Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
262,84 KB
Nội dung
Tổngquanvềthươngmạiđiệntử-internet(P8)
Chương trình hành động của APEC về
thương mạiđiệntử
Các bộ trưởng APEC:
Nhìn nhận rằng thươngmạiđiệntử có tiềm năng to lớn giúp mở rộng các cơ hội
kinh doanh, giảm bớt chi phí, gia tăng hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống, và tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ tham gia nhiều hơn vào thươngmại toàn cầu;
Tính tới thực tế rằng các nền kinh tế thành viên trong khu vực đang ở giai đoạn
phát triển khác nhau, có các khuôn khổ rất khác nhau về điều tiết, xã hội, kinh tế, và
văn hoá.
Tính tới sự cần thiết phải tăng cường năng lực làm thươngmạiđiệntử trong các
nền kinh tế thành viên APEC, bao gồm cả các hoạt động thông qua hợp tác kinh tế và
kỹ thuật, để tạo điều kiện cho các nền kinh tế APEC thu được lợi ích từthươngmại
điện tử.
Thoả thuận như sau:
• Khu vực doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong việc hình
thành công nghệ, các ứng dụng, các hoạt động và các dịch vụ thươngmạiđiện
tử.
• Vai trò của các chính phủ là xúc tiến và tạo thuận lợi cho sự hình
thành và sự tiếp nhận thươngmạiđiệntử bằng cách:
• Tạo ra một môi trường thuận lợi, bao gồm cả các khía cạnh pháp
lý và điều tiết, có tính khả kiến, trong trẻo và nhất quán
• Tạo ra một môi trường có tác dụng xúc tiến niềm tin giữa những
người tham gia thươngmạiđiện tử.
• Xúc tiến sự vận hành có hiệu quả của thươngmạiđiệntử trên
bình diện quốc tế bằng cách mỗi khi có thể đều hướng vào việc xây dựng ra các
khuôn khổ quốc gia tương thích với các chuẩn mực và thực tiễn quốc tế đang
diễn ra, và
• Trở thành người sử dụng tiên phong nhằm mục đích tạo ra chất
xúc tác và nhằm khuyến khích các phương tiện điệntử được sử dụng rộng rãi
hơn nữa
• Để thươngmạiđiệntử được phát đạt, giới doanh nghiệp và chính
phủ các nước mỗi khi có thể đều nên hợp tác với nhau nhằm đảm bảo một hạ
tầng cơ sở truyền thông và thông tin rẻ tiền, dễ truy nhập và có tính liên tác.
• Trong khi thừa nhận rằng có thể sẽ cần phải có sự điều tiết chính
phủ ở một mức độ nào đó, thì nên ưu tiên cho các giải pháp trung tính về công
nghệ, các giải pháp dựa trên cơ sở cạnh tranh thị trường mà có thể được bảo vệ
bằng chính sách cạnh tranh, và ưu tiên cho giới công nghiệp sự tự định đoạt
theo hướng tìm hiệu quả.
• Chính phủ và giới doanh nghiệp cần hợp tác để hình thành và ứng
dụng các công nghệ và các chính sách mà tạo dựng được sự tín nhiệm và tin
nhau trong các hệ thống truyền thống và thông tin an toàn, vững chắc, và đáng
tin cậy, và hướng vào các vấn đề như bảo mật, chứng thực, và bảo vệ người tiêu
dùng.
Chương trình làm việc
Để thu lợi đầy đủ từthươngmạiđiện tử, các nền kinh tế APEC cần nỗ lực làm
việc cùng nhau để xây dựng sự tín nhiệm và tin nhau; đẩy mạnh ứng dụng chính phủ;
tăng cường tầm mở rộng cộng đồng; xúc tiến hợp tác kỹ thuật và trao đổi kinh ngìệm;
và khi thích hợp, thì hành động theo hướng loại bỏ các trở ngại đối với việc chấp nhận
thương mạiđiện tử; và hình thành ra các môi trường hoàn hảo về pháp lý, kỹ thuật,
vận hành và thươngmại nhằm tạo thuận lợi cho thươngmạiđiệntử gia tăng và phát
triển. Nhằm mục đích ấy, các Bộ trưởng APEC thoả thuận một Chương trình làm việc
trên cơ sở của công tác thươngmạiđiệntử đang tiến hành trong APEC, bao gồm:
Mở rộng hơn nữa bộ sưu tập các nghiên cứu chuyên vùng do Lực lượng đặc
nhiệm tiến hành, và rút kinh nghiệm từ các nghiên cứu ấy, nhằm tạo thuận lợi và trợ
giúp cho các hoạt động thươngmạiđiệntử mà các đối tác xí nghiệp nhỏ và vừa, chính
phủ, và khu vực doanh nghiệp/nhà nước đang tiến hành.
