Căn bảnvề TCP/IP TCP/IP (Transmission Control
Protocol/Internet Protocol) là một bộ protocols (giao
thức) được thiết kế để đạt hai mục tiêu chính:
1. Cho phép truyền thông qua các môi trường mạng diện rộng (Wide
Area Network - WAN).
2. Cho phép truyền thông giữa các môi trường khác nhau
Do đó hiểu được cái gốc của các protocols này giúp ta hiểu được sự quan
trọng của chúng trong các mạng ngày nay.
Lịch sử của TCP/IP
Vào cuối thập niên 1960, cơ quan Advanced Research Projects Agency
(DARPA) của bộ Quốc Phòng Mỹ thực hiện nhiều loạt thí nghiệm để gởi
các gói dữ kiện đi mọi hướng (packet-switching) trên mạng. Hai mục tiêu
chính của công tác này là:
1. Triển khai một mạng để giúp các trung tâm nghiên cứu chia sẽ các
thông tin.
2. Triển khai một mạng để nối chặt chẽ các địa điểm quốc phòng trong
trường hợp Mỹ bị tấn công bằng vũ khí nguyên tử.
Kết quả là ra đời giao thức TCP/IP.Tiếp theo nhằm hoàn thiện TCP/IP hơn
nữa các chuẩn Request for Comments (RFC) được ra đời.
Giao thức TCP/IP :
Như ta biết, truyền thông giữa hàng triệu computers trên Internet xảy ra
được nhờ có giao thức TCP/IP. Vì nó rất tiện dụng nên Microsoft đã dùng
TCP/IP làm giao thức chính cho mạng Windows2000. Trong TCP/IP bao
gồm các giao thức sau:
· TCP (Transmission Control Protocol): Là giao thức truyền thông
định hướng kết nối, việc truyền trong mạng là tin cậy dựa trên các tính
năng retransmission, flowcontrol và kiểm tra lỗi.
· UDP (User Datagram Protocol): Tương tự như TCP nhưng UDP là
giao thức không có tính định hướng kết nối, việc truyền các dữ liệu
trong mạng đơn giản hơn TCP, nhanh hơn nhưng lại không tin cậy do
không có việc kiểm tra lỗi retransmission và flowcontrol.
· IP (Internet Protocol): Dùng để forward gói tin đi đúng đích
Rất nhiều giao thức mạng hiện nay được xây dựng dựa trên giao thức
TCP/IP như:
· SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): Chuyên việc chuyển Email.
· FTP (File Transfer Protocol): Chuyên việc gởi File
(upload/download) giữa các hosts.
· SNMP (Simple Network Management Protocol): Dùng cho các
programs quản lý mạng để user có thể quản lý mạng từ xa.
· File Transfer Protocol (FTP): Ðể upload/download files giữa các
hosts.
· Telnet: Cho ta Terminal Emulation (giả làm một Terminal) để nói
chuyện với một Host chạy program Telnet Server.
· Packet Internet Groper (Ping): Dùng để thử TCP/IP configurations và
connections.
· IPCONFIG: Ðể kiểm cấu hình TCP/IP của local host.
· NSLOOKUP: Dùng line command để đọc các records trong DNS
(Domain Name System) database.
· TRACERT: hiển thị các route giữa hai hosts.
Ðịa chỉ IP
Mỗi máy trên LAN/Internet phải có một địa chỉ IP duy nhất. Một địa chỉ IP
gồm có 32 bit, chia làm 4 nhóm gọi là Octet (có 8 bits, tức là 1 Byte dữ
kiện) và đuợc viết dưới dạng, ví dụ:
11000000 . 01101010 . 00000011 . 11001000
Và được diễn giải dưới dạng decimal cho dễ nhớ: 192.100.3.200.
Vì địa chỉ IP rất khó nhớ nên người ta quy ước dùng các tên dễ nhớ hơn như
www.yahoo.com, www.vps.org, .v.v rồi ứng dụng Domain Name Server
(DNS) đổi các tên này ra các địa chỉ IP và ngược lại
Mỗi địa chỉ IP được chia thành hai phần:
· Network ID (hay Network Address): Dùng để chuyển các gói tin đến
đúng Network (còn gọi là Subnet hay Segment).
