1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Người Nga lười biếng hay không biết cách làm việc? ppt

6 400 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 175,21 KB

Nội dung

Người Nga lười biếng hay không biết cách làm việc? Rất nhiều công ty, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, kể cả không ít các công ty nước ngoài thường than phiền rằng các nhân viên người Nga, đặc biệt là các nhân viên cấp thấp, không tỏ ra mấy mặn mà với việc được tăng lương nếu Bạn đòi hỏi họ làm thêm giờ hoặc đảm nhiệm thêm khối lượng công việc. Dường như đối với họ, mức sống cao hơn, tốt đẹp hơn không phải là mục đích chính của ho, miễn sao không ai quấy rầy "khoảng trời riêng tư" của họ. Có lẽ phần lớn những người Nga "không thích làm việc" là những người lớn tuổi đã từng bị ảnh hưởng nhiều bởi hệ tư tưởng thời bao cấp không làm nhưng vẫn có ăn hoặc những lớp người không được học hành tử tế và dĩ nhiên không thể theo kịp được bước tiến của xã hội hiện đại. Theo lời Tiến sĩ xã hội học Sergei Miasoedov - Hiệu trưởng thường ĐH Kinh doanh và quản trị doanh nghiệp Matxcova thì đối với hầu hết người Nga, đây không phải là một hiện tượng lạ lẫm gì. Thử vớ lấy bất kỳ một cuốn sách nào đó về lý luận kinh tế rồi nghiền ngẫm với việc cung cầu trên thị trường lao động, Bạn sẽ thấy rằng, nếu như khi con người ta đạt được một mức thu nhập cố định nào đó, họ sẽ bắt đầu coi việc nghỉ ngơi quan trọng hơn tiền bạc. Tuy nhiên, mức thu nhập bao nhiêu thì được coi là bình thường ở Nga? Ai đó trong Ban Giám đốc hãng sản xuất niken nổi tiếng "Norinski Niken" đã từng than phiền rằng người lao động Nga bây giờ hầu như không mấy thiết tha với việc cải thiện cuộc sống của mình sao cho nó tốt đẹp hơn. Tất cả mối quan tâm của một lớp người Nga bây giờ chỉ quay xung quanh chuyện tắm hơi, rượu vodka với các mẩu chuyện phiếm. Và để tất cả mọi người Nga làm việc thật tích cực, có lẽ phải dạy họ cách làm việc, sao cho họ nhận thức được chỉ có lao động mới đưa lại cho họ cuộc sống tốt hơn, với các căn hộ tiện nghi sang trọng, với các trường học danh tiếng cho con em họ Nước Nga đang ở giai đoạn chuyển đổi tâm lý xã hội - từ hệ tư tưởng thời bao cấp, khi mà không cần làm việc người ta vẫn có quyền hưởng thụ đầy đủ sang hệ tư tưởng mới, nghĩa là người ta làm bao nhiêu thì hưởng thụ chừng đó, và nếu không làm việc thì người ta sẽ chẳng có gì cả và có nguy cơ sẽ bị gạt ra khỏi guồng máy của xã hội. Và có lẽ sau khoảng 10-15 năm nữa nước Nga mới có thể bắt nhịp được các yêu cầu này. Ở các nước Tây Âu, người ta làm việc rất cần mẫn và năng động. Người Tây Âu là những người thích kiếm tiền và luôn tìm cách để tạo dựng cho cuộc sống của họ tiện nghi hơn, tốt đẹp hơn. Còn đối với người Nga thì hoàn toàn ngược lại, họ sẵn sàng đồng ý nhận mức thu nhập thấp để khỏi phải làm việc nhiều hơn. Theo lời ông Ilia Loevski, Tổng Giám đốc công ty Alpha Integrator Matxcova thì những người "không thích làm việc" thường là các manager cấp thấp hoặc những người lao động phổ thông như công nhân, lái xe , trong đó không dưới 10% là những thanh niên trẻ tuổi thuộc thế hệ mới. Để nhân viên của một công ty, một doanh nghiệp hiểu