Với lợi thế là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị và văn hóa của cảnước, với các điều kiện tự nhiên phong phú, các nguồn lực cho phát triển dồidào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, Thành p
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
Thành phố Hà Nội
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viênLớp
Khoa
: TS.Nguyễn Thị Đông
: Đinh Thị Tú: 5083101249: Đầu Tư 8A: Kinh tế
Hà Nội, tháng 6 năm 2021
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập tại Học viện Chính Sách và Phát triển, bêncạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡtận tình của các thầy cô giáo Em xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo,quý thầy cô giáo trong Học viện đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho emnhững kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tậptrên giảng đường, là hành trang để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp nàycũng như làm nền tảng để em bước vào thực tiễn sau này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các Anh, Chị đangcông tác tại phòng Kế hoạch – Tổng hợp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư ThànhPhố Hà Nội đặc biệt là Anh Nguyễn Thái Đông và Chị Đỗ Quang Anh đã chophép và giúp đỡ nhiệt tình trong việc thực tập và cung cấp các tài liệu, số liệucần thiết để em hoàn thành khóa luận này
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Đông –Giảng viên, Phó trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Học viện Chính sách và Pháttriển đã hướng dẫn tận tình, sát sao để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệpnày được hoàn thiện nhất
Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy cô, bạn bè trong Khoa Kinh tế, bộmôn Đầu tư – Học viện Chính sách và Phát triển đã tạo điều kiện và ủng hộ để
em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội” là do bản thân
tự nghiên cứu với sự hướng dẫn của giảng viên TS.Nguyễn Thị Đông Nộidung trong đề tài có tham khảo nhưng không sao chép công trình nghiên cứucủa người khác Mọi số liệu trong bài đều được trích nguồn rõ ràng Các sốliệu thực tế được lấy từ Niên giám thống kê Hà Nội và các báo cáo cuối năm
do anh/chị Sở Kế Hoạch và Đầu tư cung cấp
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan này
Sinh viên thực hiệnĐinh Thị Tú
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU SỬ DỤNG 2
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 8
1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
1.1.2 Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
1.1.3 Đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
1.1.4 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
1.2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
1.2.1 Đối với quốc gia đầu tư 11
1.2.2 Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư 12
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 14
1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 14
1.3.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng 15
1.3.3 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong và ngoài nước 15
1.3.4 Sự ổn định an ninh – chính trị quốc gia 16
1.3.5 Môi trường hành chính – pháp luật 16
1.3.6 Văn hóa 17
1.3.7 Trình độ lao động và khoa học công nghệ 17
1.4 Kinh nghiệm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 18
1.4.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của Thành phố Hồ Chí Minh 18
1.4.2 Kinh nghiệm thu hút FDI của Thành phố Đà Nẵng 21
1.4.3 Bài học kinh nghiệm thu hút FDI cho Thành phố Hà Nội 23
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 25
2.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và công tác xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập 25
2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 25
2.1.2 Tình hình công tác xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội 27
2.2 Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 29
2.2.1 Khái quát về tình hình thu hút nguồn vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 33
2.2.2 Tình hình thu hút FDI của Thành phố Hà Nội 34
2.3 Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội 46
2.3.1 Những thành tựu đạt được 46
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 50
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025 57
3.1 Ảnh hưởng của bối cảnh trong nước và thế giới đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội 57
3.1.1 Bối cảnh quốc tế 57
3.1.2 Bối cảnh trong nước 59
3.2 Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố 63
3.3 Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2021-2025 64
3.3.1 Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi 64
3.3.2 Tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ 66
3.3.3 Xây dựng Chính phủ điện tử 68
3.3.4 Xây dựng các cơ chế chính sách mới 69
3.3.5 Hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận đất đai 70
3.3.6 Đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư 70
Trang 63.4 Kiến nghị 71 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
BOT Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
BT Hợp đồng xây dưng – chuyển giao
BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh
CGCN Chuyển giao công nghệ
EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
KH, CN & ĐMST Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU SỬ DỤNG
Bảng 1 Vốn đầu tư đăng ký và thực hiện của các dự án FDI 35
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019
Bảng 2 Dự án còn hiệu lực lũy kế đến 31/12/2019 phân theo 40
ngành kinh tế
Bảng 3 Dự án còn hiệu lực lũy kế đến 31/12/2019 phân theo 41
hình thức đầu tư
Bảng 4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài lũy kế đến 31/12/2019 43
theo đối tác đầu tư
Bảng 5 Lao động công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội phân 45
theo khu vực kinh tế giai đoạn 2015 – 2019
Bảng 6 Lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phân 45
theo ngành kinh tế giai đoạn 2015 – 2019Biểu đồ 1 Vốn đầu tư đăng ký và thực hiện của các dự án FDI 38
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế hoạt động và phát triển trên
cơ sở hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới Hội nhập đã tạo điềukiện cho nền kinh tế của mỗi quốc gia những cơ hội phát triển song cũng đặt
ra không ít thách thức nhất là đối với những nền kinh tế đang phát triển.Trong hội nhập kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò cực kỳ to lớn
Nó là nhân tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện chuyểndịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo chiều hướng tiến bộ, giảm nhẹ gánh nặng thấtnghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực vàtrên thế giới
Sau những năm thực hiện chính sách mở cửa, khu vực kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài và các hoạt động đối ngoại ngày càng phát huy vai trò quantrọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội củaViệt Nam Đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổngvốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, giatăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng gópngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêmviệc làm
Với lợi thế là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị và văn hóa của cảnước, với các điều kiện tự nhiên phong phú, các nguồn lực cho phát triển dồidào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, Thành phố Hà Nội đã và đang là địa bàn hấpdẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Hoạt động đầu tư của Hà Nội có
sự phát triển theo hướng tích cực, tăng cả về số lượng và chất lượng.Thực tếtrong những năm qua, FDI là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát
Trang 10triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI và quá trìnhhoạt động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
đã và đang xuất hiện những biểu hiện thiếu tích cực như cơ cấu đầu tư FDItheo ngành còn mất cân đối, chỉ tập trung chủ yếu vào những ngành nghề sửdụng nhiều lao động, chưa chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngànhcông nghiệp ít gây hại đến môi trường, sử dụng công nghệ cao và có giá trịgia tăng lớn Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Thànhphố Muốn vậy ngoài việc sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực sẵn có Hà Nộiphải có kế hoạch thì chiến lược thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàinhằm góp phần phát triển thủ đô cũng cực kỳ quan trọng và cấp thiết
Nhận thấy được điều này nên em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải
pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2 Một số công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tìm hiểu tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên các mặtkinh tế - xã hội, nhiều tác giả đã nghiên cứu trong các đề tài luận văn, luận án,báo hay các tạp chí khoa học Cụ thể có thể kể đến một số công trình nghiêncứu nổi bật như:
- Nguyễn Thu Trang (2015), “Giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện
Chính sách và Phát triển Công trình này đã làm rõ được bản chất và vai tròquan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với quá trình phát triển KT-XHcủa Việt Nam trong qua trình đổi mới Công trình cũng nêu được một số hạn chế
và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thu hút và sử dụng có hiệu quả vốnFDI, từ đó đưa ra được một số giải pháp cơ bản nhằm sử dụng có hiệu quảnguồn vốn này
- Nguyễn Thị Thu Hương (2017), “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại
Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ kinh tế Công trình này đã làm rõ các vấn đề lý
luận liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn FDI, vận dụng một số chỉ tiêu đánh giáhiệu quả KT-XH để đánh giá thực trạng hiệu qủa sử dụng vốn FDI tại Hải
Trang 11Phòng giai đoạn 2010 – 2015, từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI.
