1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới và con đường thực hiện cách mạng khoa học công nghệ ở việt nam 25

23 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 67,51 KB

Nội dung

Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội dựa trên một nền khoa học vàcông nghệ tiên tiến, tạo ra lực lượng s

Trang 1

Phần 1 Mở đầu.

Các bạn có biết thế giới đang từng ngày thay đổi, luôn biến động và cónhững bước phát triển thần kỳ? Vậy nó thay đổi ra sao? Biến động như thếnào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những chặng đường phát triển của

nó để thấy được những điều thần kỳ vẫn đang diễn ra không ngừng

Mọi vấn đề của xã hội đều là vấn đề mà con người phải quan tâm bởi xãhội này là của loài người, do con người tạo ra và cũng do họ điều khiển nó.Lịch sử nhân loại đã và đang có những biến đổi đa dạng và sâu sắc về mọimặt, từ đời sống đến tinh thần, từ văn hóa đến tư tưởng, cả về lý luận và thựctiễn Xã hội phát triển không ngừng và có những quy luật chặt chẽ, trình độcủa con người ngày càng được nâng cao Con người đã biết ứng dụng nhiềuthành tựu khoa học kỹ thuật vào cac lĩnh vực của đời sống xã hội để cải biến

và định hướng cho nó phát triển

Nhân loại đã từng trải qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cuộccách mạng khoa học kỹ thuật lần hai hay còn gọi là cuộc cách mạng khoahọc công nghệ hiện đại đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới và làđộng lực quan trọng để phát triển nền kinh tế toàn cầu Nó giữ một vai tròquan trọng, quyết định sự phát triển và là cơ sở trong sự nghiệp đổi mớiđang phát triển

Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy nhiệm

vụ hàng đầu là phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa hiện đại hóa đấtnước, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu vươn lên thànhmột nước công nghiệp trên thế giới Công nghiệp hóa hiện đại hóa phải liêntục trau dồi những tri thức nhân loại, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹthuật, khoa học công nghệ hiện đại vận dụng sáng tạo để phát triển để pháttriển nền kinh tế, từng bước hình thành nền kinh tế trí thức tạo một bước tiếnmới cho sự phát triển của đất nước

Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta là xây dựng

cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội dựa trên một nền khoa học vàcông nghệ tiên tiến, tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngàycàng tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiệnđời sống vật chất, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh

Để từng bước thực hiện thành công mục tiêu lâu dài trên, mục tiêu tổngquát của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa của nước ta được ĐảngCộng sản Việt Nam xác định tại Đại hội lần thứ VIII và tiếp tục khẳng định

Trang 2

tại Đại hội lần thứ IX và lần thứ X là: “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạngkém phát triển Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tếtri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theohướng hiện đại hoá vào năm 2020”.

Phát triển nền kinh tế trí thức phải vận dụng được những tiến bộ khoahọc công nghệ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mới có thể thoát khỏitình trạng nghèo nàn lạc hậu Phải coi khoa học công nghệ là động lực của sựphát triển, cần liên tục đổi mới phương thức sản xuất, cải tạo lực lượng sảnxuất từ đó nâng cao năng suất lao động cho xã hội bởi trình độ khoa học côngnghệ của nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp so với các nước trên thế giới

và trong khu vực, năng lực sáng tạo công nghệ mới còn hạn chế, chưa đápứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Khoa họccông nghệ nước ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, trước xuthế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và kinh tế tri thức trên thếgiới

Mọi vấn đề của xã hội đều là những vấn đề, đối tượng nghiên cứu củatriết học, triết học với tư cách là khoa học của các ngành khoa học đã đi sâuvào đời sống con người và đã trở thành một ngành khoa học chủ chốt khôngthể thiếu Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bãotrên thế giới, nó đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của loàingười Đứng từ góc độ triết học chúng ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu nó đểbiết rõ hơn về vấn đề nóng bỏng này của xã hội Chính vì vậy tôi lựa chọn đề

tài “Cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới và con đường thực hiện

cách mạng khoa học công nghệ ở Việt Nam” để có được những nhận thức đầy

đủ hơn về nó Nhưng vì khả năng có hạn tôi chưa thể trình bày được đầy đủ

về vấn đề này dù đã cố gắng rất nhiều Vậy các bạn hãy cùng tôi tham gia vàobài tiểu luận để bổ sung những thiếu sót sửa những lỗi sai, hoàn thiện nó đểchúng ta có một đề tài thật hoàn hảo nhé!

Chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của tất cả các bạn!

Trang 3

Phần 2 Nội dung

A NGUỒN GỐC VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Lực lượng sản xuất trong lý luận hình thái kinh tế xã hội trước Mác.

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.Trong quá trình sản xuất, con người kết hợp sức lao động của mình và tư liệusản xuất trước hết là công cụ lao động tạo thành tư liệu lao động khai thácgiới tự nhiên làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình Chínhngười lao động là chủ thể trong quá trình sản xuất với sức mạnh và kỹ nănglao động của mình, sử dụng tư liệu lao động trước hết là công cụ lao động tácđộng vào tư liệu sản xuất để tạo ra vật chất

Công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là sức mạnh tri thức đa được vậtthể hóa, nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất

-Nó là yếu tố động nhất của tư liệu sản xuất, được hoàn thiện không ngừngtrong quá trình tích lũy kinh nghiệm, với những phát minh sáng chế kỹ thuật.Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tựnhiên của con người là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử

Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngàycàng to lớn sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lựcmạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển Ngày nay, khoa học đã phát triển đếnmức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến động to lớn trong sảnxuất, trong đời sống và trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp” Sức lao độngđặc trưng cho lao động hiện đại không còn chỉ là kinh nghiệm và thói quencủa họ mà còn là tri thức khoa học Có thể nói khoa học và công nghiệp hiệnđại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại

Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ laođộng, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ tổchức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuấttheo hướng thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển Ứng dụng khoahọc công nghệ hiện đại vào sản xuất là tạo ra một sự đổi mới quan trọng tronglực lượng sản xuất, nó sẽ làm thay đổi, cải biến quan hệ sản xuất xã hội là mộtnhân tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội

Trang 4

II Sự hình thành những đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế tri thức.

Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, côngnghệ sinh học, công nghệ vật liệu nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc,nhanh chóng về cơ cấu, chức năng và phương pháp hoạt động Đây là mộtbước ngoặt có ý nghĩa lịch sử đặc biệt: lực lượng sản xuất xã hội đang chuyển

từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từvăn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ

Vậy kinh tế tri thức là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng dễ chấpnhận nhất hiện nay là định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế(OECD) đưa ra năm 1995: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh

ra, phổ cập và sử dụng nền kinh tế tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với

sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống

Với định nghĩa trên, có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát triển caocủa lực lượng sản xuất xã hội, mà trong quá trình lao động của ngừơi lao động

và toàn bộ lao động xã hội, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốcdân thì hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi trong khihàm lượng tri thức, hao phí lao động trí óc tăng lên

Ở trình độ kinh tế tri thức những ngành dựa vào tri thức, dựa vào nhữngthành tựu mới của khoa học, công nghệ có tác động to lớn tới sự phát triển xãhội Chẳng hạn như công nghệ thông tin công nghệ sinh học nhưng cũng cóthể là những ngành kinh tế truyền thống (như nông nghiệp, công nghiệp, dịchvụ) được ứng dụng khoa học công nghệ cao

Một ngành kinh tế được coi là đã trở thành kinh tế tri thức ki giá trị do trithức tao ra chiếm tỷ lệ áp đảo (khoảng 70%) trong tổng giá trị sản xuất củangành đó Một nền kinh tế được coi là đã phát triển đến trình độ kinh tế trithức khi tổng sản phẩm các ngành kinh tế tri thức chiếm khoảng 70% tổng sảnphẩm trong nước (GDP)

Trên thế giới hiện nay, ở các nước thuộc Tổ chức OECD, các ngành kinh

tế tri thức đã đóng góp trên 50% GDP (MỸ 55,3% ; Nhật bản 53% ) Nhiềunền kinh tế công nghiệp mới và các nước đang phát triển cũng đang hướngmạnh vào nền kinh tế tri thức, tập trung nỗ lực để phát triển nhanh một sốngành kinh tế tri thức, như công nghệ thông tin Internet, thương mại điện tử,công nghệ phần mềm

Qua thực tế phát triển, có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu của kinh

tế tri thức như sau:

Trang 5

- Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trựctiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế.

