Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
476,5 KB
Nội dung
Luận văn
Duy trìvàmởrộngthịtrườngtiêu
thụ sảnphẩmởCôngtybóngđèn
phích nướcRạngĐông
1
Mở đầu
Trong nền kinh tế thịtrường bất cứ một doanh nghiệp công nghiệp nào
khi tiến hành hoạt độngsản xuất kinh doanh cũng đều phải xuất phát từ yêu
cầu của thị trường, nhằm trả lời được 3 câu hỏi cơ bản "Cái gì, như thế nào,
cho ai". Thịtrường vừa được coi là điểm xuất phát cũng vừa là điểm kết thúc
của quá trình sản xuất kinh doanh, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Có
thể nói một doanh nghiệp chỉ làm ăn có hiệu quả khi nó xuất phát từ thị
trường, tận dụng một cách năng động, linh hoạt những cơ hội trên thị trường.
Hay nói cách khác, thông qua thị trường, sảnphẩm hàng hoá của doanh
nghiệp được tiêu thụ, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được diễn ra một cách liên tục trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu
đã đề ra. Vì thế duytrìvàmởrộngthịtrường được coi là một trong những
nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt trong quá trình hội
nhập của nền kinh tế đất nước với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên hoạt động
trong cơ chế thịtrường cũng đồng nghĩa với việc phải luôn luôn đối mặt với
các rủi ro thách thức trong quá trình cạnh tranh khốc liệt. Để phát triển thị
trường một cách có hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần nâng cao khả năng
cạnh tranh, khả năng nhận thức về thị trường. Tiếp đó doanh nghiệp cần phải
tiến hành nghiên cứu môi trườngvà khách hàng, sử dụng các thông tin, dữ
liệu đó để phán đoán thịtrường lựa chọn mục tiêuthị trường, lập kế hoạch
chiến lược kinh doanh, kế hoạch duytrìthịtrường cũ, chiếm lĩnh thịtrường
mới. Sau cùng là triển khai thực hiện kế hoạch thông qua 4 công cụ (sản
phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp) .
Trong tình hình thực tế hiện nay ngành sản xuất bóng đèn, phíchnướcở
Việt Nam đang phát triển nhanh chóng vàthu được nhiều thành tựu đáng kể
trên cả thịtrường trong và ngoài nước. Hoà chung trong trào lưu đó, Côngty
bóng đènphíchnướcRạngĐông (với chất lượng hàng đầu của Việt Nam)
cũng là một côngtysản xuất hiệu quả càng ngày càng có nhiều khách hàng
2
ưa chuộng tiêu dùng sảnphẩm của Công ty. Đây là một thế mạnh lớn nhưng
bên cạnh đó Côngty đã gặp phải không ít khó khăn. Thiết nghĩ cần ngay từ
bây giờ phải có phương hướng phát triển đúng đắn. Xuất phát từ vai trò của
thị trườngvà tình hình thực tế của CôngtybóngđènphíchnướcRạng Đông,
em xin chọn đề tài "Duy trìvàmởrộngthịtrườngtiêuthụsảnphẩmở
Công tybóngđènphíchnướcRạng Đông".
Đề tài gồm 3 phần lớn sau:
- Phần thứ nhất: Duytrìvàmởrộngthịtrườngtiêuthụsảnphẩm của
doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
- Phần thứ hai: Thực trạng về thịtrườngtiêuthụsảnphẩmởCôngty
bóng đènphíchnướcRạng Đông
- Phần thứ ba: Một số biện pháp cơ bản nhằm duytrìvàmởrộngthị
trường tiêuthụsảnphẩm của CôngtybóngđènphíchnướcRạng Đông
3
Phần thứ nhất
Duy trìvàmởrộngthịtrườngtiêuthụsảnphẩm của doanh nghiệp trong
cơ chế thị trường
I. Một số vấn đề cơ bản về thị trường
1) Khái niệm: Thịtrường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó
là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương
mại của mọi doanh nghiệp công nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị
trường không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người
mua và người bán mà doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch, thoả
thuận với nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại.
Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hoá, khái niệm thịtrường ngày càng trở
lên phong phú và đa dạng. Có một số khái niệm phổ biến về thịtrường như
sau:
1.1. Thịtrường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt
động mua bán giữa người mua và người bán.
1.2. Thịtrường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các
quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định
của doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định
của người lao động về việc làm bao lâu, cho ai đều được điều chỉnh bằng giá
cả.
1.3. Thịtrường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người
mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người
bán nhiều hay ít phản ánh qui mô của thịtrường lớn và nhỏ. Việc xác định
nên mua hay bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do
quan hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thịtrường còn là nơi thực hiện sự
kết hợp giữa 2 khâu sản xuất vàtiêuthụ hàng hoá.
1.4. Thịtrường là phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động
4
cơ bản của thịtrường được thể hiện qua 3 yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với
nhau: Nhu cầu hàng hoá dịch vụ, cung ứng hàng hoá dịch vụ và giá cả hàng
hoá dịch vụ.
1.5. Khái niệm thịtrường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công
lao động xã hội. Các Mác đã nhận định "Hễ ở đâu và khi nào có sự phân
công lao động xã hội và có sản xuất hàng hoá thìở đó và khi ấy sẽ có thị
trường. Thịtrường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội
và do đó có thể phát triển vô cùng tận".
1.6. Thịtrường về vấn đề Marketing được hiểu là bao gồm tất cả những
khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có
khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Tóm lại thịtrường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một
loạt hàng hoá, dịch vụ nào đó hay cho một đối tượng khác có giá trị. Ví dụ
như thịtrường sức lao động bao gồm những người muốn đem sức lao động
của mình để đổi lấy tiền công hoặc hàng hoá. Để công việc trao đổi trên được
thuận lợi, dần dần đã xuất hiện nhiều những tổ chức kiểu văn phòng, trung
tâm giới thiệu xúc tiến việc làm cho người lao động. Cũng tương tự như thế
thị trường tiền tệ đem lại khả năng vay mượn, cho vay tích luỹ tiền và bảo
đảm an toàn cho các nhu cầu tài chính của các tổ chức, giúp họ có thể hoạt
động liên tục được. Như vậy điểm lợi ích của người mua và người bán hay
chính là giá cả được hình thành trên cơ sở thoả thuận và nhân nhượng lẫn
nhau giữa cung và cầu.
2. Phân loại và phân đoạn thị trường
2.1. Phân loại thị trường
Một trong những điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh có hiệu quả là
doanh nghiệp phải hiểu biết về thịtrườngvà việc nghiên cứu phân loại thị
trường là rất cần thiết. Có 4 cách phân loại thị trường:
* Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
+ Thịtrường địa phương: tập hợp khách hàng trong phạm vi địa phương
5
nơi thuộc địa phận phân bổ của doanh nghiệp.
+ Thịtrường vùng: tập hợp những khách hàng ở một vùng địa lý nhất
định. Vùng này được hiểu như một khu vực địa lý rộng lớn có sự đồng nhất
về kinh tế - xã hội.
+ Thịtrường toàn quốc: hàng hoá và dịch vụ được lưu thông trên tất cả
các vùng, các địa phương của một nước.
+ Thịtrường quốc tế: là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán hàng hoá và
dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau.
* Phân loại theo mối quan hệ giữa những người mua và người bán.
+ Thịtrường cạnh tranh hoàn hảo: trên thịtrường có nhiều người mua
và người bán cùng một loại hàng hoá, dịch vụ. Hàng hoá đó mang tính đồng
nhất và giá cả là do thịtrường quyết định.
+ Thịtrường cạnh tranh không hoàn hảo: Trên thịtrường có nhiều
người mua và người bán cùng một loại hàng hoá, sảnphẩm nhưng chúng
không đồng nhất. Điều này có nghĩa loại hàng hoá sảnphẩm đó có nhiều
kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu kích thước khác nhau. Giá cả hàng
hoá được ấn định một cách linh hoạt theo tình hình tiêuthụ trên thị trường.
