1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Cách trồng ớt docx

6 416 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 168,32 KB

Nội dung

Cách trồng ớt Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Cây ớt (Capsicum annum L), là một lọai cây trồng cho sản phẩm sử dụng làm gia vị, ăn tươi hoặc chế biến phục vụ thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao. Cụ thể thời gian canh tác 5 đến 6 tháng vụ, năng suất bình quân 12 đến 15 tấn/ha và giá bán 8000 -10.000đ/kg, tổng thu từ 80 đến 120 triệu đồng Trừ chi phí sản xuất, thu nhập đạt từ 40 đến 60 triệu đồng/ha/vụ. 1.Thời vụ trồng: Ớt có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, thời gian tốt nhất từ tháng 8 dương lịch trở đi. 2.Chọn giống và gieo ươm cây con: Có 3 lọai giống : Lọai trái nhỏ dùng ăn tươi, thường gọi là ớt hiểm. Loại trái lớn, chủ yếu dùng cho chế biến tương, ớt bột gọi ớt sừng trâu. Loại trái lớn, dùng ăn xanh gọi ớt ngọt chỉ trồng ở vùng có khí hậu mát. Do vậy, tùy theo mục đích sử dụng mà ta có thể chọn cho đúng giống. Hạt giống ớt hiện nay được nhiều công ty giống cung cấp cho năng suất, chất lượng cao như công ty Đông Tây, Trang Nông, Công ty giống cổ phần Miền Nam, Công ty giống cây trồng Thành Phố… Lượng hạt giống cần để gieo và trồng: 0.6 – 0,7kg/ha. Sau khi có hạt giống tổ chức gieo ươm thật tốt để sản xuất các cây con khỏe là điều kiện giúp đạt năng suất cao sau này. Muốn thế, chú ý các vấn đề sau: + Xử lý hạt giống bằng nước ấm 70oC (3 sôi 2 lạnh) trong thời gian từ 15 đến 20 phút nhằm mục đích hạn chế một số lọai nấm bệnh; kích thích, tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. + Chuẩn bị đất: Có thể gieo hạt giống trực tiếp trên líp ươm có mái che để tránh mưa nắng trong giai đoạn cây con, nhất là mưa làm vùi lấp hạt hoặc làm dập cây con. Diện tích vườn ươm cần thiết để ươm cây con đủ trồng cho 1ha là 45 – 50m2 Đất dùng làm líp ươm được bổ sung một lượng phân chuồng hoai đáng kể, vôi, phân lân. Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và thật tơi xốp phải được xử lý các mầm bệnh trong đất bằng thuốc trừ bệnh như Zinep, hoặc dùng Foocmol tưới vào trong đất dùng bạt nylon phủ kín từ 2 đến 3, ngày sau đó gieo hạt. Sau khi gieo hạt cây mọc và khi cây có 2 đến 3 lá thật tỉa thưa đưa vào ươm ở các khay, hoặc ươm trong các bầu cho cây phát triển tốt. Các vật liệu cho vào bầu bao gồm đất, phân chuồng hoai, phân lân. Trong giai đoạn vườn ươm ,cứ 5 ngày/ lần tưới phân đạm cho cây với nồng độ sử dụng từ 0,5 đến 1%. Khi cây con có chiều cao từ 10 đến 15cm, có 5-6 lá thật thì có thể trồng ra ruộng sản xuất. Giai đoạn này cây hay bị bệnh chết rạp, lở cổ rễ. Do vậy, cần xử lý hạt giống, đất thật tốt trước khi gieo. Nếu bệnh phát sinh lúc cây còn nhỏ chúng ta nên thu tất cả cây bệnh và đất chổ cây bị bệnh đổ đi nơi khác; sau đó, tưới nước vôi hoặc dung dịch boocđô vào chổ đó để khống chế sự lây lan cuả bệnh. 3.Chuẩn bị đất và trồng: + Đất