Liệucơm,gắpmắm!
Trong cuộc sống không ngừng biến đổi hôm nay, rất nhiều bạn trẻ đã tự khẳng
định bản thân mình bằng việc mở doanh nghiệp riêng. Họ mang trong mình những dự
định, ước mơ, hoài bão lớn về tương lai sáng sủa toàn một màu hồng.
Tuy nhiên, khi đã bắt tay khởi sự kinh doanh, thực tế nghiệt ngã của thương
trường đã làm không ít người trong số họ nản chí. Dưới đây là một trong nhiều tình
huống điển hình mà các doanh nhân khi bắt đầu khởi nghiệp thường gặp
Câu hỏi:
Hồi tháng 3 vừa qua, tôi mở công ty chuyên về lập trình và thiết kế trang web.
Tôi đã mời một số bạn trẻ có kiến thức về vi tính và mời cả một số người đã từng có
kinh nghiệm 7- 8 năm làm giám đốc IT ở nơi khác. Vốn ban đầu của chúng tôi không
nhiều lắm. Chúng tôi “đặt cược” cả vào trí tuệ của nhóm và vào những sản phẩm phần
mềm mà chúng tôi sẽ làm ra với hi vọng thu hút được sự quan tâm của các doanh
nghiệp để từ đó sẽ tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện nay, tên tuổi của công ty chúng tôi
còn chưa được biết đến trên thị trường, cùng lúc đó là những khó khăn về tài chính:
nguồn vốn đầu tư ban đầu đang dần dần cạn kiệt. Đơn đặt hàng vẫn còn quá ít, trong
khi chúng tôi vẫn cần phải chi tiêu để giữ cho công ty khỏi phải … đóng cửa. Tất cả
nhân viên đều hiểu hướng đi chúng tôi đã chọn sẽ có tương lai phát triển tốt, nhưng
chắc chắn không phải nà ngày một ngày hai. Chúng tôi sẽ phải chờ đợi ít nhất là
khoảng 1-2 năm nữa.
Mọi người đang mất dần hi vọng. Có nhiều người đề nghị góp vốn đầu tư, đổi
lại họ sẽ có được cổ phần trong công ty chúng tôi. Việc này có thể giúp chúng tôi vượt
qua những khó khăn về tài chính trước mắt, tuy nhiên, tất cả đều nhất quyết phản đối.
Bản thân tôi cũng rất bối rối. Tôi còn rất trẻ (tôi 24 tuổi, những người khác mới
ngoài 30), kinh nghiệm còn quá ít, trong khi bao nhiêu người kỳ vọng vào tôi. Tôi phải
làm gì đây? Có lẽ chúng tôi nên tìm một người có kinh nghiệm hơn vào vị trí điều
hành chăng? Nhưng trong thời điểm hiện nay, công ty chúng tôi không thể trả lương
cho một người như thế.
Trả lời:
Nhớ lại hơn 10 năm trước, tôi cùng với mấy người bạn bước vào kinh doanh
khi trong tay chỉ có vỏn vẹn 125USD. Trong lĩnh vực xuất bản vốn đã tràn ngập các
đối thủ mạnh, chúng tôi chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt. Hơn một năm trời, tôi phải làm
việc cật lực mà không có thù lao trong chính công ty của mình, trong khi vẫn phải cố
gắng trả lương nhân viên đầy đủ.
Từ những ngày tháng đó, tôi hiểu ra một điều là để có được thành công nhất
thiết phải lập kế hoạch kinh doanh cẩn thận và chi tiết, được cả ê kíp điều hành soạn
thảo và thống nhất, có nhận thức rõ ràng về những công việc trong tương lai. Sau đó
cần theo dõi sát sao tình hình để đối phó kịp thời với những dấu hiệu đầu tiên nếu tình
hình phát triển theo hướng xấu đi.
Bạn hãy phân tích thật kỹ kế hoạch kinh doanh của mình xem liệu bạn bỏ sót
điều gì không, nếu có, hãy chỉnh sửa ngay. Sau đó, bạn hãy gạt mọi cảm xúc để có thể
tỉnh táo đánh giá thật khách quan, tình hình đang phát triển theo hướng nào rồi từ đó
quyết định các bước hành động tiếp theo của công ty bạn.
Bạn hãy kiểm tra xem đã chi tiêu vào những khoản nào, ngoại trừ việc trả lương
cho nhân viên, hãy đọc lại các bản cân đối thu chi, và cố tìm ra cách giải thích rõ ràng.
Thật ra, tất cả những lời khuyên bảo trong lĩnh vực quản lý tài chính doanh nghiệp đều
nằm gọn trong câu thành ngữ "Liệu cơm,gắp mắm". Chỉ khi hiểu rõ bản chất câu
thành ngữ đó, bạn mới có thể có đủ nguồn lực để làm những việc bạn muốn. Tuy
nhiên, bạn phải nên nhớ một điều: tiền bạc không thể đến ngay trong chốc lát. Doanh
nghiệp với số vốn khiêm tốn ban đầu sẽ cần có chiến lược đầu tư dài hạn. Có đồng ý
với đề nghị sang nhượng một phần công ty cho những người góp vốn hay không, việc
đó bạn phải tự quyết định. Tuy nhiên, xin bạn lưu ý rằng, nếu không có một kế hoạch
rõ ràng trong việc phân phối và sử dụng vốn, khoản đầu tư đó rồi cũng sẽ dần cạn kiệt
và chưa kịp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm ở
công ty bạn đã hợp lý chưa, liệu trách nhiệm của nhân viên trong công ty bạn có chồng
chéo nhau không - và thay vì giúp đỡ nhau, hoá ra, mọi người lại cản trở công việc của
nhau.
Hãy đánh giá lại xem liệu công ty bạn có cần đến số lượng nhân viên như thế
không, hay nhân viên đông đến nỗi không đủ việc để làm cũng như không đủ tiền để
trả lương? Rồi bạn lại tự mình trả lời xem liệu bạn có đem tình bạn ra để đánh đổi lấy
hiệu quả công việc không? Đây là lỗi rất phổ biến, thường gặp ở những người mới làm
quen với thương trường. Bạn thử kiểm tra xem cách làm việc với khách hàng có hợp lý
không, đánh giá lại những quan hệ với đối tác và liệu bạn có xao lãng việc củng cố
những quan hệ đó không?
Còn nữa, tình hình hiện nay của bạn không đến nỗi nghiêm trọng lắm đâu. Nếu
bạn có thể cân bằng lại mọi việc thì quá tốt, nếu không, công ty sẽ phải đóng cửa.
Nhưng đó cũng không hẳn là một bi kịch. Nếu sau này bạn có quyết định trở lại với
công việc kinh doanh, bạn sẽ luôn nhớ rằng có không ít người bắt đầu bằng thất bại,
nhưng người mạnh mẽ không phải là người không bao giờ bị vấp ngã, mà là người biết
đứng dậy sau cú vấp ngã đó. Có thể khi đó bạn sẽ hiểu thêm điều quan trọng này: nhà
doanh nghiệp- đó không phải là “danh hiệu” của bạn. Biết đâu, bạn sẽ thích hợp với vị
trí quản trị nào đó.
. Liệu cơm, gắp mắm!
Trong cuộc sống không ngừng biến đổi hôm nay, rất nhiều bạn trẻ. những lời khuyên bảo trong lĩnh vực quản lý tài chính doanh nghiệp đều
nằm gọn trong câu thành ngữ " ;Liệu cơm, gắp mắm". Chỉ khi hiểu rõ bản chất