- Ngô Thị Thùy Dung (2018), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh
Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sĩ kinh tế Công trình đã hệ thống hóa cơ sở lý luận
và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích và đánh giáthực trạng thu hút vốn FDI ở tỉnh Quảng Ngãi
- Ngô Trung Hùng (2013), “Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, luận văn thạc sĩ kinh tế Đề tài đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Phântích thực trạng môi trường đầu tư, thu hút và đóng góp của nguồn vốn FDI vàophát triển KT-XH của tỉnh Bến Tre Từ đó nêu được những nhân tố ảnh hưởngđến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bến Tre và đề xuất một số giảipháp nhằm đẩy mạnh công tác thu hút vốn FDI trong thời gian tới
Ngoài ra, còn có nhiều bào viết, công trình nghiên cứu trên các tạp chí,
kỷ yếu hội thảo khoa học ít nhiều có đề cập đến thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài ở Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nàonghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố
Hà Nội một cách toàn diện có hệ thống và có cập nhật Vì vậy, việc nghiêncứu thực trạng và đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Thành phố Hà Nội là vấn đề cấp thiết
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên, đề tài sẽ giải
quyết 3 nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đánh giá thực trạng thu hút FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội giaiđoạn 2016 – 2020, trên các phương diện kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Trang 12- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI trên địa bàn Thành Phố Hà Nội.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn Thành phố Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địabàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 và đề xuất giải pháp thu hút giaiđoạn 2021 – 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứusau:
- Phương pháp hệ thống hóa: Khóa luận hệ thống lại các cơ sở lý luận
và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (Chương 1) để từ đó đưa ra nhậnđịnh chính xác và khách quan về thực trạng thu hút FDI trên địa bàn Thànhphố Hà Nội
- Phương pháp thu thập số liệu: Khóa luận sử dụng số liệu đã đượccông bố trong các giáo trình, văn kiện, báo cáo cuối năm cũng như Niên giámthống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội để làm cơ sở phân tích và đánhgiá khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bànThành phố Hà Nội
- Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này cho ta thấy đượcđiểm tương đồng cũng như những khác biệt trong kinh nghiệm thu hút FDIcủa các địa phương khác để rút ra bài học kinh nghiệm thu hút FDI cho Thànhphố Hà Nội
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp và diễn dịch: Từ những sốliệu thu thập được cũng như bài học kinh nghiệm được rút ra, làm cơ sở cho
Trang 13việc phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan trong việc thu hút FDI , từ
đó đề xuất những giải pháp tốt nhất và tối ưu nhất để thu hút nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới
- Đồng thời khóa luận cũng kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu củamột số công trình có liên quan để phát triển đề tài được chính xác và khách quanhơn
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương chính sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địabàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- Chương 3: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địabàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo tổ chức Thương mại Thế giới, FDI được định nghĩa như sau:Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI)xảy ra một khi một nhà đầu tư một nước (nước chủ đầu tư) có được một tàisản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản người đó quản lý ở nướcngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thườnghay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay
“chi nhánh công ty”
Theo IMF, FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt đượcnhững lợi ích lâu dài của doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh
tế khác với nền kinh tế nước chủ đầu tư, mực đích của chủ đầu tư là dànhquyền quản lý thực sự doanh nghiệp
FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vàonước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công
ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này
1.1.2 Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thực chất cơ bản bên trong của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư trựctiếp nước ngoài bao gồm: Duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất của chủ đầu
tư (vấn đề vốn, kỹ thuật, sản phẩm ); Khai thác các nguồn lực và xâm nhậpthị trường của các nước nhận đầu tư; Tranh thủ lợi dụng chính sách khuyến
Trang 15khích của các nước nhận đầu tư; Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp để thựchiện các ý đồ kinh tế (hoặc phi kinh tế) mà các hoạt động khác không thựchiện được; Chuyển giao công nghệ cho nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.3 Đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sảnkhác giữa các quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh
tế nước tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước đi đầu tư
Được tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới(liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn), hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lạicác chi nhánh hoặc doanh nghiệp hiện có, mua cổ phiếu ở mức khống chếhoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp
Nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng
sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếphoạt động của doanh nghiệp
Là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thịtrường trên quy mô toàn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trịgiữa các nước, các chính phủ và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao
Nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận động củadòng vốn đầu tư
FDI bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và đầu tư
từ trong nước ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào một nước
và dòng vốn di chuyển ra khỏi nền kinh tế của nước đó
FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện
1.1.4 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.4.1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Trang 16Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức truyềnthống và phổ biến của FDI Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việcchú trọng khai thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách
áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt độngkinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất Hình thức này phổ biến ở quy mô đầu tưnhỏ nhưng cũng rất được các nhà đầu tư ưa thích đối với các dự án quy môlớn Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư theo hình thứcdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và họ thường thành lập một công ty concủa công ty mẹ xuyên quốc gia
1.1.4.2 Thành lập doanh nghiệp liên doanh
Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay.Hình thức này cũng rất phát triển ở Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hútFDI DNLD là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợpđồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với Bên hoặc cácBên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước sở tại
1.1.4.3 Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Hợp đồng
hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợptác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lậppháp nhân
Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT: BOT là hình thức đầu tư được
thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhàđầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trongmột thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàncông trình đó cho Nhà nước Việt Nam BTO và BT là các hình thức phái sinhcủa BOT, theo đó quy trình đầu tư, khai thác, chuyển giao được đảo lộn trậttự
Trang 17Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Đây là hình
thức thể hiện kênh đầu tư Cross - border M & As đã nêu ở trên Khi thịtrường chứng khoán phát triển, các kênh đầu tư gián tiếp (FPI) được khaithông, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần, mua lại các doanhnghiệp ở nước sở tại, nhiều nhà đầu tư rất ưa thích hình thức đầu tư này
1.2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1 Đối với quốc gia đầu tư
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện ở mặt tích cực vàtiêu cực đối với nước đầu tư, cụ thể như sau:
a Tác động tích cực
Thứ nhất, các nước chủ đầu tư có thể tận dụng được lợi thế so sánh của
nước nhận đầu tư Trong khi tỷ suất lợi nhuận trong nước có xu hướng giảmxuống nhanh chóng, cạnh tranh quá nhiều và các lợi thế quốc gia về nhâncông, tài nguyên, đất đai, … không còn đồng thời vốn dư thừa lại đang không
có cơ hội đầu tái đầu tư thì việc đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp các doanhnghiệp nước chủ đầu tư tận dụng được những lợi thế về chi phí sản xuất thấp
để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả đầu tư và cuối cùng là tăng lợinhuận Thông qua hoạt động FDI, nhà đầu tư của quốc gia quốc tư có thểnâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Thứ hai, Nhà nước thông qua các chủ đầu tư của quốc gia mình mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu và cả công nghệ cũng như thiết
bị trong khu vực và trên thế giới
Thứ ba, các nhà đầu tư nước ngoài có thể kéo dài chu kì sống của sản
phẩm nước mình thông qua chuyển giao công nghệ Qua hoạt động FDI, cáccông ty nước đầu tư chuyển các sản phẩm đã đi vào chu kỳ sống cuối cùng ở
Trang 18quốc gia này nhưng lại là các sản phẩm mới đối với các nước tiếp nhận FDI.Nhờ vậy mà sản phẩm tiếp tục được duy trì sản xuất và tạo ra lợi nhuận.