Đảm nhận việc hình thành các biện pháp và các chỉ tiêu đánh giá sự chấp nhận
thương mạiđiện tử, sử dụng thươngmạiđiện tử, và các luồng thươngmạiđiện tử.
Đặc tính các chi phí kinh tế đang cản trở sự chấp nhận thươngmạiđiện tử, bao
gồm cả các chi phí do các hoàn cảnh thị trường và điều tiết gây ra.
Hoan nghênh công tác kiên trì của các Bộ trưởng Tài chính về các khía cạnh tài
chính của thươngmạiđiện tử, một ưu tiên đã được thoả thuận cùng với Hội đồng cố
vấn kinh doanh, bao gồm cả sự tham gia của giới doanh nghiệp, trên cơ sở nhìn nhận
vai trò quan trọng cần thiết phải tiến hành để thươngmạiđiệntử được chấp nhận và
vận hành.
Khơi sâu hơn nữa hợp tác kinh tế và kỹ thuật để tạo thuận lợi cho việc chấp
nhận, sử dụng, và tối đa hoá các lợi ích của thươngmạiđiệntử trong các nền kinh tế
APEC.
Giao nhiệm vụ cho các chuyên gia về xác thực, bao gồm cả các chuyên gia
trong khu vực doanh nghiệp nghiên cứu toàn diện các mô hình doanh nghiệp cho việc
chứng thực điện tử, bao gồm cả vai trò của các cơ chế khả dĩ như chứng thực chéo và
sử dụng một cơ quan chứng thực gốc, nhằm nâng cao tính liên tác và tính tin cậy, và
nhằm tạo thuận lợi cho thươngmạiđiệntử xuyên biên giới.
Hoan nghênh công tác kiên trì của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD)
về các vấn đề thuế, bảo vệ người tiêu dùng, bảo mật và chứng thực, và đồng ý sẽ điều
hành sự tiến triến các cuộc thảo luận trong các lĩnh vực này, đồng ý để các chuyên gia
tham gia một cuộc gặp hỗn hợp các quan chức APEC-OECD vào năm 1999 để thảo
luận các công nghệ và các mô hình doanh nghiệp chứng thực đang xuất hiện ra.
Mỗi khi có thể, thì phối hợp với Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật thươngmại
quốc tế (UNCITRAL) và các diễn đàn quốc tế khác trong quá trình thức đẩy việc tạo
dựng nền tảng pháp lý cho một hệ thống thươngmạiđiệntử xuyên quốc gia hoàn hảo.
Do tính chất phát triển nhanh, biến hoá nhanh của thươngmạiđiện tử, các Bộ
trưởng APEC bảo trợ sự thiết lập một Mạng “ảo” Thươngmạiđiện tử/Nguồn tưliệu
đa phương tiện để cung cấp tưliệu tham khảo cho việc tiếp tục nâng cao nhận thức và
trao đổi thông tin, bao gồm cả các chiến lược phát triển thươngmạiđiệntử của các
nước, tình hình các chính phủ sử dụng thươngmạiđiệntử như một phương tiện công
tác, sự phát triển các nguồn nhân lực, giáo dục và đạo tạo, và giao cho các quan chức
nhiệm vụ phải khai thác mạng này có tính tới các kiến nghị của các nước thành viên,
kiến nghị vềTổng kho dữ liệu giáo dục thươngmạiđiệntử các nước thành viên thuộc
Hội đồng hợp tác kinh tế Thái bình dương.
Tính tới sự khác biệt giữa khuôn khổ pháp lý và điều tiết trong khu vực, các Bộ
trưởng APEC thoả thuận rằng, các nền kinh tế thành viên cần nỗ lực giảm thiểu hoặc
loại bỏ đòi hỏi về các giấy tờ chứng từ cho hải quan và quản lý buôn bán xuất nhập
khẩu, và các chứng từ và thông điệp khác liên quan tới vận tải đường biển, đường
không và đường bộ để các nước đã phát triển thực hiện “Buôn bán không giấy tờ” vào
năm 2005, và các nước đang phát triển vào năm 2010, hoặc nhanh chóng nhất sau năm
ấy. Nhằm mục tiêu này, các phân diễn đàn APEC cần xem xét các sáng kiến cụ thể.
Các Bộ trưởng APEC thừa nhận rằng, việc khẩn cấp xem xét vấn đề Sự cố máy
tính điệntử năm 2000 (Y2K) có tầm quan trọng sinh tử đối với phát triển kinh tế, buôn
bán xuất nhập khẩu, truyền thống quốc tế, các hệ thống vận tải và hành chính, và
thương mạiđiện tử. Do vậy, các Bộ trưởng thoả thuận rằng các nền kinh tế APEC sẽ
tiếp tục hợp tác chuẩn bị đối phó với Sự cố năm 2000 và đầu năm 1999 sẽ tổ chức một
hội nghị chuyên viên lập kế hoạch ngân sách phục vụ cho mục đích đó.
Các Bộ trưởng APEC xác nhận rằng lực lượng đặc nhiệm này tỏ ra là cơ chế có
hiệu quả và có hiệu lực để tạo ra sự phối hợp, sự tập trung vào các tiêu điểm, và chỉ
hướng bao quát cho các vấn đề đan xen nhau của thươngmạiđiện tử. Song song với
việc hợp lý hoá các cấu trúc quản lý công việc trong APEC, lực lượng đặc nhiệm sẽ
hoàn tất công tác bằng việc *** báo cáo của mình lên các nguyên thủ thông qua các
quan chức cao cấp và các Bộ trưởng. Để đảm bảo sự phối hợp không ngắt quãng và sự
theo đuổi chương trình hành động này, một ban chỉ đạo sẽ được thành lập, bao gồm
đại diện của các nước thành viên, có cả các nhóm công tác có liên quan, cùng như các
chuyên gia của các doanh nghiệp phù hợp với đường lối cña APEC về sự tham gia của
các doanh nghiệp. Ban chỉ đạo sẽ tiến hành thảo luận gián tiếp, khi cần thiết cũng sẽ
gặp mặt trực tiếp và mỗi năm một lần có báo cáo lên Cuộc gặp thượng đỉnh về tình
hình công tác thươngmạiđiệntử trong APEC. Các Bộ trưởng ghi nhận khả năng
thành lập các lực lượng đặc nhiệm ngắn hạn có thu hút sự tham gia của giới doanh
nghiệp nhằm đối phó với các vấn đề đan xen nhau lúc này lúc khác có thể phát sinh
trong APEC.
Chương trình “Tâm điểm mậu dịch” của UNCITAD
(UNCITAD Trade Point Programme)
1. Lịch sử
Tháng 2.1992, Tổ chức “Hội nghị Liên hiệp quốc vềthươngmại và phát triển”
(UNCITAD) họp tại Cartagena (Colo**ia) đề xuất sáng kiến về hiệu quả thươngmại
nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tham gia nhiều hơn vào buôn
bán xuất nhập khẩu các hàng hoá và dịch vụ. Nhằm mục đích ấy UNCITAD chính
thức đề xướng “Chương trình tâm điểm mậu dịch” (Trade Point Programme), với bốn
mục tiêu:
· Nâng cao hiệu quả giao dịch buôn bán với nước ngoài bằng cách đơn giản hoá
và tiêu chuẩn hoá quá trình buôn bán;
· Giúp cho các công ty buôn bán đã có và các công ty sẽ ra đời hoạt động hiệu
quả hơn bằng cách tạo điều kiện cho họ tiếp cận dễ dàng với thông tin thương mại,
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, các công nghệ thông tin, các mạng, và giúp huấn luyện,
đào tạo;
· Thông qua giao dịch điệntử và các liên kết truyền thống mà tạo ra các mối
quan hệ kinh doanh mới, tạo ra nhiều đối tác mới;
· Làm cho cho các công ty buôn bán xuất nhập khẩu nhận thức được sự hiện
hữu của các cơ hội kinh doanh, và các kỹ thuật mới mà thông tin thương mại, công
nghệ và các chuẩn mực quốc tế có liên quan đang mở ra cho họ.
