1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Từ "tập quyền" đến "phân quyền" doc

2 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 54 KB

Nội dung

Từ "tập quyền" đến "phân quyền" Ngày xưa, các nhà nước quân chủ chuyên chế đều tổ chức theo nguyên tắc "tập quyền", nghĩa là tất cả quyền lực nhà nước đều thu tóm trong tay nhà vua. Vì quyền lực nhà nước tập trung vào tay một cá nhân nên dễ dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc đoán, lạm dụng, tùy tiện và nhiều hậu quả xấu khác. Từ đó mới có học thuyết phân chia quyền lực (gọi tắt là "phân quyền"). Cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở phương Tây lật đổ chế độ độc tài, chuyên chế của nhà vua. Quan điểm sản chủ trương quyền lực nhà nước là của nhân dân. Dân trao quyền lực ấy cho nhiều hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau và các cơ quan ấy độc lập với nhau để kiểm soát, ngăn chặn nhau. Thuyết "tam quyền phân lập" chủ trương chia tách quyền lực nhà nước ra ba thứ quyền: quyền lập pháp (làm luật) thuộc quốc hội hay nghị viện; quyền hành pháp (tổ chức thực hiện pháp luật) thuộc chính phủ, đứng đầu là tổng thống hoặc thủ tướng; quyền pháp (xét xử) thuộc về tòa án. Ba quyền này ngăn cản, kiềm chế, kiểm tra, giám sát lẫn nhau, "quyền lực ngăn chặn quyền lực" nhằm không để xảy ra sự chuyên quyền, độc đoán của mỗi cơ quan, đồng thời bảo vệ quyền tự do của công dân. Để thực hiện được sự phân quyền ấy, trong nước phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ, công khai, minh bạch và mọi người phải phục tùng theo pháp luật. Phân quyền dựa trên cơ sở pháp luật, không ai được đứng ngoài hay đứng trên pháp luật. Vì vậy mà thuyết "tam quyền phân lập" tồn tại và phát triển cùng với nhà nước pháp quyền. Vận dụng nguyên tắc "tam quyền phân lập" Lâu nay, các nước theo chủ nghĩa xã hội đề cao nguyên tắc "tập quyền xã hội chủ nghĩa". Quyền lực nhà nước là của nhân dân, thống nhất, không thể phân chia. Để quyền lực nhân dân không bị phân tán phải "tập quyền" vào tay các cơ quan đại biểu nhân dân, do nhân dân bầu ra. Đó là mô hình công xã (theo quan điểm của Mác) hay xô-viết (theo quan điểm của Lênin) mà ở nước ta là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thực tế ở mỗi nước, phân quyền hay tập quyền đều thể hiện rõ trong bản hiến pháp. Ở nước ta, qua bốn hiến pháp (1949, 1959, 1980, 1992) có thể thấy Hiến pháp 1946 - hiến pháp đầu tiên ở nước ta do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo xây dựng thì tưởng phân quyền thể hiện tương đối rõ. Trái lại ở Hiến pháp 1980 thể hiện cao độ nguyên tắc tập quyền, tập trung quan liêu, bao cấp. Nhìn chung thì tinh thần của các hiến pháp đều "tập quyền vào tổ chức quốc hội", tuy trong cách tổ chức cũng có vận dụng một số điểm của nguyên tắc phân quyền với sự phân công "độc lập" tương đối giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, pháp dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Tam quyền phân công Dù vậy, thực tế việc tập quyền xã hội chủ nghĩa vào quốc hội hiện nay vẫn còn là hình thức: Quốc hội chưa thể kiểm tra, giám sát chặt chẽ được chính phủ; Quốc hội chưa có điều kiện quyết định những vấn đề nhân sự theo hiến pháp quy định cho mình; việc làm luật chủ yếu là do chính phủ soạn thảo cấp tốc, thông qua; "vừa đá bóng vừa thổi còi", đại biểu quốc hội kiêm nhiệm chưa phát huy được hết vai trò của người đại biểu nhân dân; hiện tượng hành pháp vi phạm pháp luật còn phổ biến, tệ nạn tham nhũng tràn lan mà không cơ quan nào có khả năng kiềm chế nổi… Pháp luật chưa đủ minh bạch, rõ ràng. pháp "muốn xử sao cũng được"! Tòa án chưa bảo vệ đúng mức quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… Như vậy, thực chất thì "phân quyền" không có mà "tập quyền" cũng không đủ! Suy cho cùng, "tam quyền phân lập" là một kỹ thuật tiên tiến về quản lý xã hội, điều hành nhà nước nhằm chống lại độc tài, chuyên chế, lạm quyền. Ở mức độ khác nhau, thuyết phân quyền có thể được áp dụng ở bất kỳ quốc gia nào. Có ý kiến đề nghị hiện nay cần nhận thức lại cả nguyên tắc phân quyền lẫn tập quyền để đánh giá lại một cách toàn diện để tiếp thu có chọn lọc nhưng ưu điểm hợp lý của mỗi nguyên tắc để vận dụng sáng tạo vào việc hoàn thiện thể chế chính trị và bộ máy nhà nước của ta, vận hành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nên chăng xây dựng một thiết chế mới, không hẳn là "tam quyền phân lập" mà có thể dưới dạng "phân quyền xã hội chủ nghĩa"? Nguồn: Báo Ph . Từ "tập quyền" đến "phân quyền" Ngày xưa, các nhà nước quân chủ chuyên. trung vào tay một cá nhân nên dễ dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc đoán, lạm dụng, tùy tiện và nhiều hậu quả xấu khác. Từ đó mới có học thuyết phân chia

Ngày đăng: 18/01/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w