Thứ tư, Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị trường
vì thông qua nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chủ đầu tư nước ngoàixây dựng được những doanh nghiệp nằm trong lòng các nước thi hành chínhsách bảo hộ
b Tác động tiêu cực
Thứ nhất, có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám nếu chủ đầu tư để
mất bản quyền sở hữu công nghệ, bí quyết trong quá trình chuyển giao
Thứ hai, chủ đầu tư của quốc gia đó có thể gặp rủi ro cao nếu không
hiểu rõ môi trường đầu tư của nước tiếp nhận nguồn vốn FDI
1.2.2 Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư
Tương tự như với quốc gia đầu tư, FDI cũng có vai trò quan trọng đốivới quốc gia tiếp nhận đầu tư, thể hiện cả ở hai mặt tích cực và tiêu cực
a Tác động tích cực
Thứ nhất, FDI có những đóng góp tích cực đến tăng trưởng kinh tế của
nước nhận đầu tư thông qua việc tác động đến việc tạo công ăn việc làm mới,nâng cao chất lượng và năng suất lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu
Thứ hai, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo
hướng phát triển bền vững đáp ứng được sự mất cân đối trong việc điều tiếtnguồn lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo điều tiết thị trường.Đẩy nhanh công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp cho nền kinh tế hộinhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nâng cao vị thế cho nơi tiếp nhận đầu tư
Trang 19Thứ ba, FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn cho phát triển kinh tế
– xã hội của địa phương, trong khi nguồn lực trong nước còn hạn chế
Thứ tư, Cùng với FDI là quá trình chuyển giao công nghệ Do vậy, FDI
tạo cơ hội cho nơi tiếp nhận vốn tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũngnhư kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến của bên đối tác nước ngoài
Thứ năm, FDI góp phần tăng năng suất và thu nhập, cải thiện môi
trường cảnh quan xã hội cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đồng thờikhuyến khích năng lực kinh doanh trong nước, tăng khả năng tiếp cận với thịtrường quốc tế
b Tác động tiêu cực
Thứ nhất, vì các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn
của các nhà đầu tư nước ngoài mà nhiều khi không theo ý muốn của bên tiếpnhận đầu tư nên việc chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư bị hạn chế Nếu bêntiếp nhận vốn FDI không có quy hoạch chiến lược sẽ dẫn đến FDI đi chệchhướng về địa bàn đầu tư, lĩnh vực ngành nghề và cả quy mô đầu tư
Thứ hai, FDI kéo theo các vấn đề liên quan đến văn hóa, phong tục tập
quán làm cho nước tiếp nhận đầu tư có thể bị ảnh hưởng đến truyền thống vănhóa dân tộc
Thứ ba, nếu không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, có thể
đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác bừa bãi và gây ra ônhiễm môi trường nghiêm trọng
Thứ tư, FDI nếu không gắn với việc kiểm soát công nghệ của đối tác
nước ngoài có thể sẽ dẫn đến đưa vào thị trường nội địa những công nghệ lạchậu làm cho nước tiếp nhận đầu tư dễ trở thành bãi thải công nghiệp
Trang 20Thứ năm, nếu không thẩm định được trình độ của đối tác nước ngoài sẽ
dẫn đến hiệu quả hợp tác FDI thấp
Thứ sáu, có thể làm giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do không
cạnh tranh được, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của nước tiếp nhận vốnFDI hoặc bị thua thiệt do vấn đề chuyển nhượng nội bội từ các công ty quốctế
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khả năng thu hút nguồn vốn FDI đối với mỗi quốc gia hay địa phươngphụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, có thể kể đến là vị trí địa lý và điều kiện tựnhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong vàngoài nước, sự ổn định an ninh – chính trị, môi trường hành chính – pháp luật,những đặc trưng văn hóa, trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học côngnghệ
1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Các nhà đầu tư khi quyết định bỏ vốn của mình ra để tiến hành hoạt độngkinh doanh sẽ không thể không xem xét vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tạiđịa điểm đầu tư bởi yếu tố này tác động tới khả năng đem lại lợi nhuận củađồng vốn Phần lớn nhà đầu tư nước ngoài đều phải tiến hành chuyên chởhàng hóa và dịch vụ giữa nơi sản xuất tới điểm tiêu thụ nên nếu vị trí thuận lợi
sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển, từ đó giảm giá thành, tăng lợi nhuận đồngthời hạn chế nhiều rủi ro trong quá trình vận tải Về điều kiện tự nhiên, nếuquốc gia tiếp nhận đầu tư có nhiều điểm thuận lợi như tài nguyên phong phú,cung cấp đầu vào với giá rẻ thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vì họ
sẽ nhận được nguồn nguyên liệu ổn định và với giá thấp
Trang 211.3.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng
Nhắc đến hệ thống cơ sở hạ tầng thì giao thông, bưu chính viễn thônghay năng lượng là các yếu tố hết sức quan trọng phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của nhà đầu tư, vì vậy cũng gây ảnh hưởng tới FDI Tại địabàn đầu tư có điều kiện giao thông thuận lợi sẽ đảm bảo nhu cầu đi lại và vậnchuyển hàng hóa, máy móc thiết bị và nhiều hoạt động khác Tuy nhiên, giaothông thuận lợi chưa phải là tất cả vì trong quá trình đầu tư, hoạt động thôngtin liên lac, bưu chính viễn thông phục vụ mục tiêu điều hành và quản lý dự
án của nhà đầu tư rất quan trọng và cần thiết phải được đảm bảo Ngoài ra,các nhu cầu về điện nước, chất đốt, … phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
và sinh hoạt của nhà đầu tư và người lao động cũng khá lớn nên sự thuận lợi
về cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trongviệc lựa chọn địa điểm đầu tư
1.3.3 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong và ngoài nước
Tình hình phát triển kinh tế – xã hội sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hoạt độngthu hút nguồn vốn FDI Với quốc gia hoặc địa phương có tốc độ phát triểnkinh tế cao, đời sống xã hội được cải thiện và sức mua tăng bao giờ cũng thuhút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài Còn những nước có trình độ phát triểnthấp hơn, các hoạt động kinh tế bị trì trệ, lạm phát, nghèo đói và khó khăn sẽkhông khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến ngoại trừ cáchoạt động đầu tư phi lợi nhuận hoặc đầu tư bất hợp pháp
Tương tự như vậy, tình hình phát triển kinh tế – xã hội bên ngoài quốcgia cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàitại nước tiếp nhận nguồn vốn này Cụ thể là khi kinh tế thế giới phát triểnnhanh, hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi, các sản phẩm và dịch vụ được tạo ranhiều, sức mua thị trường tăng, đời sống của người dân ở nhiều nơi được nângcao, … sẽ khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động FDI Ngược
Trang 22lại, nếu nền kinh tế – xã hội thế giới rơi vào khủng hoảng tại một số khu vựctrọng điểm thì sẽ có tác động dây chuyền và ảnh hưởng chung tới tất cả cácquốc gia, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ sụt giảm do hiệu quả kinhdoanh giảm và rủi ro đầu tư tăng cao.
