Tài liệu CD PHAM KIM OANH pptx

83 446 0
Tài liệu CD PHAM KIM OANH pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, làm thế nào để tồn tại và phát triển đang và vẫn sẽ là một vấn đề nóng bỏng và cần quan tâm ở tất cả các doanh nghiệp. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phải mang lại hiệu quả, có lợi nhuận và có tích luỹ. Để thu được lợi nhuận các doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các vấn đề trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì giá thành sản phẩm sản xuất được coi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng một cách trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó, việc tính đúng và đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn mặt hàng sản xuất. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nên sau quá trình học tập, nghiên cứu lý thuyết ở nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty may Việt Huy, tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Việt Huy” để làm chuyên đề thực tập cho mình. Nội dung chuyên đề gồm 3 phần chính: - Phần I: Giới thiệu tổng quan về Công ty may Việt Huy - Phần II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Việt Huy. - Phần III: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Việt Huy. Mặc dù trong quá trình tìm hiểu lý luận và thực tiễn kế toán để hoàn thành bản chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thu Liên cùng các cô, các anh chị trong phòng kế toán của Công ty may Việt Huy, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân nhưng do kiến thức và trình độ còn hạn chế nên trong chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất Phạm Thị Kim Oanh 1 Kế toán A5 Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo cô giáo và các cán bộ trong phòng kế toán của Công ty may Việt Huy để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức hiểu biết của mình về công tác kế toán, phục vụ tốt hơn nữa cho công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên PHẠM THỊ KIM OANH Phạm Thị Kim Oanh 2 Kế toán A5 Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY VIỆT HUY I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may Việt Huy Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH thương mại & sản xuất hàng may mặc Việt Huy. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn Trụ sở chính: Số 63 ngõ 6A Trung Phụng - Đống Đa - Hà Nội Công ty TNHH thương mại & sản xuất hàng may mặc Việt Huy là một doanh nghiệp tư nhân bắt đầu xây dựng năm 1999 nhưng chính thức hoạt động năm 2000 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102001656 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội cấp ngày 20 tháng 12 năm 2000 với số vốn điều lệ là 500.000.000 đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Qui mô sản xuất ngày càng mở rộng, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, sản phẩm của công ty đã dần tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cũng trải qua nhiều giai đoạn . Khi mới thành lập (1999-2000) Công ty chỉ có 15 cán bộ công nhân viên các phòng ban. Máy móc thiết bị với số lượng ít, trang thiết bị còn lạc hậu. Mức doanh thu đạt được chưa cao mặc dù sản phẩm sản xuất đã được xuất khẩu hơn 90%. Tuy nhiên vào những năm gần đây (từ giữa năm 2001 đến 2004) Công ty đã phát triển với tốc độ cực mạnh đẩy doanh thu tăng lên gấp nhiều lần so với khi mới thành lập. Đồng thời số lượng cán bộ công nhân viên cũng tăng lên gần 100 lao động. Trong đó có cả trình độ cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề. Công ty ngày càng mở rộng qui mô sản xuất xuất khẩu, tích cực tìm kiếm đối tác và thị trường nước ngoài. Mặc dù gặp không ít những khó khăn trong việc mở rộng và phát triển cũng như tìm kiếm thị trường và còn nhiều khó khăn khác do ngoại cảnh gây ra nhưng công ty vẫn trải qua và hơn nữa hai năm gần đây (2004 - 2005) công ty đã đạt 95% doanh thu xuất khẩu Phạm Thị Kim Oanh 3 Kế toán A5 Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập và số lượng cán bộ công nhân viên