1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 6 tuổi, trường mầm non phú thủy

23 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 219 KB

Nội dung

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT

Trang 3

Như chúng ta đã biết dạy học là quá trình tương tác qua lại giữa giáo viên vàhọc sinh đòi hỏi sự hợp tác cao giữa hai bên Hiện nay bậc học mầm non đangthực hiện chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm” đó là một tư tưởng, một cách tiếpcận quá trình giáo dục, quá trình dạy học mới Chúng ta thực hiện chuyên đề nàyvì nhu cầu, lợi ích, hứng thú, khả năng và của trẻ là cơ sở xuất phát của việc dạyhọc, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào qúa trình chuẩn bị và tiến trình dạyhọc của giáo viên đây là quá trình tương tác qua lại giữa giáo viên và trẻ có sựhợp tác cao, khi đó trẻ dưới sự hướng dẫn của cô có thể tìm ra, khám phá ranhững điều mới mà bản thân còn chưa biết hoặc chưa rõ, hình thành những thóiquen tư duy độc lập, sáng tạo Dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” nhấn mạnh tháiđộ tôn trọng trẻ xác định đáp ứng nhu cầu lợi ích và khả năng của từng trẻ, tạo cơhội cho trẻ tích cực hoạt động theo cá nhân, nhóm và cả lớp Nhằm phát triểntoàn diện các kỹ năng sống và những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mựcxã hội.

Quá trình giáo dục hay dạy học, về cơ bản gồm hai mặt quan hệ hữu cơ giữagiáo viên và trẻ “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhảy cảm, phán đoán,phát triển nhân cách … và tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, họcsinh học được nhiều hơn”.

Mặt khác trong phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, toàn bộ quá trìnhdạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích của học trẻ Mục đích là pháttriển ở trẻ kĩ năng và năng lực độc lập học tập và giải quyết vấn đề theo từng độtuổi phù hợp.

Thực chất của quan điểm dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” là hệ phương phápdạy học tích cực lấy người học làm trung tâm còn gọi là hệ phương pháp dạy - tựhọc, được xem là một hệ thống phương pháp dạy học có thể đáp ứng được cácyêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” là đặt trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt độngdạy – học với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi trẻ - vừa là chủ thể vừalà mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập và sựtrợ giúp của phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi trẻ đượcđánh thức và phát triển tối ưu.

Ở lứa tuổi mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học bằngchơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong

cuộc sống xung quanh trẻ Tùy thuộc vào từng lứa tuổi, kinh nghiệm sống của

từng đứa trẻ và điều kiện thực tế ở lớp mà giáo viên lựa chọn chủ đề, đề tài chophù hợp, phát huy tính tích cực ở từng đứa trẻ qua các hoạt động nhằm giáo dụctrẻ phát triển toàn diện.

Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiệncho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thântrẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục Tổ chức

Trang 4

các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sứcquan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệuquả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ,đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra Thực hiện điều trên đã góp phần nâng caochất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạyhọc cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển củangành học mầm non, của Bộ Giáo và Đào tạo qui định và cũng theo xu hướngphát triển chung của trẻ mầm non trên toàn thế giới

Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâmđã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy vàphương pháp giải quyết vấn đề Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trảinghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúptrẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thểchất, phát triển nhận thức Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương phápdạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướnglấy trẻ làm trung tâm Bản thân là một giáo viên tôi hiểu rất rõ về trách nhiệm củamình, tôi luôn muốn học sinh của tôi được trải nghiệm, tư duy, được tìm tòinhững gì mà trẻ còn chưa được chạm đến trong cuộc sống một cách thoải mái,không gò bó Vậy làm thế nào để có thể thực hiện điều đó? Tôi đã suy nghĩ vàtrăn trở rất nhiều tôi nghĩ mình phải làm thế nào để có những tiết thực hành sinhđộng mà và trẻ có thể được trải nghiệm, được thể hiện mình nhiều hơn bìnhthường và tôi nghĩ rằng chỉ có áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trungtâm để tôi thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về vai trò của bản thân trong hoạt độngdạy học Tôi phải có kỷ năng dạy học linh hoạt, phải hiểu được về sự phát triểncủa trẻ về thể chất,vận động khả năng nhận thức, dạng trí tuệ thông minh, nắmđược tâm sinh lí của trẻ và đánh giá được khả năng và tiềm năng phát triển củatrẻ để từ đó áp dụng các phương pháp dạy trẻ phù hợp với từng trẻ và từng nhómmột cách phù hợp tạo ra được những trải nghiệm hấp dẫn thu hút sự tò mò chú ýcủa trẻ, để trẻ cảm thấy thoải mái trong các hoạt động mà vẫn đạt được kết quả