- Trong kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế

có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng ; trong đó các ngành kinh tế dựa vàotri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngàycàng tăng và chiếm đa số

- Trong kinh tế tri thức, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trênmọi lĩnh vực và thiết lập đựơc các mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp cảnước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình Thông tin trở thành tài nguyênquan trọng nhất của nền kinh tế

- Trong kinh tế tri thức nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá;

sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọingười và phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội

- Trong kinh tế tri thức, mọi hoạt động có liên quan đến vấn đề toàn cầukinh tế, có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng đến mọi mặt của đời sống

xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới

Với những đặc điểm ngày càng to lớn và vai trò của kinh tế tri thức, Báocáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhấn mạnh:

“tranh thủ cơ hội thuận do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế củanước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theođịnh hướng xã hôi chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức là yếu tố quantrọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá hiện đại hoá

B BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRÊN THẾ

GIỚI CUỐI THẾ KỶ XX - ĐẦU THẾ KỶ XXI

I Khái quát sự phát triển khoa học công nghệ.

Thế kỷ XX là thế kỷ của cuộc cách mạng vĩ đại nhất của lịch sử pháttriển nhân loại trong các lỉnh vực như xã hội, kinh tế, khoa học và công

nghệ…Với vai trò là động lực của sự phát triển, các cuộc cách mạng tronglĩnh vực khoa học công nghệ ngày càng tác động mạnh mẽ tới sự phát triểnkinh tế - xã hội của các nước trên thế giới Nền tảng của cuộc cách mạng này

là những phát kiến vĩ đại và những đổi mới công nghệ có tính đột phá trongcác lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ diễn ra trong suốt thế kỷvừa qua

Trang 6

Những thành tựu to lớn trong lĩnh vực các khoa học tự nhiên đã tạo racác tiền đề khởi phát căn bản cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.Cuộc cách mạng này gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau, đó là:

Giai đoạn 1: cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật (từ thập niên 40 đếngiữa thập niên 70 của thế kỷ XX)

Giai đoạn 2 : cuộc cách mạng khoa hoc và công nghệ hiện đại (từ sauthập niên 70 của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI)

Nếu trong nhiều thế kỷ trước đây, khoa học chỉ phát triển một cách độclập và mãi cho tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mới có quan hệ mật thiếtvới kỹ thuật và công nghệ, với tốc độ phát triển chậm hơn so với chúng thìvào nửa sau của thế kỷ XX, khoa học đã tiến vượt lên trên và giữ vị trí chủđạo trong dây chuyền “khoa học – kỹ thuật – sản xuất” Kể từ đây, đã diễn raquá trình khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp, không chỉ biểuhiện ở vai trò của khoa học ngày càng tăng, mà điều kiện cần thiết để lựclượng sản xuất lên một bước phát triển mới

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã bắt đầu và thực sự bùng nổ kể từthập niên 40 đến giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, giai đoạn đầu của cuộccách mạng công nghiệp lần thứ ba được đặc trưng bởi việc áp dụng nhanhchóng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vì vậy nền kinh tế thế giới đãđạt được tốc độ tăng trưởng 5% - 6% vào đầu nửa sau của thế kỷ XX

Tiếp ngay theo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, từ thập niên 80 trở đicuộc cách mạng công nghiệp đã quá độ sang một giai đoạn mới, đó là cuộccách mạng khoa học công nghệ hiện đại Các chuyển dịch này là kết quả củaquá trình tích lũy lâu dài các thành tựu khoa học của việc tăng quy mô sửdụng kỹ thuật mới và đổi mới công nghệ sản xuất Nó đã đưa nhân loại tiến