1.3.4 Sự ổn định an ninh – chính trị quốc gia
Có thể nói sự ổn định an ninh – chính trị là yếu tố vô cùng quan trọng,ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của mộtquốc gia hoặc địa phương Các nhà đầu tư khi quyết định đem vốn ra đầu tưnước ngoài luôn đặt lên hàng đầu vấn đề ổn định chính trị của nước tiếp nhậnđầu tư vì vốn FDI thường là dòng vốn lớn và dài hạn đồng thời hoạt độngtrong môi trường nước khác Do đó, rủi ro là rất cao nếu tình hình an ninh –chính trị tại quốc gia không an toàn và ổn định Phép thử đơn giản là khi nềnchính trị nước tiếp nhận đầu tư gặp bất ổn, thường xuyên xảy ra đảo chính haychiến tranh, biểu tình, bạo loạn,… thì mọi cam kết của Chính phủ đối với hoạtđộng đầu tư nước ngoài có thể không được thực hiện hoặc các chính sáchkhông nhất quán do có sự thay đổi của Chính phủ sẽ gây cản trở và khó khănrất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài
1.3.5 Môi trường hành chính – pháp luật
Hệ thống bộ máy hành chính của một quốc gia rất rộng lớn, quản lý toàn
bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội với lực lượng đội ngũ cán bộ thừa hành vàchấp hành ý chí của Nhà nước Nếu bộ máy này hoạt động hiệu quả, thực hiệntốt vai trò quản lý quốc gia, đưa ra các cơ chế chính sách đúng đắn và hợp lý
sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và tạo ra được môi trường đầu
tư tốt, qua đó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn là khi hệ thống chínhquyền kém hiệu quả vì thu hút FDI bị hạn chế do những vướng mắc về hànhchính, pháp luật tại quốc gia tiếp nhận đầu tư
Trang 23Bên cạnh bộ máy hành chính là hệ thống các cơ chế, chính sách khuyếnkhích, hỗ trợ và bảo vệ doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư Nếu quốc gia cóđược cơ chế hợp lý, hỗ trợ nhà đầu tư trong nhiều vấn đề như cấp giấy phépđầu tư, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tiếp cận vốn vay, đất đai
và công nghệ, … đạt hiệu quả cao thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoàihơn và hiệu quả sử dụng vốn FDI cũng sẽ ở mức độ cao Đối với cấp địaphương trong nước thì có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Địaphương có chỉ số PCI xếp thứ hạng cao sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn do cónhiều điểm ưu việt hơn so với các địa bàn khác
1.3.6 Văn hóa
Sự đa dạng về văn hóa dân tộc cũng là yếu tố thu hút mạnh mẽ loại hìnhđầu tư nhất là vào các ngành công nghiệp du lịch và giải trí Phong tục tậpquán, trình độ dân trí, thói quen sinh hoạt và làm việc của người dân là mộttrong những điểm lưu ý đối với các nhà đầu tư khi quyết định đem vốn đầu tưtại một quốc gia khác, ảnh hưởng trực tiếp nhất đến loại hình đầu tư do nhàđầu tư muốn thành công cần phải “nhập gia tùy tục” mới đáp ứng được nhữngyêu cầu thị trường tại nước sở tại
1.3.7 Trình độ lao động và khoa học công nghệ
Sẽ là không có gì bàn cãi khi một quốc gia yếu kém về công nghệ khóthu hút được nhiều dự án FDI có hàm lượng chất xám cao Vì trình độ khoahọc công nghệ còn thấp đồng nghĩa với việc lao động ít có năng lực sử dụngđược máy móc thiết bị hiện đại Đội ngũ nhân lực có kỹ thuật cao là điều kiệnhàng đầu để một nước nghèo vượt qua được những hạn chế về tài nguyênthiên nhiên và trở nên hấp dẫn nhà đầu tư hơn Sự lạc hậu về khoa học côngnghệ sẽ khó lòng đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, FDI bị thu hẹp
Trang 24Ngoài ra, ở mỗi quốc gia hay địa phương, trình độ của lực lượng laođộng tại đây có ảnh hưởng lớn tới FDI vì yếu tố này quyết định tới năng suấtlao động, hiệu quả quản lý lao động và các kế hoạch đào tạo nhân lực của cácnhà đầu tư Nơi nào có lực lượng lao động với trình độ thấp chiếm đa số, hệthống giáo dục còn nhiều điểm yếu thì đầu tư tại đó sẽ là gánh nặng đối vớinhà đầu tư do các chi phí đào tạo tăng lên làm giảm hiệu quả đầu tư Tất nhiên
là vẫn thu hút được FDI nhưng hầu hết chỉ là vào những ngành nghề thâmdụng lao động hoặc gia công, không có giá trị gia tăng cao Nếu quốc gia hoặcđịa phương sở hữu lực lượng lao động có trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạohợp lý, nền giáo dục được hỗ trợ đắc lực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhàđầu tư nước ngoài trong các hoạt động của mình, thu hút nhiều dự án FDIhơn
1.4 Kinh nghiệm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.4.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là đầu tàu kinh tế của vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam cũng như của cả nước, và cũng chính là địa phương thuhút được vốn FDI lớn nhất cả nước với dân số hơn 9 triệu người, TPHCMđóng góp gần ¼ kinh tế cả nước Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giaiđoạn 2016-2019 tăng bình quân 7,72%, giai đoạn 2016-2020 ước tăng bìnhquân 6,41% Nhờ đó, tỷ trọng kinh tế TP.HCM đóng góp cho cả nước giữvững con số trên 22,2%, dù chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,6% lao động cảnước
Để có được vai trò đầu tàu, là cửa ngõ kết nối kinh tế Việt Nam với khuvực và thế giới, một trong những thành công mà Thành phố mang tên Bác đạtđược chính là những kinh nghiệm trong việc thu hút nguồn vốn FDI và nhiềubài học để dòng vốn này mang lại hiệu quả hơn nữa cho quá trình phát triểnkinh tế – xã hội địa phương nói riêng cũng như cả nước nói chung Đến hếtnăm 2020, TP này dẫn đầu cả nước khi thu hút gần 4,4 tỷ USD vốn FDI
Trang 25Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 20/12/2020,tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu
tư nước ngoài năm nay đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với năm trước Vốnthực hiện ước đạt 19,98 tỷ USD, giảm 2% so với năm trước Do tác động củađại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, vốn đầu tưthực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2020 tuy giảm so vớinăm 2019 song mức độ giảm đã được cải thiện Nhiều doanh nghiệp đầu tưnước ngoài đang dần hồi phục và duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và
2019 Trong đó, hai dự án FDI tăng vốn lớn nhất năm qua là Tổ hợp hoá dầumiền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi tăng thêm 1,386 tỷ USD
và dự án Khu trung tâm đô thị Tây hồ Tây (của Hàn Quốc) điều chỉnh tăngvốn thêm 774 triệu USD Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 6.141 lượt củanhà đầu tư ngoại, giảm 37,6% so với năm trước, với tổng giá trị vốn góp 7,47
tỷ USD, giảm 51,7% Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu
tư cũng giảm so với năm 2019, từ 40,7% xuống còn 26,2%
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 19 ngành lĩnh vực,trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu Sản xuất, phân phối điện, khí,nước, điều hòa đứng thứ hai Thứ ba là kinh doanh bất động sản
Để đạt được kết quả khả quan trên là nhờ việc Thành phố Hồ Chí Minh
đã thực hiện tích cực nhiều giải pháp khác nhau, trong đó cải cách thủ tụchành chính và quản lý là mục tiêu số một Việc thành lập các Ban Quản lý dựatrên lĩnh vực hoạt động đã phát huy vai trò tham mưu cho UBND Thành
Trang 26phố để xây dựng các chính sách thẩm định dự án đầu tư, thu hút một cách linhhoạt, phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động của từng khu Nhờ vậy mànâng cao được chất lượng cung cấp thông tin, hướng dẫn và giải quyết theo cơchế “một cửa”, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư chonhà đầu tư.
