sự đâm vào tàu đánh cá Các phương tiện vận tải chở quá tải cho phép va quyệt làm tổn thất hàng hoá, hư hỏng phương tiện diễn ra khá phổ biến
Chỉ tính riêng trong 2 năm ( 2003 — 2004), cả nước đã có khoảng 170 vụ
tai nạn giao thông thuỷ lớn nhỏ xảy ra Trong đó phải kể đến các vụ điển hình
mà báo chí quan tâm đưa tin là:
Trang 37loại 400 ke, do Đặng Hùng Dũng, 35 tuổi ở xã Phú Thanh chở 08 người qua
suối Do chủ quá tải, phương tiện thuỷ gia dụng bị chùm, chết 04 người
2 Hồi 21 h 30 ngày 13 — 2 - 2003, tại khu vực đập thuỷ lợi trên sông Phá Đáy ( địa phương quản lý) thuộc xã Thái Hoà huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, phương tiện thuỷ gia dụng do Phạm Thị Chanh, 30 tuổi ở xã Thái Hoà chỗ 07 người qua sông Do chở quá tải, phương tiện thuỷ gia dụng bị chìm, chết 06 người
3 Ngày 21 — 4 - 2003, tại sông Lý Hoà ( địa phương quản lý) thuộc xã Đông Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, Phạm Văn Hoà 29 tuổi điều
khiển phương tiện chỏ 15 người, gặp sóng gid, bi chim, lam chết 04 người
4 Ngày 29 — 4 - 2003, tại sông Bảo Dinh ( dia phương quản lý) xã Khánh Hậu thị xã Tân An tỉnh Long An, 13 em học sinh mượn hai thuyển gỗ đi chơi Một thuyên cũ nát chồng chành làm các em hoảng sợ nhẩy sang thuyên khác, làm chìm cả hai thuyền, chết 04 em
5 Hồi 17 h 00 ngày 19 ~ 5 - 2003, tai km 29+800 séng Thu Bồn, thượng lưu phà Nông Sơn thuộc thôn Trung Thượng xã Quế Trung huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, ông Võ Nghĩnh - 81 tuổi lái thuyền chớ 38 em học sinh qua sông ( đều là con em CNVC mỏ than Nông Sơn) Do chở quá tải, gặp mưa
gió, thuyên bị lật, làm chết 18 em học sinh
6 Héi 11 h 30 ngày 25 — 5 - 2003, tại sông Ngàn Phố ( địa phương quản
lý), bến khách ngang sông tự phát thuộc xóm 2 xã Sơn Tân huyện Hương Sơn
tỉnh Hà Tĩnh, ông Phạm Hoàn, 60 tuổi, điểu khiển phương tiện chở khách ngang sông không có đăng kí, đăng kiểm, chở 13 em học sinh; thuyển gỗ đắm, làm chết 04 em
7 Hồi 04 h 30 ngày 07 - 6 - 2003, tại km 147+800 sông Tiên, thuộc xã Bình Thạnh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, phương tién AG 11737 H boong
Trang 38
nghiêng, cát xô xuống sông, phương tiện bi chim, kéo theo phuong tién AG 10666 H đỗ cạnh cùng bị chìm, làm chết 03 người đang ngủ trong phương Hiện 8 Hồi 21 h 00 ngày 26 — 6 - 2003, tai km 0+500 luồng Ba Mom, thuộc xã - Phù Long huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng, tàu tự hành HD 0194 trọng
tải 70 tấn do Bùi Văn Được điều khiển chở 60.000 viên gạch và 10 người (quá
tải) Tau bi lat chim lam chét 03 người
9 Héi 15 h 30 ngày 06 — 7 - 2003, tại km 26+00 sông Đồng Nai, thuộc _phường Long Phước quận 9 thành phố Hồ Chí Minh, phương tiện thuỷ gia
dụng chờ 14 người ( quá tdi) bi chìm, làm chết 04 người ;
10 Hồi 22 h 30 ngày 05 — 8 - 2003, tại km 30+500 sông Hương thuộc xã
Thuỷ Bằng huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên - Huế tàu chờ khách du lịch
TTH 0011 H trọng tải 15 ghế, chỏ 27 khách du lịch ( quá tải 27115; 180%)
Do bếp dâu bốc lửa, hành khách hoảng sợ dốn sang một bên làm lật tàu, chết
04 người
11 Hồi 11h 50 ngày 10 — 8 - 2003, tại khu du lịch Chùa Hang - Giống Tiên ( địa phương quản lý) thuộc xã Bình An, huyện Kiên Eương tỉnh Kiên Giang, tàu Du Lịch 01 đăng ký KG 2228 H, trọng tải 20 ghế chỏ 24 khách du lịch (quá tải) do Châu Thành Lái điều khiển ( không có bằng lái) Khi di qua hòn Phụ Tử ( cách bờ 600 m), phát hiện tàu bị nước vào Do phương tiện chờ quá tải, người điều khiển không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, hành khách đi tàu không có kinh nghiệm sông nước, gặp tình huống nguy hiểm, hành khách hoảng sợ dồn về một phía làm tàu lật tại chỗ, gây ra hậu quả làm
chết l1 người