Để đạt được các mục tiêu trên, sẽ xây dựng các “tâm điểm mậu dịch” ở các
nước, với ba chức năng:
· Cung cấp các dịch vụ giao dịch buôn bán;
· Cung cấp dịch vụ thông tin kinh tế thương mại;
· Làm cửa ngõ dẫn các doanh nghiệp gia nhập vào mạng điệntử toàn cầu.
Như vậy, một trong ba chức năng của Trade Point có liên quan tới thươngmại
điện tử, và trong khuôn khổ chức năng ấy, đã dự kiến rằng các Trade Point sẽ liên kết
với nhau thành một “mạng toàn cầu các tâm điểm mậu dịch” (Global Trade Point
Network: GTPNet), nhằm “hỗ trợ các nước đang phát triển trong nỗ lực tìm cách thu
được lợi ích trong việc tham gia vào lĩnh vực liên lạc điệntử toàn cầu”.
Tháng 10.1994, hội nghị các bộ trưởng thành viên UNTAD tuyên bố ủng hộ
Chương trình Trade Point.
Từ tháng 7.1995, “Trung tâm phát triển tâm điểm mậu dịch” (Trade Point
Development Centre: TPDC), cơ quan đầu não của Chương trình Trade Point, được
đặt tại Viện công nghệ hoàng gia Men-buốc (the Royal Melbourne Institute of
Technology) ở Ô-xtrê-li-a.
2. Tổ chức và hoạt động của Trade Point
“Chương trình Trade Point” ấn định ba giai đoạn hình thành và phát triển của
một Trade Point:
· Thử nghiệm: Chính phủ nước muốn tham gia Chương trình *** UNCITAD
một đề nghị chính thức để UNCITAD chỉ định một “điều phối viên tâm điểm mậu
dịch” (Trade Point Coodinator) tại nước đó.
· Khởi phát: Thành lập Trade Point như một thực thể có tư cách phápnhân, lập
kế hoạch kinh doanh trình lên UNCITAD.
· Hoạt động: Trade Point hoạt động theo kế hoạch kinh doanh đã trình và theo
đúng các chuẩn mực của “Chương trình Trade Point” của UNCITAD.
Vào thành 9.1998 tổng cộng có 159 Trade Point (60% ở các nước Châu Mỹ La
tinh, 16% ở các nước Châu Á); trong đó 44 đã ở giai đoạn hoạt động; 21 đang ở giai
đoạn khởi phát; còn 84 đang ở giai đoạn thử nghiệm. Chương trình Trade Point nhằm
đối tượng là các nước đang phát triển, nhưng ở các nước đã công nghiệp hoá cũng có
một số Trade Point, được thành lập với mục đích hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của
các công ty nhỏ và vừa.
Chương trình Trade Point đưa ra 14 loại dịch vụ mà một Trade Point đã ở giai
đoạn hoạt động có thể cung cấp được (Trade Point nào thực hiện được 10-14 dịch vụ
thì xếp vào loại “nhiều dịch vụ”, thực hiện được 5-9 dịch vụ thì xếp vào loại “một số
dịch vụ”, ít hơn nữa thì xếp vào loại “ít dịch vụ”).
