Do thời gian có hạn nên em chỉ tậptrung nghiên cứu một số vấn đề chính dựa trên phân tích kết quả sản xuất kinhdoanh và những tồn tại của công ty trong những năm qua để đưa ra giải pháp
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THE ONE VIỆT NAM
Hà Nội, tháng 06/2021
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em Những kết quả và các sốliệu trong luận văn tốt nghiệp được thực hiện tại công ty cổ phần The OneViệt Nam không sao chép bất kỳ nguồn nào khác
Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021
Sinh viên thực hiện
AnhTrần Thị Lan Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cảcác Thầy Cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh – Học viện Chính sách và Pháttriển, đã đem hết tinh hoa truyền đạt cho chúng em trong bốn năm học qua
Đặc biệt, em xin gửi đến thầy PGS.TS Vũ Đình Hòa – người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này lời cảm ơnsâu sắc nhất
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ, nhân viênbộ phận kinh doanh của Công ty Cổ phần The One Việt Nam đã tạo điều kiệnthuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công
ty Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị phòng kế toán của công ty đã giúp đỡ,cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thiện tốt khóa luận của mình
Vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, trong quá trình hoàn thiện khóaluận em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiếnđóng góp từ thầy cũng như quý công ty
Cuối cùng, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể cácthầy cô giáo Học viện Chính sách và Phát triển, những bài giảng bổ ích củacác thầy cô đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức sâu rộng để em hoànthành khóa luận này và những kiến thức ấy còn là nền tảng cho nghề nghiệpcủa em trong tương lai
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021
Sinh viên thực hiện
AnhTrần Thị Lan Anh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu: 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh 5
1.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh 5
1.1.2 Phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh 6
1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh 7
1.3 Ý nghĩa của hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp 8
1.4 Cách nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh 10
1.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 10
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 12
1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 14
1.5.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 14
1.5.2 Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 16
1.5.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 18
1.5.4 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản 19
1.5.5 Nhóm chỉ số về khả năng hoạt động 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THE ONE VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2020 22
Trang 62.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần The One Việt Nam 22
2.1.1 Thông tin chung về công ty Cổ phần The One Việt Nam 22
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23
2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh 24
2.1.4 Những nét nổi bật trong quá trình hình thành phát triển của công ty 24
2.1.5 Cơ cấu tổ chức, nhân sự, bộ máy 26
2.1.6 Chức năng và trách nhiệm của các phòng ban trong công ty 26
2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần The One Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020 29
2.2.1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 năm 2018-2020 29
2.2.2 Đánh giá tình hình về sử dụng tài sản 33
2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 35
2.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 37
2.2.5 Phân tích nhóm chỉ số thanh khoản 38
2.2.6 Phân tích nhóm chỉ số Đòn bẩy tài chính 39
2.2.7 Phân tích nhóm chỉ số Hiệu quả hoạt động 40
2.3 Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần The One Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 41
2.3.1 Những kết quả đạt được 42
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THE ONE VIỆT NAM 45
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới 45
3.1.1 Phương hướng kinh doanh của Công ty cổ phần TOVN 45
3.1.2 Mục tiêu phát triển 46
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty đến năm 2025 47
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 47
3.2.2 Tăng doanh thu nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 50
Trang 73.2.3 Tăng cường nâng cao chất lượng lao động của Công ty Cổ phần TheOne Việt Nam 513.2.4 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và nâng cao lợi thế cạnh tranh củasản phẩm 523.2.5 Đẩy mạnh truyền thông đa phương tiện 523.2.6 Ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản trị tài chính doanh nghiệp55
KẾT LUẬN 57DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần The One Việt
Bảng 2.2: Phân tích sự biến động của Tài sản 33Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần TheOne Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 35Bảng 2.4: Phân tích sự biến động của nguồn vốn 37Bảng 2.5: Hệ thống nhóm chỉ số thanh khoản của CTCP The One Việt Namgiai đoạn 2018 - 2020 38Bảng 2.6: Hệ thống nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính của CTCP The One ViệtNam giai đoạn 2018 - 2020 39
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biểu diễn tăng trưởng DT thuần và tăng trường LN ròngcủa CTCP The One Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020 ………30Biểu đồ 2.2: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận và doanh thu thuần của Công ty TheOne giai đoạn 2017 - 2020 31
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty 26
Trang 11DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá đang diễn ra trên thếgiới với những cơ hội và thách thức đan xen nhau đối với mỗi quốc gia mà nótham gia Với Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, bên cạnh những cơhội mà toàn cầu hoá đem lại thì chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhữngkhó khăn, thách thức không nhỏ
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn nâng cao hơn nữa hiệuquả sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, duy trì và phát triển bềnvững trên thị trường Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải khai tháctriệt để các nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường,đổi mới công nghệ, cách thức kinh doanh, đào tạo nhân sự, phát triển thươnghiệu, hợp tác, liên doanh, liên kết, vv nhằm hạ chi phí sản xuất, giá bán sảnphẩm, đẩy mạnh tăng doanh số, thị phần, quay vòng vốn nhanh, vv
Có thể nói, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ có ýnghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với cả xã hội Tuynhiên, với tiềm lực có hạn, môi trường kinh doanh lại biến đổi khó lường, làmthế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đạt được các mục tiêu tăngtrưởng, và chiến thắng trên thị trường cạnh tranh đang là bài toán khó với tất
cả các doanh nghiệp
Điều này không là ngoại lệ đối với Công ty Cổ phần The One Việt Nam.CTCP The One Việt Nam có hoạt động kinh doanh chính là xuất nhập khẩu vàmua bán hàng hóa, trong đó chủ yếu là bộ sản phẩm giặt là, chất tẩy rửa và phụgia Silicone Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp The One Việt Nam phảikhông ngừng cải thiện quy trình và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tuynhiên hiện nay, việc phân tích hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp còn chưađược quan tâm đúng mức Trong thời gian thực tế ở Công ty, em nhận thấy đây
là vấn đề nóng bỏng, đang nhận được sự quan tâm của lãnh đạo và CBCNV
Trang 13trong công ty do vậy em đã mạnh dạn chọn “Đánh giá hiệu quả kinh doanh
của Công ty Cổ phần The One Việt Nam” làm đề tài cho Khóa luận tốt
nghiệp của mình Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm rộng, liên quan tới
nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất Do thời gian có hạn nên em chỉ tậptrung nghiên cứu một số vấn đề chính dựa trên phân tích kết quả sản xuất kinhdoanh và những tồn tại của công ty trong những năm qua để đưa ra giải phápgiúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty thời gian tới
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận chung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổphần The One Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần The One Việt Nam
Trang 14Về nội dung: Từ những tài liệu nội bộ và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần The One Việt Nam giao đoạn 2018 – 2020 để phântích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty Từ đó đề xuất một sốgiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh và phản tích tỷ số tài chính nhằm đánh giá thựctrạng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty:
- So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối
Phương pháp loại trừ cân đối nhằm xác dịnh nguyên nhân ảnh hưởngđến hiệu quả kinh doanh
Phương pháp thống kê: Tổng hợp số liệu tài chính của công ty
Phương pháp phân tích: Phân tích các báo cáo liên quan đến tình hìnhhoạt động của công ty
Phương pháp thu thập thông tin: Các tài liệu, báo cáo của phòng kế toán, số liệu của phòng kinh doanh công ty để phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần The One Việt Nam giai đoạn 2018-2020
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần The One Việt Nam
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tậptrung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độg khai tháccác nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinhdoanh Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh
tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế trong từngthời kỳ (Bích, 2017)
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đềđược mọi doanh nghiệp quan tâm Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp nhân lực,tài lực, vật lực, vốn đầu tư) để đạt kết quả kinh doanh cao nhất với tổng chiphí thấp nhất Từ khái niệm này ta có thể hình thành công thức biểu diễn kháiquát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
Kết quả kinh doanh (kết quả đầu ra) được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, …
Chi phí kinh doanh (yếu tố đầu vào) có thể bao gồm: lao động, tiền lương, chi phí nguyên vật liệu, chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, vốn cố định, vốnlưu động, …
Như vậy khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánhgiá kết quả mà còn đánh giá chất lượng tạo ra kết quả đó Trong kết quả đầu racủa doanh nghiệp quan trọng nhất là lợi nhuận Để đạt được hiệu quả kinh doanhngày càng tối ưu đòi hỏi các nhà kinh doanh không những nắm chắc các
5
Trang 16nguồn lực về lao động, vật tư, tiền vốn, … mà còn phải nắm chắc cung cầu hànghóa trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, nghiên cứu và pháttriển sản phẩm, … hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để khai tháchết tiềm lực hiện có và tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường.
1.1.2 Phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh
Phân loại hiệu quả nhằm mục đích tiếp cận và xử lý chính xác hiệu quả,giúp cho các nhà quản lý có quyết định đúng đắn về hướng đầu tư nhằm thulợi nhuận cao
a Xét trên góc độ doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là rất đa dạng, do
đó hiệu quả đạt được cũng đa dạng và có thể phân chia hiệu quả thành cácloại sau:
* Hiệu quả hoạt động kinh doanh chính và phụ: Là tỷ số giữa doanh thutiêu thụ sản phẩm và chi phí cho việc sản xuất kinh doanh khối lượng sản phẩmhàng hoá đó, nó phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh chính và phụ của doanh
điều kiện của người lao động Nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu
Trang 17thu không bù đắp được chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp đó tất yếu đi đến phásản.
b Xét trên góc độ xã hội
Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đượcđánh giá bằng những đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế đấtnước Hiệu uả của hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đượcthể hiện khá rõ nét ở những khoản đóng góp nghĩa vụ Mặt khác, có hiệu quảcao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bản thân mỗi doanh nghiệp cũng
có phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội hay nói khác là góp phần cải thiệnđời sống của người lao động
Tóm lại hiệu quả chính là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội
Hiệu quả càng cao sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp càng lớn.Ngược lại, nếu doanh nghiệp không nâng cao được hiệu quả kinh doanh, kinhdoanh không có lợi nhuận thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không còn chỗ đứngtrênthị trường Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan trọngnhất mang tính chất sống của của mỗi doanh nghiệp
1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sản xuấtkinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinhdoanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuốicùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận (Công, 2009)
Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnhtranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khaithác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực Để đạt được mục tiêu
Trang 18kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại phát huy năng lực củacác yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí.
Như vậy, bài toán về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kếtquá tối đa với một chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phínhất định hoặc ngược lại phải đạt được kết quả nhất định với một chi phí tốithiểu Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực vàchi phí sử dụng nguồn lực, trong đó bao gồm cả chi phí cơ hội Chi phí cơ hội
là chi phí cho sự lựa chọn khác đã bị bỏ qua hoặc là chi phí của sự hi sinhcông việc kinh doanh này để thực hiện hoạt động kinh doanh khác Chi phí cơhội cần được phản ảnh trong các bài toán kinh tế để xem xét quyết định lựachọn phương án kinh doanh tối ưu của doanh nghiệp Điều này sẽ khuyếnkhích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án tốt nhất để đem lại hiệu quảcao trong hoạt động của mình
1.3 Ý nghĩa của hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả hoạt động chiếm một vị trí quan trọng trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đó là công cụ quản lý có hiệu quả
mà các doanh nghiệp sử dụng từ trước đến nay
Phân tích hiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp tự đánh giá, xem xétviệc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu kinh tế đượcthực hiện đến đâu từ đó tìm ra những biện pháp để tận dụng một cách triệt đểthế mạnh của doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là phân tích hiệu quả hoạt độngkhông chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn khởi đầu một chu
kỳ kinh doanh tiếp theo Kết quả phân tích thời gian kinh doanh đã qua vànhững dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn
cứ quan trọng để doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển và phương ánkinh doanh có hiệu quả, nhằm hạn chế rủi ro bất định trong kinh doanh.(Nguyễn Trọng Cơ, 2015)
Trang 19Phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trường,khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận caonhất.
Phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ có ý nghiã quan trọng đối vớibản thân Công ty mà còn có ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến Công tyđặc biệt là nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp vì phân tích hiệu quả hoạtđộng sẽ giúp cho họ có những thông tin để có những quyết định chính xáchơn, kịp thời hơn
Hiệu quả là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Hiệu quảgiữ một vi tṛí hết sức quan trọng trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơchế “lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi” thì doanh nghiệp có tồn tại và pháttriển được hay không điều đó phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tạo ra đượclợi nhuận và nhiều lợi nhuận hay không? Với ý nghĩa và kết quả, mục đích,động lực, đòn bẩy của sản xuất - kinh doanh, lợi nhuận được xem là thước đo
cơ bản và quan trọng nhất, đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.Hiệu quả có tác động đến tất cả các hoạt động, quyết định trực tiếp đếntình hình tài chính của doanh nghiệp Thực hiện tốt chỉ tiêu lợi nhuận là điềukiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh,vững chắc bởi mức lợi nhuận thực hiện cao hay thấp sẽ quyết định khả năngthanh toán của doanh nghiệp tốt hay không tốt, trên cơ sở đó tăng thêm uy tíncủa doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các kỳ kinh doanh tiếp theo.Vậy, có thể kết luận đối với doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sảnxuất, quản lý tốt các yếu tố chi phí làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
hạ, doanh nghiệp có điều kiện hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm hànghóa của mình dẫn đến đẩy mạnh tiêu thụ, tăng thu lợi nhuận một cách trực tiếp.Ngược lại, nếu giá thành tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Cho nên
có thể nói, lợi nhuận có vai trò phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất - kinhdoanh, là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét điều
Trang 20chỉnh hoạt động của mình đi đúng hướng Ngoài ra lợi nhuận còn có vai trò lànguồn tích luỹ để doanh nghiệp bổ sung vốn vào quá trình sản xuất, trích lậpcác quỹ doanh nghiệp theo quy định như: Quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dựtrữ, quỹ khen thưởng, phúc lợi từ các quỹ này giúp doanh nghiệp có điềukiện bổ sung vốn, thực hiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư chiều sâu, đổi mớihiện đại hoá máy móc thiết bị, tăng quy mô sản xuất, cũng như nâng cao đờisống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp…
1.4 Cách nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong sản xuất kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều bị tác động bởimôi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp Sự thành côngcủa doanh nghiệp cũng phụ thuộc khá nhiều vào những yếu tố này Vì vậy,doanh nghiệp cần phải phân tích đánh giá và biết kết hợp hài hoà giữa các yếu
tố này để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình
1.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.4.1.1 Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Đối với mọi doanh nghiệp, càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai tròquan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Nó tác động tớihoạt động kinh doanh qua nhiều yếu tố như cơ cấu lao động, cơ sở vật chất Công tác quản tri doanḥ nghiệp được tiến hành tốt sẽ giúp doanh nghiệp cómột hướng đi đúng, định hướng xác định đúng chiến lược kinh doanh, cácmục tiêu mang lại hiệu quả, kết quả hoặc là phi hiệu quả, thất bại của doanhnghiệp (Phạm Thị Thủy, 2013)
Với một cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp hợp lý khôngnhững giúp cho điều hành hoạt động kinh doanh tốt mà còn làm giảm tối thiểucác chi phí quản lý và xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu
Trang 21Nhân tố này còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết địnhđúng đắn, chính xác và kịp thời, tạo ra những động lực to lớn để kích thíchkinh doanh phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.2 Nhân tố vốn kinh doanh
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp
và quy mô có cơ hội có thể khai thác Nó phản ánh sự phát triển của doanhnghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Vốn còn
là nền tảng, là cơ sở cho doanh nghiệp hoạt động, góp phần đa dạng hoáphương thức kinh doanh, đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá sản phẩm
Ngoài ra vốn còn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo độ cạnh tranh cao vàgiữ ưu thế lâu dài trên thi trượžng
1.4.1.3 Nhân tố thiết bị kỹ thuật
Ngày nay, kinh doanh luôn giữ vai trò quan trọng trong mọi quá trìnhcủa đời sống Luôn thay đổi chiến lược kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp làđiều luôn được khuyến khích nhưng cũng phải tùy theo quy mô và tính đồngbộ của doanh nghiệp
Bên cạnh ý tưởng kinh doanh tốt thì phải có những yếu tố trang thiết bịkhoa học tiên tiến để đáp ứng được nhu cầu cũng như đảm bảo những thông tinđược lưu lại hữu ích Nhờ những thiết bi khoạ học tiên tiến người lao động sẽđược giải phóng sức lao động, năng suất tăng lên rất nhiều lần trong cùng mộtthời gian, dẫn tới tăng hiệu quả
Mặt khác, trang thiết bi kỵ̃ thuật không những đáp ứng cho khách hàngsản phẩm tốt, mẫu mã đẹp và phong phú không xâm hại đến sức khoẻ mà cònthoả mãn những nhóm khách hàng đòi hỏi có thuộc tính đặc biệt
Trang 221.4.1.4 Nhân tố con người
Mọi lực lượng kinh doanh đều do lực lượng lao động tiến hành Nó làchủ thể trong hoạt động kinh doanh, mọi nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật trangthiết bị máy móc hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh đều do con ngườitạo ra và thực hiện chúng
Song để đạt được điều đó đội ngũ nhân viên lao động cũng cần phải cómột lượng kiến thức chuyên môn ngành nghề cao, góp phần ứng dụng tốt, tạo
ra những sản phẩm cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trên thị trường vàmang lại lợi ích cho doanh nghiệp
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.4.2.1 Thị trường và đối thủ cạnh tranh
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cùng ngành và cùng ngành sản xuấtkinh doanh một ngành hàng hoặc một nhóm hàng có thể trở thành bạn hàngcủa nhau trong kinh doanh nhưng có thể lại là đối thủ của nhau trên thị trườngđầu vào và đầu ra
a) Đối thủ cạnh tranh
Bao gồm hai nhóm, đối thủ cạnh tranh sơ cấp và đối thủ cạnh tranh thứcấp Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quảkinh doanh là rất khó khăn Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh tốc độtiêu thụ, tăng doanh thu, tổ chức bộ máy lao động phù hợp để tạo cho doanhnghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại cũng nhưmẫu mã để nâng cao hiệu quả kinh doanh
Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệuquả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra động lực pháttriển doanh nghiệp Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nângcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn
Trang 23b) Thị trường
Bao gồm thi trường ̣ bên trong, thị trường đầu vào và thị trường đầu ra
Nó là yếu tố quyết định quá trình kinh doanh mở rộng của doanh nghiệp
− Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình kinhdoanh như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cho nên nó có tác động trựctiếp đến quá trình kinh doanh, tỉ lệ chiết khấu
− Đối với thị trường đầu ra: Nó quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên
cơ sở chấp nhận hàng hoá dich vụ của các doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyếtđịnh doanh thu của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ,tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.2.2 Nhân tố khách hàng
Nhân tố này chịu sự tác động của giá cả, chất lượng sản phẩm, thu nhập,thói quen tiêu dùng Nhưng bản thân nhân tố sức mua và cấu thành sức muachịu ảnh hưởng của nhân tố số lượng và cơ cấu mặt hàng kinh doanh Mỗi sảnphẩm của doanh nghiệp đều có hiệu quả đáp ứng nhu cầu riêng, nên nhân tốsức mua cũng khác nhau, do đó hiệu quả chung của doanh nghiệp cũng thayđổi
Nếu kinh doanh phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, nhu cầu sử dụngchiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ mặt hàng của doanh nghiệp thì hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp cũng tăng lên
Do vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu nhân tố này để có kếhoạch kinh doanh cho phù hợp
Trang 241.4.2.3 Nhân tố môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội hay điềukiện tự nhiên của một quốc gia, nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp
Chẳng hạn như xét về yếu tố tài nguyên môi trường: Nếu như nguồn tàinguyên dồi dào sẽ làm cho giá mua nguyên vật liệu rẻ, chi phí kinh doanhgiảm dẫn đến giá thành sản phẩm giảm và làm tăng lợi nhuận, tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn Bên cạnh đó tàinguyên môi trường cũng gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của doanh nghiệpkhi có thiên tai Hay như chính sách kinh tế của nhà nước, đây là một trongnhững công cụ của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế là các chính sách tàichính, tiền tệ, luật pháp
Đó là hệ thống các nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp Nếu chính sách lãi suất tín dụng quy ước mứclãi suất quá cao sẽ gây cản trở cho việc vay vốn của các doanh nghiệp và làmtăng chi phí vốn, lợi nhuận giảm và hiệu quả kinh doanh cũng sẽ giảm
1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp Các chỉ tiêu
đó phải phản ánh được sức sản xuất, các hao phí, cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố
1.5.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản – ROA:
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là một chỉ tiêu khá toàn diệntrong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân
cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Công thức tính tỷ số này như sau:
Trang 25ROA = ợ ℎ ậ ℎ ế
ổ à ả ì ℎ
Độ lớn của chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả cao trong sử dụng tàisản của doanh nghiệp Tỉ suất sinh lời trên tài sản thường được coi là một chỉtiêu đánh giá sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.(APT, 2016)
Tỷ suất sinh lời của doanh thu – ROS:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằngcách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thutrong kỳ Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cử một đồng doanh thu thu đượctrong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Công thức tính tỷ số này như sau:
ROS = Lợi nhuận ròng
Doanh thu
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu - ROE:
Chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữudoanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh Kếtquả chỉ tiêu cho biết bình quân cử một đồng vốn chủ sở hữu được sử dụngtrong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Công thức tính tỷ số này như sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Vấn đề lưu ý khi tính toán các chỉ tiêu này là có thể số liệu Tổng tài sản
và Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nókhông phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cảmột thời kỳ Vì vậy, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu Tổng tài sản bìnhquân và Vốn chủ sở hữu bình quân (nếu có thể) khi tính toán ROA và ROE:
15
Trang 26Số trung bình = (số đầu kỳ + số cuối kỳ)/2
1.5.2 Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Số vòng quay của tổng tài sản
Số vòng quay tổng tài sản (hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản) là một tỷ sốtài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần (ròng) đạt được trong mộtthời kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản (bao gồm cả tài sản lưuđộng lẫn tài sản cố định) của doanh nghiệp trong cũng kỳ đó Giá trị bình quântính bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Tỷ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của doanhnghiệp, cho thấy 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽtạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sửdụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Tài sản ngắn hạn thể hiện phần vốn của doanh nghiệp đầu tư vào cáchạng mục tài sản có tính luân chuyển nhanh với thời gian thu hồi vốn trongvòng một năm (hoặc một chu kì kinh doanh) Phân tích hiệu quả sử dụng tàisản ngắn hạn chủ yếu giúp đánh giá tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn,
từ đó đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn Số vòng quay của tài sản
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn 16
Trang 27Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn sẽ cho biết mỗi đồng giá trịtài sản ngắn hạn sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tài sản ngắn đặcbiệt có ích đối với các nhà cung cấp tín dụng và các nhà quản trị phụ tráchquản lí vốn lưu động do hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếptới tính thanh khoản và nhu cầu lưu động vốn của doanh nghiệp
Số vòng quay của tài sản dài hạn
Số vòng quay của tài sản dài hạn =
Doanh thu thuần
Tài sản dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, các tài sản dài hạn quay đượcbao nhiêu vòng Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, phản ánh hiệu quả sử tài sảncủa doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn =
Lợi nhuận sau thuế
Tài sản dài hạn bình quân
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn sẽ cho biết mỗi đồng giá trịtài sản dài hạn sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng caochứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu =
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở hữubình quân của doanh nghệp; cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được baonhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại Vốn chủ sở hữu trong
17
Trang 28công thức là số bình quân, tức lấy tổng số dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ
sau đó chia 2
1.5.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán tổng quát:
Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp được thể hiện qua chi
tiêu “Hệ số thanh toán tổng quát” và được xác định theo công thức:
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo
trang trải được các khoản nợ phải trả hay không Trong trường hợp xấu nhất
(doanh nghiệp phá sản, hay giải thể) nếu trị số của chỉ tiêu “Hệ số thanh toán
tổng quát” của doanh nghiệp = 1, các chủ nợ đảm bảo vẫn thu hồi được nợ
Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, doanh nghiệp càng có thừa khả năng
thanh toán tổng quát Ngược lại, trị sổ của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, doanh
nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp được thể hiện qua chỉ
tiêu “Hệ số thanh toán ngắn hạn" và được xác định theo công thức:
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ số này càng lớn (lớn hơn 1) và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ
khả năng thanh toán của DN tăng và ngược lại Nếu tỷ số này tăng thì rủi ro
tài chính càng giảm và ngược lại
Nếu tỷ số khả năng thanh toán giảm do tăng nợ phải trả thì kết luận khả
năng thanh toán giảm, rủi ro tài chính tăng
Trang 29 Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh là thước đo về huy động các tài sản có khảnăng chuyển đổi ngày thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Khảnăng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được thể hiện qua chi tiêu “Hệ sốthanh toán nhanh” và được xác định theo công thức:
Hệ số thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn
Nếu tỷ số trên càng lớn và có xu hướng ngày càng tăng thì khả năngthanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng làm cho rủi ro tài chính của doanhnghiệp giảm và ngược lại
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thếnào Nếu công ty quả yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lêncông ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty Hệ số khả năng thanh toán lãi vayđược tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên lãi vay:
Lãi vay
1.5.4 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ Đây là một
hệ số tài chính quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nợ và nhàđầu tư Đối với nhà quản lý doanh nghiệp thông qua hệ số nợ thấy được tìnhhình tài chính của doanh nghiệp để có sự điều chỉnh chính sách tài chính chophù hợp Đối với chủ nợ xem xét hệ số để đưa ra các quyết định cho vay vàthu hồi Đối với các nhà đầu tư qua xem xét hệ số nợ để đánh giá mức độ rủi
ro tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở đó cân nhắc việc đầu tư
19
Trang 30Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạnlẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trịvốn chủ sở hữu trong cùng kỳ Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kếtoán của doanh nghiệp Công thức tính như sau:
Tổng nợ
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Giá trị vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản:
Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợtải sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Hệ số nàyđược tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu nghiệp trong một thời kỳ nào đó chiacho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ Các số liệu này có thể lấy từ bảng cânđối kế toán của doanh nghiệp Công thức tính như sau:
Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
360
Số vòng quay hàng tồn kho
20
Trang 31Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được mộtvòng Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, thể hiện tốc độ tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp nhanh và ngược lại.
Số vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng quay các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinhdoanh, các khoản phải thu quay được mấy vòng
ℎ ℎ ℎ ầ
Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân
Số vòng quay các khoản phải thu cho biết mức độ hợp lý của số dư cáckhoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi các khoản phải thu Nếu số vòngquay các khoản phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi các khoản tiềnhàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phảithu nếu quả cao sẽ không tốt vì có thể do phương thức bán hàng quá chặt chẽ(chủ yếu là do thu tiền ngay), gây khó khăn cho khách hàng nên khó tiêu thụđược hàng
Thời gian thu hồi tiền hàng (ngày)
Thời gian thu hồi tiền hàng hay còn gọi là số ngày một vòng quay cáckhoản phải thu là chỉ tiêu phản ảnh thời gian bình quân thu hồi tiền hàng bán
ra Công thức xác định chi tiêu như sau:
360 Thời gian thu hồi tiền hàng ngày = Số vòng quay các khoản phải thu
21
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THE ONE VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-
2020 2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần The One Việt Nam
2.1.1 Thông tin chung về công ty Cổ phần The One Việt Nam
Tên tiếng việt: Công ty Cổ Phần TM & SX THE ONE
Tên viết tắt: The One JSC
Logo công ty:
Địa chỉ: Số 40/42 ngõ 10 Trần Cung, xã Cổ Nhuế, Huyện Từ Liêm, TP
Giám Đốc Công ty: ÔNG NGUYỄN TRUNG DŨNG
Điện thoại: (84.4) 37.93.83.73 Fax: (84.4) 37.93.83.72
Trang 33- Nhập khẩu và phân phối hóa chất công nghiệp từ Hàn Quốc và Malaysia.
- Đại diện thương mại của nhiều nhà máy sản xuất uy tín quốc tế, với kinhnghiệm thu mua cho các công ty về các sản phẩm công nghiệp như hóa chất vệ sinhcông nghiệp, phụ gia Silicone, dụng cụ làm sạch, và nhiều các sản phẩm
công nghiệp làm sạch thiết yếu khác
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2008: Thành lập công ty
2009: Tư vấn, thiết kế, thi công, nhập khẩu thiết bị bếp inox, thiết bị giặt
là cho khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, bệnh viện, trường học…02/ 2010: Đại diện phân phối nhập khẩu thiết bị bếp Berjaya –
Malaysia và thiết bị giặt là Image – Thái Lan
07/2010: Mở rộng nhà xưởng, tăng cường trang thiết bị máy móc, tăng nhân sự và đào tạo chuyên môn hóa cán bộ phù hợp với sự phát triển của công ty
2011: Đại diện bán hàng thiết bị bếp, nhà hàng, khách sạn của hãng
Nayati – Indonesia
Trang 342012: Đại diện phân phối thiết bị giặt là của hãng Oasis – Nhật Bản.
03/ 2013: Tiếp tục mở rộng quy mô, nhân sự, tăng diện tích nhà xưởng
để cung ứng tốt hơn cho khách hàng từ dịch vụ đến thiết bị giặt là.06/ 2013: Trở thành đối tác vàng của hãng Hwasung Cleantech - Hàn Quốc - một nhà sản xuất lớn của Hàn Quốc
2013-2015: Triển khai thành công nhiều dự án như Dự án lọc dầu NghiSơn, Bệnh viện quốc tế Green Hải Phòng, hệ thống dây truyền giặt phòng sạch Samsung Việt Nam…
2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh
Tầm nhìn:
Phấn đấu năm 2020, The One sẽ trở thành một công ty nhập khẩu vàphân phối hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bếp công nghiệp, thiết bị giặt làcông nghiệp và thang tải hàng
Sứ mệnh:
Nghiên cứu, hợp tác, chuyển giao các giải pháp công nghệ, sản phẩmmang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm bếp công nghiệp,thiết bị giặt là, thang tải hàng đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ
2.1.4 Những nét nổi bật trong quá trình hình thành phát triển của công ty
Với các sản phẩm chất lượng cao, trong vòng mười ba năm qua công tyThe One đã nhận được sự quan tâm và tin tưởng từ các khách hàng Các côngtrình lớn đã sử dụng sản phẩm The One:
Dự án khu lọc dầu nghi sơn – dự án trọng điểm quốc gia
Địa điểm: khu lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần lọc dầu Nghi Sơn