DIỄNTẤUTRỐNGĐỒNGỞHỘIĐỀNHÙNG
Về Phú Thọ trong những ngày hội làng và nhất là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, khách thập phương
được chứng kiến những cảnh sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, hấp dẫn. Nổi bật là hình
thức diễntấutrốngđồng - một biểu hiện rực rỡ của nền văn mình nông nghiệp thời các Vua
Hùng dựng nước.Ngày xưa trốngđồng được cất giữ trong các gia đình lang đạo Mường và chỉ
đem ra đánh vào dịp hội hè tế lễ. Khác với những hội cồng, chiêng để cầu sinh sôi nảy nở, hội
đánh trốngđồng nhằm mục đích cầu mưa và cầu dứt mưa.
Trên mặt trống có tượng cóc gắn với quan niệm cổ truyền "Con Cóc là cậu ông Trời", biểu hiện
sự cầu mong mưa gió thuận hòa để làm ăn được thuận lợi dễ dàng. Âm thanh của trốngđồng
nghe náo động và hùng vĩ, có sức cuốn hút mọi người. Trốngđồng thuộc loại nhạc cụ không định
âm, dùng tiết tấu để hòa tấu và đệm cho hát múa. Trong ngày hội đánh trốngđồng những người
đánh trống đều ăn mặc, hóa trang mô phỏng trang phục của hình người khắc trên trốngđồng
xưa. Số người tham gia đánh là 4,6,8 phù hợp với quy luật số chẵn trong các họa tiết của trống
như "cánh sao", "hình chim"- người đánh giỏi nhất được chọn làm Cái, số còn lại là Con. Có
nghệ nhân hai tay cầm hai gậy làm cả hai nhiệm vụ Cái và Con, theo các nghệ nhân, phải có
trình độ điêu luyện mới đánh được như vậy.
Hiện nay một số nơi ở các bản thuộc huyện Thanh Sơn vẫn còn tục lệ chú rể khi đến đón dâu
trong ngày cưới phải biết cầm Cái mới được vào nhà. Có lẽ do vậy mà hầu hết các nghệ nhân
nam giới ở những khu vực có tục lệ đó đều biết cầm Cái đánh trống đồng. Bài bản trốngđồng có
những quy định khác nhau tùy theo địa phương, nhưng nói chung nó mang nhiều yếu tố dị bản,
vì khi đánh trống các nghệ nhân thường hay ngẫu hứng. Khi người cầm Cái chuyển bài thì các
Con cũng chuyển theo.
Nhịp đánh trốngđồng thường là loại nhịp giống như thi ca Việt Nam. Hiếm thấy các loại nhịp lẻ
như 3/4, 5/4
Trong cuốn Đả cổ lục, cách đánh trống của người xưa được minh họa bằng 4 câu thơ sau :
Chinh tùng chinh
Chinh tùng chinh
Bất diệt thù hề
Bất quyên sinh!
Nếu mượn chữ chinh để chỉ âm thanh khi đánh vào vành hoa văn của trốngđồng và chữ tùng để
chỉ âm thanh phát ra khi đánh vào núm mặt trời ở giữa, có thể hình dung tiết tấu sinh động của
lối đánh trốngtrong lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Có lúc Cái thay đổi âm sắc bằng cách đảo ngược
âm sắc chinh và tùng.
Như vậy ta thấy phần Con chỉ đánh chinh và tùng một cách đều đặn, đơn giản. Phần Cái đi đảo
phách. Cứ 3 nhịp 1/4 thì Cái với Con lại cùng chập ở nhịp thứ 4, tạo nên những chu kỳ đều đặn
mang tính trường canh. Khi Cái chuyển "bài" tạo ra một màu sắc và không khí mới thì tất cả các
Con đều chuyển theo, các nghệ nhân thường giã nặng tay hơn, do đó lực độ mạnh hơn. Không
khí rộn ràng, linh hoạt hẳn lên.
Hãy tạm gọi những chỗ Cái và Con cùng đánh là phần "xô" để kết thúc một "vế", thì ở vế Cái
thường đi cùng tiết tấu với Con và làm hiệu để tiếp vào vế 2 chẳng hạn.
Tùng chinh tùng chinh (vế 1)
Rồi đến Tùng tùng tùng chinh ( vế 2)
Cũng có khi vế 2 được nhắc lại hai lần rồi mới quay lại vế 1, tuỳ theo sự ngẫu hứng của nghệ
nhân. Cũng có khi nghệ nhân đánh đánh 7 nhịp rồi mới cho Cái và Con gặp nhau ở nhịp thứ 8.
Nghệ thuật diễntấutrốngđồng của đồng bào Mường trong lễ hội Giổ Tổ Hùng Vương gắn liền
với một ý thức cộng đồng có tổ chức rõ ràng. Tuy không biết chính xác lối diễntấutrốngđồng
của người Lạc Việt từ buổi bình minh lịch sử, song dựa trên những sinh hoạt dân gian truyền
thống của đồng bào Mường ở vùng đất Tổ hiện nay, chúng ta biết chắc rằng từ ngàn xưa cha
ông mình đã có những sinh hoạt trốngđồng phong phú.
. DIỄN TẤU TRỐNG ĐỒNG Ở HỘI ĐỀN HÙNG
Về Phú Thọ trong những ngày hội làng và nhất là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, khách thập phương. Con gặp nhau ở nhịp thứ 8.
Nghệ thuật diễn tấu trống đồng của đồng bào Mường trong lễ hội Giổ Tổ Hùng Vương gắn liền
với một ý thức cộng đồng có tổ chức