vào ngưỡng cửa của một thời đại mới, đó là thời đại trí thức Đây là bước

quá độ sang sự phát triển kỹ thuật và công nghệ hoàn toàn dựa trên cơ sở khoahọc trong lĩnh vực của đời sống xã hội và các ngành sản xuất vật chất biếnbản thân khoa học thành nền công nghiệp trí thức Trong thời đại trí thức, tríthức con người đóng vai trò quyết định của sự phát triển, họ sử dụng tri thứccủa mình để chế tạo ra các lại máy móc, các thiết bị có thể thay thế một phầnchức năng điều khiển tư duy của mình trong một số lĩnh vực với kết quả caohơn nhiều so với bộ não con người Trong thời đại tri thức, nền kinh tế côngnghiệp sẽ chuyển thành nền kinh tế thông tin (hay còn gọi là kinh tế trí thức,kinh tế tin học, kinh tế mạng…)

Với cốt lõi là cuộc cách mạng vi điện tử diễn ra từ đầu thập niên 60 vàcác thành tựu khoa học kỹ thuật lớn nhất của thế kỷ XX, cuộc cách mạng

Trang 7

khoa học công nghệ hiện đại còn là bước quá độ dưới sự chỉ đạo và với vai tròdẫn đường của khoa học sang quá trình tổ chức lại về căn bản công nghệ sảnxuất, điều tiết các quá trình công nghệ với quy mô ngày càng tăng, tổ chức lạitất cả các lĩnh vực đời sống xã hội trên cơ sở những ngành công nghệ cao màcác cuộc cách mạng trước đó chưa đủ điều kiện tạo ra một cách hoàn chỉnhnhư công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, côngnghệ năng lượng, công nghệ tự động hóa trên cơ sở kỹ thuật vi điện tử… Vớicuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, khái niệm “kỹ thuật” đã đượcbao hàm trong khái niệm “công nghệ”, kể từ đây cụm từ “khoa học côngnghệ” đã thay thế dần cụm từ “khoa học kỹ thuật”.

Kết quả là, từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX trở đi, một loại hình xãhội mới với tên gọi là xã hội thông tin đang từng bước được hình thành tronglòng xã hội công nghiệp với sự gia tăng ngày càng lớn của các loại hình dịch

vụ (nhất là các ngành xử lý thông tin) trong cơ cấu sản xuất xã hội

II Những đặc trưng, xu thế vận động và phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

1 Những đặc trưng và xu thế vận động mới.

Mặc dù cho tới nay chưa có một công trình nào đưa ra một định nghĩađầy đủ và cụ thể về cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Nhưngchúng ta có thể hiểu cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là sự thayđổi căn bản trong bản thân các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như mốiquan hệ và chức năng xã hội của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái pháttriển của lực lượng sản xuất bị thay đổi hoàn toàn Vai trò hàng đầu là yếu tốcon người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng đồng bộcác ngành công nghiệp mới có hàm lượng khoa học công nghệ cao (côngnghệ cao - hi - tech) như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, côngnghệ sinh học

Ở những nét khái quát nhất có thể định nghĩa cuộc cách mạng khoa họccông nghệ hiện đại là sự biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất của xã hội hiệnđại, được thực hiện với vai trò dẫn đường của khoa học trong toàn bộ chutrình “khoa học - công nghệ - sản xuất - con người - môi trường” Trong đó,

có thể thấy một số đặc điểm lớn sau :

Một là, sự vượt lên trước của khoa học so với kỹ thuật và công nghệ, tạo

điều kiện đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật - công nghệ

Hai là, các yếu tố riêng biệt của quá trình sản xuất được kết hợp hữu cơ

với nhau tạo thành một hệ thống liên kết trên quy mô quốc gia và quốc tế tạo

Trang 8

điều kiện xuất hiện các hệ thống công nghệ mới về nguyên tắc (cách mạngcông nghệ).