+ Thịtrườngđộc quyền: trên thịtrường chỉ có một hoặc một nhóm
người liên kết với nhau cùng sản xuất ra một loại hàng hoá. Họ có thể kiểm
soát hoàn toàn số lượng dự định bán ra thịtrường cũng như giá cả của chúng.
* Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hoá:
+ Thịtrường tư liệusản xuất: đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị
trường là các loại tư liệusản xuất như nguyên vật liệu, năng lượng, động lực,
máy móc thiết bị.
+ Thịtrường tư liệutiêu dùng: đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị
trường là các vật phẩmtiêu dùng phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của dân
cư như đồ dùng dân dụng, quần áo, các loại thức ăn chế biến.
* Phân loại theo quá trình táisản xuất của doanh nghiệp:
6
+ Thịtrường đầu vào: là nơi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhằm
mua các yếu tố đầu vào (thị trường lao động, thịtrườngtài chính - tiền tệ, thị
trường khoa học công nghệ, thịtrường bất độngsản ).
+ Thịtrường đầu ra: là nơi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nhằm
bán các loại sảnphẩm đầu ra của mình. Tuỳ theo tính chất sử dụng sảnphẩm
hàng hoá của doanh nghiệp mà thịtrường đầu ra là thịtrường tư liệusản xuất
hay tư liệutiêu dùng.
2.2. Phân đoạn thị trường:
Hiện nay, dân số trên thế giới đã đạt tới con số trên 6 tỉ người, một con
số khổng lồ và được phân bố trên phạm vi rộng với những sở thích thói quen
khác nhau. Mọi doanh nghiệp đều nhận thức được rằng làm cho tất cả mọi
người ưa thích sảnphẩm của mình ngay là một điều không tưởng và không
thể được. Trước hết họ cần phải khôn khéo tập trung vào phục vụ một bộ
phận nhất định của thị trường, tìm mọi cách hấp dẫn và chinh phục nó. Từ đó
xuất hiện khái niệm "phân đoạn thị trường". Nó được hiểu là việc phân chia
thị trường thành những nhóm người mua hàng khác nhau theo độ tuổi, giới
tính, mức thu nhập, tính cách, thói quen, trình độ học vấn Không hề có một
công thức phân đoạn thịtrường thống nhất nào cho tất cả các doanh nghiệp
mà họ buộc phải thử các phương án phân đoạn khác nhau trên cơ sở kết hợp
những tham biến khác nhau theo ý tưởng của riêng mình. Tuy nhiên có thể
tóm lại 4 nguyên tắc phân đoạn thịtrườngtiêu dùng như sau:
* Nguyên tắc địa lý: nguyên tắc này đòi hỏi chia cắt thịtrường thành
các khu vực địa lý khác nhau như quốc gia, tỉnh, thành phố, xã, miền ;
Thành các khu vực có mật độ dân số khác nhau như thành thị, nông thôn;
Thành các khu vực có trình độ dân trí khác nhau như miền núi, đồng bằng
* Nguyên tắc nhân khẩu học: là phân chia thịtrường thành những nhóm
căn cứ vào biến nhân khẩu học như giới tính, mức thu nhập, tuổi tác, qui mô
gia đình, giai đoạn của chu kỳ gia đình, loại nghề nghiệp, trình độ học vấn,
tôn giáo, tín ngưỡng và dân tộc. Đây là các biến phổ biến nhất làm cơ sở để
7
phân biệt các nhóm người tiêu dùng. Điều này có thể lý giải bởi sở thích,
mong muốn hay nhu cầu của khách hàng có liên quan chặt chẽ tới đặc điểm
về nhân khẩu học. Hơn nữa các biến này dễ đo lường, đơn giản và dễ hiểu
hơn đa số các biến khác.
