1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Chương 1: Tổng quan về nợ khó đòi ppt

7 412 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT Chương 1: Tổng quan về nợ khó đòi Như chúng ta đã biết việc cho vay của các ngân hàng thường xuyên xuất hiện rủi ro và các chủ ngân hàng quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có tính liên quan đến sự chân thật , khả năng của người đi vay trong việc hoàn trả.Tuy nhiên, việc phân tích đó không thể nào đạt được đến mức có thể dự đoán chính xác về khoản cho vay có được hoàn trả hay không. Bởi lẽ khả năng trả nợ của người đi vay có thể bị thay đổi sau khi nhận được khoan vay, do sự đầu tư của họ có thể thành công hoặc thất bại. Việc này chính là nguyên nhân tạo ra một vài khoản vay có vấn đề, khi đến hạn thu, trong mộ số trường hợp đã dẫn đến tổn thất Số lượng cho vay có vấn đề thì khó có thể kiểm soát đối với các ngân hàng thương mại, mặc dù hiện nay chúng không chiếm phần chủ yếu.Một số trường hợp cho thấy có những khó khăn nhỏ chính từ khi ngân hàng bắt đầu cho vay, một số khó khăn phát hiện chậm hơn và một số bất chợt đến mà không báo trước. Khi những khoản cho vay có vấn đề xảy ra, chúng cũng có thể được phục hồi, nhưng cũng có thể phát triển thành thiệt hại một phần hoặc toàn phần. Chu kỳ những khoản cho vay có vấn đề thể hiện rõ ràng nên các ngân hàng phải dành thời gian đáng kể để giám sát chúng. Những khoản cho vay này tất nhiên bất lợi đến thanh khoản của ngân hàng và gia tăng thiệt hại dẫn đến việc giảm số dự trữ và vốn, tổn thất sức mạnh tài chính của ngân hàng. Chẳng hạn như một sự gia tăng nổi bật tổn thất tín dụng xảy ra vào năm 1980, sự gia tăng này đi kèm với sự gia tăng về khoản dự trữ các thiệt hại cho vay. Do nguồn dự trữ này được trích một phần từ lợi nhuận nên ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Dấu hiệu cho thấy sự nghiêm trọng của thiệt hại này là thiệt hại cho vay theo phần trăm trên dư nợ gấn như đã gấp 3 lần, kể từ cuối thập niên 1970, tức là từ 0.3 %lên 0.9% vào giữa thập niên 1980. Môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh tài chính của người vay và thiệt hại hoặc thành công đối với người cho vay. Trong giai đoạn hưng thịnh , người vay hoạt động tốt do lợi tức tương đối cao, nhưng sẽ ngược lại trong giai đoạn khủng hoảng. Khi mức độ khủng hoảng càng mãnh liệt thì sức mua người tiêu dùng sẽ giảm khiến mức bán và lợi tức của các hãng kinh doanh giảm.Tồn kho của danh nghiệp gia tăng làm ảnh hưởng thêm lợi tức của các cá nhân lẫn doanh nghiệp. Lạm phát có ảnh hưởng rất bất lợi lên cách ứng xử kinh doanh.Giá cả gia tăng sẽ gia tăng nhu cầu tính dụng khi giá vật liệu, hàng cung ứng, năng lượng và lao động gia tăng. Cùng với phí tổn khác, chi phí dịch vụ nợ cũng gia tăng. Khác với lợi tức, nợ không giảm trong thời kỳ suy thoái nên sẽ trở nên là gánh nặng – một gánh nặng mà một số người vay không gánh nổi, dẫn đến thiệt hại cho vay tất yếu phải xảy ra. SVTH: Phan Diễm Phương Thảo 1 1 GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT Các ngân hàng nhỏ có những thiệt hại cho vay lớn hơn những gân hàng lớn, do các ngân hàng nhỏ có các khoản mục cho vay kém đa dạng hơn, và có các mức cấp phát tín dụng cho các hãng kinh doanh mới, thường có các trường hợp phá sản cao hơn. Sự kiện này được phản ảnh trong mứctổn thất của các ngân hàng thương mại. Chắc chắn rằng một vài ngân hàng lớn và qui mô vừa tham gia vào việc cho vay nước ngoài hay đặt trụ sở tại một khu vực trong nước , có bất lợi kinh tế nghiêm trọng, đã trải qua các khó khăn về tài chính do các thiệt hại về cho vay. SVTH: Phan Diễm Phương Thảo 2 2 GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 1.Các tổn thất cho vay: Các tổn thất cho vay ròng giảm xuống vào