Ba là, hầu hết các chức năng lao động dần dần được thay thế từ thấp đến

cao, từ lao động chân tay sang lao động trí tuệ, con người từ chỗ bị lệ thuộc,

bị trói chặt vào quá trình sản xuất tiến lên làm chủ và chi phối quá trình sảnxuất

Bốn là, phát triển hệ thống lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao

động xã hội, tác động từ nhiều khía cạch làm phân công lao động xã hội trongphạm vi quốc gia và quốc tế ngày càng mở rộng

So với các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai trướcđây chỉ là thay thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằngmáy móc cơ khí hoặc tự động hóa một phần, hay tự động hóa cục bộ trongcách mạng khoa học kỹ thuật, thì khác biệt căn bản nhất của cuộc cách mạngkhoa học công nghệ hiện đại là sự thay thế phần lớn và hầu hết chức năng củacon người (cả lao động chân tay lẫn lao động trí óc) bằng các thiết bị máymóc tự động hóa hoàn toàn trong quá trình sản xuất nhất định

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỷ XVII đến đầu thế

kỷ XIX) đã thay thế sức mạnh cơ bắp, sức kéo của động vật, sức gió, sứcnước, bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước vànguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới như sắt, than đá làm nềnkinh tế quá độ từ thời đại nông nghiệp sang nền sản xuất cơ khí trên cơ sởkhoa học Cách mạng công nghiệp lần hai (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)

đã chuyển nền sản xuất sang nền sản xuất dựa trên cơ sở điện cơ khí và sanggiai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất với hệ thống kỹ thuật dựa trênnguồn lực là động cơ đốt trong, năng lượng là điện năng, dầu mỏ… đến cuộccách mạng khoa học kỹ thuật (thập niên 40 đến thập niên 80 của thế kỷ XX)với sự phát triển mạnh mẽ của tự động hóa và điều khiển hóa học trong cáclĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sản xuất Nếu các cuộc cách mạngcông nghiệp trước đây góp phần tiết kiệm lao động sống thì cuộc cách mạngkhoa học công nghệ hiện đại, hơn thế nữa còn góp phần tiết kiệm tài nguyênthiên nhiên và các nguồn lực khác cho xã hội, cho phép tương đối ít các

phương tiện sản xuất tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng Nếu cơ

sở của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là năng lượng hạt nhân dựa trênnguyên tắc phân dã hạt nhân gây ra chất thải và ô nhiễm môi trường thì cáchmạng khoa học công nghệ hiện đại có năng lượng hạt nhân dựa trên nguyêntắc hoàn toàn mới là tổng hợp hạt nhân không có kèm theo các sản phẩm gây

ô nhiễm cho môi trường, đây chính là nguồn năng lượng của tương lai

Trang 9

2 Xu thế và dự báo phát triển khoa học công nghệ đầu thế kỷ

XXI.

2.1 Xu thế phát triển khoa học công nghệ.

Những đột phá khoa học công nghệ mới cuối thế kỷ XX đã làm đảo lộnhình thái mọi phương diện chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội của đời sống xãhội loài người Trong thế kỷ XXI, sự phát triển như vũ bão của cách mạngkhoa học công nghệ hiện đại dựa trên cơ sở các cuộc cách mạng lớn trong cáclĩnh vực đời sống (vật lý điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,công nghệ vật liệu mới…) đang mở đường cho nhân loại tiến vào các kỷnguyên lớn về khoa học công nghệ:

- Kỷ nguyên thông tin (khoảng từ năm 2010 – 2015) tiếp theo của hai kỷnguyên : Kỷ nguyên nông nghiệp và kỷ nguyên công nghiệp

- Kỷ nguyên sinh học - cách mạng sinh học là then chốt kể từ sau khiphát hiện ra mã AND

- Kỷ nguyên vật liệu mới : Tiêu biểu là sự phát hiện các vật liệu siêu dẫn

- Kỷ nguyên siêu cơ bản : Dựa trên những khám phá mới của lĩnh vực vật

lý lượng tử và các siêu cơ bản

- Kỷ nguyên năng lượng mới : Nguồn năng lượng là năng lượng tổng hợpnhiệt hạch (được tìm ra từ năm 1991)

- Kỷ nguyên vũ trụ : Công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu,công nghệ chế tạo các vi - điện tử và tới đây là công nghệ vi - quang tử

Các kỷ nguyên đã diễn ra trên nền tảng của những xu thế phát triển lớntrong các lĩnh vực khoa học công nghệ :

Xu thế chuyển từ định hướng vào mạng sang định hướng vào nội dung

trong công nghệ thông tin và truyền thông

Công nghệ gen.