+ Biến giới tính đã được áp dụng từ lâu trong việc phân đoạn các thị
trường thời trang quần áo, mỹ phẩm, sách báo, đồ dùng dân dụng ở đây có
sự khác biệt khá rõ nét trong thị hiếu tiêu dùng giữa nam và nữ.
+ Tuổi tác khác nhau cũng dẫn đến những nhu cầu khác nhau. Ví dụ thị
trường kem đánh răng đối với trẻ em: cần chú ý đến một số tiêu thức như độ
ngọt cao, có thể nuốt được và chống sâu răng; đối với thanh niên cần có nhu
cầu về làm bóng, trắng răngvà hương thơm; đối với người già nổi bật là nhu
cầu làm cứng và chắc răng.
+ Cuối cùng việc doanh nghiệp có tiêuthụ được sảnphẩm của mình hay
không lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng có nhu cầu.
Mức thu nhập của người dân cao thì khả năng thanh toán mới lớn. Nhiều
doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp giá phân biệt cho các tầng lớp lao
động trong xã hội và đã thu được nhiều thành công.
* Nguyên tắc hành vi: Phân đoạn thịtrường theo nguyên tắc hành vi là
việc phân chia người mua thành nhiều nhóm khác nhau theo các biến lý do
mua hàng, lợi ích mong muốn thu được, tình trạng người sử dụng cường độ
tiêu dùng, mức độ trung thành, mức độ sẵn sàng chấp nhận hàng và thái độ
đối với món hàng đó. Có nguyên tắc này bởi vì người tiêu dùng quyết định
mua hàng hoá nhằm thoả mãn một lợi ích đang mong đợi nào đó. Nếu sản
phẩm đủ sức hấp dẫn, họ sẽ trở thành khách hàng thường xuyên và trung
thành của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thịtrường
thì điều cần thiết nhất không phải là đẩy mạnh tiêuthụ mà phải nhận biết,
hiểu kỹ lưỡng hành vi của khách hàng để đáp ứng đúng thị hiếu của từng
nhóm khách hàng một và từ đó sảnphẩm sẽ tự được tiêuthụ trên thị trường.
* Nguyên tắc tâm lý: Phân đoạn thịtrường theo nguyên tắc tâm lý là
8
việc phân chia người mua thành những nhóm theo đặc điểm giai tầng xã hội,
lối sống và đặc tính nhân cách. Nguồn gốc giai tầng có ảnh hưởng mạnh đến
sở thích của con người, đặc biệt là đối với đồ dùng dân dụng, quần áo, thói
quen nghỉ ngơi, đi du lịch, đọc sách báo Những người thuộc tầng lớp trung
lưu thường đi tìm những sảnphẩm hàng đầu, hàm chứa nhiều giá trị thẩm mỹ
độc đáo và thậm chí cả cách chơi chữ, còn những người thuộc tầng lớp hạ
lưu lại vừa lòng với sảnphẩm thông thường nhất, phù hợp với túi tiền của
mình. Ngoài ra phong cách hay lối sống thường ngày cũng được thể hiện khá
rõ trong cách tiêu dùng của người dân. Những người "cổ hủ" thường thích
những đồ dùng, kiểu cách giản dị, tiện lợi, hay những người năng động, cởi
mở lại là những người thích các loại xe môtô dáng thể thao khoẻ mạnh Các
doanh nghiệp khi thiết kế sản xuất hàng hoá, dịch vụ đưa vào những tính
chất và đặc tính làm vừa lòng khách hàng.
II. Vai trò và chức năng của thị trường
1. Vai trò của thị trường
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần vào việc thoả
mãn các nhu cầu của thị trường, kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới và
nâng cao chất lượng nhu cầu Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, thịtrường
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt độngsản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Thịtrường vừa là động lực, vừa là điều kiện và vừa là thước
đo kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
* Là động lực: thịtrường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanh
nghiệp nếu muốn tồn tại được phải luôn nắm bắt các nhu cầu đó, sản xuất
kinh doanh theo các nhu cầu đó và định hướng mục tiêu hoạt động cũng phải
xuất phát từ những nhu cầu đó. Ngày nay mức sống của người dân được tăng
lên rõ rệt do đó khả năng thanh toán của họ cũng cao hơn, nhu cầu nhiều hơn
nhưng lại khắt khe hơn. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh thay
nhau ra đời cạnh tranh dành giật khách hàng một cách gay gắt bởi vì thị
trường có chấp nhận thì doanh nghiệp mới tồn tại được nếu ngược lại sẽ bị
phá sản. Vậy thịtrường là động lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
9
* Là điều kiện: thịtrường bảo đảm cung ứng có hiệu quả các yếu tố cần
thiết để doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu về một loại yếu tố sản xuất nào đó thì tình hình
cung ứng trên thịtrường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực hoặc tích cực tới
kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy thịtrường là điều kiện
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Là thước đo: thịtrường cũng kiểm nghiệm tính khả thivà hiệu quả
của các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình
hoạt độngsản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các
trường hợp khó khăn đòi hỏi phải có sự tính toán cân nhắc trước khi ra quyết
định. Mỗi một quyết định đều ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của
các doanh nghiệp. Thịtrường có chấp nhận, khách hàng có ưa chuộng sản
phẩm hàng hoá của doanh nghiệp thì mới chứng minh được phương án kinh
doanh đó có hiệu quả hay không hay thất bại. Vậy thịtrường là thước đo
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy thông qua thịtrường (mà trước hết là hệ thống giá cả) các
doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực. Trên thị
trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ, giá cả với yếu tố đầu vào (như máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu, đất đai, lao động, vốn ) luôn luôn biến động nếu
phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp
ứng kịp thời nhu cầu của thịtrườngvà xã hội.
2. Chức năng của thị trường
2.1. Chức năng thừa nhận:
Nếu sảnphẩm doanh nghiệp sản xuất ra tiêuthụ được trên thị trường,
tức là khi đó hàng hoá của doanh nghiệp đã được thịtrường chấp nhận, lúc
ấy sẽ tồn tại một số lượng khách hàng nhất định có nhu cầu vàsẵn sàng trả
tiền để có hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu đó và quá trình táisản xuất của
doanh nghiệp, nhờ thế mà cũng được thực hiện. Thịtrường thừa nhận tổng
khối lượng hàng hoá và dịch vụ đưa ra giao dịch, tức thừa nhận giá trịvà giá
10
[...]... chế thịtrường thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng, làm tăng năng suất lao động, tăng số lượng sảnphẩm qua đó làm tăng của cải vật chất cho toàn xã hội Phần thứ hai Phân tích thực trạng về thị trườngtiêuthụsảnphẩm ở Côngty bóng đènphíchnướcRạngĐông I Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng đến thị trườngtiêuthụsảnphẩm của Công ty bóng đènphíchnướcRạng Đông. .. vừa sản xuất vừa hoàn chỉnh công trình Côngty bóng đènphíchnướcRạngĐông đặt trụ sở tại 15 Hạ Đình Thanh Xuân - Hà Nội với mặt bằng xây dựng là 20.690 m 2 và 52 hạng mục công trình không kể hệ thống sân bãi và cây xanh Đây là