cuối thập niên 1970, khi ền kinh tế phục hồi từ sự trì trệ. Nếu như mô hình này là bình thường tức các khoản tổn thất cho vay thường tăng trong thời kỳ suy thoái và giảm bớt khi kinh tế phục hồi, thì khuynh hướng vào nửa đầu thập niên 1980 thì ngược lại, vì điều kiện kinh tế trong nước và trên thế giới ảnh hưởng không tốt đến các loại cho vay như trong cho vay nông nghiệp , bất động sản và cho vay nước ngoài. Vào nửa cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, cho vay trong nông nghiệp và năng lượng với qui mô lớn mà sau này khi suy thoái xảy ra không thể trả nợ được. Mức lạm phát cao mà các quốc gia phải đối phó gần đây đã được kiểm soát .Tuy đây là một phát triển thuận lợi cho nên kinh tế nói chung, dẫn đến một sự suy giảm giá trị bất động sản nông nghiệp và cùng với giá dầu , làm gia tăng việc không thanh toán , vỡ nợ đối với các khoản cho vay của ngân hàng.Tại những phần nào của quốc gia trải qua sự tăng vọt hoa83c phá sản năng lượng , các khó khăn về khoản tín dụng xâm nhập cả vào công ngghie65p bất động sản , đặt biệt là các cao ốc văn phòng trung tâm. Các ngân hàng nông nghiệp nhỏ gánh chịu nhiều nhất , thể hiện qua số lượng các phụ phá sản ngân hàng. Các ngân hàng có tích sản dưới 100 triệu dolars có mức thiệt hại cho vay là cao nhất trong suốt giai đoạn này.Các khó khăn trong tín dụng nảy sinh từ việc phối hợp các tập đoàn sản xuất dầu ở vùng cận Đông vào thập niên 1970, tiếp theo do giảm bốt số xuất khẩu của một số quốc gia nợ. Khó khăn về nợ nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngân ah2ng trung tâm tiền tệ của quốc gia . Các ngân hàng này gia tăng khoản dự trữ cho các thiệt hại tính dụng với mức độ chưa từng có. Sau 1981 khuynh hướng gia tăng tín dụng ngày càng gia tăng, các khoản cho vay không hoạt động tăng lên khoảng 2% tổng số dư nợ, một mức tăng bất thường trong công nghiệp ngân hàng.Các ngân hàng phản ứng kịp thời đối với các tổn thất cho vay này bằng cách gia tăng dự trữ thiệt hại tín dụng như vào năm 1980 khoản dự trữ thiệt hãi tín dụng này đối với tất cả các ngân hàng là 10 tỷ dolars , nhưng sáu năm sau đã tăng lên gần 30 tỷ dolars – gần 200% . 2.Nguyên nhân dẫn đến khỏan cho vay có vấn đề: Những khoản cho vay đã quá hạn ít nhất 90 ngày không thu hồi được được coi là những khỏan cho vay có vấn đề. Những khoản cho vay khó đòi này là kết quả của sự không sẵn sàn hoàn trả nợ vay của người vay, hay không có khả năng kiếm được lợi nhuận để giảm dư nợ hoặc trả toàn bộ nợ như thỏa thuận. Nhiều nha cho vay và những chủ ngân hàng thương mại nhất quyết cho rằng , chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ người vay không sẳn lòng trả. Họ cho rằng hầu hết các khoản cho vay có thể SVTH: Phan Diễm Phương Thảo 3 3 GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT tin tưởng được . Dù điều này là đúng, xong vẫn có trường hợp một số người vay nợ ngân hàng có tiếng là “chai lì”và phải thúc giục , trong một số trường hợp buộc phải thi hành các biện pháp theo hợp đồng. Sự không sẵn lòng chi trả khác xuất phát từ nu cấu làm ăn kinh tế của một số người vay.Trong giai đoạn hưng thịnh, sự sẵn lòng chi trả lớn hơn trong giai đoạn suy thoái kinh tế, giai đoạn thất ngiệp và lợi tức suy giảm. Các khỏan vay tiêu dùng : Các khoản cho vay tiêu dùng đầu được trả từ lợi tức của người vay, vì vậy trong giai đoạn thất nghiệp nào thì tất yếu cũng đặt họ vào tình trạng không thể trả nợ đã vay.Việc thất nghiệp chính làt quả của nhiều nguyên nhân như việc đóng cửa tạm thời để sữa chữa phân xưởng, hay đóng cửa vĩnh viễn vì chuyển hoạt động sản xuất đến nơi khác hay vì phá sản, hoặc vì bệnh tật phải nghĩ trong một thời gian….có thể dẫn đến việc người vay chậm chi trả các trái vụ của học. Các khoản vay vì mục