Dưới đây là kết quả điều tra của UNCTAD về tình hình hoạt động vào năm
1997 của các Trade Point, phân theo các loại dịch vụ. Kết quả điều tra này cho thấy:
· Trade Point là một tổ chức kinh doanh, cung cấp đủ loại dịch vụ buôn bán xuất
nhập khẩu (kể cả đại lý làm thủ tục hải quan, dịch thuê, cho thuê phòng họp và thiết
bị ), với mục tiêu tổng hợp là giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh mua bán xuất nhập
khẩu và Trade Point sử dụng mọi phương tiện để thực hiện mục tiêu đó, cả phương
tiện điệntử lẫn phương tiện truyền thống.
Các dịch vụ mà một trade point có thể cung cấp
Tỷ trọng
Kết nối bạn hàng
88
Thông tin cập nhật về công ty và các sản phẩm công ty
88
Tư vấn các vấn đề về vận tải
76
Nghiên cứu thị trường
76
Dịch thuật và phiên dịch
64
Tạo trang Web và catalogy trên Web
56
Viết thuê các thư thương mại, hợp đồng buôn bán
48
Cung cấp phương tiện hội nghị, gặp gỡ (phòng, thiết bị )
48
Làm thủ tục thông quan
44
Trợ giúp trực tiếp các dịch vụ tài chính
40
Đào tạo, huấn luyện
28
Cung cấp các chứng chỉ thươngmại
24
Trao đổi dữ liệuđiện t
ử (EDI)
20
Các loại khác
24
· Công việc phổ biến nhất mà các Trade Point thực hiện là kết nối mối bạn
hàng, thông tin về công ty và sản phẩm công ty, tư vấn về vận tải, nghiên cứu thị
trường, và phiên dịch biên dịch (64% tới 88% các Trade Point làm việc các việc này);
chỉ có 20% các Trade Point có hoạt động đầu mối trao đổi dữ liệuđiệntử (EDI).
· Mối quan hệ giữa Trade Point với các công ty là quan hệ kinh doanh; các công
ty trả tiền cho các dịch vụ thông tin, tiếp thị, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo mà Trade Point
cung cấp cho họ. Một tàiliệu nghiên cứu cho biết: 60% Trade Point trên thế giới hiện
nay là do tư nhân đứng ra kinh doanh, 20% do Nhà nước kinh doanh, còn 20% là liên
doanh giữa nhà nước và tư nhân.
Xét riêng về chức năng thứ ba của Trade Point (chức năng đưa dần các công ty
xuất nhập khẩu vào mạng điệntử toàn cầu, và do đó trực tiếp góp phần xúc tiến
thương mạiđiện tử), Chương trình Trade Point đặt ra bốn mục tiêu chiến lược là:
· Mạng toàn cầu các tâm điểm mậu dịch (GTPNet) của UNCITAD sẽ ngày càng
trở thành một mạng lấy Internet làm nền.
· Chỉ giới hạn trong giao dịch buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
(không đi sang các lĩnh vực khác của thươngmạiđiệntử như: doanh nghiệp với người
tiêu dùng, doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ, giữa các cơ quan chính phủ với
nhau, và giữa các chính phủ), với đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
nhằm “tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp xúc trực tiếp với nhau, giảm trung
gian giao dịch tới mức tối thiểu”;
· Thoạt tiên giúp các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển tạo ra một mạng
tiền giao dịch (pre transactional network) để liên lạc với nhau tìm kiếm bạn hàng và cơ
hội kinh doang (khi ký hợp đồng thực thì vẫn qua giấy tờ); sau đó mới tiến dần tới ký
hợp đồng trên mạng; quá trình đó gọi là tiến “từ tiếp xúc sang ký kết”;
· Về thanh toán, sẽ đi theo hướng kết hợp các phương pháp truyền thống với
phương pháp thanh toán bằng thẻ thông minh (smart card), mà không theo hướng sử
dụng “tiền điện tử” (electronic money).