lên tới gần 200 người. Công ty cũng đã gia công xuất khẩu đạt doanh thu còn lại tối đa. Trong những năm qua, công ty đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng đẩy mạnh sản xuất, tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên trong năm 2005-2006, công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh doanh số 0312000163 ngày 15/12/04 cho một chi nhánh công ty đặt tại Thường Tín, Hà Tây. Vì thế tình hình hoạt động sản xuất của công ty có phần biến động và gặp một vài khó khăn trong việc điều hành, quản lý để ổn định đưa chi nhánh công ty đi vào hoạt động hiệu quả. Song công ty vẫn cố gắng ổn định sản xuất kinh doanh, thực hiện đủ nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Với qui mô sản xuất ngày càng mở rộng, thị trường tiêu thụ ngày càng nhiều. Năm 2001 công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội cấp giấy đăng ký thay đổi vốn kinh doanh cho công ty với số vốn là 4.000.000.000 đồng. Công ty đã tập trung cải tiến thiết bị, máy móc phục vụ quản lý sản xuất cũng như sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ. Là một doanh nghiệp nhỏ nhưng với ý chí vươn lên, cộng với nhiệt tình gắn bó và tinh thần hăng say lao động, từ chỗ số lao động chỉ có 15 người nay đã gần 200 người. Công ty may Việt Huy đã đứng vững và ngày càng phát triển, uy tín ngày càng được nâng cao. Qua hơn 5 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt như cơ sở vật chất, trình độ quản lý và sản xuất ngày càng nâng cao, làm ăn có hiệu quả, cán bộ công nhân viên có việc làm ổn định và đời sống của họ không ngừng được nâng cao. Đó chính là những đóng góp thiết thực của Công ty may Việt Huy cho công cuộc đổi mới nền kinh tế nước nhà. Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế cho thấy sự phát triển của công ty trong hai năm qua: (đơn vị tính: đồng) Phạm Thị Kim Oanh 4 Kế toán A5 Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập Chỉ tiêu Năm So sánh 2004 2005 Số tuyệt đối % 1.Doanh thu 2.Lợi nhuận 3.Thuế nộp Nhà nước 4.Số lao động 5.Thu nhập bình quân 750.560.440 31.323.500 (123.582.945) 155 830.000 1.102.560.750 44.102.430 (286.381.201) 198 1.150.000 352.000.310 12.778.930 (162.798.256) 43 320.000 + 46,9 + 40,8 + 131,7 + 27,74 + 38,55 Vốn pháp định của công ty là 4 tỉ đồng. II. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. a. Đặc điểm sản xuất: Sản xuất kinh doanh hàng hoá, xuất nhập khẩu trực tiếp, với mặt hàng chính là các loại quần áo phục vụ cho các mùa. Sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường các nước Châu Âu, chủ yếu là thị trường nước Đức. Quá trình xuất khẩu tạo điều kiện cho công ty phát triển sản xuất thêm một số mặt hàng khác như găng tay, khăn, tất…. b. Nhiệm vụ: - Quản lý và sử dụng vốn đúng chế độ hiện hành, tự trang trải về tài chính, đảm bảo kinh doanh có lãi. - Nắm bắt khả năng kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ của thị trường để mở rộng sản xuất, kinh doanh, đề ra các biện pháp kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng để đạt tối đa lợi nhuận. - Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. c. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh. Qui trình công nghệ sản xuất :qua các công đoạn chính sau : - Công đoạn kiểm vải: Vải nhập về được công nhân kiểm vải kiểm tra từng loại vải, từng cây vải sau đố giao cho bộ phận cắt. Phạm Thị Kim Oanh 5 Kế toán A5 Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập - Công đoạn cắt: vải được cắt thành các chi tiết của một thành phẩm (thân áo, tay áo, cổ áo ) sau đó chuyển xuống cho các chuyền may. Đối với các tiểu phẩm có công đoạn in phải chuyển qua xưởng in sau đó mới chuyển chi tiết đã in lên chuyền may. - Công đoạn may: các chi tiết cắt được kết nối với nhau tạo thành các thành phẩm hoàn chỉnh chuyển sang cho kiểm hoá chuyền kiểm tra thành phẩm. Sau đó chuyển sang cho bộ phận hoàn thiện thực hiện nốt công đoạn cuối cùng để sản phẩm hoàn thành. - Công đoạn hoàn thiện: thực hiện là thành phẩm và chuyển qua bộ phận KCS