như mục tiêu đề ra Và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp giáo dục lấy trẻ

làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi” để nghiên cứu.

1.2 Điểm mới của sáng kiến

Với phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm thì trẻ chỉ ngồi nghecô giảng bài, và học thuộc lòng nên kiến thức rất hời hợt và máy móc Việc thayđổi phương pháp dạy học là cần thiết và quan trọng để đáp ứng được mục tiêugiáo dục hiện nay.

Phương pháp dạy học lấy trẻ em là trung tâm là phương pháp học tập tíchcực, khác với phương pháp dạy học truyền thống Giáo viên thiết kế và giảng dạytheo phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, áp dụng các kỹ nănglàm việc theo nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, phương pháp đóng vai mở rộng việc

Trang 5

học của trẻ bằng nhiều cách: cung cấp môi trường giáo dục thuận lợi, nhiều cáchhọc khác nhau, tăng cường học bằng chơi - chơi mà học, tạo cho trẻ có sự tươngtác giữa trẻ với trẻ và trẻ với người lớn Hỗ trợ mỗi trẻ thành công so với chínhnó Đó chính là điểm mới của đề tài này.

1.3 Phạm vi áp dụng của đề tài:

Trong phạm vi và khả năng của mình tôi vận dụng bài viết này đề cập đến

phương pháp giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” ở lớp 5-6 tuổi tại trường mầmnon mà tôi đang công tác

II Phần nội dung

2.1 Thực trạng của nội dung nghiên cứu

Chúng ta đã biết lối học trước kia là giáo viên nói nhiều, cố gắng làm sao mởđầu thật hay vậy là giáo viên chúng ta cứ thản nhiên vào bài mất ngót mười phútcó khi lại hơn mà vẫn chưa chuyển đến trẻ nội dung chính của bài học hôm đó,với cách thuyết minh bài giảng buộc trẻ phải ghi nhớ một cách máy móc, thụđộng Và hệ quả đưa đến là trẻ phải cố nhớ, lắng nghe một cách hời hợt Nếu cứtiếp tục như thế thì từ thế hệ này sang thế hệ khác chúng ta vô tình sẽ tạo ranhững con người thụ động, khả năng độc lập, tư duy sáng tạo kém.

Thực tế cho thấy tư tưởng dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” đã có từ lâu.Chúng ta có thể thấy được điều này qua các câu nói “học thầy không tày họcbạn”, “học một biết mười”, “học đi đôi với hành”… tuy vậy nhưng chúng ta vẫnchưa nhìn nhận vấn đề “lấy trẻ làm trung tâm” là một phương pháp hay và cóngười vẫn chưa hiểu hết “lấy trẻ làm trung tâm” là dạy như thế nào,thực tế đó vẫncòn tồn tại và tôi tin chắc rằng ở trường nào hiện nay cũng mắc phải điều đó thểhiện qua các tiết dạy của giáo viên

Như tôi đã nói ở trên giáo viên chúng ta có thể trình bày khái niệm về giáodục lấy trẻ làm trung tâm một cách chuẩn xác, chi tiết theo tài liệu Nhưng thực tếviệc thực hiện các hoạt động cho trẻ (hoạt động học tập, hoạt động vui chơi…)vẫn rơi vào tình trạng giáo viên làm trung tâm, mặc dù chúng ta cũng đã đổi mớichương trình và phương pháp giáo dục.

Trong quá trình thực hiện giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” tại trường, tôi

nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:

2.1.1 Thuận lợi :

- Lớp lớn do tôi phụ trách luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của nhàtrường, tạo mọi điều kiện thuân lợi để thực hiện tốt mọi hoạt động trên lớp mộtcách thoải mái nhẹ nhàng

- Các loại đồ dùng, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao tivi đa năng, bànghế đúng quy định, đồ dùng các góc đầy đủ phong phú làm tăng hứng thú dạy vàhọc của cô và cháu.

- Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho các giáo viên có thời gianhọc tập lẫn nhau qua các buổi chuyên môn, sinh hoạt và thực tập giảng dạy.

Trang 6

- Đa số các cháu luôn năng động, khoẻ mạnh và hứng thú học , thích vui chơithích tìm hiểu khám phá những gì mới lạ xung quanh trẻ Có môi trường lớp họcsạch sẽ, gọn gàng, lớp học được xây dựng theo môi trường giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm giúp trẻ hoạt động một cách tích cực và sáng tạo hơn.

- Bản thân được tham gia lớp tập huấn về nội dung lấy trẻ làm trung tâm Vàtham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường, tại cụm và tại Phòng Ngoàira tôi còn được dự những tiết thực hành rất sinh động áp dụng phương pháp dạyhọc lấy trẻ làm trung tâm từ đó tôi đã học hỏi, rút kinh nghiệm hơn trong quátrình giảng dạy của mình.

- Giáo viên luôn luôn dựa trên nhu cầu hứng thú của từng trẻ để giúp mọi trẻthành công và tiến bộ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng chơi chơi mà học bằngnhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi.

- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện tham gia góp ý để tôi có cơ hộinâng cao về trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy, kĩ năng sưphạm của bản thân

- Đa số phụ huynh luôn phối hợp với nhà trường để có những biện pháp chămsóc giáo dục trẻ tốt hơn.

2.1.2 Khó khăn

Xây dựng chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm” là mục tiêu chung của nhàtrường song khi đi vào thực hiện vẫn còn gặp phải một số hạn chế chung sau: - Số lượng trẻ trong lớp đông Nhiều trẻ còn rụt rè, nhút nhát khi tham gia vàocác hoạt động ở lớp, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.

- Tài liệu trực tiếp bổ trợ cho chuyên đề “ Lấy trẻ làm trung tâm” còn ít chonên một số giáo viên chưa có điều kiện tìm hiểu sâu hơn phương pháp này.

- Địa bàn sống phần lớn trẻ là con em của nông dân, nên nhận thức của phụhuynh về việc dạy học cho lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế

2.1.3 Nguyên nhân

- Giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tìm ra những biện pháp phù hợp, chưa linhhoạt sáng tạo trong các hoạt động mà chỉ dạy đúng phương pháp rập khuôn, ngạiđổi mới trong hình thức lên lớp vì sợ sai nên chưa phát huy được tính tích cực củatrẻ dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Giáo viên vẫn còn tập trung chủ yếu vào kết quả cuối cùng đã xác địnhchung cho nhóm trẻ mà chưa hiểu rằng chúng ta luôn chấp nhận trẻ làm sai trướckhi trẻ làm đúng Đây là điều quan trọng mà tôi biết nhiều giáo viên vẫn chưa chúý trong quá trình giáo dục trẻ.

- Đa số phụ huynh trẻ trong lớp làm nghề nông nên ít có thời gian cho trẻ hoạtđộng giao tiếp với những người xung quanh.

2.1.4 Điều tra thực tiễn:

Trang 7

Ở trường mầm non hiện nay cũng đã bước đầu áp dụng rộng rãi phương pháp

“dạy học lấy trẻ làm trung tâm” nhưng hiệu quả chưa cao Cho nên đầu năm tôiđã bắt đầu khảo sát trên cháu để nắm tình hình thực tế trên trẻ như thế nào.

* Bảng 1: Tôi tiến hành khảo sát khả năng“hợp tác” của trẻ5-6 tuổi ở lớp tôi

Năm họcSố lượng

trẻCó sự hợp tác tốt

Không muốn hợptác

- Trẻ không muốn hợp tác lại chiếm tỉ lệ khá cao 62%.

* Bảng 2: Khảo sát mức độ “tích cực” của trẻ 5- 6 tuổi trongcác hoạt động :

Năm học

Từ thực tế đó thấy cần phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về phươngpháp dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụngphương pháp dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” vào công tác chăm sóc giáo dục trẻtrong trường mầm non và tại lớp 5-6 tuổi tôi đang chủ nhiệm năm học 2019-2020.

2.2 Các giải pháp

2.2.1 Giáo viên nắm được cách lập kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm.

Chúng ta đều biết tổ chức hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm của quá trìnhgiáo dục có nghĩa là tạo mọi cơ hội để trẻ được tham gia vào các hoạt động ( trảinghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi) cần phải đảm bảo rằng “ Cô chủ đạo, trò

Trang 8

chủ động” chính vì vậy việc lập kế hoạch đưa ra cần phải phù hợp với nhóm lớpcủa mình phụ trách và một kế hoạch tốt thì đây là chìa khóa giúp cho việc họccủa trẻ trở nên hiệu quả,thú vị,luôn được thay đổi và nhanh tiến bộ hơn.

Kế hoạch giáo dục phải căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập kinh nghiệmsống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể

Muốn lập được kế hoạch giáo dục trước hết cần xác định mục tiêu của 5 lĩnhvực (Phát triển thể chất, nhận thức,ngôn ngữ,tình cảm - kỹ năng xã hội,thẩm mỹ)để từ đó xác định nội dung của các lĩnh vực cần dạy trẻ hiểu gì, biết gì? Dạy trẻnhững kỹ năng nào? Rồi giáo dục trẻ có thái độ như thế nào đối với thế giới xungquanh? Để triển khai nội dung trên chúng ta cần thông qua các hoạt động cụ thểnhư học tập (các môn: toán, tạo hình, âm nhạc, ngôn ngữ )thông qua hoạt độngvui chơi trong các góc (phân vai, xây dựng, lắp ghép, chử cái…) ngoài ra còn cóhoạt động ngoài trời,hoạt động tham quan,hoạt động lao động và hoạt động lễhội) sau khi xác định được hoạt động tôi tiến hành thực hiện kế hoạch có nhiềucách để trình bày tôi thực hiện theo cách: Lập kế hoạch theo từng lĩnh vực hoạtđộng, lập kế hoạch dựa vào sinh hoạt hàng ngày thể hiện cụ thể qua các hoạtđộng tôi định tổ chức.

* Xác định mục tiêu:

- Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện ngay từ việc xácđịnh mục tiêu và cách viết mục tiêu Vì vậy khi xác định mục tiêu trong kế hoạchbản thân tôi đã căn cứ vào những yếu tố sau:

+ Khả năng tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích của từngtrẻ trong lớp tôi phụ trách, để có được những kết quả trên tôi đã lựa chọn từ việctheo dõi, quan sát trẻ hàng ngày, hằng tuần, hằng tháng…

- Nội dung giáo dục cho từng độ tuổi (trong chương trình giáo dục mầm non).Ngoài ra, tôi căn cứ vào khả năng, hứng thú của trẻ,; điều kiện nhóm lớp; nhucầu, mong muốn của cha mẹ trẻ muốn trẻ có những kiến thức, kỹ năng nào đểphù hợp với điều kiện sống của trẻ trong cộng đồng để xác định mục tiêu phù hợpkhả năng, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình, phùhợp với vùng miền, với trường lớp của tôi

- Việc lựa chọn mục tiêu tôi luôn hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ làm được gì?sẽ như thế nào? sau một năm học (kế hoạch năm), sau 1 tháng (kế hoạch tháng)và sau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày) Do đó mục tiêu giáo dụcnhất là mục tiêu cho một bài (một nội dung) giáo viên đặt ra cần cụ thể, đo được,đạt được, thực tế và có giới hạn về thời gian để có thể dễ dàng xác định trong mộtkhoảng thời gian nhất định mục tiêu đã đạt được chưa Để làm được điều đó,người giáo viên phải biết suy nghỉ, tìm tòi và nhận rõ tính cách của từng trẻ tronglớp để đưa ra những mục tiêu từng lĩnh vực giảng dạy phải phù hợp với đặc điểmcủa trẻ và phù hợp với lớp mình phụ trách.

* Lựa chọn nội dung giáo dục:

Trang 9

Chương trình giáo dục không chỉ học để hiểu sự vật hiện tượng trong thế giớixung quanh mà còn học để tự làm những việc gần gũi và phù hợp với trẻ Ở đâytrẻ học cách làm như thế nào?( học cách tìm hiểu và khám phá, phát hiện ra sựthay đổi của sự vật hiện tượng; học cách biểu đạt những suy nghĩ, hiểu biết vàcảm nhận của mình; học cách làm đồ dùng đồ chơi)

+ Tôi căn cứ vào nhu cầu học tập của trẻ, những điều kiện sẵn có ở địaphương để tôi lựa chọn nội dung cho phù hợp.

VD: Trong chủ đề “ Nước - Biển đảo”, tôi có thể chọn những nội dung đơn

giản gần gũi với trẻ như: “Biển quê em” miền quê có con sông Kiến Giang đã đivào huyền thoại đi xa một chút là bãi biển Nhật Lệ thơ mộng là nơi nghĩ mát lítưởng cho mọi người khi hè đến và rồi đi thêm chút nữa thôi là đến Vũng ChùaĐảo Yến là nơi yên nghĩ cuối cùng của đại tướng Võ Nguyên Giáp…nói như vậyđể trẻ cảm nhận được quê hương mình đẹp biết bao có rất nhiều điều thiêng liêngđể trẻ phải gìn giữ, trân trọng, trẻ biết biển đảo nó gắn bó với những người ngưdân như thế nào để từ đó trẻ có những hoạt động tích cực góp phần giữ gìn biểnđảo quê hương ngày một sạch đẹp.

Một ví dụ nữa : “ Môn học LQVT đề tài “ Trẻ đo một đối tượng bằng cácđơn vị đo khác nhau”

- Mục đích : Trẻ biết được cùng một đối tượng nhưng đo 2 vật khác nhau sẽcho kết quả khác nhau

Tôi tổ chức cho trẻ tham gia “ Siêu thị đồ dùng học tập” mà tôi chuẩn bị Tôiyêu cầu trẻ mua về những sản phẩm như: băng giấy và hai que tính màu và độ dàikhác nhau tiến hành cho trẻ về nhóm thảo luận và đo, mỗi nhóm là một loại đồdùng khác nhau Sau đó cho trẻ nói kết quả đo được ở các nhóm Dù trẻ nói đúnghay chưa đúng tôi vẫn khuyến khích trẻ nói và bằng những lời động viên của tôigiúp trẻ tự tin vào câu trả lời của mình Trẻ lớp tôi rất thích thú tham gia hoạtđộng và tích cực trao đổi ý kiến, tiết học nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả đáng kể Tôicũng cảm thấy vui khi trẻ của tôi ngày càng tiến bộ

* Lựa chọn hoạt động giáo dục:

- Theo Chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục gồm: Hoạt độngchơi, hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động lao động.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì :

+ Người giáo viên là người hướng dẫn, khuyến kích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơhội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến củamình Đồng thời giáo viên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìmtòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ.

+ Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theocặp, theo nhóm.

Trang 10

+ Phương pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc, đúngchỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ Chú trọng cho trẻ được trảinghiệm, giao tiếp và trình báy ý kiến

Giáo viên nên chú trọng, quan tâm đến hệ thống câu hỏi dành cho trẻ trongmọi hoạt động.