Về cơ chế chính sách, Lãnh đạo Thành phố và các cấp các ngành cóthẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài vàdoanh nghiệp biết lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài, sẽ được dùng là
cơ sở xem xét cấp phép đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương
có nhiều tích cực trong việc nghiên cứu, ban hành các giải pháp cụ thể nhằmthu hút FDI vào các lĩnh vực ưu tiên như giáo dục đào tạo, y tế, quy hoạch đôthị cũng như có các văn bản hướng dẫn các đối tượng liên quan để tăng cườngcông tác phối hợp đồng bộ các chính sách về đất đai, đầu tư, tài chính – tíndụng với mục đích khuyến khích hoạt động FDI trên địa bàn thành phố
Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh còn đề xuất chính sách vận độngđầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như các chính sách riêng đối vớitừng tập đoàn cho thấy đây là đối tượng đầu tư rất được lãnh đạo Thành phốquan tâm và cũng đem lại nhiều lợi ích kinh tế – xã hội cho địa phương này.Bên cạnh đó, công tác theo dõi, giám sát thi hành pháp luật về đầu tư vàdoanh nghiệp được các Thành phố hết sức chú trọng, nhờ đó mà kịp thời pháthiện và xử lý được nhiều vướng mắc phát sinh trong hoạt động FDI
Về quy hoạch, Thành phố đã hoàn thành quy hoạch đất đai, hoàn chỉnhquy hoạch sử dụng đất và công bố rộng rãi các quy hoạch này đồng thời đẩynhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch có liện quanđến hoạt động đầu tư, kinh doanh nói chung và FDI nói riêng
Về xúc tiến đầu tư, Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu bổ sungchính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư Đồng thời
Trang 27ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư - thương mại và
du lịch của Thành phố chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư có tiềmnăng và nhu cầu đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh
Đặc biệt, Thành phố rất chú trọng huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng
Để cải thiện cơ sở hạ tầng, Thành phố vừa kêu gọi vốn đầu tư trong lĩnh vựcnày, vừa đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, tranh thủ tối đa mọi nguồnlực đặc biệt là vốn ngoài ngân sách Nhà nước và ưu tiên cho các dự án cấpthoát nước đô thị, vệ sinh môi trường, đường cao tốc và đường sắt nội đô Địaphương cũng mạnh dạn triển khai các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT,BTO, BT ở nhiều dự án Thực hiện thí điểm các mô hình là tiền đề để Chínhphủ xây dựng nhiều chính sách sau này
Bên cạnh đó, Thành phố cũng không ngừng nâng cao trình độ của độingũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, ngăn chặn sự tùytiện hoặc hành vi tham nhũng Thành phố cũng áp dụng nhiều phương pháp
để tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài với cấp Trung ương
và với các bộ, sở ngành cũng như Ủy ban nhân dân các quận huyện trên địabàn
1.4.2 Kinh nghiệm thu hút FDI của Thành phố Đà Nẵng
Là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên,
Đà Nẵng cũng đóng vai trò hạt nhân, quan trọng trong vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung Vốn FDI thực hiện năm 2020 tăng 42,4% so với năm 2019
là con số được Cục Thống kê Đà Nẵng công bố ngày 29/12 về tình hình kinh
tế - xã hội TP năm 2020 Đây được xem là thành quả to lớn của chính quyền
TP Đà Nẵng trong thực hiện chính sách thu hút đầu tư, kiên định mục tiêu chútrọng chất lượng thay vì chạy theo số lượng
Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, thu hút vốn FDI vào TP tính đến ngày15/12/2020 bao gồm vốn đăng ký mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp
Trang 28vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 220 triệu USD, giảm49,8% so với năm 2019 Trong đó có 83 dự án được cấp phép mới với tổngvốn đăng ký đạt 128,9 triệu USD, giảm 50 dự án Tuy nhiên vốn FDI thựchiện năm 2020 ước tính đạt 284,3 triệu USD, tăng 42,4% so với năm 2019(tính theo USD), tập trung chủ yếu vào các dự án lớn được cấp phép đầu tưtrong năm 2019 như: Dự án sản xuất linh kiện hàng không; dự án Khu du lịchXuân Thiều; dự án tổ hợp khách sạn và căn hộ P.A - Tower.
Trong giai đoạn khó khăn khi phải đối phó với đại dịch Covid-19 thìđây là thành quả to lớn của Thành phố trong thực hiện chính sách thu hút đầu
tư, kiên định mục tiêu chú trọng chất lượng thay vì chạy theo số lượng
Để công tác thu hút đầu tư FDI trong thời gian đến đạt kết quả, hàngloạt các giải pháp được xây dựng và triển khai
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, bằng việc xây dựng vàcông khai hóa các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đối với các dự ántrọng điểm, khuyến khích kêu gọi đầu tư của thành phố; xây dựng các chínhsách phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, công nghệcao, du lịch, may mặc; xây dựng chiến lược phát triển cụ thể cho
các ngành công nghiệp ưu tiên như công nghiệp phụ trợ, các ngành côngnghiệp có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường Trong đó, hoànthiện chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào khu Công nghệ cao ĐàNẵng
- Đồng thời, tập trung hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngkhu Công nghệ cao Đà Nẵng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng các khu côngnghiệp; kiên quyết thu hồi các dự án không triển khai; rà soát các khu trungtâm, thuận lợi để kêu gọi nhà đầu tư tiềm năng
- Mặt khác, cũng cần phải đổi mới nội dung và phương thức xúc tiếnđầu tư như: Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư hằng năm có trọng điểm, cụ
Trang 29thể với từng nhà đầu tư, đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, quảng bá vềmôi trường và cơ hội đầu tư tại thành phố; tổ chức các hội thảo xúc tiến đầutư; lựa chọn một số dự án trọng điểm để lập dự án trọn gói và xây dựng cơchế riêng để tiếp cận các tập đoàn lớn.
- Thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc nhà đầu tư tại chỗ, nhanhchóng giải quyết dứt điểm các vướng mắc, khó khăn cho nhà đầu tư yên tâmsản xuất; kết nối các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao của ViệtNam ở nước ngoài
- Một điều không thể thiếu là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơngiản hóa thủ tục đầu tư, cơ chế “một cửa liên thông”; tiếp tục thực hiện tốtviệc hỗ trợ nhà đầu tư trước, trong và sau cấp phép; tăng cường công tác xúctiến đầu tư Cùng với đó là nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xúc tiếnđầu tư
Cụ thể, trong thời gian đến, song song với các giải pháp, thành phốcũng cần tăng cường hợp tác quốc tế, liên kết hội nhập với các thị trườngtrọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc xúc tiến hợp tác đầu tư trên tuyếnHành lang Kinh tế Đông Tây và Tiểu vùng Mekong mở rộng
Đồng thời tiếp cận các mô hình đầu tư mới, tập trung tiếp cận và mờigọi các công ty xuyên quốc gia, các nhà đầu tư có tên tuổi hoặc có năng lực
về tài chính, công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Singapore
và các nước Tây Âu Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ,tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, hỗ trợ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư mới
1.4.3 Bài học kinh nghiệm thu hút FDI cho Thành phố Hà Nội
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống
luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh
Trang 30Thứ hai, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đồng thời, có chính sách ưu đãi đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầngkinh tế - xã hội có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao và tác động tích cực đến sựphát triển chung của đất nước
Thứ ba, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung
vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm
Thứ tư, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường hỗ
trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả tại ViệtNam
Thứ năm, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Hoàn thiện các quy định củapháp luật để tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho laođộng nước ngoài tại Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cũng cầntính đến các trường hợp đặc thù và đảm bảo quản lý hiệu quả
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN 2016 – 2020 2.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và công tác xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập
2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Nền kinh tế nước ta trong năm 2018 và 3 năm đầu của kế hoạch pháttriển KT-XH 5 năm 2016 – 2020 cơ bản gặp nhiều thuận lợi, nhưng cũng phảiđối mặt với một số khó khăn thách thức Nhất là năm 2016, thiên tai và sự cố
ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế Nhữngvấn đề quốc tế như căng thẳng địa chính trị, căng thẳng thương mại đã tạo sức
ép lên điều hành chính sách vĩ mô, kiểm soát lạm phát, một số hạn chế, yếukém của nội tại nền kinh tế tích tụ nhiều năm dần được khắc phục nhưng cònchậm so với yêu cầu
Mặc dù còn một số khó khăn, thách thức, các mục tiêu kế hoạch pháttriển KT-XH năm 2018 cơ bản được hoàn thành, đạt kết quả toàn diện trêncác lĩnh vực Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của 3 năm của giaiđoạn 2016 – 2020 cơ bản là tích cực và đúng hướng Trong những tháng cònlại, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, vớiquyết tâm chính trị và nỗ lực cao nhất, không chủ quan, lơ là, giữ vững kỷluật, kỷ cương hành chính, tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứngđầu, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trọng tâmvào đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số01/NQ-CP
Tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng caonăng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; tập trung cải thiện môi trườngđầu tư kinh doanh; đẩy mạnh, tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện
27 các đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
Trang 32trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; quyết liệtđổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và tận dụng hiệu quả Cáchmạng công nghiệp 4.0 Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh
xã hội Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiêntai, ứng phó biến đối khí hậu
Việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấucủa các tổ chức tín dụng vẫn còn những vướng mắc do công tác triển khai và
sự phối hợp giữa các ngành, các cấp còn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ, đặcbiệt là trong công tác thu giữ tài sản bảo đảm, hoạt động thi hành án dân sự,giải quyết tranh chấp tại Tòa án liên quan đến xử lý nợ xấu Làm rõ nguyênnhân của hiện tượng diễn biến ngược chiều nhau về quy mô vốn bình quân vàquy mô bình quân lao động của doanh nghiệp ngoài Nhà nước đăng ký thànhlập mới Tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể cao, gấp 1,5lần so với cùng kỳ; đánh giá một cách đầy đủ hơn về thực trạng của doanhnghiệp
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số vấn đề chưa được giải quyết triệt để vềlĩnh vực giáo dục Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tuy được nâng lênnhưng có sự chênh lệch lớn giữa các tuyến, các vùng Việc chậm xử lý saiphạm trong sản xuất hàng giả là thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, thực phẩmchức năng gây tâm lý lo ngại, bất bình trong dư luận…
Ngoài ra, tình trạng cháy, nổ có dấu hiệu gia tăng Công tác quản lýNhà nước về tài nguyên và môi trường đã có chuyển biến, tuy nhiên khai tháckhoáng sản trái phép còn diễn ra tại nhiều địa bàn Đề nghị báo cáo rõ hơn vềtình hình bố trí vốn, xử lý các điểm trọng yếu về sạt lở bờ sông, xói lở bờ biểntại vùng đồng bằng sông Cửu Long cho đến nay Kết quả xử lý xả thải tại cáckhu công nghiệp, xử lý rác thải tại các khu đô thị và việc nhập khẩu phế liệu,rác thải
Ủy ban Thẩm tra đánh giá tổng thể bối cảnh kinh tế thế giới năm 2019được dự báo xu thế tích cực là chủ đạo, mặc dù cũng còn tiềm ẩn rủi ro và
Trang 33thách thức Trong công tác điều hành cần lưu ý sức ép từ tăng giá dầu, lãi suấtđồng USD, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và những thách thức từchính nội tại nền kinh tế trong nước.
2.1.2 Tình hình công tác xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội
Ngày 30/06/2019, Thành phố Hà Nội đã tham gia Hội nghị Xúc tiếnđầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Tokyo nhân dịp Thủ tướngChính phủ tham gia Hội nghị G20 và ký kết 05 Biên bản ghi nhớ với tổng sốvốn cam kết đầu tư khoảng 5 tỷ USD
Tổ chức Tọa đàm xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch tại London,Anh diễn ra ngày 22/10/2019 đã thu hút được sự quan tâm đặc biết của đôngđảo các nhà đầu tư Anh Ký kết biên bản ghi nhớ (MoU), trong đó có thỏathuận hợp tác giữa công ty Pacific Land và Đại học Murdoch về xây dựng vàphát triển các cơ sở đào tạo khoa học nông nghiệp và công nghệ sinh học tại
dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội (Habotec)
Ngày 28/11/2019, Thành phố đã tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư ViệtNam – Hàn Quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu Tư tổ chức, thực hiện trao 05
Quyết định chủ trương đầu tư và Ký 14 Bản ghi nhớ với tổng giá trị 15,1 tỷUSD
Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, đặc biệt các Tập đoàn lớn,tiềm lực kinh tế và mong muốn tiếp tục mở rộng đầu tư, kinh doanh như Coca– cola, Aeonmall, Meiko, Tập đoàn Nidec, Tập đoàn Tushing,
Duy trì hoạt động và cập nhật thường xuyên các quy hoạch; thông tin,
dữ liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các dự án đầu tư trênđịa bàn; cơ sở dữ liệu xúc tiến đầu tư; giới thiệu về các khu, cụm công nghiệp;các chính sách ưu đãi, hỗ trợ; thủ tục hành chính liên quan đến đến đầu tư,kinh doanh…vv, trên phần mềm Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, đầu tư vàxúc tiến đầu tư; cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và website
Trang 34của Sở kế hoạch và đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các cơquan liên quan.