trồng ớt cần chọn các lọai đất có nhiều chất dinh dưỡng, thóat nước tốt. Không nên trồng trên các chân ruộng vụ trước đã trồng ớt hoặc các cây họ Cà để hạn chế một số lọai bệnh. Đất được cày bừa kỹ ít nhất là 2 lần trước đó, thu gom sạch cỏ dại, cày sâu Sau khi làm đất kỹ tiến hành đánh luống để trồng. Mặt luống rộng 1m , cao từ 20 – 25cm, lối đi 45cm. Sau khi đánh luống xong tiến hành bón lót tiến hành như sau : +Lượng phân bón: Phân chuồng hoai 20tấn, hoặc có thể dùng 3 đến 5 tấn phân hữu cơ vi sinh. 500kg super lân, 350kg Cloruakaly , 50kg urê. ( Phân chuồng cần được ủ trước có thể dùng các lọai men vi sinh như Trichoderma vừa giúp cho phân mau phân hủy vừa có tác dụng tăng loại nấm đối kháng lại một số nấm hại trong đất). +Phương pháp bón: Đào rảnh giữa luống cho tòan bộ phân chuồng hoai, phân lân, kali, đạm vào luống lấp đất lại, tiến hành phủ bạt. Dùng lọai bạt có khổ 1,2m để phủ kín luống trồng. Sau khi đã phủ kín bạt tiến hành định vị trí đục lổ để trồng. Dụng cụ đục lổ có thể dùng lon sữa có đường kính 10 – 12cm, cho than đang cháy vào lon sẻ làm đáy lon nóng lên ịn vào nylon sẽ tạo được lổ tròn đẹp. +Mật độ trồng từ 30.000 đến 35.000cây/ha với khỏang cách như sau: Hàng cách hàng : 60cm. Cây cách cây: 45-50cm. 4.Bón thúc: Sau khi trồng kkoảng 10 ngày tiến hành bón thúc đợt 1. Dùng phân urê để bón, có thể bón quanh gốc hoặc hòa loãng tưới cho cây, với lượng dùng 60kg/ha Thúc lần 2 khi cây ra hoa rộ, lượng dùng 70kg urê/ha Thúc lần 3 sau khi thu đợt đầu tiên, lượng dùng 70kg/ha Sau đó tùy theo tình hình phát triển của cây và năng suất cứ 15 – 20 ngày bón 1 lần cho cây. Có thể đục các lổ nhỏ trên luống cho phân vào các lở, tưới nước cho phân tan ra. Trong thời gian nầy có thể dùng lọai NPK 20 – 10 -10 với lượng bón từ 70 – 100kg/ha. 5.Phòng trừ sâu bệnh: Cần áp dụng triết để công tác IPM trong phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt công tác vệ sinh đồng ruộng phải thu gom các lọai cành lá, trái bị bệnh ra khỏi ruộng để hạn chế sự lây lan bệnh. Sâu hại: + Sâu xám; Agrotis ipsilon Hufnagel Là đối tượng gây haị lúc cây mới trồng, Sâu thường cắn ngang gốc làm mất cây do vậy theo dõi bắt sâu giết và trồng dặm kịp thời. +Nhện; Polyphagotarsonemus latus (Banks). Rất nhỏ gây hại trên lá trái. Chúng hút nhưa trên các gân lá làm lá cong mo lại, trên trái taọ ra các da cám. Khi bị nặng chúngcó thể làm chết cây. Có thể phun thuốc Comite 73EC phun với nồng độ 0,05 đến 0,075%, phun ướt đều trên lá, trái để hạn chế tác hại cuả nhện. +Rệp hại bông; Aphis gossypii Glover Rệp chích hút ở mặt dưới lá làm lá quăn queo, phía trên cuả lá có phủ lớp muội đen , cây ít quả, nếu bị nặng làm chết cây. Có thể dùng thuốc Diazinon, Diafenthiuron, Bi58 theo nồng độ khuyến cáo cuả nhà sản xuất để phòng trị. Bệnh hại: +Bệnh héo xanh: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Bệnh xảy ra rải rác trong ruộng, gây chết trên một số cây hoặc theo từng đám. Bệnh xuất hiện trong thời gian cây bắt đầu cho thu hoạch. Lúc đầu các lá phiá trên héo sau đó dần dần xuống các lá phiá dưới và gây chết hoàn toàn, chết rất đột ngột, bộ lá chỉ hơi vàng hoặc vẫn còn màu xanh. Phòng ngưà bằng hình thức luân canh cây trồng không nên trồng liên tiếp ớt hoặc các loại cây họ cà trên một chân ruộng trong thời gian dài. + Bệnh thán thư trên trái, lá: Do nấm Colletotrichum gloeosporiodes gây ra. Bệnh làm thối trái, bắt đầu gây hại trên các trái già dưới dạng các vết bệnh nhỏ, thấm ướt, lỏm xuống và lan rộng ra đường kính từ 3 – 4cm theo các vòng tròn đồng tâm . nhiều lúc còn xuất hiện trên trái non. Bệnh xuất hiện khá phổ biến trên các vùng trồng ớt nhất là trong muà mưa, hoặc dùng biện pháp tướí phun. Mầm bệnh có thể nằm trong hạt, trong tồn dư thực vật, và các ký chủ khác do vậy xử lý kỹ hạt giống, sản xuất cây con sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng tốt có thể làm hạn chế bệnh. Có thể dùng các loại thuốc gốc đồng, kẻm để phòng trị khi cây bị bệnh như Zinep, Benlat-C, Copper oxychloride. +Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora capsici gây nên. Bệnh gây hại trên lá vết bệnh có màu nậu và hình tròn, tâm đốm bệnh có màu xám nhạt kích thước nhỏ, hoặc lớn có viền màu nâu đậm khi lá bị bệnh nặng làm rụng lá làm cây phát triển kém và có thể chết. Bệnh xuất hiện trong thời tiết ẩm ướt keó dài, bón phân không cân đối dư đạm. cần xử dụng các loại thuốc trừ bệnh để phòng trị cho cây. Có thể dùng thuốc Daconil 500SC, 75Wphoặc dùng dung dịch bordeaux nồng độ sử dụng 1%.để phun trên cây. + Bệnh héo rủ, tác nhân do nấm Fusarium oxysporum F. lycopersici. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con đến khi ra hoa bệnh làm tàn lá vàng nhẹ, lá ở ngọn héo trước, và lan dần xuống các lá gốc trong vài ngày, các lá cần còn dính trên thân. Trong thân hệ mạch dẫn bị đổi màu. Phần ngoài thân và bộ rễ mô võ còn nguyên vẹn. Có thể dùng các loại thuốc như Kasuran, Fudazol tưới váo gốc cây mới chớm bệnh. Cần luân canh cây trồng tốt để hạn chế bệnh. 6.Thu hoạch: Tùy mục đích sử dụng, có thể tiến hành thu họach trái theo đúng độ chín để đảm bảo giá trị. Lọai sử dụng ăn tươi thu họach lúc trái già, mới đổi màu để kéo dài thời gian bảo quản . Lọai dùng chế biến, thu họach lúc trái chín chuyển hoàn tòan qua màu đỏ. Thu hoạch xong nếu chưa tiêu thụ kịp không nên để đống; vì như vậy, làm cho quả ớt mau chín và dễ bị nhủn. Cần rãi mỏng ra trong nhà bên dưới có lót lớp đệm hoặc bao bố để trái không bị đổ mồ hôi làm phát sinh, phát triển cuả nấm bệnh gây hại trên trái. . đất và trồng: + Đất trồng ớt cần chọn các lọai đất có nhiều chất dinh dưỡng, thóat nước tốt. Không nên trồng trên các chân ruộng vụ trước đã trồng ớt hoặc. thường gọi là ớt hiểm. Loại trái lớn, chủ yếu dùng cho chế biến tương, ớt bột gọi ớt sừng trâu. Loại trái lớn, dùng ăn xanh gọi ớt ngọt chỉ trồng ở vùng

Ngày đăng: 18/01/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w