Phỏng sinh học.

Công nghệ Nano.

Trang 10

Lượng tử quang học : Mục tiêu xây dựng một lý thuyết thống nhất về

các hạt và các lực chi phối toàn bộ thế giới để giải thích các bí mật lớn lao của

Thực phẩm được sản xuất bằng phương pháp di truyền học, giảm thiểumột nửa số lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu có hại, hải sản phát triểnbằng cách nuôi trồng thủy sản đảm bảo phần lớn hải sản tiêu dùng…

Công nghệ thông tin - phần cứng máy tính sử dụng các thiết bị máy tínhrộng rãi từ các loại máy vi tính bỏ túi đến siêu máy tính, các chíp sinh học

Công nghệ thông tin - phần mềm máy tính phục vụ thiết thực cho cáchoạt động của con người như cảm nhận giác quan bằng máy tính, dịch ngônngữ bằng máy tính…

Chế tạo cơ khí học với máy tính, người máy được sản xuất phục vụ chocông việc

Vật liệu mới siêu dẫn, Composit thay thế kim loại truyền thống

Phát triển các dịch vụ tự chăm sóc sức khỏe bằng máy tính điện tử, liệupháp gen được sử dụng rộng rãi để ngăn chặn và điều trị các căn bệnh ditruyền, đặc biệt là các bộ phận cơ thể được sản xuất bằng phương pháp tổnghợp

Một chuyến bay có người tới sao hỏa sẽ được thực hiện, con người đạtđược tốc độ gần với tốc độ của ánh sáng

Giao thông vận tải: Phát triển các đường ray tốc độ cao, tàu bay siêu âmcho các chuyến bay xuyên đại dương, các hệ thống giao thông vận tải thôngminh được sử dụng phổ biến để giảm tắc nghẽn giao thông trên xa lộ

Trang 11

C CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI VỚI VẤN ĐỀ

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM.

I Khoa học công nghệ tác động đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết là quá trình cải biếnlao động thủ công, lạc hậu thành lao ứng dụng ngày càng nhiều hơn và phổbiến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước động sửdụng máy móc, tức là phải cơ khí hoá nền kinh tế quốc dân Đó là nước

chuyển đổi rất căn bản từ nền kinh tế nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh

tế công nghiệp

Đi liền với cơ khí hoá là hiện đại hoá và tự động hoá sản xuất từng bước

và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòihỏi phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, trong đóthen chốt là ngành chế tạo tư liệu sản xuất Sở dĩ như vậy là vì, theo quanđiểm của chủ nghĩa Mác-Lênin tái sản xuất mở rộng của khu vực sản xuất tưliệu sản xuất, đặc biệt là của ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tưliệu sản xuất, quyết định quy mô tái sản xuất mở rộng (hay tốc độ tăng

truởng) của toàn bộ nền kinh tế Sự phát triển của các ngành chế tạo tư liệusản xuất là cơ sở, là “đòn xeo”để cải tạo, phát triển nền kinh tế quốc dân, pháttriển cho khu vực nông - lâm - ngư nghiệp Sự phân loại trên cho ta thấy đốitượng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tất cả các ngành kinh tế quốc dânnhưng trước hết và quan trọng nhất là ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sảnxuất

Đồng thời, mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn là sử dụng kỹthuật, công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại nhằm đạt năng suất lao động xãhội cao Tất cả những điều đó chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở một nềnkhoa học công nghệ phát triển đến một trình độ nhất định

Khi mà nền khoa học của thế giới đang có sự phát triển như vũ bão, khoacủa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; khi mà công nghệ đangtrở thành nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất tức là nóiđến khả năng cạnh tranh của hàng hoá; hiệu quả của sản xuất, kinh doanh thìkhoa học - công nghệ phải là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Phát triển khoa học - công nghệ trong điều kiện Việt Nam hiện nay cầnchú ý tới những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, phải xác định được những phương hướng đúng đắn cho sự phát

triển khoa học công nghệ Sở dĩ như vậy là vì, khoa học công nghệ là lĩnh vực

Ngày đăng: 08/11/2021, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w