Rà soát bộ thủ tục hành chính, biên tập và dịch ra các ngôn ngữ Anh,Trung, Hàn Bộ tài liệu được công bố tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh
và thông báo tới các cơ quan, doanh nghiệp biết, khai thác, sử dụng
Tham gia gian hàng tại triển lãm 30 năm thành tựu và phát triển thu hútđầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan của Bộ Ngoại giao để giớithiệu môi trường đầu tư của tỉnh tới các doanh nghiệp nước ngoài
Tiếp đón, giới thiệu và cung cấp thông tin về môi trường đầu tư cho cácdoanh nghiệp: Séc, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… tới khảo sát đầu
tư trong lĩnh vực y tế, môi trường, chế biến thức phẩm, sản xuất nông nghiệp,phát triển hạ tầng khu/ cụm công nghiệp…
Phối hợp với Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chứctập huấn về kỹ năng xúc tiến đầu tư cho cán bộ thuộc một số sở, ban, ngànhliên quan và các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố
Tổ chức chương trình Cà phê doanh nhân lãnh đạo UBND tỉnh gặp mặtcác doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bản tỉnh để trao đổi, tháo gỡ khó khăncho nhà đầu tư và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ
Phối hợp với Cục đầu tư nước ngoài, phòng thương mại và công nghiệpViệt Nam, các tổ chức, hiệp hội nước ngoài tại Việt Nam và Tham tán Đại sứquán Việt Nam phụ trách xúc tiến đầu tư tại các quốc gia trọng điểm để xúctiến đầu tư
Xây dựng danh mục các dự án sử dụng đất để đấu thầu lựa chọn nhàđầu tư; danh mục dự án đầu tư theo hình thức BT
Cập nhật thông tin kịp thời và biên dịch các tài liệu xúc tiến đầu tư củatỉnh sang các tiếng: Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc để cung cấpthông tin xúc tiến đầu tư
Trang 35Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và tôn vinh các doanh nghiệp đã cónhiều đóng góp đối với tỉnh.
Phối hợp với đài truyền hình Việt Nam (VTV) và một số báo, đàiTrung ương, địa phương tổ chức tuyên truyền, quảng bá về vùng đất, conngười, tiềm năng thế mạnh cơ hội đầu tư của tỉnh
Tổ chức đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về kỹ năng xúc tiến đầutư; kịp thời phổ biến các văn bản pháp luật mới liên quan đến lĩnh vực đầu tư,doanh nghiệp, đất đai, môi trường và các hiệp định thương mại tự do mà ViệtNam tham gia ký kết
Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc BCH hỗ trợ đầu
tư và phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ nhà đầu tư từ khâu tìm hiểu cơ hội đầu
tư, luật pháp chính sách đến giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quátrình sản xuất, kinh doanh
Phối hợp với các Tổ chức và Hiệp hội nước ngoài tại Việt Nam để xúctiến thu hút đầu tư vào địa bản tỉnh như: Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản(JBAV), tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài Nhật Bản (JETRO); phòngthương mại công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), cơ quan xúc tiến thương mại vàđầu tư Hàn Quốc (KOTRA); văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại ViệtNam; hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam…vv
2.2 Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020
Với vị thế là trung tâm kinh tế của phía Bắc, cùng với việc mở rộng địagiới hành chính, dân số ở Thủ đô Hà Nội cũng tăng lên nhanh chóng Hà Nộitrở thành thành phố đa sắc màu về văn hóa, các loại hình kinh tế phát triểnmạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện, quốcphòng - an ninh được giữ vững, đối ngoại được mở rộng
Việc mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập tỉnh Hà Tây, 4 xã tỉnh HòaBình và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) về Hà Nội, đã đặt dấu mốc lịch sử,
Trang 36mở ra một chương mới cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô Cùng với đó, HàNội có thêm những tiềm năng, điều kiện để thực hiện cơ cấu lại không giankinh tế - xã hội, gia tăng nguồn lực về kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo nền tảng đểphát triển đồng bộ, toàn diện hơn.
Để khẳng định vị thế, hình ảnh về một Thủ đô năng động và thân thiện,trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội đã tích cực hợp tác với các địaphương trong cả nước theo tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với HàNội” Theo đó, Thủ đô liên tiếp tổ chức nhiều đoàn công tác tới các tỉnh bạn
để chia sẻ kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền,xây dựng đô thị, Nông thôn mới… Từ các hội nghị, nhiều hoạt động xúc tiếnđầu tư, thương mại - công nghiệp, nông nghiệp - phát triển nông thôn, giaothông - vận tải, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường giữa Hà Nội và các địaphương đã được ký, triển khai
Đặc biệt, 30 năm sau khi Hà Nội chính thức mở cửa thị trường (năm1989), Thủ đô đã đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ những dự án đầu tưnước ngoài (FDI) Kể từ những ngày đầu “chập chững” mở cửa thu hút đầu
tư, cho đến nay, Hà Nội luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước
về thu hút vốn FDI, và được các doanh nghiệp FDI lựa chọn
Để có được sức hấp dẫn đó, cũng như nhận được niềm tin yêu của cácnhà đầu tư nước ngoài, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, bên cạnhviệc Hà Nội là đầu mối giao thông thuận lợi với sân bay quốc tế; cơ sở hạtầng với hệ thống các đường cao tốc, kết nối các cảng biển quốc tế; hạ tầngcác khu công nghiệp hoàn thiện với nguồn nhân lực chất lượng cao… thì Thủ
đô còn có một bộ máy chính trị hoạt động ổn định, cởi mở và có nhiều chínhsách thu hút đầu tư nguồn vốn FDI
Với những lợi thế đó, Hà Nội đã khẳng định vị trí đứng đầu của mìnhtrong thu hút FDI Cụ thể, số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy,năm 2018, toàn thành phố đã thu hút đầu tư FDI đạt hơn 7,5 tỉ USD, tăng 2,81lần so với 2017, đứng đầu cả nước và cao nhất từ 30 năm thực hiện chủ
Trang 37trương thu hút FDI Riêng trong 3 năm từ 2016 - 2018, Hà Nội thu hút được
gần 14,05 tỉ USD, bằng 2,25 lần giai đoạn 2011 - 2015… Kinh tế xanh – Xu
thế phát triển tương lai
Hiệu quả từ cách làm đồng bộ đã giúp Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh
về quy mô và tầm vóc, nhưng cơ bản vẫn giữ được những giá trị văn hóatruyền thống Đồng thời, chất lượng sống của người dân cũng được nâng lên.Trong đó, những ai yêu mến mảnh đất nghìn năm văn hiến đều không khỏingạc nhiên khi chứng kiến sự đổi thay tích cực của Hà Nội Những con số như
tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 chỉ còn 1,16%, về đích trước hai 30 nămmục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, có thể chưa thể nói hết nhữngthành tựu và những nỗ lực không mệt mỏi của thành phố
