RaughémtrongbữaănngườiHàNội Có ai đó đã nói rằng, đặc trưng nổi trội nhất của ẩm thực Hà thành chính là ở đĩa rau gia vị - rau ghém. Raughém phong phú lắm, mùa nào thức nấy, tùy từng món ăn mà có những loại raughém đặc trưng đúng với khẩu vị của ngườiHà Nội. Khác với người dân ở các vùng miền khác, thay vì một rổ rau thập cẩm ăn chung cho tất cả các món thì ngườiHàNội lại khá cầu kì khi chọn các loại rau sống ăn kèm, không thể ăn lẫn lộn, có gì dùng nấy được. Không có đĩa raughém mang hương vị phù hợp với món ăn thì không thể thành món ănHà Nội. NgườiHàNội xưa có nhiều loại raughém đặc biệt, nhưng giờ có lẽ rất khó có cơ hội được thưởng thức những loại rau ngon đó. Ví như trước đây khi ăn bún riêu, bún ốc thì thường ăn kèm với đĩa rau diếp xoăn thái chỉ, khi thái ra có nhựa trắng đục, ăn hơi nhằn nhặn, đăng đắng nhưng rất hợp vị cua ốc nấu chua. Nhưng không hiểu sao món rau ấy không còn nữa. Chính vì thế mà khi nấu các món ốc người ta hay nấu cùng chuối xanh tạo vị chát. Bây giờ thì người ta thay bằng rau xà lách thái nhỏ, trộn thêm mấy cánh rau thơm, tía tô, kinh giới, ngổ ba lá, rau răm. Mùa đông có thêm rau mùi, mùa hè có thêm rau muống chẻ và hoa chuối thái mỏng, ngâm trong nước dấm hay chút nước phèn chua, cho giữ được màu trắng. Nếu ai đã từng thưởng thức đặc sản thịt chó Nhật Tân thì thấy rằng rổ raughém không thể thiếu được sả để cả củ, riềng tươi thái lát, lá mơ tam thể, rau ngổ; nếu thiếu thì sẽ không thể gọi là thịt chó được. Cũng như thế, thịt gà làm sao mà thiếu được lá chanh, thiếu nó thì món ăn không thể dậy mùi được. Mà lá chanh phải thái mỏng thật mỏng như chỉ, thả loáng thoáng rơi xuống trên những miếng thịt gà vàng óng. Nhưng mà raughém phong phú nhất phải kể đến món gỏi cá. Phải là người nào được thưởng thức và phải nghiền món này thì mới nhớ được vô số các loại rau cho món này. Nào là lá sung, lá lộc vừng, lá đinh lăng, lá mơ tam thể, lá vọng cách, lá dấp cá và tất thảy các loại rau lá thơm mùi khác. Nhưng hoa chuối và thân chuối thì không sử dụng trong món này, bởi ăn vào sẽ làm cho món ăn nhạt nhẽo. Ăn mắm rươi thì ngoài vỏ quýt thái chỉ, ắt phải có rau cần, cải cúc, hành chẻ. Ăn mắm tép thì ngoài rau, hành, húng láng, mùi, nhất thiết phải có khế chua, chuối chát, gừng sống. Trái lại, có những món ăn chỉ đòi hỏi một vài loại rau gia vị như phở cần hành hoa, thơm hay mùi, cuốn tôm thịt và bún thang cần hành ta, rau răm, rau mùi. Đĩa bún đậu rán mắm tôm chanh, thì nhất hạng có mấy lá tía tô, canh giới. Đĩa bánh cuốn rắc mấy nhánh thơm, mùi. Thêm bất cứ thứ rau gì khác cũng đều “vô duyên” làm cho món ăn bị vơi đi hương vị. Sự tinh tế trong cách thức sử dụng raughém của ngườiHàNội còn thể hiện ở chỗ, rau diếp cá, riêu cua không thể giống với rauăn bún nem, bún chả. Rau để trộn làm nộm cũng khác với rau sử dụng trong các món cuốn. Rauăn mắm tép cũng phải khác với rau dùng trong mắm rươi. Ví như, rau sống ăn kèm với bún nem, bún chả cũng gồm xà lách, thơm, mùi, tía tô, canh giới. Nhưng so với raughém của món bún riêu, bún ốc, dấm cá thì không có ngổ ba lá, thân chuối hột, bi chuối . tức là không cần đến những loại rau có vị chan