Có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở:

+ Loại câu hỏi đóng: câu trả lời là có hoặc không hoặc chỉ có một câu trả lờiđúng duy nhất Chức năng của loại câu hỏi này thường dùng để đánh giá ở mứcđộ ghi nhớ thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít Loại câu hỏi này thường dùng trongphần kết luận hoặc giới thiệu bài để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ và hướngdẫn cần làm trong phần phát triển bài

+ Câu hỏi mở là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trả lời Câu hỏi này đòi hỏitư duy nhiều thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài

Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứngthú cho trẻ

Để có được câu hỏi tốt bản thân tôi đã làm như sau: Chú ý đến mục đích củacâu hỏi: hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độhiểu, hỏi cái gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể trả lờiđược và cố gắng để trả lời Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Phânbổ câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực

- Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan - Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời

- Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu trảlời tốt hơn từ trẻ

- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi

- Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ Ví dụ 1 số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ: + Con nghĩ thể nào?

+ Làm sao con biết?

+ Tại sao con lại nghĩ như vậy?

+ Nếu thì sao? Nếu không… thì sao?

+ Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Nói tóm lại khi xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm là việc tôi đặt ra cáccâu hỏi và tìm lời giải đáp để có một kế hoạch hoàn chỉnh phù hợp với trẻ.

1 Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào? Khảo sát, tìm hiểu trẻ 2 Trẻ cần học gì tiếp theo? Chọn mục tiêu

3 Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này? Dự kiến các công việc/ hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra

4 Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này? Chọn học liệu,chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô

Trang 11

- Trước khi xây dựng kế hoạch tôi tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các tài liệu cóliên quan đến chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm Kế hoạch phải thể hiện mục tiêugiáo dục, phạm vi và mức độ, áp dụng nội dung giáo dục trẻ, các phương pháp,các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ.

- Để xây dựng được kế hoạch chuyên đề tôi phải dựa vào đặc điểm tâm sinhlý của trẻ và tình hình thực tế ở lớp, ở trường Khi xây dựng kế hoạch không nhấnmạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hướngtích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng sống chotrẻ.

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo cácnguyên tắc:

+ Mỗi trẻ đều được hỗ trợ để phát triển tất cả các lĩnh vực: Thể chất, vậnđộng, tình cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhân thức, thẫm mỹ; + Học thông qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau

+ Hoạt động tích cực bằng nhiều hoạt động khác nhau như bắt chước, tìm tòi,khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ ý tưởng, giải quyếtvấn đề,…

- Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, cónghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như trải nghiệm,giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi

- Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ lĩnh hội đượckiến thức, khi xây dụng kế hoạch giáo viên cần:

+ Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ Xây dựngkế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ của lớp mình

+ Tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ;

+ Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vuichơi, vì vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sángtạo, đóng vai, tưởng tượng và tương tác với bạn bè;

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm;kế hoạch giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ; + Giáo viên nên có một loạt các kế hoạch hoạt động trong từng góc hoạt độngnhư: Góc xây dựng, góc sách truyện, góc đóng vai, góc tạo hình, góc chơi đồ chơivà xếp hình…Chọn đồ dùng và trang thiết bị phù hợp nhất cho góc hoạt động vàcác hoạt động mà giáo viên muốn thực hiện ở trong mỗi góc.

Như vậy việc lập kế hoạch để đưa trẻ vào hoạt động một cách tích cực vàphát huy được tối đa khả năng của trẻ là rất cần thiết, và tôi phải rất nên khéo léogợi mở để trẻ chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên để mỗi thế mạnh của trẻ đềuđược hiểu, tôn trọng và được đánh giá một cách đúng đắn nhất.

2.2 2: Xây dựng môi trường lớp học “lấy trẻ làm trung tâm”

Ngày đăng: 10/11/2021, 14:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Bảng 2: Khảo sát mức độ “tích cực” của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt độn g: Năm học - SKKN một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 6 tuổi, trường mầm non phú thủy
Bảng 2 Khảo sát mức độ “tích cực” của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt độn g: Năm học (Trang 7)
* Bảng 3: Khả năng“hợp tác” của trẻ từ đầu năm đến cuối tháng 2 Năm họcSố lượng - SKKN một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 6 tuổi, trường mầm non phú thủy
Bảng 3 Khả năng“hợp tác” của trẻ từ đầu năm đến cuối tháng 2 Năm họcSố lượng (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w