và đóng gói. Sau đó đem nhập kho thành phẩm. SƠ ĐỒ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN ÁO III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của Công ty may Việt Huy được bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau: Phạm Thị Kim Oanh 6 Kế toán A5 Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh tế Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng đảm bảo chất luợng Phòng kế hoạch sản xuất Phòng kinh doanh XNK Phòng kế toán tổng hợp Phòng hành chính Đơn đặt hàng (hợp đồng kinh tế) Kho vật tư Kiểm vải May 1 May 2 KCSĐóng gói Kho thành phẩm Cắt May 3 Hoàn thiện Xưởng in Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: a. Phòng kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trình lên ban giám đốc, đôn đốc các bộ phận kỹ thuật, chất lượng, tổ chức lao động, vật tư để đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ nhu cầu sản xuất, xây dựng chiến lược phát triển mặt hàng mới đủ công nghệ để không ngừng mở rộng phát triển sản xuất, tiếp nhận các đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài, tính toán trả lời và phân phối các bộ phận thực hiện tốt kế hoạch đó. Quản lý các phương tiện vận chuyển nội bộ của công ty, phục vụ cho công tác điều độ sản xuất, lập kế hoạch gia công chế biến sản phẩm bên ngoài, tổ chức công tác thống kê tổng hợp từ phòng ban đến các phân xưởng sản xuất, phục vụ cho chỉ đạo sản xuất kinh doanh. b. Phòng kỹ thuật cơ điện: Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện qui trình kỹ thuật công nghệ cho qui trình sản xuất, vận hành thiết bị, tổ chức kiểm tra việc thực hiện qui trình đó. Xây dựng chương trình tiến bộ kỹ thuật hàng năm, xây dựng bổ sung hoàn thiện các định mức kỹ thuật, xác định mức tiêu hao vật tư và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng vận hành máy móc thiết bị. Lập kế hoạch dự phòng sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ, tham gia cùng phân xưởng để khắc phục sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất. Nghiên cứu các biện pháp đảm bảo môi trường sản xuất, môi trường làm việc trong phân xưởng. Phạm Thị Kim Oanh 7 Kế toán A5 Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập Tổ chức bộ phận chế thử để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, thực hiện chức năng xây dựng cơ bản, sửa chữa cải tạo nhà xưởng trong công ty. c. Phòng kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước trong toàn bộ các khâu sản xuất kinh doanh của công ty. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các qui định về chế độ, thể lệ, chỉ tiêu, quản lý chặt chẽ tiền hàng. Đồng thời theo dõi các khoản nợ, đảm bảo cân đối thu chi để phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. Kiểm tra việc kiểm kê định kỳ và hàng năm để quản lý, điều hành và phục vụ cho công tác quyết toán tài chính, tính toán và xây dựng giá thành sản phẩm. Ngoài ra còn quản lý hồ sơ nhân viên, thực hiện BHXH, tính toán, kiểm tra việc chấm công lao động để thanh toán tiền lương hàng tháng. d. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có chức năng cung ứng vật tư, nguyên liệu kịp thời, đảm bảo chất lượng, số lượng, đảm bảo giá cả hợp lý nhất. Tổ chức việc bán hàng và giới thiệu sản phẩm với mục tiêu tất cả hoàn thành kế hoạch doanh thu đã đặt ra. Theo dõi, kiểm tra các đại lý tiêu thụ để kịp thời cung cấp sản phẩm và thu tiền hàng, tổ chức công tác bốc dỡ nội bộ công ty, quản lý kho hàng, bảo quản vật tư, hàng hoá. Thực hiện chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư, sản phẩm của công ty, tích cực quan hệ với các bạn hàng để không ngừng phát triển mạng lưới tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh. e. Phòng đảm bảo chất lượng: Nghiên cứu, soạn thảo văn bản liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng để ban hành trong công ty, theo dõi việc thực hiện các văn bản nội qui quản lý chất lượng. Tổ chức công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật tư hàng hoá theo tiêu chuẩn của công ty. g. Phòng hành chính y tế: Phạm Thị Kim Oanh 8 Kế toán A5 Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập Tổ chức công tác văn thư, văn phòng, tiếp nhận công văn, giấy tờ, thư từ, báo chí, bưu phẩm, fax theo qui định. Quản lý con dấu và các giấy tờ khác có liên quan, trang trí, kẻ bảng tuyên truyền vào các dịp lễ Tết hoặc các sự kiện chính trị của Nhà nước và công ty. Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp, cấp thoát nước, trông giữ xe đạp, xe máy, tổ chức ăn ca, tổ chức chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phòng chống bệnh dịch. IV. Tổ chức công tác kế toán. 1. Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung để phù hợp với tổ chức sản xuất và quản lý của công ty. Theo đó toàn bộ công tác kế toán được tập trung ở phòng kế toán tổng hợp của công ty. Tại các phân xưởng không bố trí nhân viên kế toán mà chỉ có nhân viên thống kê ghi chép các công việc phát sinh ban đầu và chuyển về phòng kế toán của công ty để các nhân viên kế toán tiến hành ghi sổ kế toán. Phòng kế toán của công ty gồm 6 nguời trong đó có 1 kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán), 1phó phòng kế toán, 4 kế toán viên và 1 thủ quỹ. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình sau: Phạm Thị Kim Oanh 9 Kế toán A5 Kế toán trưởng Kế toán vật tư Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Kế toán tiêu thụ và TSCĐ Thủ quỹ Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp và tính giá thành ) Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập Chức năng, nhiệm vụ của từng người: a. Kế toán trưởng (trưởng phòng): Chỉ đạo chung công tác kế toán, tài chính trong phòng, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán, phân tích và cung cấp thông tin tài chính cho lãnh đạo công ty để chỉ đạo kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. b. Kế toán tổng hợp và tính giá thành (phó phòng): Chịu trách nhiệm thay thế kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng, tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, tiến hành tổng hợp số liệu để ghi sổ cái và lập các báo cáo tài chính cho các bên có liên quan. c. Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ mở sổ theo dõi vật liệu theo từng nhóm cả hiện vật lẫn giá trị, đồng thời theo dõi tình hình biến động (nhập, xuất, tồn) cuả các loại công cụ, dụng cụ. Cuối kỳ phải tiến hành tính giá vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho. c. Kế toán tiêu thụ và tài sản cố định: Phạm Thị Kim Oanh 10 Kế toán A5 [...]... được theo dõi ở bên Có của TK152 “Nguyên liệu, vật liệu ’ và được mở chi tiết theo từng loại vật liệu TK 151.1 - Nguyên, vật liệu chính TK 152.2 - Vật liệu phụ TK 152.3 - Nhiên liệu, động lực Để tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tham gia phục vụ cho sản xuất kế toán sử dụng TK621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” và tài khoản này được mở Phạm Thị Kim Oanh 22 Kế toán A5 Khoa Kế Toán Chuyên... lượng vật liệu tồn đầu kỳ = + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ - Số lượng vật liệu dư cuối kỳ - Về mặt giá trị : kế toán vật tư của công ty sử dụng phương pháp giá hạch toán để tính giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng Giá thực tế vật liệu xuất dùng Giá hạch toán của = vật liệu xuất dùng x Phạm Thị Kim Oanh 23 Hệ số giá Kế toán A5 Khoa Kế Toán Hệ số giá Chuyên đề thực tập Trị giá thực tế vật liệu tồn... yếu tố chi phí sau: - Chi phí về nguyên vật, liệu trực tiếp: Là những nguyên, vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm bao gồm: nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu, động lực + Nguyên vật liệu chính ở công ty chủ yếu là vải các loại để sản xuất quần áo ngủ, váy ngủ… + Vật liệu phụ bao gồm hoá chất, mác dệt, kéo, chỉ, tơ các loại, + Nhiên liệu động lực: dầu, than đốt, - Chi phí nhân... vật liệu trực tiếp của phân xưởng in TK 621.2 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp của bộ phận cắt TK 621.3 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp của bộ phận may