chát, đăng đắng bởi bún nem, bún chả làm từ thịt nên không có vị tanh tanh của đồ thủy sản. Ngày trước, rổ raughém của ngườiHàNội hấp dẫn vô cùng và đúng kiểu lắm. Nhưng bây giờ, do sự có sự nhập cư ồ ạt của dân cư ở nhiều vùng miền khác nên rổ raughémăn kèm cũng thay đổi 1 nhiều theo khẩu vị của khách thập phương, vì vậy nó cũng bị mất đi phần nào hương vị độc đáo của những món ngon đất Hà Thành. Người ta nói, khi mâm cơm được dọn ra, chỉ cần nhìn bát nước chấm và đĩa raughém là đủ để có thể biết đó có phải là mâm cơm của phụ nữ đất kinh kỳ hay không. Thế mới biết đâu là nét đặc sắc riêng có của nghệ thuật ẩm thực đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Khoai lang nướng gọi đông về Mỗi cơn gió đi qua gọi cái lạnh buốt của mùa đông về làm ta thấy nhớ lũ bạn hồi nhỏ, nhớ những lần nhọ nhem mặt mũi túm năm tụm ba giành nhau từng củ khoai lang nướng trong những chiều đông đấy ắp kỉ niệm. Đi dọc những con phố Hà thành khi màn đêm buông xuống thấy chạnh lòng nhớ đến món khoai tuổi thơ đã đi qua. Những góc phố trở nên tấp nập và đông đúc hơn bên ánh đèn đủ sáng và vỉ khoai lang nướng thơm ngọt. Không cầu kỳ, màu sắc, tên gọi cũng chẳng mỹ miều so với nhiều món ăn cao lương mĩ vị, khoai lang nướng mang lại vị ngọt dịu, thơm nồng, mang lại chút ấm áp cho những đêm đông lạnh lẽo và ngẫu nhiên níu kéo bao người dừng lại thưởng thức món quà ăn đêm dân dã thôn quê này. Bất cứ ai cũng bị hấp dẫn bởi mùi thơm rất riêng ấy, một chút hương thơm nồng từ mùi khen khét của vỏ khoai khi trên lửa hòa quyện với mùi thơm thơm của vị khoai. Không cầu kì trong nguyên liệu và cách chế biến. Khoai được chọn để nướng thường là khoai lang nghệ, khi ăn thấy ngọt, thơm và mềm. Loại khoai này không có sơ, vị thơm đặc trưng không giống nhiều loại khoai khác. Không khó trong khâu nướng khoai nhưng nó đòi hỏi một sự khéo léo với người thực hiện, lửa không được quá to vì nếu không sẽ làm mất vị thơm bên trong củ khoai. Những củ khoai lang nướng chín lục, vỏ khoai phải cứng lại chứ không nở bong ra ngoài. 2 Với những ai thích ăn đồ ngọt, tán gẫu chuyện trò với bạn bè và thích cái thơm nồng của một góc phố về đêm thì những củ khoai lang bốc hơi nghi ngút chính là món ăn thích hợp nhất. Có lẽ khoai lang nướng hấp dẫn mọi người đến thế không chỉ bởi cái mộc mạc, giản dị vốn có mà nó chiếm được cảm tình của nhiều người từ chính vị mặn mà trong vị ngọt, vị ấm nóng xua đi giá lạnh cô đơn ngày đông. Phải chăng vì thế nó cũng trở thành một phần nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của mảnh đất Hà thành. Không phải là hình ảnh những đứa nhỏ tranh nhau củ khoai nướng trên đống củi lửa khi đi chăn trâu, thả bò vào mỗi buổi chiều. Rồi lại túm tụm một góc hát hò và chia nhau thưởng thức chiến lợi phẩm là những củ khoai ngọt lịm vàng óng. Không phải là cô bé hôm nào xuýt xoa củ khoai lang nướng trên tay và khóc sưng mắt khi bị đứa bạn cướp mất… Những hình ảnh đó giờ đây chỉ còn là kỉ niệm, nó được thay bằng những chiếc xe đẩy nhỏ, những bếp than hồng và trong cái đông đúc của mỗi con phố có chăng cũng là xen lẫn mùi vị của khoai lang nướng ngày đó. Trong cái vội vã của dòng