“Trung tâm phát triển tâm điểm mậu dịch” của UNCTAD đặt tại Ô-xtrê-li-a có
trách nhiệm tạo ra các công cụ và các giao diện (interface) thích hợp và đổi mới
thường xuyên để sử dụng cho “mạng toàn cầu các tâm điểm mậu dịch” trong đó có
công cụ “Hệ thống các cơ hội buôn bán điện tử” (Electronic Trading Opportunities
System: ETOs). GTPNet World Wide Web site (địa chỉ Internet) có tên gọi là “Dưỡng
mầm điểm buôn bán trên Internet” (Trade Point Internet Incubator) để giúp tạo điều
kiện dùng liên lạc điệntử để giao dịch buôn bán giữa các doanh nghiệp và dần dần
Internet hoá các giao dịch ấy. Chương trình Trade Point đặt hai máy chủ chính, một ở
Giơ-neo (Thuỵ sĩ), một ở Men-buốc (Ô-xtrê-li-a), dùng làm “tổng trạm” (hub). Để gia
tăng sự thuận tiện và tốc độ truy nhập vào GTPNet, ở một số nơi trên thế giới, chủ yếu
là ở các trường đại học, có điểm gương (micrror site) của hai máy chủ này (tới cuối
năm 1998 có 39 điểm gương tại 24 nước và địa khu). Ngoài liên lạc mạng với các máy
chủ nói trên, có một số Trade Point nối trực tiếp với Internet thông qua các hãng cung
cấp dịch vụ Internet ở nước sở tại.
Theo điều tra của UNCTAD, ở một số nơi, các Trade Point đã vào hoạt động
đang phát huy tác dụng tích cực giúp các doanh nghiệp (chủ yếu là các công ty nhỏ và
vừa, vốn yếu kém về trang bị và năng lực công nghệ, thiếu thông tin và ít cơ hội giao
dịch) làm tiếp thị trên mạng (trong đó có kết mối, quảng cáo), giao dịch sơ bộ với bạn
hàng, và cung cấp thông tin kinh tế thị trường (tin lấy chủ yếu từ “Trung tâm phát triển
tâm điểm mậu dịch” của UNCTAD truyền qua mạng GTPNet, sau đó xử lý và *** cho
các doanh nghiệp tham khảo sử dụng thường là dưới dạng bản tin).
HIỆP ĐỊNH KHUNG E-ASEAN
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng tôi, những Người-đứng-đầu Chính phủ/ Nhà nước Bru-nây Đa-ru-sa-
lem, Vương quốc Căm-pu-chia, Cộng hoà In-đô-nê-si-a, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào, Ma-lai-xi-a, Liên bang My-an-ma, Cộng hoà Phi-lip-pin, Cộng hoà Xing-ga-po,
Vương quốc Thái-Lan, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quốc gia thành viên
của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (dưới đây được gọi là "ASEAN"):
Nhận thấy những cơ hội do cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền
thông (ICT) và thươngmạiđiệntử mang lại;
Mong muốn rằng dân tộc mình cần được hưởng những lợi ích từ những cơ hội
do ICT và thươngmạiđiệntử đem lại, tiếp cận với những công nghệ mới này, và tạo
thuận lợi cho các giao dịch điệntử và thươngmại qua biên giới;
[...]... theo hướng phát triển e-ASEAN Để đạt được mục tiêu này, các nước thành viên sẽ: (a) Khẩn trương đưa vào luật và các chính sách quốc gia của mình các vấn đề liên quan đến các giao dịch thương mạiđiệntử dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế; (b) Tạo thuận lợi cho việc thừa nhận lẫn nhau về khuôn khổ chữ ký điệntử (c) Tạo thuận lợi cho các giao dịch, thanh quyết toán bằng phương pháp điệntử an toàn trong khu... nước thành viên hướng tới việc tạo thuận lợi cho việc xây dựng các tổng đài và các cổng Internet quốc gia và khu vực, bao gồm cả các bộ nhớ đệm và các trang web phiên bản của khu vực Ðiều 5:Tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mạiđiệntử 1.Các nước thành viên sẽ thông qua các khuôn khổ lập pháp và điều tiết đối với thương mạiđiệntử nhằm tạo dựng lòng tin và sự tin cậy cho người tiêu dùng và tạo... cho tăng trưởng thương mạiđiệntử trong ASEAN; (c) Thúc đẩy và tạo thuận lợi cho việc tự do hoá thươngmại đối với các sản