đích sản xuất: Khoan cho vay vì mục đích sản xuất này cũng có thể dẫn đến các khoản cho vay khó đòi vì nhiều nguyên nhân đến nỗi không thể liệt kê hết. Mặc dù các nguyên nhân có thể nảy sinh ngoài ngành kinh doanh, và một số nhà phân tích đã giải thích thất bại trong kinh doanh liên quan đến nguyên nhân bên trong và bên ngoài hầu hết có thể nằm ngoài tầm hiểu biết của các nhà quản trị. Nhà quản trị có trách nhiệm lựa chọn các mục tiêu và lựa chọn các chính sách cần theo đuổi để đạt lợi ích cho các chủ doanh nghiệp, kiểm soát các quá trình sản xuất hàng hóa…bảo đảm hoạt động thành công của doanh nghiệp. Và nếu như các trách nhiệm này không được đáp ứng thì việc tạo ra lợi tức cho doanh nghiệp là khó khăn dẫm đến việc chi trả các khoản vay bị giảm, gây tổn thấ cho ngân hàng thương mai. Thông tin phân tích cho tấy thiệt hại cao nhất của ngân hàng thương mại là các khoản cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng ngắn và trung hạn.Do các khoản cho vay này chiếm một phần khá lớn trong khoản mục cho vay của ngân hàng. Theo ý phản hồi của một số nhân viên tín dụng cho rằng thiệt hại này là do sự quản lý yếu kém của người đi vay.Lừa đảo không phải là nguyên nhân chủ yếu của thiệt hại cho vay, mặc dù có thể phải đối đầu với yếu tố này nếu các mối liên hệ giữa ngân hàng và người vay trở nên căng thẳng thì hợp tác sẽ tự phá vỡ. Các hoạt động cho vay không hoàn hảo: Một số khoản cho vay có vấn đề và thiệt hại có thể do sơ hở về thủ tục trong nội bộ ngân hàng. Và các nhân viên tính dụng phải bị trách nhiệm phần nào đối với các khoan cho vay đó.Theo như Edmond.E.Pace và Donal G.Simonson đã nêu ra các lý do như sau: Phân tích khoản cho vay không đầy đủ về kỹ năng quản lý của người vay, Phân tích không phù hợp các báo cáo tài chính, Kỳ hạn không rõ ràng đối với các khoản cho vay, quá nhấn mạnh vào lợi nhuận và phát triển nhân hàng, Sự yếu kém trong việc xét duyệt kiển tra các khoản cho vay, các chính sách SVTH: Phan Diễm Phương Thảo 4 4 GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT tín dụng quá nhân từ đối với bạn bè của các thành viên, các hội đồng quản trị và các viên chức điều hành… 3.Các dấu hiệu của khoản cho vay có vấn đề: Không có một mô hình nhất định về những biến cố thường xuyên để có thể công bố đó là khoản cho vay có vấn đề, nhưng có những dấu hiệu sau: Việc trì hoãn nộp các báo cáo tài chính; chậm trễ trong việc dàn xếp cho nhân viên ngân hàng đến nhà máy; số dư tiền ký thác giảm xúc; một sự gia tăng bất thường số hàng tồn kho; sự gia tăng các tích trái , hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm; sự gia tăng các tài sản cố định, sự bành trướng qua việc hợp nhất hoặc mua ; sự thay đổi nhà quản lý hoặc sự từ chức của các nhân sự chủ chốt; cách bố trí tài chính mới hoặc các khoản nợ mới; các thảm hỏa về thiên nhiên… Ngân hàng thường không có mối quan hệ chặt chẽ với từng người vay riêng lẽ như với hãng kinh doanh, nên dễ dàng cho các khó khăn tài chính phát triển. Dấu hiệu rõ ràng và ý nghĩa nhất là chậm thanh toán các khoản cho vay.Các dấu hiệu khác có thể là sự suy giảm số dư ký thác hoặc phát hành séc không tiền bảo chứng.Những cuộc đình công kéo dài cũng làm suy yếu khả năng thanh toán nợ vay. Cũng như cho vay cá nhân, hộ gia đình, chủ ngân hàng xem việc ly dị như một nguyên nhân và dấu hiệu chủ yếu của những khoản vay có vấn đề vì cả hai đều không muốn hoàn trả mặc dù đã ký vào phiếu nợ của ngân hàng.Các dấu hiệu khó khăn đối với những khoản cho vay tiêu dùng thường không rõ ràng như các khoản cho vay khác. Khi phát hiện một khoản cho vay là có vấn đề , việc trước tiên đối với nhân viên tín dụng là phải xem mức độ nghiệm trọng của vấn đề, tất nhiên để hoàn tất công việc này, các nhân viên tín dụng