người trên những con đường khi kết thúc một ngày làm việc vất vả, bất chợt mùi thơm đặc trưng của khoai lang nướng phảng phất đâu đây, bao mệt mỏi căng thẳng thay bằng cảm giác bình yên nơi thôn quê. Bất chợt hình ảnh vỉ khoai lang nướng làm ấm lòng ai đó khi nhớ về tuổi thơ của mình… Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam người ta thường nhắc đến thú uống trà của ngườiHà Nội. Vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của ngườiHàNội đã nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao. Nếu người dân ở các vùng khác thích uống trà "mộc" (trà không ướp hương) thì nhiều gia đình HàNội lại thích uống trà ướp sen, trà hoa nhài và trà hoa cúc. Ðặc biệt, trà sen là một thứ trà quý chỉ dùng để tiếp khách tri âm hoặc làm quà biếu. Muốn trà sen HàNội có vị sen đặc trưng thơm ngát thì sen được chọn để ướp trà phải là sen của Hồ Tây. Mỗi cân trà phải dùng từ 1000 - 1400 bông sen để ướp, tùy độ to nhỏ và phải được hái trước lúc bình minh. Bông sen còn đẫm sương được tách lấy phần hạt gạo rồi rải đều, cứ một lớp trà một lớp gạo sen. Gạo sen là túi đựng hương thơm, việc lẩy gạo sen tưởng chừng như đơn giản nhưng để làm cho gạo sen không nát, không khô, vẫn giữ được hương sen thuần khiết lại là cả một nghệ thuật. Sau cùng phủ một lớp giấy bản. Ướp như vậy liên tục 5-7 lần, mỗi lần ướp xong lại sấy khô rồi mới ướp tiếp. Công phu là thế nên một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà. Trà sen tinh tế từ khâu lựa chọn sen đến khâu chọn trà để ướp sen. Thời xưa, người làm trà sen thường ướp sen trên nền trà mạn Hà Giang, búp trà to xanh mướt. Trà mạn dùng ướp sen không đơn thuần chỉ sao khô lên rồi cho vào ướp, công đoạn để có 1 kg trà ướp sen cũng được thực hiện nhiều bước và rất công phu. Trà sau khi hái về được đồ chín cho mất hết vị chát của trà, khi thưởng thức chỉ thấy vị thơm của hương sen lan tỏa trong miệng. Sau đó người ta đem trà đã đồ chín ra xao khô rồi lót lá chuối ủ trong chum đất từ 3 đến 5 năm. Ủ trà lâu như vậy để trà trở nên tơi xốp, khi ướp chung với gạo sen, hương sen mới ngấm vào trà giúp giữ hương bền hơn. Uống chén trà sen đến khi nước trong rồi, hương sen còn ngan ngát. Thời nay, khẩu vị của người thưởng trà có đôi chút thay đổi, họ còn muốn thưởng thức 3 thêm cả vị chát nhẹ của trà lẫn với hương sen thơm ngát. Để chiều lòng khách người làm trà ướp sen trên nền trà Tân Cương Thái Nguyên trà chỉ cần xao khô là có thể ướp gạo sen vào. Cái tinh túy nhất của trà sen chính là nghệ thuật thưởng trà, từ xa xưa, thưởng trà được coi là thú vui tao nhã của các bậc văn nhân, danh sĩ, người xưa tặng nhau 1,2 ấm trà sen gói vào giấy điều đỏ là đã thấy hết tình cảm tri ântrong đó. Vì trà sen không chỉ quý bởi quy trình làm trà rất kỳ công và tinh tế mà trà sen còn mang giá trị vật chất lớn so với một thú chơi. Mỗi cân trà sen còn tính bằng vàng. Bởi vậy, khi đến nhà phàm là những khách tri âm, tri kỷ họ mới mời nhau một chén trà sen. Ngày nay, do cuộc sống bộ bề bận rộn, thú thưởng trà ngày bị mai một, ít ai dành thời gian thưởng thức một tuần trà sen theo đúng nghĩa.Hiện còn rất ít những gia đình còn giữ nghề