· Host ID (hay Host Address):
Thí dụ như ba địa chỉ IP 192.168.104.1, 192.168.104.4, 192.168.104.7 có
cùng Network ID 192.168.104.
Một Subnet của các computers giống như một con đường của những căn
nhà, mỗi căn nhà có một con số để phân biệt nhưng địa chỉ của tất cả các căn
nhà đều có chung tên đường, ngoại ô, thành phố .v.v. .
Các địa chỉ IP được chỉ định cho mỗi Host không thay đổi này được gọi là
Static Address. Khi ta dial-up Internet để connect qua ISP (Internet
Service Provider), computer của ta thường được ISP phát cho một địa chỉ
IP để dùng tạm trong thời gian máy ta connect trong lúc ấy. Lần tới, ta dial-
up Internet sẽ đuợc ISP cấp cho một địa chỉ IP khác, một trong những địa
chỉ IP mà ISP đã đuợc cơ quan đăng ký địa chỉ IP của thế giới cung cấp.
Các lớp địa chỉ IP:
Để xác đinh phần nào là host, phần nào là network trong một đại chỉ IP
người ta sử dụng subnetmask, các subnetmask bao gồm 32bit và cũng được
chia làm 4 otec, phần host luôn có giá trị là 0 còn phần network luôn có giá
trị là 1.
Các lớp địa chỉ IP: được phân biệt từ octet đầu tiên của địa chỉ IP.
Bao gồm:
Lớp A:Được bắt đầu với các bit của octet đầu là:01xxxxxx (default netmask
255.0.0.0)
Lớp B:Được bắt đầu với các bit của octet đầu là:10xxxxxx(default netmask
255.255.0.0)
Lớp C:Được bắt đầu với các bit của octet đầu là:11xxxxxx(default netmask
255.255.255.0)
Ngoài ra còn có các lớp D và E dành cho các mục đích khác nhau, như địa
chỉ lớp D dùng làm địa chỉ multicast.
Private address:
Private address chỉ được dùng trong mạng LAN của bạn, để tránh nhầm lẫn
khi ra ngoài Internet, các lớp địa chỉ này khi ra ngoài Internet sẽ được
chuyển sang địa chỉ khác. Các dãy địa chỉ riêng bao gồm:
Lớp A: toàn bộ dải địa chỉ 10.0.0.0
Lớp B: thuộc dải:172.16.0.0-172.31.255.255
Lớp C: toàn bộ dải địa chỉ 192.168.0.0
Chia subnet: Chia subnet có mục đích làm tăng số lượng mạng con trong
mạng của bạn, giả dụ với 1 địa chỉ 192.168.1.0 nếu bạn không chia subnet
thì mạng của bạn chỉ gồm một lớp mạng với 254 host, nếu bạn muốn tăng số
lượng mạng con lên bạn sẽ cần dùng đến kỹ thuật chia subnet.Chia subnet có
nghĩa bạn sẽ mượn một số bit ở phần host "đặt" sang phần net.
Giả sử bạn có địa chỉ 192.168.1.0 netmask 255.255.255.0, rõ ràng rằng bạn
chỉ có một mạng, bây giờ giả sử bạncần có 6 mạng con, khi đấy bạn sẽ cần
3 bit của phần host chuyển sang phần net(2^3=8, có hai lớp mạng con không
đựoc dùng là lớp đầu 192.168.1.0 và lớp sau cùng là địa chỉ broadcast), như
vậy netmask mới của bạn bây giờ sẽ là: 255.255.255.224, bạn lấy 256-
224=32, như vậy các lớp mạng con của bạn sẽ là:
192.168.1.0,192.168.1.32,192.168.1.64, 192.168.1.96
. Căn bản về TCP/IP TCP/IP (Transmission Control
Protocol/Internet Protocol) là một bộ. là ra đời giao thức TCP/IP. Tiếp theo nhằm hoàn thiện TCP/IP hơn
nữa các chuẩn Request for Comments (RFC) được ra đời.
Giao thức TCP/IP :
Như ta biết,