cần có thêm thông tin và sự cộng của người vay. Thông tin đó được lấy từ báo cáo tài chính và các cuộc thảo luận của người vay. Các biện pháp sau tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của tình hình mà xử lý. Nhiều ngân hàng , đặt biệt các ngân hàng lớn cho rằng một bộ phận riêng biệt với đội ngụ nhân sự được huấn luyện sẽ có kinh nghiệm trong việc xử lý các khoản cho vay có vấn đề. Để bộ phận này giải quyết các khoản cho vay có vấn đề sẽ tốt hơn các viên chức thực hiện cho vay lúc ban đầu. Do viên chức đã cho vay lúc đầu có thể phát triển mối quan hệ riêng gắn bó với người vay đến nỗi khó mà có sự phân tích khoa học và vô tư dẫn đến việc thiếu sự cương quyết trong việc xử lý khoản cho vay. Và qua những cuộc thăm do về chủ đề này, vấn đề trên đã được công nhận qua việc khoảng 60% ngân hàng có bộ phận riêng để xử lý các khoản nợ khó đòi này. 4. Điển hình một số nợ khó đòi : SVTH: Phan Diễm Phương Thảo 5 5 GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT Công ty TNHH ODVD : Sau gần 3 năm đầu tư, được miễn giảm hầu hết các loại thuế và hưởng nhiều chính sách ưu đãi, dự án sản xuất đĩa compact của Cty TNHH ODVD-100% vốn Malaysia, đóng tại KCN An Đồn (Đà Nẵng) đã đóng cửa. Chủ DN "mất tích". Lương công nhân công ty bị "treo", ngân hàng phải gánh nợ khó đòi trên 2,5 triệu USD! (22/07/2007) 9/06/2007 nợ quá hạn tại các ngân hàng trong tỉnh Bạc Liêu đã lên đến khoảng 800 tỉ đồng, chiếm gần 10% tổng vốn giải ngân. Đáng lo ngại là trong đó có đến trên 900 cán bộ, đảng viên nợ ngân hàng được xếp vào danh sách “khó đòi” với tổng số tiền hơn 30 tỉ đồng. Theo thống kê của các ngân hàng, có nhiều quan chức cấp tỉnh nợ quá hạn với số tiền rất lớn. Trong đó, một người công tác tại Trung tâm Quĩ đất tỉnh Bạc Liêu nợ ngân hàng 487 triệu đồng, một người ở Ban thi đua khen thưởng tỉnh nợ 600 triệu đồng, một người ở Viện KSND Bạc Liêu nợ 540 triệu đồng, một người ở Công an tỉnh nợ trên 340 triệu đồng Hiện nay (2/11/2009) Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng hiện đã giảm đáng kể so với thời điểm cuối năm 2008, đầu 2009.Chính gói hỗ trợ lãi suất kích cầu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục kế hoạch kinh doanh để thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng.Bên cạnh đó, thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm dần đã giúp các ngân hàng thu hồi được những khoản nợ khó đòi của nhà đầu tư bất động sản còn tồn trong năm 2008. SVTH: Phan Diễm Phương Thảo 6 6 GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT Chương 3: Giải pháp 1.Xử lý các khoản cho vay có vấn đề: Việc xử lý các khoản cho vay khó đòi ngân hàng thương mại có 2 sự lực chọn tổng quát – khai thác hoặc thanh lý – và trong mỗi sự lựa chọn có những cách khác nhau . Khai thác tức là làm việc với người vay cho đến khi khoản cho vay được trả một phần hay toàn bộ và không dựa vào các công cụ pháp lý . Thanh lý là ép người vay tuân theo các điều khoản của hợp đồng cho vay, áp dụng và thực hiện tất cả các biện pháp pháp lý để thực thi. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn mà ngân hàng sẽ theo đuyổi để xử lý những khoản cho vay . Nổi bật nhất là khó khăn trong việc thu ngân và tổn thất có thể xảy ra đối với khoản cho vay , trong trường hợp này ngân hàng phải áp dụng hình thức thu ngân bắt buộc theo luật. SVTH: Phan Diễm Phương Thảo 7 7 . GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT Chương 1: Tổng quan về nợ khó đòi Như chúng ta đã biết việc cho vay của các ngân hàng thường. viên nợ ngân hàng được xếp vào danh sách khó đòi với tổng số tiền hơn 30 tỉ đồng. Theo thống kê của các ngân hàng, có nhiều quan chức cấp tỉnh nợ quá

Ngày đăng: 19/01/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w