làm trà sen, trà sen chỉ còn phục vụ cho số ít những người sành trà ở Hà Nội. Những người tâm huyết với nghề như gia đình anh Sướng chủ quán trà Trường Xuân đường Ngô Tất Tố luôn hi vọng, thú thưởng trà sẽ quay trở lại để nghề làm trà không bị mai một và một nét tinh hoa của ẩm thực Hà Thành không bị mất đi Sự kết hợp độc đáo, tinh tế và hấp dẫn ẩn chứa trong một chiếc ly xinh xắn, vị mát lạnh của kem hòa quyện cùng độ dẻo của gạo nếp…Tất cả đã tạo nên một sắc vị riêng cho kem xôi. Ảnh: blog.360.yahoo 4 Song hành cùng với rất nhiều loại kem nổi tiếng trên thị trường như kem Tràng Tiền, kem tươi… Món kem không có gì đặc sắc, cũng không quá nổi tiếng này đem lại cảm giác thích thú cho mỗi thực khách xua đi cái nóng của ngày hè. Túm năm tụm ba vừa cười nói chuyện trò, vừa thưởng thức những ly kem mát ngọt thực không gì tuyệt bằng! Ảnh: new.e-city Nhìn kem xôi được đặt vào trong chiếc ly nhỏ nhỏ, xinh xinh vừa ngon miệng lại vừa bắt mắt nhưng không phải ai cũng có thể tự tay chế biến thành công món ăn này. Các công đoạn từ ngâm gạo đến đồ xôi làm sao cho hạt gạo phải trong và mềm, tất cả đều phải rất cẩn thận và khéo léo. Sau đó trộn đều xôi với nước cốt dừa để thêm phần thơm, ngậy. Phía dưới là một lớp xôi sau đó là những viên kem lạnh, trên cùng rắc thêm ít dừa khô và có khi là thêm một trái dâu tây để ly kem thêm phần hấp dẫn. Không quá ngọt như các loại kem khác, cũng không gây cảm giác lạnh buốt. Kem xôi hấp dẫn bởi vị thơm dẻo của xôi, vị man mát của kem, vị bùi bùi ngọt ngọt của dừa. Khi ăn kem, từng miếng xôi đã thấm ướt kem ở phía trên quyện cùng một lớp dừa khô mềm, dẻo và thơm mát đến lạ thường. Ở HàNội có rất nhiều quán kem xôi, đến số 3 – Phan Chu Trinh hay số 1 – Hai Bà Trưng bạn sẽ bắt gặp các quán kem trở nên đông đúc và nhộn nhịp hơn vào mỗi buổi tối. Bình dị, không quá cầu kì và giá cả phải chăng bạn sẽ được thưởng thức những ly kem xôi thật sự cuốn hút, ăn một lần rồi thích, rồi mê lúc nào không hay. Phở - một đề tài quá cũ. Không biết bao nhiêu người đã bàn về phở, từ những nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng… cho đến những người bình 5 thường yêu phở mà viết lên những cảm xúc chân thật của lòng mình. Thế nhưng, bài viết này không giống như những bài viết về phở trước đó, thường chỉ nhắc đến những hàng phở nổi tiếng và cách thưởng thức phở của những ngườiHàNội sành ăn. Bài viết này chỉ đề cập đến món phở mà người ta vẫn thường ăn hàng ngày nơi góc phố. Một người nào đó đã đưa ra một cách khá thú vị cái gọi là bản đồ phở Hà Nội. Trong bản đồ đó, người ta nhắc đến những tiệm phở nổi tiếng của xứ Hà thành: nào là phở Lý Quốc Sư, phở Bát Đàn… Những hàng phở có tiếng từ lâu và đến bây giờ người ta vẫn mặc nhiên coi đó là đỉnh cao của phở Hà Nội. Thế nhưng, cũng phải nói rằng, không phải người nào ở đất HàNội cũng ngày ngày tìm đến những tiệm phở nổi tiếng ấy để thưởng thức một tô phở mà người ta coi là “đậm chất phở”. Hàng ngày, bên những quán ven đường, có những chỗ chẳng được gọi là quán bởi chỉ có vài cái ghế nhựa, dăm cái bàn con kê sát bên cạnh con ngõ nhỏ, người ta ăn phở. Quán phở ấy chẳng có tên, cũng chẳng do một