được tại sao họ cần phải làm việc tích cực, có lẽ nhiệm vụ đầu tiên của các ông chủ doanh nghiệp chính là việc xây dựng hệ thống đãi ngộ - motivation system (bao gồm việc đãi ngộ tài chính và phi tài chính). Tuy nhiên, hệ thống đãi ngộ tại Nga hầu như không hoạt động hoặc nếu có thì cũng không hiệu quả. Dĩ nhiên, nếu chỉ sử dụng tiền bạc, vật chất như là một phương thức chính để động viên khuyến khích người lao động làm việc tích cực thì cũng không nên mà tốt nhất nên kết hợp hài hòa giữa lý tưởng và vật chất. Điều quan trọng là phải làm sao cho người lao động tin vào ông chủ, tin vào tương lai tươi sáng của công ty, bởi nếu thiếu đi điều này, vật chất có nhiều đi chăng nữa cũng không thể khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả như mong muốn được. Tại Mỹ cũng như một số nước Tây Âu, các ông chủ doanh nghiệp hầu như chỉ áp dụng chế độ khuyến khích người lao động làm việc bằng hình thức tiền bạc vật chất. Người Nga nói chung là những người có kỷ luật lao động nhưng một phần lớn trong số họ lại thích "nằm chờ sung rụng" hoặc không biết cách làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mặc dù trong tiềm thức cũng có thể rất muốn thay đổi. Họ thụ động chờ đợi một phép màu nào đó từ phía chính phủ chứ bản thân thì không hề muốn vận động để thay đổi cuộc sống khốn khó của mình. Thời bao cấp, người lao động Nga chưa hề nghĩ đến việc làm sao để kiếm được nhiều tiền. Tất cả đã có Nhà nước bao cấp, từ việc cung cấp nhà ở, chăm sóc ốm đau, nghỉ ngơi điều dưỡng. Và đến bây giờ, hệ tư tưởng "không làm mà vẫn có ăn" vẫn còn ngự trị trong tâm tưởng của nhiều lớp người Nga mà con số chính xác chưa thể thống kê được. Dĩ nhiên cũng không thể kết luận được lớp người này ở Nga cao hơn hay ở các nước tư bản khác cao hơn, bởi ở Mỹ hoặc một số nước khác lượng người thất nghiệp sống bằng ngân sách trợ cấp của chính phủ cũng không nhỏ. Theo lời ông Vladimir Stolin, nói chung có hai nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả trên: đó là mức độ nhu cầu của người lao động và mức thu nhập dựa trên kết quả làm việc. Người Nga làm việc chỉ đủ để đáp ứng được một mặt nào đó nhu cầu của chính họ chư không cần gì to lớn hơn cả. Có một thời điểm nào đó thì chiếc áo da Thổ Nhĩ Kỳ hay một chiếc videocamera là những mặt hàng xa xỉ phẩm. Và họ làm việc để mong có được những thứ đó, ngoài ra họ không quan tâm đến các thứ khác. Hơn nữa, mỗi một người có một quan niệm khác nhau về cuộc sống. Người này thì cần một căn hộ ba buồng đầy đủ tiện nghi, nhưng đối với người khác thì có khi họ lại chỉ muốn có một căn nhà riêng ở ngoại ô. Còn theo lời ông Peter Knower - Tổng Giám đốc công ty Cadbury thì lượng người thụ động không muốn làm việc để thay đổi cuộc sống của mình tại Nga có thể cao hơn rất nhiều so với tại các nước khác. Ở Đức thì người ta sống để làm việc, còn ở một số nước khác thì người ta làm việc để sống, để tồn tại. Còn ở Nga, có lẽ người ta không cần nhiều tiền lắm, miễn sao không phải làm việc nhiều để có thời giờ mà uống rượu với nhau hoặc đi ra ngoại ô trồng khoai tây hoặc đi câu cá như một thú điền viên hoặc tiêu khiển. Có rất nhiều than phiền từ phía các công ty