phẩm, dịch vụ ICT và tự do hoá đầu tư để ủng hộ sáng kiến e-ASEAN; (d) Thúc đẩy và tạo điều kiện đầu tư vào sản xuất các sản phẩm ICT và cung cấp các dịch vụ ICT; (e) Phát triển xã hội điệntử trong ASEAN và xây dựng năng lực để giảm bớt sự phát triển không đồng đều về kỹ thuật số... việc thực hiện e-ASEAN; quan tâm tớinhững mục tiêu và các quy định của Hiệp định ASEAN về Hệ thống Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung (CEPT) cho Khu vực ThươngmạiTự do ASEAN (AFTA); Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) và Hiệp định Khung ASEAN về khu vực đầu tư ASEAN (AIA); khẳng định lại quyết định của mình tại Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức ASEAN lần thứ 3, tháng 11 năm 1999, về việc thành... cổng thanh toán điện tử; (d) ÁP dụng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phát sinh trong thương mạiđiệntử Các nước thành viên được khuyến nghị xem xét việc áp dụng các Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đó là : "Hiệp ước về bản quyền của WIPO năm 1996" và "Hiệp ước về ghi âm và biểu diễn của WIPO năm 1996"; (e) ÁP dụng các biện pháp nhằm tăng cường việc bảo vệ dữ liệu cá nhân... Điều 6:Tự do hoá thươngmại các sản phẩm, dịch vụ và đầu tư ICT 1.Các nước thành viên sẽ tiến hành đàm phán nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của các nước thành viên về các sản phẩm, dịch vụ và đầu tư ICT theo Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm hình thành Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ và Hiệp định khung về Khu vực Đầu... trong ASEAN; (b) Đẩy mạnh hợp tác để giảm mức độ phát triển không đồng đều về kỹ thuật số trong từng nước và giữa các nước ASEAN; (c) Đẩy mạnh hợp tác giữa các khu vực tư nhân và chính phủ trong việc thực hiện e-ASEAN; và (d) Đẩy mạnh việc tự do hoá thươngmại đối với các sản phẩm, dịch vụ và đầu tưvề ICT để ủng hộ sáng kiến e-ASEAN Điều 3: Phạm vi của Hiệp định Hiệp định này sẽ đề cập đến các biện... thuế hải quan cho các sản phẩm ICT bằng việc thực hiện Hiệp định trị giá tính thuế của WTO 4.Các nước thành viên sẽ đẩy nhanh việc hướng tới các thoả thuận công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn xác định chất lượng Điều 8:Tạo dựng năng lực và xã hội điệntử 1.Các nước thành viên sẽ xây dựng một cộng đồng e-ASEAN bằng việc nâng cao nhận thức, hiểu biết chung và hiểu rõ giá trị của ICT, đặc biệt là Internet. .. Hội nghị các quan chức cao cấp về kinh tế (SEOM) sẽ giám sát, điều phối và kiểm điểm việc thực hiện Hiệp định này SEOM sẽ báo cáo lên các Bộ Trưởng kinh tế ASEAN (AEM) và giúp AEM trên tất cả các vấn đề liên quan đến Hiệp định Điều 14:Mối quan hệ với các Hiệp định khác của ASEAN Trừ khi có quy định đặc biệt khác trong Hiệp định này, các quy định trong Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu... 2.Để gia tăng sự hiểu biết về ICT và phát triển đội ngũ công nhân ICT trong khu vực, các nước thành viên sẽ triển khai một chương trình phát triển nguồn nhân lực cho các trường học, cộng đồng và cơ quan 3 Các nước thành viên sẽ hướng tới việc thiết lập một xã hội điệntử bằng cách: (a) thúc đẩy sự phát triển của một xã hội tri thức (b) thu hẹp sự phát triển không đồng đều về kỹ thuật số (c) nâng cao . Tổng quan về thương mại điện tử - internet (P8)
Chương trình hành động của APEC về
thương mại điện tử
Các bộ trưởng APEC:
Nhìn nhận rằng thương mại.
thương mại điện tử, sử dụng thương mại điện tử, và các luồng thương mại điện tử.
Đặc tính các chi phí kinh tế đang cản trở sự chấp nhận thương mại điện