nghệ nhân ẩm thực nào chế biến, chủ hàng chỉ là một bà, một cô vì mưu sinh mà mở hàng. Ấy thế mà, sáng sáng, vẫn có rất đông người đến ngồi xì xụp một bát phở bò tái chín trước khi vội vàng đến công sở. Hóa ra, cửa hàng nào mở ra cũng có những khách hàng riêng của nó. Và cũng không thể phủ nhận, những quán không tên cũng góp phần làm cho phở trở nên gần gũi và có sức trường tồn trong lòng những người dân Hà Nội. Phở gà - Ảnh: amthuc365 Những bậc sành ăn xưa kia không chấp nhận nổi món phở được ăn với quẩy, với trứng, món phở gà chặt hay phở có giá trần… Thế nhưng, đến nay, ta vẫn bắt gặp người ta ăn phở 6 với một vài cái quẩy hay có thêm quả trứng trần. Còn phở gà chặt thì có cả hẳn một cửa hàng lớn chuyên bán loại phở này mà hàng ngày vẫn đông nghìn nghịt những người vào ăn. Có lẽ những người này chẳng để ý lắm đến sự tinh tế, thanh nhã của ngườiHàNội khi thưởng thức phở. Họ chỉ là người bình thường và ăn phở như một thức quà sáng bình thường như xôi lúa, như bánh mì mà thôi. Ngày xưa, Thạch Lam nói về các gia vị của phở: “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt…”. Giờ, không phải hàng phở nào cũng phục vụ chanh cốm cho những thực khách sành ăn nữa. Người ta dùng dấm thay chanh, dùng tương ớt thay ớt tươi, vẫn cứ thấy bát phở ngon như thường. Và càng khó để tìm thấy hương cà cuống “thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Đấy, cách ăn phở của những ngườiHàNội bây giờ như thế, kém tinh tế hơn so với các cụ ngày xưa nhiều nhưng cũng không thể nói rằng văn hóa phở của ngườiHàNội đã bị mai một, bị tàn phai… Một biến tấu của phở - Ảnh: blogspot Dù có là món phở đúng chất phở HàNội như các nhà văn nổi tiếng đã miêu tả trong các tác phẩm kinh điển hay chỉ là một bát phở đơn giản, còn nhiều thiếu sót của những hàng phở bình dân thì người ta vẫn thưởng thức nó ngày ngày như một món quà đặc biệt ở đất này. Như hai mặt của một tờ giấy, những hàng phở gia truyền nổi tiếng và những hàng phở hè phố mới mở vẫn cùng nhau tồn tại. Chính điều này làm nên sự đa dạng, phong phú và trở thành một nét rất riêng của ẩm thực Hà thành… Văn hóa ẩm thực Miền Trung Nếu bạn từng một lần đến Huế, từng say mê với các món dân dã như bánh bèo, bánh bột lọc thì nhất định bạn không thể bỏ qua món nem lụi – một trong những đặc sản lâu đời của xứ thần kinh. 7 Rất đơn giản trong cách chế biến, thế nhưng nem lụi đã khiến biết bao nhiêu thực khách phải “ngẩn ngơ lòng” khi thưởng thức. Nguyên liệu để làm nên món nem lụi rất đơn giản: thịt heo đã quết nhuyễn trộn với bì, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu đường, thính. Sau đó người ta lụi hỗn hợp này vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Mùi vị thơm nức của thịt bốc lên trên từng chiếc đũa tre khiến thực khách “không cầm lòng” nổi. Đó là sự hấp dẫn đầu tiên mà món ăn mang tới cho bạn. Nhưng món nem lụi không chỉ kéo chân thực khách bởi mùi vị tỏa ra từ miếng thịt ngon lành, mà còn bằng chén nước chấm được pha chế rất độc đáo. Đó không phải là chén nước chấm chua ngọt mà chúng ta vẫn thường ăn với bún thịt nướng hay bún chả, mà là chén nước chấm được pha bằng kiểu rất riêng của người Huế. Đầu tiên, để làm nước chấm, người ta xay nhuyễn đậu phộng, cho thêm một chút nước mắm rồi đun trên bếp thành một hỗn hợp sền sệt giống như tương. Người ta còn cho thêm vào đó gan heo, thịt heo băm nhuyễn để món nước chấm được đậm đà và nhiều hương vị hơn. Thông thường, người ta ăn kèm nem lụi với bánh tráng, rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung… tùy theo khẩu vị mỗi người. Bày nem lụi ra đĩa, bạn sẽ thấy một món ăn đủ màu sắc: màu vàng ươm của miếng thịt đã được nướng, màu xanh của rau, màu nâu của nước chấm, và thêm chút đỏ tươi của vài miếng ớt thái nhuyễn. Cầm miếng bánh tráng trên tay, lần lượt xếp rau thơm, khế chua, chuối xanh rồi tới nem lụi, cuốn vào và bắt đầu thưởng thức. Món ăn là sự kết hợp hài hòa của các hương vị: mùi thơm của miếng thịt đã nướng vàng, chút cay cay của tiêu và ớt, độ ngọt và bùi bùi của nước chấm sền sệt, vị tươi mát từ rau xanh . Thật ngọt ngào biết bao món nem lụi xứ Huế. Lần đầu tiên thấy tên “Cơm âm phủ” trên thực đơn, có thể bạn sẽ giật mình nhưng rồi nếu tò mò gọi món, bạn sẽ ồ lên thích thú bởi lối trình bày “bắt mắt” của món ăn này. 8 Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế. Cơm âm phủ tạo cho bạn một cảm quan rất Huế bởi từ nguyên liệu đến khâu bày biện, trang trí đều mang tính thôn dã của dân gian vừa phảng phất phong cách cung đình! Theo chuyên gia ẩm thực Phan Tôn Tịnh Hải, dựa trên triết lý của Phật giáo, 7 màu sắc bày trên dĩa cơm tượng trưng cho 7 bước chân đầu tiên của Đức Phật. Trên dĩa cơm dẻo và thơm, thực khách có thể lần lượt khám phá hương vị rất riêng của từng nguyên liệu. Thịt ba rọi thái sợi mỏng, chả lụa Huế, tôm xay nhuyễn, nem Huế nướng, trứng đổ chả, rau thơm, dưa leo… tất cả được sắt sợi và trình bày theo nghệ thuật phối màu hài hòa. Chỉ với một dĩa cơm, thực khách có thể thưởng thức được nhiều đặc sản Huế với các món ăn thuộc các nhóm dinh dưỡng cần thiết. Nét độc đáo của món ăn này không chỉ nằm ở điểm hình thức, dinh dưỡng mà còn khá rẻ và mang nét rất riêng của Huế , dù bạn có ăn “Cơm âm phủ” ở bất cứ nơi nào. Món ăn này được chế biến không khó nhưng để có sự nhẹ nhàng của đất thần kinh, bạn cần có đôi tay khéo léo để thái sợi “đều tay” các nguyên liệu và có một trình độ thẩm mỹ nhất định để trình bày dĩa cơm, tạo nên ấn tượng độc đáo từ lần đầu tiên ngay cả đối với những thực khách khó tính nhất. Cơm âm phủ ăn với nước mắm chua ngọt và cách nêm nếm sao cho có được sự nhẹ nhàng, thoang thoảng, hài hòa giữa vị các vị chua, ngọt cũng đòi hỏi một tay nghề nhất định. Nơi ngon nhất có thể ăn cơm âm phủ dĩ nhiên là Huế. Nếu không có điều kiện ghé Huế mà chỉ có dịp qua Sài Gòn bạn có thể đến nhà hàng Lá Thơm số 778/45 Nguyễn Kiệm - TP Hồ Chí Minh để thưởng thức món cơm âm phủ do chuyên gia ẩm thực Phan Tôn Tịnh Hải- một người con xứ Huế đảm trách. 9 . Rau ghém trong bữa ăn người Hà Nội Có ai đó đã nói rằng, đặc trưng nổi trội nhất của ẩm thực Hà thành chính là ở đĩa rau gia vị - rau ghém. Rau ghém. ăn thì không thể thành món ăn Hà Nội. Người Hà Nội xưa có nhiều loại rau ghém đặc biệt, nhưng giờ có lẽ rất khó có cơ hội được thưởng thức những loại rau