Biếnnướcbiểnthànhnhiênliệumáybay?
Đối mặt với hiện tượng nóng lên toàn cầu và tình trạng thiếu hụt dầu nhiên liệu, hải
quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm chế tạo nhiênliệumáy bay từ nguồn nước biển.
Tương lai máy bay sẽ chạy bằng nhiênliệu từ nước biển? Nguồn: internet
Các nhà hóa học đã xử lý nướcbiểnthành hydrocacbon mạch ngắn mà nếu tinh chế thêm
họ đã có thể tạo ra nhiênliệumáy bay gốc dầu hỏa. Nhưng vấn đề là họ sẽ phải tìm ra
một nguồn năng lượng sạch để có thể cung cấp năng lượng cho các phản ứng trong quá
trình tạo nhiênliệumáy bay nếu muốn sản phẩm cuối cùng không có cacbon gây hiệu
ứng nhà kính.
Quy trình xử lý bao gồm việc tách chiết khí cacbonic hòa tan trong nước và kết hợp nó
với khí hydro - thu được nhờ điện phân dung dịch nước - để tạo ra nhiênliệu
hydrocacbon.
Quy trình này sử dụng những biến thể khác nhau của quy trình phản ứng hóa học có tên
là quy trình Fischer - Tropsch, thường sử dụng để sản xuất nhiênliệu hydrocacbon (như
xăng) từ khí đốt tổng hợp - một hỗn hợp của cacbon monoxit và khí hydro có nguồn gốc
từ than đá.
Robert Dorner, nhà hóa học của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân tại Washington
cho biết, CO2 hiếm khi được sử dụng trong chu trình Fischer - Tropsch vì tính bền vững
hóa học của nó. Nhưng lượng CO2 lại rất dồi dào đồng thời lại là nguyên nhân chính gây
nên hiệu ứng nhà kính. Do đó nó là nguồn nguyên liệu hấp dẫn đầy tiềm năng.
Với số lượng máy bay hiện nay việc thiếu hụt nhiênliệu là điều tất nhiên. Ảnh minh họa
Đội nghiên cứu Hải quân đã tiến hành nhiều thí nghiệm nhằm tìm ra phương pháp giúp
quy trình xử lý không tạo ra quá nhiều khí methane không mong đợi. Thay vì đó sẽ thu
được nhiều hydrocacbon mong đợi hơn.
Trong quy trình Fischer - Tropsch truyền thống, cacbon monoxit và khí hydro được đun
nóng với sự có mặt của chất xúc tác nhằm bắt đầu một chuỗi phản ứng phức tạp để sản
xuất ra hỗn hợp gồm khí methane, sáp và hợp chất nhiênliệu lỏng.
Dorner và các đồng nghiệp đã nhận thấy rằng sử dụng chất xúc tác gốc coban khi tách khí
CO2 khỏi nướcbiển thì sản phẩm tạo ra phần lớn là khí methane. Chuyển sang dùng sắt
làm chất xúc tác là thì kết quả là chỉ có 30% methane được tạo ra. Với phần còn lại là
hydrocacbon mạch ngắn, họ có thể tinh chế chúng thànhnhiênliệumáy bay.
Tuy nhiên, Heather Willauer, nhà hóa học đứng đầu nghiên cứu này cho biết, cần phải cải
tiến nhiều hơn nữa để tạo ra lượng hydrocacbon tối ưu và có lẽ cần tìm ra một chất xúc
tác mới.
“Ý tưởng sử dụng cacbonic như là nguồn cung cấp cacbon là một ý tưởng rất hấp dẫn”. -
Philip Jessop, nhà hóa học của ĐH Queen tại Kingston, Ontario, Canada cho biết.
Nhưng để tạo ra nhiênliệumáy bay “sạch” thật sự thì quá trình điện phân sản xuất ra khí
hydro cần phải sử dụng nguồn năng lượng không có cacbon và một quy trình nhiều bước
phức tạp sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn nhiênliệu thu được. Thêm vào đó, mỗi bước
trong quy trình có thể phải thêm chi phí và nảy sinh nhiều vấn đề.
Như vậy, trước khi công nghệ trong mơ này có thể thành hiện thực thì trước mặt vẫn còn
nhiều vấn đề mà các nhà khoa học phải giải quyết.
. tạo nhiên liệu máy bay từ nguồn nước biển.
Tương lai máy bay sẽ chạy bằng nhiên liệu từ nước biển? Nguồn: internet
Các nhà hóa học đã xử lý nước biển thành. Biến nước biển thành nhiên liệu máy bay?
Đối mặt với hiện tượng nóng lên toàn cầu và tình trạng thiếu hụt dầu nhiên liệu, hải
quân Mỹ