12 Hồi 08 h 00 ngày 15 — 9 - 2003, tại sông Con ( huyện Tân kỳ quản lý), bến khách ngang sông Bãi Ngang thuộc xế Tân An huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An, một phương tiện chỏ 20 khách ngang sông, do nước lũ về, phương tiện chở
Trang 3913 Héi 15 h 00 ngay 08 — 3 - 2004, tại sông Ba Lai ( gần cửa biển, thuộc địa phương Bến Tre quản lý), phương tiện thuỷ gia dụng đánh bắt thủy sản do Nguyễn Văn Lập điêu khiển, gặp sóng to gió lớn, phương tiện bị lật chìm, chết Ó3 người
14 Hồi 15 h 30 ngày 31 - 3 - 2004, tại km 90+100 sông Vàm Có Đông, thuộc xã Lộc Giang huyện Đức Hòa tỉnh Long An, phương tiện thuỷ gia dụng (dài 7 m rộng 1,2 m) ch 13 người ( quá tải), bị chừn cách bờ 40 m, chết 01 người, mất tích 02 người
15 Hồi 21 h 30 ngày 2 — 4 - 2004, tại km 12+500 sông La, thuộc xã Trường Sơn huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, phương tiện thuỷ gia dụng do Ông
Quyết ( không bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn) điều khiển, chổ 19 người di
choi, bị một thuyển máy chạy cùng chiêu va vào Do chờ quá tải, phương tiện thuỷ gia dụng bị chòng chành, 04 người rơi xuống sông chết đuối ( trong đó có ba cháu nhỏ)
16 Hồi 15 h 00 ngày 30 - 4 - 2004, trên vùng biển gân đảo Hòn Khoai
thuộc xã Viên An huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau, tàu gỗ Diễm Tính chuyên
dùng đánh bắt thủy sản do Trần Quốc Khải là chủ phương tiện và là người điều khiển, chỏ 147 người đi du lịch trên tuyến Cà Mau-Hòn Khoai Do phương tiện hoạt động sai chức năng, chờ quá tải, không dám bảo an toàn kỹ thuật, không đủ trang, thiết bị cứu hộ an toàn, phương tiện bị thủng và chìm
tại chỗ Đến chiêu ngày 03-05-2004, chết 39 người, cứu sống được I0 người
17 Ngày 31-7-2004, tại bến đò Đâm Rụng ( sông Chảy) thuộc xã Long Phúc huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, Hoàng Văn Minh ( sinh năm 1966, không
bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn) điêu khiển đò ( không đăng ký, đăng kiểm)
Trang 40
18 Hỏi 05 h 30 ngày 09 — 8 - 2004, tại km 89+500 nhánh phụ sông Hồng, thuộc xã Nhân Thịnh huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam, thuyền vỏ bê tông chèo tay, do Nguyễn Văn Thành không có bằng, chứng chỉ chuyên môn điều khiển, chờ I9 người, bị lật chìm, chết 10 người
19 Hội 11 h 30 ngày 15 — 8 - 2004, tại khu vực thi công đèn báo hiệu
hàng hải A3 ( huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, thuộc đường biển quản
lý), tàu Umipoward quốc tịch Pa na ma đâm vào sà lan SG 00994 dang neo ddu phuc vu thi céng dén A3 Sa lan SG 00994 bị lật úp, 07 người bị mất tích
20 Héi 17 h 00 ngày 26 - 8 - 2004, tại sông Diễm Vọng, thuộc phường Cao Xanh thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, phương tiện thay gia dung chở 19 người từ Hạ Long đi chợ Hoành Bồ thì gap gidng, thuyền bị lật Hậu
quả chết 16 người
21 Hồi 11 h 00 ngày 02 - 9 - 2004, tại km 205+00 sông Đà, thuộc xã íI Ong huyện Mường La tỉnh Sơn La ( thuộc địa phương Sơn La quản lý), phương tiện thủy gia dụng đo Lò Văn Chỉnh điều khiển ( không bằng, chứng chỉ chuyên môn) chổ 12 người, dang đi bị va vào đá ngầm, phương tiên bị lật
chìm, làm chết 0ó người
Nguyên nhân của những vụ tai nạn tập trung chủ yếu vào mấy điểm sau: - Công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành DTND mot thoi gian dai bi buông lỏng Hệ thống văn bản pháp luật vừa thiếu, vừa không được triển khai cụ thể, việc kiểm tra đôn đốc thực hiện chưa nghiêm túc Lực lượng quản lý
thiếu về số lượng, yếu về trình độ năng lực
- Sự phân công , phân cấp, sự phối hợp giữa các ngành các cấp còn thiếu đồng bộ, chưa cụ thể và chặt chẽ Nhiều địa phương có tình trạng phó mặc cho hai ngành chức năng là Công an và Giao thông trong việc bảo đảm trật tự ATGT đường thuỷ mà không coi là nhiệm vụ của toàn xã hội
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được coi trọng đúng