TK 621.4 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp của bộ phận hoàn thiện TK 621.5 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp của bộ phận KCS TK 621.6 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp của bộ phận đóng gói Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu. .. vật liệu Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: một liên lưu tại phòng kinh doanh, một liên do phân xưởng lĩnh vật tư giữ, còn một liên thủ kho sau khi xuất kho ghi vào thẻ kho và chuyển lên phòng kế toán tổng hợp theo định kỳ ngắn (10 ngày) để kế toán vật tư tiến hành nhập dữ liệu vào bảng kê nhập, xuất vật liệu trong máy tính ∗ Cách xác định trị giá vật liệu xuất kho: - Về mặt lượng: Lượng vật liệu. .. chức hệ thống báo cáo tài chính Công ty sử dụng 4 báo cáo tài chính theo mẫu của bộ tài chính qui định bao gồm : - Bảng cân đối kế toán ( mẫu B01 – DN ) - Báo cáo kết quả kinh doanh ( mẫu B02 – DN ) - Bảng lưu chuyển tiền tệ ( mẫu B03 – DN ) - Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B04 – DN ) Các báo cáo trên do kế toán trưởng lập trên căn cứ các bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái các tài khoản trong hệ thống... thực tập Từ số liệu ở cột xuất trên “Bảng tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu máy tính sẽ tổng hợp và tính được tổng giá trị của nguyên, vật liệu xuất dùng theo giá hạch toán Sau đó kế toán sẽ vào bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ” cũng ở cột giá hạch toán Cuối tháng, từ giá trị dư đầu kỳ, nhập trong kỳ theo giá hạch toán và thực tế của từng loại vật liệu có thể... 100.167.725 Căn cứ vào hệ số giá của nguyên, vật liệu chính đã tính được kế toán vật tư lấy giá trị hạch toán nguyên, vật liệu chính nhân với hệ số giá để tính ra giá trị thực tế của Phạm Thị Kim Oanh 29 Kế Toán A5 Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập nguyên, vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất tại các phân xưởng Kết quả sẽ được ghi vào cột giá trị thực tế của vật liệu chính trên Bảng phân bổ số 2 Chân bNhờ... máy Phạm Thị Kim Oanh 27 Kế toán A5 Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập Biểu số 6 CÔNG TY MAY VIỆT HUY BẢNG KÊ NHẬP – XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 04 năm 2006 Nhập Chứng từ ST T Số Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 154 162 155 157 163 164 165 166 169 175 01/04 02/04 02/04 03/04 03/04 03/04 03/04 04/04 05/04 08/04 Diễn giải ĐVT Nhập vải nỉ Xuất vải nỉ - M112 Nhập chỉ màu Nhập vải dệt kim Xuất vải dệt kim - M98 Xuất... kết hợp của các chi phí về đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động của con người Nói cách khác chi phí sản xuất là biểu hiện bằng Phạm Thị Kim Oanh 15 Kế toán A5 Khoa Kế Toán Chuyên đề thực tập tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất, chế tạo sản phẩm Công ty may Việt Huy là một doanh nghiệp sản xuất nên nội dung chi phí sản xuất . nguyên vật, liệu trực tiếp: Là những nguyên, vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm bao gồm: nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu, động. trang trải về tài chính, đảm bảo kinh doanh có lãi. - Nắm bắt khả năng kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ của thị trường để mở rộng sản xuất, kinh doanh, đề ra

Ngày đăng: 19/01/2014, 12:20

Mục lục

    TP. KD - XNK Phụ trách bộ phận Người đề nghị

    PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY VIỆT HUY

    SƠ ĐỒ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN ÁO

    SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HỆ THỐNG HOÁ THÔNG TIN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN “CHỨNG TỪ GHI SỔ”

    BẢNG DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SX

    BẢNG DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SX

    PHIẾU ĐỀ NGHỊ LĨNH VẬT TƯ

    BẢNG KÊ NHẬP – XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU

    I. Số dư đầu tháng

    CHỨNG TỪ GHI SỔ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan