Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
77 KB
Nội dung
CÁCLOẠIHÌNHSỞHỮURUỘNGĐẤTTRONGXÃ
HỘI PHƯƠNGĐÔNGCỔTRUNG ĐẠI
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Email: Nguyenbeanh@gmail.com
Nhìn lại một cách khái quát chế độ sởhữuruộngđấttrongxãhội
Phương Đôngcổtrung đại, chúng ta có thể tạm phân chia thành 3 hình thức
sở hữu lớn, cơ bản: Đó là sởhữu công xã, sởhữu của nhà nước về ruộngđất
công và sởhữu tư nhân về ruộng đất.
1. Hình thức sởhữu công xã
Nói về chế độ sởhữuruộngđấttrongxãhộiPhương Đông, một đặc
điểm khác với phương Tây mà chúng ta phải kể đến là hình thức sởhữu công
xã - một hình thức sởhữu đầu tiên của loài người đã tồn tại lâu dàitrongcác
xã hộicó giai cấp ở Phương Đông. Ví dụ như: ở Việt Nam, tàn dư của nó là
chế độ công điền, công thổ, còn lại mãi cho tới ngày cải cách ruộngđất mới
bị thủ tiêu. Hay ở ấn Độ tình hình cũng diễn ra tương tự như vậy. Hình thức
sở hữu công xã tồn tạidai dẳng cùng với sự tồn tại của công xã nông thôn nơi
đây.
Sở hữu công xã là sởhữu công cộng về ruộngđất của công xã. Hình
thức sởhữu này vốn đã được hình thành từ trong những công xã thị tộc và
công xã gia đình, những cơ cấu xãhội đầu tiên của loài người. Hai thời kì
công xã thị tộc và công xã gia đình này, sự phát triển của xãhộiloài người
dường như chưa có gì khác biệt nhiều. Dù là ở phươngĐông hay là ở phương
Tây thì chiếm hữuruộngđất vẫn là hình thức phổ biến trongcác công xã.
Song từ sau thời kỳ công xã gia đình, tức thời kì công xã nông thôn thì giữa
phương Đông và phương Tây đã bắt đầu xuất hiện những điểm khác biệt
trong chính quá trình phát triển của cáchình thức sởhữutrong lòng các công
xã. Bước sang xãhộicó giai cấp và nhà nước dưới thòi cổ – trungđại thì
những điểm khác biệt đó càng được định hình rõ nét.
Chính Mác trong những bản dự thảo gửi cho Vê-ra Giu-su-lích, một nhà
học giả xãhội dân chủ Nga, ngày 08/3/1881 đã chỉ ra 2 con đường phát triển
khác nhau của công xã nông thôn ở phươngĐông và phương Tây mà quy
định đến chế độ sởhữuruộngđất của công xã. C.Mác viết rằng: “Là giai
đoạn cuối cùng của hình thái nguyên thủy của xã hội, công xã nông cũng
đồng thời là giai đoạn quá độ sang hình thái thứ hai, tức là giai đoạn quá độ
từ xãhội xây dựng trên chế độ công hữu chuyển sang xãhội xây dựng trên
chế độ tư hữu. Hình thái thứ hai cố nhiên bao gồm một loạt những xãhội xây
dựng trên chế độ nô lệ và chế độ nông nô.
Nhưng như thế có phải là nói rằng con đường lịch sử của công xã nông
thôn nhất định phải tiến tới kết quả ấy không? Tuyệt nhiên không. Tính song
trùng cốhữu của công xã nông thôn đã tạo cho nó một khả năng phát triển
theo một trong hai con đường như sau: hoặc yếu tố tư hữu của công xã thắng
yếu tố công hữu hoặc yếu tố công hữu thắng yếu tố tư hữu. Tất cả những cái
đó tùy thuộc ở hoàn cảnh lịch sử mà công xã đã tồn tại”
(2)
.
Vậy là Mác đã phân biệt rõ ràng hai con đường phát triển của công xã
nông thôn. Theo Mác, ở xãhộiphươngĐôngcác công xã nông thôn đã phát
triển theo con đường thứ 2 tức là yếu tố công hữu lấn át yếu tố tư hữu. Chính
công xã nông thôn ở Châu á đã phát triển theo con đường thứ hai và yếu tố
công hữu đã tồn tại lâu dàitrong công xã nông thôn châu Á. Hay nói cách
khác, chính yếu tố công hữuruộngđất ấy là cơsở cho sự tồn tạidài lâu của
hình thái công xã nông thôn trongcácxãhộicó giai cấp ở phương Đông. Ví
dụ như ở Ấn Độ – nơi điển hình của công xã nông thôn ở châu Á, Mác đã nói
rằng những công xã nông thôn ở đây xuất hiện và tồn tạitrong một thời gian
dài từ thời viễn cổ cho đến thời kỳ Mác nghiên cứu nó, tức là tồn tại qua
nhiều hình thái xãhội khác nhau ở Châu Á, suốt từ thời đại nguyên thủy cho
tới khoảng thế kỷ XIX tức là lúc chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào châu Á.
Chính yếu tố công hữuruộngđất là yếu tố cơ bản làm cơsở cho sự tồn tạidai
dẳng ấy của công xã nông thôn nơi đây.
Trong hình thức sởhữu công cộng về ruộngđất của công xã, công xãcó
quyền chiếm dụng ruộngđất được nhà vua xác nhận. Công xã phân phối bình
quân cho các thành viên, có quyền chi phối ruộngđất của mình.
Người nông dân trong công xã chỉ có quyền chiếm hữu, được sử dụng
những ruộngđất do công xã chia để cày cấy, hưởng hoa lợi. Song họ phải coi
ruộng đất là của chung, không được coi là của riêng mình để đem bán, đem
cho người khác. Chính C.Mác trong tác phẩm “Các hình thái trước nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa” đã viết: “Trong hình thái đặc biệt phương Đông,
người thành viên công xã, với tư cách như thế, là người đồng chiếm hữu của
sở hữu công xã. Chế độ sởhữu chỉ tồn tại dưới hình thức sởhữu công xã…
Cá nhân chỉ là người chiếm hữu. Quyền sởhữu là công xã, quyền chiếm hữu
là tư nhân…” và “Trong hình thái Á Châu, ít ra là tronghình thức thường
thấy của nó, không cósởhữu của cá nhân riêng rẻ, mà chỉ có chiếm hữu cá
nhân, người sởhữu thực tế, chân chính, là công xã, do đó, sởhữu chỉ tồn tại
với tư cách là sởhữu tập thể về ruộngđất mà thôi”
(3)
.
Và trong rất nhiều tác phẩm của mình, Mác, Ăngghen đã lí giải sự tồn
tại lâu dài công xã nông thôn ở Châu Á, gắn liền với nó là sự tồn tại lâu dài
của chế độ sởhữu công cộng về ruộngđất của công xã. Theo các ông, ở Châu
Á và phương Đông, vì khí hậu và địa thế đã hình thành đặc trưng kinh tế là
nền nông nghiệp tưới nước vào ruộng. Mà trong trình độ văn minh còn phát
triển chậm thì muốn tưới nước vào ruộng đòi hòi phải lao động tập thể, sử
dụng tập thể. Do đó, công xã nông thôn cùng với chế độ sởhữuruộngđất
công của nó là phù hợp với nền nông nghiệp phương Đông. Mặt khác, sự xuất
hiện từ rất lâu của Nhà nước chuyên chính phươngĐông do nhu cầu tổ chức
lao động tập thể, điều khiển việc sử dụng duy trì lâu dài công xã nông thôn
làm cơsở cho sự tồn tại của nó. Theo đó, chế độ sởhữu công cộng về ruộng
đất của công xã tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại của công xã nông thôn.
Như vậy, ở phươngĐôngtrong đó có Việt Nam ta, chế độ sởhữu công
xã đã tồn tại lâu dàitrong suốt các thời đạixãhộicó giai cấp, từ thời đại
chiếm hữu nô lệ sang thời đại phong kiến. Song điều khiến chúng ta cần lưu ý
là, ở từng thời đại và từng nước, chế độ sởhữu công xã tồn tại với những nét
đậm – nhạt khác nhau cùng sự tồn tại của công xã nông thôn. Ví dụ: ở cuối
thời phong kiến trong khi công xã nông thôn và chế độ sởhữu công cộng về
ruộng đất của công xã vẫn tồn tại phổ biến, chiếm ưu thế trongxãhội Ấn Độ,
thì ở Trung Quốc thời điểm ấy, công xã nông thôn cùng với chế độ sởhữu
công xã chỉ còn là những tàn tích mà thôi. Mác đã nói về sự khác nhau ấy
giữa Ấn Độ và Trung Quốc như sau: “ở các nước này (Ấn Độ và Trung Quốc
– N.L.B) sự thống nhất của nền tiểu nông với nền công nghiệp gia đình hình
thành cái cơsở rộng lớn của phương thức sản xuất; đối với ấn Độ thì còn phải
cộng thêm vào đó cả hình thức của các công xã nông thôn dựa trên cơsở chế
độ sởhữu cộng đồng về ruộng đất; chế độ này cũng là hình thái nguyên thủy
trước kia ở Trung Quốc”
(4)
.
Dù tồn tạidai dẳng trongxãhộiphương Đông, song đúng như Nguyễn
Lương Bích đã viết: “Hình thức sởhữu công xã vẫn là hình thức sởhữu
nguyên thủy được bảo lưu trongcácxãhộicó giai cấp, không phải là hình
thức sởhữucơ bản của bất kỳ một xãhộicó giai cấp nào, hoặc phong kiến
hoặc nô lệ”
(5)
.
2. Hình thức sởhữu nhà nước
Cùng đồng thời với hình thức sởhữu công xã về ruộngđất đã đẻ ra một
hình thức sởhữu khác đi kèm với nó và đồng thời dựa vào nó để tồn tại, phát
triển. Đó chính là hình thức sởhữu tối cao của nhà nước về ruộngđất công
hữu của các công xãtrong toàn quốc. Sự xuất hiện gần như đồng thời này đã
được Mác lí giải phần nào trong nhiều tác phẩm, ví như trong bài luận văn
nhan đề: “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ”, đăng trên báo “Diễn đàn Nữu –
ước”, Mác đã viết: “ở châu Á từ thời kì xa xôi lắm, thường thường chỉ có ba
ngành quản lý: Bộ tài chính hay là bộ cướp bóc nhân dân của chính nước
mình, bộ chiến tranh hay là bộ cướp bóc nhân dân nước khác và sau cùng là
bộ công trình công cộng. Những điều kiện khí hậu và đặc điểm của đất đai,
nhất là trên những khoảng đất rộng lớn vùng thảo nguyên kéo dài từ Xa – ha
– ra qua A – ra – bi, Ba tư, Ấn Độ và Ta – ta – ri, đến tận những nơi cao nhất
của vùng cao nguyên châu á, đã là cho hệ thống tưới nước nhân tạo bằng
sông đào và công trình thủy lợi trở thành cơsở của nông nghiệp phương
Đông. ở Ai Cập và Ấn Độ cũng như ở Mê-dô-pô-ta-mi, ở Ba Tư và ở các
nước khác, người ta lợi dụng nạn lụt để làm cho đấtđai thêm màu mỡ; người
ta lợi dụng mùa nước lớn để cho nước chảy vào những sông đào tưới nước.
Yêu cầu cơ bản về việc sử dụng nước một cách tập thể và tiết kiệm ở phương
Tây đã buộc các nhà kinh doanh tư nhân phải liên hiệp thành những hội tự
nguyện, như ở Phơ-lăng-đơ-rơ và ở ý, nhưng ở phươngĐông là nơi mà nền
văn minh còn ở trình độ quá thấp và phạm vi đấtđai quá rộng, người ta
không thể tổ chức những hội tự nguyện như thế được, cho nên yêu cầu đó đòi
hỏi bức thiết phải có sự can thiệp của chính quyền tập trung của Nhà nước.
Do đó mới nẩy ra chức năng kinh tế mà tất cả các chính phủ châu á đều bắt
buộc phải thực hiện, đó là chức năng tổ chức các công trình công cộng. Chế
độ dùng nhân công để làm cho đấtđai thêm tốt là một chế độ phụ thuộc vào
chính phủ trung ương và một khi chính phủ ấy có thái độ lơ là đối với công
tác thủy lợi thì chính phủ đó lập tức bị sụp đổ; nó đã giải thích một sự thật mà
không thể giải thích bằng cách nào khác được là: ngày nay chúng ta thấy từng
địa khu hoang vu và xấu, trước kia là những đất đau được trồng trọt rất tốt.
Chẳng hạn như Pa-mia, Pê-tơ-ra Y-ê-men và những tỉnh rộng lớn của Ai Cập,
Ba-tư và In-đu-stan. Chế độ đó cũng giải thích một sự thật là chỉ cần một
cuộc chiến tranh tàn phá là đủ làm cho đất nước trở thành hoang vu hàng thế
kỷ và mất hết nền văn minh của nó”
(6)
.
Qua lời bàn của Mác, chúng ta nhận thấy chính nhu cầu xây dựng những
công trình thủy lợi để tưới nước vào ruộng, chính nhu cầu tổ chức lao động
tập thể và phân phối, sử dụng lao động tập thể trong nông nghiệp mà từng cá
nhân hay từng công xã không thể làm được, đặt ra đòi hỏi khách quan phải có
một chính quyền tập trung). Chính quyền nhà nước này sẽ tồn tại với tư cách
đại diện cho các công xã, liên hiệp các công xã để làm tốt tất cả những công
việc trên. Nhà nước có vai trò quyết định đến nền nông nghiệp phương Đông:
“…? các nước châu Á, nông nghiệp bị suy sụp dưới sự cai trị của chính phủ
này, nhưng lại được khôi phục dưới sự cai trị của một chính phủ khác. Ở đây
thu hoạch cũng là tùy ở chính phủ tốt hay xấu giống như ở Châu Âu mức thu
hoạch là tùy ở thời tiết tốt hay xấu”
(7)
.
Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ khi mà ruộngđất là tư liệu sản xuất
chủ yếu, quan trọng nhất, khi mà đặc trưng của nền kinh tế phươngĐông
chính là nền kinh tế nông nghiệp, thì tất yếu rằng nhà nước phươngĐông
muốn thực hiện những chức năng của mình, đòi hỏi phải nắm quyền sởhữu
tối cao về ruộngđất của công xã. Chỉ khi nắm sức mạnh kinh tế đó mới có
thể có đủ sức mạnh chính trị, chi phối, điều hành toàn xã hội. Phương Đông,
trong thời kì phương thức sản xuất châu Á, ruộngđất thuộc quyền sởhữu tối
cao và duy nhất của Nhà nước, đứng đầu là nhà vua chuyên chế. Đến sau thời
kì này, ruộngđất thuộc quyền sởhữu tối cao của nhà vua phong kiến, song
quyền sởhữu tối cao ấy không còn là duy nhất như trước vì thời kì này đã có
ruộng đất tư nhân thuộc quyền tư hữu của chủ ruộng đất.
Trên cơsở quyền sởhữu tối cao ấy thì nhà vua (hay vua chúa) đứng đầu
nhà nước, với tư cách đại diện cho các công xãtrong toàn quốc, thực hiện 2
quyền hạn cơ bản sau:
Thứ nhất, nhà vua hay vua chúa đứng đầu nhà nước tiến hành định kỳ
phân phối ruộngđất cho các thành viên công xã và thu tô thuế của những
ruộng đất cày cấy ấy để dùng cho bản thân cũng như các công việc của nhà
nước.
Ví như ở Trung Quốc thời cổtrung đại, tình hình này rất phổ biến. Ví dụ
chế độ tính điền thời Chu là một điển hình. ở đây ruộngđấttrong toàn quốc
trên danh nghĩa là thuộc về thiên tử, nhưng thực tế thì do các công xã chiếm
giữ. Công xã phân phối đều ruộngđất cho nông dân công xã theo thời hạn
nhất định. Cứ vài năm là ruộng được phận phối cho nhân dân một lần. Nông
dân cày ruộng ấy phải nộp chừng 1/10 thu hoạch cho thôn xã để nộp lên
chính phủ (gọi là thập nhất chi thuế). Hay ở Việt Nam chúng ta đến thế kỷ X
tình hình vẫn diễn ra tương tự, nhà nước thông qua làng xã để phân chia
ruộng đất cùng cho nông dân, và thông qua công xã để nhà nước tiến hành
thu thuế. Có thể nói lúc ấy ở Việt Nam, tính tự trị của làng xã rất cao. Về
sau, từ thời Lý, Trần, đặc biệt từ thời Lê sơ với nhiều chính sách ruộngđất
như chính sách lộc điều, quân điền… đã thiết lập quan hệ lệ thuộc của làng
xã, thủ tiêu trình tự trị của làng xã.
Tất nhiên, trong mỗi thời kỳ thì quyền này cũng được biểu hiện không
giống nhau hoàn toàn.Ví như: nếu trong thời phương thức sản xuất châu Á ,
nhà nước thỏa thuận với các công xã cho công xã sử dụng đấtđai mà công xã
khai phá và hoạch định ranh giới phân chia với các công xã láng giềng, thì
bước sang thời kì sau đó, nhà nước thỏa thuận với công xã cho công xã sử
dụng đấtđai đã được lịch sử hoạch định và công xã được quyền thừa kế…
Thứ hai, trên cơsở quyền sởhữu tối cao của mình, nhà nước phương
Đông tự ý trích những phần ruộngđấtcác công xã để phân phong cho bọn
quan liêu của mình, với danh nghĩa thưởng công hay đài thọ cho họ để họ
trung thành với nhà nước. Không những vậy, trong nhiều trường hợp, nhà
nước còn có quyền thu hồi những ruộngđất đã phân phối, phân phong, hoặc
có thể lấy từ người này đem cho người khác.
Qua tìm hiểu những quyền sởhữuruộngđất tối cao của nhà nước, chung
ta nhận thấy rằng: có thể phân chia quyền sởhữu của nhà nước thành hai loại.
Thứ nhất là quyền sởhữu tối cao, mang tinh pháp lý. Tức quyền sởhữu tối
cao này tuy được xác định trên danh nghĩa, được cả nước thừa nhận, nhưng
trên thực tế ruộngđất do công xã quàn lý trực tiếp. Thông qua công xã để
phân chia ruộngđất cho nông dân và thông qua công công xã để nhà nước thu
thuế. Thứ hai là quyền sởhữu thực của nhà nước. Quyền sởhữu thực của nhà
nước được thể hiện đối với phần ruộngđất mà nhà nước trực tiếp sử dụng
phục vụ cho nhà nước, triều đình…hay là những ruộngđát mà nhà nước trực
tiếp dùng phân cấp, phân phong cho quý tộc, công thần của mình.
Song điều chung ta cần chú ý là chế độ sởhữu tối cao của Nhà nước về
ruộng đất công xã không thể tồn tại độc lập. Chế độ sởhữu tối cao của nhà
nước về ruộngđất công xã tồn tại dựa vào chế độ sởhữu công về rộng đất
của công xã. Chừng nào công xã nông thôn cùng với chế độ sởhữu của nó
không còn, thì lúc ấy chế độ sởhữu của nhà nước về ruộngđất nông xã cùng
bị thủ tiêu. Đây có thể xem là quy luật phát triển của hình thức sởhữu tối cao
của nhà nước về ruộngđấttrongcácxãhộiphương Đông.
Bàn về mối quan hệ giữa quyền sởhữuruộngđất công xã của nhà nước
và quyền sởhữuruộngđất công của công xã, Vũ Huy Phúc trong quyển “Tìm
hiểu chế độ ruộngđất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” đã viết “Làng xã là
người đồngsởhữu công điền, cùng thổ với Nhà nước”, “công điền công thổ
có 2 chủ thể đồng thời, một ông chủ to lớn ở xa, một ông chủ nhỏ bé nhưng
lại ở gần và thực tiếp”, “về mặt suy luận có thể thừa nhận một quyền sởhữu
kết hợp, sởhữu kép của 2 chủ sởhữu hay nhiều chủ sở hữu” “vị trí trung gian
của làng xã cũng xuất phát từ cơsở quyền sởhữu đó. Nhưng trên đã nói, sở
hữu kép đối với ruộngđất công xã cho phép cả nhà nước và công xã đều
được chiếm hữu địa tô”.
Hay Đặng Phong trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế/1976 cho rằng: Hai thứ
quyền sởhữu đó tuy khác nhau về bản chất nhưng tồn tại trên mỗi thửa ruộng
công. Ông xem đó là chế độ đồngsởhữu hường tính và con đó là “cái bản
chất bí ẩn của chế độ ruộng công”.
Vũ Huy Phúc trong tạp chí Nghiên cứu của lịch sử, số 4/1981 cũng đã
cho rằng: “Nếu xét từ thiết chế pháp lý đến sự sử dụng phân chia ruộngđất
công làng xãtrong thực tiễn, xét từ quy định trên giấy tờ đến thực tế lịch sử,
xét từ danh nghĩa đến thực tế, xét cả về mặt đìa tô tức quan hệ phân phối sản
phẩm nữa thì thấy cả nước với làng xã với tư cách là cộng đồng đều là chủ sở
hữu cácruộngđất công xã”
(8)
.
Với “chế độ đồngsở hữu” ấy, sởhữu nhà nước bị hạn chế nhiều, làng
xã có quyền chiếm hữu và sử dụng ruộngđất tương đối cao. Nhà nước chỉ thu
tô, thuế và quy định kỳ phân chia ruộng đất. Còn phần lớn cách phân chia và
sử dụng thì làng nào có cách thức của làng ấy. Thực tế ở các nước Ai Cập ,
Ấn Độ, Trung Quốc và cả Việt Nam thời cổ và trungđại cũng cho chung ta
thấy khi công tác xã nông thôn cùng với chế độ sởhữu của nó bị thu hẹp thì
chế độ sởhữu nhà nước cũng bị thu hẹp, thủ tiêu theo nó. Chế độ phong cấp,
ban phát đấtđai cho quý tộc, quan lại theo đó cũng dần không còn nữa. Qua
đó để ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai hình thức sởhữuruộng công thời
bấy giờ.
3. Sởhữu tư nhân
Mác đã từng nói rằng: “Trong hình thái Á châu (ít ra là tronghình thức
thường thấy của nó) không cósởhữu của cá nhân riêng rẽ, mà chỉ có chiến
hữu cá nhân, người sởhữu thực tế, chân chính, là công xã; do đó, sởhữu chí
tồn tại với tư cách là sởhữu tập thể về ruộngđất mà thôi”
(9)
hay “Việc không
có chế độ tư hữuruộngđất quả thật là chiếc chìa khoá để hiểu toàn bộ
phương Đông”
(10)
.
Như vậy theo Mác, trong thời kỳ phương thức sản xuất châu á, nhà nước
là kẻ sởhữu tối cao về ruộngđất trên phạm vi toàn quốc. Thời kỳ này không
có quyền sởhữu tư nhân, mặc dù tư nhân hay cộng đồng vẫn có quyền có
ruộng đấttrong tay và quyền sử dụng đất.
Đó là sự khái quát chung của Mác .Trên thực tế, sự xuất hiện hình thức
sở hữu tư nhân về ruộngđất của mỗi nước ở vào những thời điểm khác nhau.
Ví dụ ở Trung Quốc, chế độ tư hữu về ruộngđất xuất hiện từ thời Xuân
Thu. Thời kì Xuân Thu ở Trung Quốc đã có tình trạng ruộng công trước đây
của nông dân công xã biến thành ruộng tư của họ ngày một nhiều. Lúc đó bọn
quý tộc cũng lớn mạnh dần, ruộng công xã cũng dần bị chúng chiếm đoạt làm
ruộng tư. Vậy là chế độ tỉnh, chế độ tư hữu xuất hiện.
Trong khi đó Việt Nam ta, chế độ tư hữuruộngđất xuất hiện từ khi nào?
Thực ra ngay từ thời kỳ Bắc thuộc, ở nước ta đã córuộngđất từ hữu vì chính
quyền thực dân qua các vương triều phường Bắc từ Hán đến Đường đều ra
sức lấn cướp ruộngđất làng xã để lập các đồn đền. Song phải từ thế kỷ XI,
XII thì sởhữu tư nhân về ruộngđất ở nước ta mới rõ. Nhà nước lúc này còn
thông qua luật pháp bảo vệ và pháp triển chế độ tư hữuruộng đất.
Nhưng phải nói rằng hình thức sởhữu tư nhân cơ bản nhất, đặc trưng
cho chế độ phong kiến đó là hình thức sởhữu địa chủ. Hình thức sởhữu địa
chủ tồn tại lâu dàitrong chế độ phong kiến so với cáchình thức sởhữu tư
nhân khác.
Lâu ngày những ruộngđất do tư nhân mua bán mà có, hoặc khai hoang
[...]... phong kiến như sởhữu địa chủ, sởhữu quý tộc, sởhữu lãnh chúa… Song dù vậy, trongsố những hình thức sởhữu tư nhân đó thì sởhữu địa chủ là hình thức sử hữucơ bản nhất của xãhội phong kiến phươngĐông Vì thực tế là kinh tế địa chủ luôn là cơsở kinh tế cơ bản của chính quyền phong kiến tập quyền phươngĐông Điều này cũng lý giải tại sao so với các hình thức sởhữu khác, hình thức với hữu địa chủ... của nhân loại Điều này giúp ta hiểu tai sao vấn để sởhữuruộngđấtphươngĐông lại mang những nét khác biệt so với phương Tây như vậy Hiểu được những nét đặc trưngtrong vấn đề ruộngđấtphươngĐông thời cổtrungđại cũng góp phần giúp chúng ta hình dung được rõ nét hơn về phương thức sản xuất thời bấy giờ bởi như Mác đã từng nói: “Chế độ sởhữuruộngđất là nhân tố xãhội chủ đạo đã định ra phương. .. về ruộng đất, thậm chí có quần thần, quân đội riêng Đây có lẽ không phải là hiện tượng riềng ở Việt Nam mà có ở nhiều quốc gia phươngĐông khác thời phong kiến Song không phải là hiện tượng phổ biến Như vậy, trongxãhội phong kiến phươngĐông ngoài hình thức sởhữu nhà nước về ruộngđất công xã - một hình thức sởhữu không mang tính chất phong kiến, thì đã xuất hiện, cùng tồn tại các hình thức sở hữu. .. sởhữu tư nhân Nếu diện tích nhỏ, tự cày cấy là thuộc sởhữu tư nhân của nông dân tư canh Diện tích lớn, phát canh thu tô là thuộc sởhữu tư nhân của địa chủ Nói như vậy để ta thấy một đặc trưng của sởhữu địa chủ đó là phương thức phát canh thu tô được chủ sởhữu thực trên mảnh đất của mình Bên cạnh hình thức sở hữusởhữu tư nhân của địa chủ, rồi sởhữu tư nhân của nông dân tự canh là hình thức sở. .. lâu dài, vững chắc hơn cả trongxãhội phong kiến nơi đây III KẾT LUẬN Tiến trình phát triển của lịch sử cũng là một quá trình tiến hoá không ngừng của sởhữuruộngđất Đó là quá trình từ chế độ sởhữu thị tộc – bộ lạc trongxãhội cộng sản nguyên thuỷ đến “chế độ sởhữu tách riêng” (theo cách nói của Angghen) trong từng bước quá độ từ xãhội cộng sản nguyên thuỷ sang xãhộicó đối kháng giai cấp và... chia hình thức sởhữu quý tộc ở nước ta thành 2 loạiloại ruộng: thứ nhất, những ruộng phân phong vĩnh viễn cho quý tộc, công thần như thang mộc ấp, thác đao điền, những ruộng thực phong, thực ấp Thứ hai, những điền trang mà bọn quý tộc vương hầu cho nô tỳ khẩn hoang lập thành ruộng riêng Đặttrong thế so sánh thì quả thật hình thức sởhữu phong kiến quý tộc gần hình thức sởhữu địa chủ hơn hình thức sở. .. nông dân tự canh là hình thức sởhữu phong kiến quý tộc Hình thức sởhữu này thường chia làm 2 loại: một loạiruộng phân phong vĩnh viễn và một loạiruộng phân phong có thời hạn Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Ấn Độ Ví dụ như từ thời Hacsa, các quan thường đem ruộngđất ban cấp cho các đền chùa, các thầy tu và bề tôi của quan, nhưng thường chia làm 2 loại như trên: Loạiruộng ban cấp có thời hạn được... hình thức sởhữu lãnh chúa, ở chỗ: ruộng ấp, điền trang được phân phong vĩnh viễn hay được khai hoang, mua bán mà có này không chở thành “giang sơn” riêng biệt của lãnh chúa như trongcác lãnh địa phương Tây thời trungđại (không có chính quyền, quân đội, luật pháp riêng) Song hình thức sởhữu phong kiến quý tộc có một đặc điểm tương đồngcác lãnh địa phương Tây là trên ruộngđất thuộc sởhữu quý tộc... hội cộng sản nguyên thuỷ sang xãhộicó đối kháng giai cấp và sau đó là sự thống trị của chế độ sởhữu tư nhân về ruộngđấttrongcácxãhộicó giai cấp (xã hội chiếm hữu nô lệ, xãhội phong kiến…) Quá trình phát triển ấy tuân theo những quy luật chung, song không phải ở đâu và lúc nào cũng tuân theo một cách rập khuôn quy luật phát triển chung ấy Mỗi khu vực, mỗi quốc gia do hoàn cảnh lịch sử cụ thể... trên ruộngđất của địa chủ phong kiến mà do nông nô, nô tuỳ cày cấy như trongcác lãnh địa phương Tây Đặc biệt, Nguyễn Lương Bích còn cho rằng: “… trongxãhội Việt Nam có thể có cả hình thức sởhữu phong kiến lãnh chúa” (11) Lời nhận định của Nguyễn Lương Bích không phải không có căn cứ vì thực tế trong thời phong kiến ở nước ta nhiều địa phương miền núi gần như tự trị, những vị thủ lĩnh của các tộc . sở hữu của nhà nước về ruộng đất
công và sở hữu tư nhân về ruộng đất.
1. Hình thức sở hữu công xã
Nói về chế độ sở hữu ruộng đất trong xã hội Phương Đông, . độ sở hữu ruộng đất trong xã hội
Phương Đông cổ trung đại, chúng ta có thể tạm phân chia thành 3 hình thức
sở hữu lớn, cơ bản: Đó là sở hữu công xã, sở