Đặc biệt, nếu có dịp về các huyện nghèo nhất của Thủ đô Hà Nội như
Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Ðức không khó để chúng ta cảm nhận được nhữngđổi thay đáng phấn khởi Những con đường thảm nhựa, bê-tông nối gầnnhững bản làng xa xôi Những ngôi làng dân tộc thiểu số vốn “nghèo bềnvững” nay đã có những ngôi nhà mới khang trang Bộ mặt nông thôn đượckhoác lên mình diện mạo mới Thời gian tới, Hà Nội đặt mục tiêu giảm tỷ lệ
hộ nghèo xuống dưới 1% Với 89% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới, khoảngcách đời sống giữa khu vực nông thôn và đô thị dần được thu hẹp… Bên cạnhnhững kết quả đã đạt được, trong quá trình phát triển kinh tế, Hà Nội vẫn cònmột số hạn chế khiến các tiềm năng, lợi thế chưa khai thác, phát huy hiệu quả.Mục tiêu của việc mở rộng địa giới hành chính là giúp Thủ đô có điều kiệnphát triển cả về không gian kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng, kiến trúc đô thịtheo hướng văn minh, hiện đại, khắc phục những vấn đề bất cập vì quá tảitrong nội đô Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầmnhìn đến 2050 cũng thể hiện rõ chiến lược này
Tuy nhiên, việc thực hiện xây dựng các đô thị vệ tinh còn chậm Hiệnnay, đô thị vệ tinh Hòa Lạc mới hoàn thành quy hoạch 1/500, các khu đô thị
vệ tinh Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên mới đang được lập quy hoạch chi tiết,
Trang 38đô thị vệ tinh Xuân Mai đang kêu gọi nhà đầu tư Trong khi đó, việc kiểmsoát dân số khu vực nội thành, nhất là khu vực nội đô lịch sử còn chưa tốt, các
dự án nhà ở thương mại được đầu tư xây dựng vượt quá tốc độ phát triển hạtầng, dẫn đến dân số trong nội đô ngày càng tăng, gây quá tải về hạ tầng
Trong khi đó, việc đô thị hóa quá nhanh khu vực nông thôn ở Hà Nội
đã kéo theo những hệ lụy như, tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm, việckhai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai chưa hợp lý, tình trạng ônhiễm môi trường ngày một gia tăng, ùn tắc giao thông… trong khi đó, việcphát triển Nông thôn mới ở các địa phương vẫn chủ yếu làm theo hình thức,thiếu thực chất Vì thế, theo các chuyên gia kinh tế, để Hà Nội phát triển kinh
tế một cách bền vững, vấn đề tăng trưởng xanh có ý nghĩa và vai trò rất quantrọng
Để Thủ đô Hà Nội phát triển một cách bền vững theo hướng “tăngtrưởng xanh”, Hà Nội cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệptheo hướng tập trung, cùng với quá trình đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới,hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn và xâydựng một chính sách cho chương trình sản xuất hàng hóa mới, giúp nền nôngnghiệp Thủ đô phát triển bền vững, nâng cao đời sống nông dân Ðối với khuvực nội thành, thành phố cần đẩy mạnh cải tạo, khôi phục môi trường ao, hồ,kênh, mương, các đoạn sông đi qua địa bàn thành phố bị ô nhiễm nặng nhưsông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ, sông Ðáy Từ đó góp phần nângcao nhận thức và ý thức tự cải thiện môi trường sống của nhân dân
Có thể thấy, muốn phát triển kinh tế một cách bền vững, “tăng trưởngxanh” đóng vai trò then chốt Trong đó, 3 yếu tố quan trọng để xây dựng đôthị “tăng trưởng xanh” thành công, là sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền đôthị với người dân và doanh nghiệp, thì vai trò của chính quyền đô thị là khâuchủ chốt kết nối và chỉ đạo điều hành Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng theo các chuyên gia kinh
tế, con đường ngắn nhất để phát triển bền vững là “tăng trưởng xanh”, để đạt
Trang 39được điều đó Hà Nội cần quyết tâm hơn trong việc theo đuổi hướng phát triển
Tính lũy kế đến ngày 20/12/2020, cả nước có 33.070 dự án còn hiệu lựcvới tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tưtrực tiếp nước ngoài ước đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tưđăng ký còn hiệu lực
Đã có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong năm
2020 Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ USD, chiếm 31,5%tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tưtrên 3,9 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư Trung Quốc đứng vị trí thứ 3với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,46 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư Tiếptheo là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông
Nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất(609 dự án); Trung Quốc đứng vị trí thứ hai (342 dự án); Nhật Bản đứng thứ
ba (272 dự án); Hồng Kông đứng thứ tư (211 dự án);…
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đólĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 13,6 tỷUSD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký Lĩnh vực sản xuất, phân phốiđiện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,1 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốnđầu tư đăng ký Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bấtđộng sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD và trên 1,6 tỷUSD Còn lại là các lĩnh vực khác
Trang 40Một số dự án lớn trong năm 2020:
(1) Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộcTrung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷUSD với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG (cấpGCNĐKĐT ngày 16/1/2020)
(2) Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại Bà Rịa –Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày18/4/2020)
(3) Dự án Khu trung tâm đô thị Tây hồ Tây (Hàn Quốc) tại Hà Nội,điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 774 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 29/6/2020)
(4) Dự án Pegatron Việt Nam (Đài Loan), vốn đầu tư 481 triệu USDvới mục tiêu sản xuất thiết bị chơi game, phụ kiện điện thoại, loa thông minh,
bộ điều khiển game; các loại máy tính tại Hải Phòng (cấp GCNĐKĐT ngày30/10/2020)
(5) Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam), tổng vốnđầu tư 300 triệu USD với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR do nhà đầu
tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh (cấp GCNĐKĐT ngày 21/1/2020)
2.2.2 Tình hình thu hút FDI của Thành phố Hà Nội
Năm 2019, thành phố Hà Nội thu hút 8,669 tỷ USD (tăng 15,5% so vớinăm 2018), vượt kế hoạch năm 2019 đề ra 73,3%), cụ thể: Cấp mới 919 dự
án, vốn đầu tư đăng ký mới 1.606 triệu USD; tăng vốn 191 lượt dự án, vốnđầu tư đăng ký tăng 773 triệu USD; Giảm vốn 15 dự án, vốn đầu tư đăng kýgiảm 163,7 triệu USD; Chấp thuận góp vốn mua cổ phần của 1.495 nhà đầu tưnước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 6.454triệu USD (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới 51% vốnđiều lệ)