tuyển dụng săn đầu người về việc này mà Kelly Services - một công ty hàng đầu tại Nga trong lĩnh vực tuyển dụng và tư vấn nguồn nhân lực là một ví dụ. Công ty này đã đăng báo tuyển dụng nhân công cho một xí nghiệp tại Matxcova. Công việc mang tính chất thời vụ, đúng vào dịp mấy ngày lễ lớn trong tháng 5 với mức lương cao gấp ba lần mức bình thường. Tuy nhiên công ty này đã không thể tìm được một ai đồng ý làm việc với mức lương đó, mặc dù mức đó nằm ngoài sức tưởng tượng của người lao động. Họ lý giải rằng, những ngày lễ đó là những ngày đi nướng saslức, đi câu cá, đi nghỉ ở ngoại ô chứ không phải là những ngày đi kiếm tiền và với họ, những thú vui đó quan trọng hơn tiền bạc. Mới đây, văn phòng công ty sản xuất mỳ ăn liền hàng đầu tại Nga Alexandra & Sophia tuyển dụng được một cô thư ký văn phòng khá xinh xắn và nhanh nhẹn. Công việc chủ yếu cũng chỉ xoay quanh việc tiếp điện thoại, gửi fax, quản lý công văn giấy tờ và tiếp khách với mức lương khá cao so với giá trên thị trường lao động. Sau một thời gian ngắn làm việc cô này xin "được giảm lương" xuống còn một nửa với điều kiện làm một ngày nghỉ một ngày để có thời gian nghỉ ngơi cơm nước cho đức lang quân. Sau khi nói chuyện với cô gái, nêu rõ tính thường xuyên của công việc và hiểu rõ hoàn cảnh cô gái này mới lấy chồng, nhân viên phòng nhân sự đã đề nghị cô gái vẫn tiếp tục làm việc theo lịch cũ nhưng với mức lương cao hơn nữa, cô gái xinh xắn này đã thản nhiên trả lời rằng đối với cô tiền bạc không quan trọng, có tăng lương lên gấp đôi nữa cô cũng không đồng ý làm việc bởi với cô việc nghỉ ngơi chăm sóc gia đình quan trọng hơn nhiều. Thật thú vị khi nhân viên phòng nhân sự của công ty này khám phá ra rằng gia đình cô gái không thuộc loại khá giả gì mà trái lại còn sống rất vất vả với đồng lương còm cõi của đức lang quân - một nghệ sỹ điêu khắc, là cộng tác viên của một trường đại học mỹ thuật. Nói tóm lại, chúng ta cũng chưa đủ cơ sở chính xác để nói rằng người Nga là những người lười biếngkhông thích làm việc bởi có thể chúng ta đã "vơ đũa cả nắm". Thật sự chỉ có hai loại người thích "chờ sung" mà thôi. Thứ nhất là những người không có học thức tử tế, không có chuyên môn trình độ mà nói ngắn gọn hơn là những lao động phổ thông. Thư hai là những người già thì chưa già hẳn, nhưng từ ý nghĩ đến hành động thì không biết là nên xếp vào thế hệ nào với độ tuổi từ 40 trở lên - những người mà đối với họ khái niệm nghề nghiệp, thăng tiến là một điều không tưởng. Dù sao, hy vọng rằng sau một khoảng thời gian nhất định, nước Nga sẽ là một cường quốc với đầy đủ ý nghĩa của nó, trong đó, khi nói đến người Nga, cả thế giới phải nghiêng mình không những về trí tuệ, kiến thức uyên thâm của họ mà còn về khả năng làmviệc cũng như tính năng động, tích cực trong công việc. . Người Nga lười biếng hay không biết cách làm việc? Rất nhiều công ty, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, kể cả không ít các công ty. làm việc, còn ở một số nước khác thì người ta làm việc để sống, để tồn tại. Còn ở Nga, có lẽ người ta không cần nhiều tiền lắm, miễn sao không phải làm

Ngày đăng: 19/01/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w