điểm thuận lợi cho việc giao dịch của CôngtyCôngtybóngđènphíchnướcRạngĐông thuộc Tổng Côngty sành sứ Việt Nam trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ Nhà máy bóngđènphích nước. .. hai mặt hàng bóngđèn tròn vàphích nước, đồng thời sản xuất bóngđèn huỳnh quang tạo thế vững vàng 3 chân về 3 sảnphẩm chính của Côngty đó là bóngđèn tròn, phíchnướcvàđèn huỳnh quang Để tổ chức thực hiện được phương hướng sảnphẩm kinh doanh này, Côngty đã có một số thành công bước đầu trong vận dụng những tư tưởng mới của nghị quyết Đảng trong tập trung chỉ đạo điều hành theo mục tiêu + Với... xưởng sau: -Văn phòng giám đốc: 11người - Phòng điều hành sản xuất: 22 người - Phòng KCS: 22 người - Phòng bảo vệ: 46 người - Phòng quản lý kho: 36 người - Phòng thống kê kế toán: 15 người - Phòng dịch vụ đời sống: 43 người - Phòng thị trường: 91 người (Cả 4 chi nhánh) Các phân xưởng gồm - Phân xưởng cơ động: 55 người - Phân xưởng bóng đèn: 375 người - Phân xưởng phích nước: 368 người - Phân xưởng... quang Trụ thành phẩm số 1 Dây tóc Vít miệng Trụ thành phẩm số 2 Ruột khí Gắn đầu Quệt keo Luyện nghiệm Bảo ôn Đóng gói Sảnphẩm hoàn chỉnh 33 Đầu đèn 2 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đếntiêuthụsảnphẩmởCôngtybóngđènphíchnướcRạngĐông 2.1 Phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay và những năm tiếp theo của Côngty Trong những năm tiếp theo Côngty đã xác định... môi trường trong Côngtyvà chăm sóc mầm non - Phòng thị trường: là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng viết hoá đơn bán hàng và chịu trách nhiệm về khâu tiêuthụsảnphẩm * Chức năng, nhiệm vụ của các phân xưởng sản xuất 31 - Phân xưởng cơ động: cung cấp, thể hơi thể khí, hơi áp lực, điện, máy nổ, làm tuần hoàn nước cho các phòng ban và các phân xưởng sản xuất - Phân xưởng bóng đèn: có nhiệm vụ sản. .. niệm 30 năm ngày Bác Hồ về thăm Công ty, Côngty đã liên doanh với Côngty Tân á và SEES27 MEGA Đài Loan sản xuất thêm mặt hàng đèn huỳnh quang để đáp ứng nhu cầu thịtrường thay thế hàng nhập khẩu hàng năm từ 1 0-1 5 triệu đèn từ các nước trong khu vực Đông Nam á và Trung Quốc kỹ thuật sản xuất bóngđèn cũng không hơn mình Đèn huỳnh quang nhãn hiệu "Rạng Đông" sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế tương đương... loại bóngđèn huỳnh quang, bóngđèn tròn các loại từ 25W đến 30W - Phân xưởng phích nước: Đột, dập quai vai nắp phích cuốn thản phích Nấu, cán nhôm để dập quai vai nắp phích, lắp ráp phích hoàn chỉnh từ bán thành phẩm ruột phích chuyển qua Chế tạo ra ruột phích để đưa sang phân xưởng dột dập lắp thành phích hoàn chỉnh - Phân xưởng thuỷ tinh: nhiệm vụ là sản xuất các loại bán thành phẩm vỏ bóngđèn tròn,... học kỹ thuật công nghệ mới, cách quản lý mới Côngty đã chủ động đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường mởrộngthịtrường cả trong và ngoài nước, lấy thịtrườngtiêuthụ để làm mục tiêusản xuất để từ đó có điều kiện làm lợi cho nhà nước, tăng dần lợi nhuận và nâng cao thu nhập cho người lao động 2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố quan trọng trong dây chuyền công nghệ,... chế độ các quyết định về quản lý vốn vàtài sản, các chế độ chính sách khác của nhà nước- Phòng kỹ thuật KCS: chịu trách nhiệm phụ trách các qui trình sản xuất công nghệ đảm bảo chất lượng sảnphẩm- Phòng quản lý kho: có nhiệm vụ mua sắm cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và quản lý sản lượng sảnphẩm đầu ra của Côngty- Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm trong công tác bảo vệ, tự vệ, phòng chống . của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông,
em xin chọn đề tài " ;Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở
Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông& quot;.
Đề. Luận văn
Duy trì và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn
phích nước Rạng Đông
1
Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường bất