1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Trồng tre Lục trúc Đài Loan pdf

3 841 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 117,83 KB

Nội dung

Trồng tre Lục trúc Đài Loan Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Với kinh nghiệm 6 năm trồng tre công nghiệp, ông Võ Tuấn Sinh ngụ tại ấp 1, xã Vĩnh Phước An, huyện Củ Chi-TP.HCM tiết lộ “Trồng tre Lục trúc khá dễ dàng, thao tác đơn giản, ít dùng thuốc trừ sâu, vốn đầu tư thấp. Ngược lại, cây tre sống rất khoẻ, không kén đất, nếu chăm sóc tốt thì cây sẽ phát triển nhanh… Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là áp dụng đúng các biện pháp kĩ thuật.” - Khâu xử lý đất: Trước mùa mưa (khoảng nửa đầu tháng 5) thì cần dọn sạch cỏ dại trên mảnh đất, sau đó cho cày lần thứ nhất với dàn cày 3 chảo, cày lần thứ 2 với dàn cày 7 chảo. Khi mùa mưa đến (khoảng tháng 6-7) đất đủ ẩm thì đào hố (kích thước 60 x 60 x 50 cm) trước khi trồng khoảng nửa tháng, sau đó bón lót phân hữu cơ vi sinh hoặc phân bò hoai (khoảng 2-5 kg/hố) hoặc phân NPK 200g/hố, trộn đều phân với mặt đất rồi cào xuống hố. -Cách chọn giống: Có hai loại giống để ta lựa chọn, giống gốc hoặc giống hom cành. Qua thử nghiệm trồng 2 loại giống này thì năng suất đem lại tương đương nhau từ năm thứ 3 trở đi. Hiện tại giống tre Lục trúc này có bán tại Phân viện nghiên cứu khoa học LN Nam bộ (số 1, Phạm Văn Hai, TP. HCM) hoặc tại vườn tre của ông Võ Tuấn Sinh (ĐT:7905.787). - Quá trình tiến hành trồng tre: Tuỳ theo điều kiện đất đai của từng vùng và khả năng đầu tư mà chọn mật độ trồng tre khác nhau. Có 3 mật độ trồng cơ bản: Trồng 400 cây/ha với mật độ trồng 5m x 5m; trồng 330 cây/ha, mật độ 6m x 5m; trồng 270 cây/ha, mật độ 5m x 4m. Khi trồng, ta dùng cuốc đào đất lên sao cho vừa đủ đặt hom vào giữa hố (nếu hom cành trong bầu thì phải cắt bịch ny lon), sau đó đặt miệng bầu hoặc phần gốc chồi ngang mặt hố rồi nén chặt đất lại xung quanh, vun bằng mặt đất, trên hố phủ rơm rạ… -Khâu chăm sóc: Tuỳ theo từng điều kiện đầu tư mà ta có các cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, cách phổ biến là chăm sóc tre 3 lần/năm. Đó là vào đầu, giữa và cuối mùa mưa: Làm cỏ bón phân, máy cày, máy kéo có gắn dàn phát cỏ hoặc sử dụng nhân lực làm cỏ ở những nơi máy không làm được… Đối với tre trồng từ 2 năm trở lên cần phải chặt bỏ những chồi ký sinh được sinh ra sau khi khai thác măng, dọn vệ sinh bụi tre chống tre… Trong khi tre sinh trưởng phát triển cần phải bón phân hợp lý. Đối với tre sau 2 tháng trồng nên bón phân tổng hợp NPK, với số lượng 200 kg/ha, tổng số lượng phân trên được chia thành nhiều đợt, mỗi đợt từ 100- 200g/hố, nên bón xa gốc từ 15- 20 cm bằng cách đào rãnh quanh gốc rồi rải phân xuống và đắp đất lại. Còn tre trồng từ 2 năm trở lên thì phải bón phân từ 200- 300 kg/ha. Ta nên bón phân trước mùa mưa 1 tháng và mỗi gốc bón từ 300- 500g/lần/ tháng… Ngoài ra, mỗi năm cần phải bổ sung một lượng phân bón có nguồn gốc hữu cơ khác nhau như : Phân chuồng, phân rác… với số lượng từ 5- 7 tấn/ha/năm hoặc phân hữu cơ vi sinh nhằm tạo độ xốp và độ phì nhiêu cho đất. Cần chú ý rằng, hàng năm phải vun đất, phủ cỏ cho tre. Phải đào đất xung quanh hoặc vun đất rồi dùng rơm, lá mía, hoặc cỏ khô che phủ, chỉ vun cao khoảng 30 cm và luôn giữ độ ẩm cho đất. Với thao tác vun đất và phủ cỏ tốt, măng sẽ trắng, ít xơ, có vị ngọt, ăn rất ngon. Sau khi thu hoạch măng, vào thời kì bón phân lại cào đất và tránh tình trạng nâng bụi cây… - Thu hoạch: Có 2 vụ khai thác măng: Vụ 1 khoảng tháng 8, tháng 9 bằng phương pháp chặt trắng nhưng có chừa con giống; vụ 2 khoảng vào tháng 10, tháng 11 không chừa con giống. Chọn cây măng tốt sinh ra trong một vụ để nuôi dưỡng thành tre, thay thế những cây già phải chặt đi. Nên khai thác lúc măng vừa nhú ngang mặt đất, dùng dụng cụ moi đất xung quanh tới tận gốc măng rồi xắn ngang nơi mập nhất, sau đó lấp đất lại. Còn khai thác tre, thích hợp nhất là vào tháng 12. Chặt bỏ những cây có độ tuổi từ 3 năm trở lên (đào cả gốc). Đồng thời cũng nên giữ lại vài cây có độ tuổi từ 1- 3 ở mỗi bụi bằng cách chặt bỏ thân sát mặt đất nhưng không đào thân ngầm rồi bón khoảng 10- 30 kg phân chuồng hoai/bụi. - Ngoài ra, ta cũng thường xuyên theo dõi để phòng ngừa một số sâu bệnh ở tre Lục trúc như: Bệnh khô héo, bệnh vàng sọc, bệnh gỉ sắt, sâu hại (bọ hung, sâu cuốn lá, ruồi xanh…). Tác hại do sâu bệnh gây ra đối với tre không lớn. Nếu chúng ta chăm sóc tre sinh trưởng phát triển tốt thì vấn đề sâu bệnh hiếm khi xảy ra… . Trồng tre Lục trúc Đài Loan Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Với kinh nghiệm 6 năm trồng tre công nghiệp, ông Võ Tuấn Sinh. chọn mật độ trồng tre khác nhau. Có 3 mật độ trồng cơ bản: Trồng 400 cây/ha với mật độ trồng 5m x 5m; trồng 330 cây/ha, mật độ 6m x 5m; trồng 270 cây/ha,

Ngày đăng: 18/01/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w