Nghiên cứu công nghệ SX thép mác Z50CD15 dùng để chế tạo khuôn ép thức ăn gia súc
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
VIỆN LUYỆN KIM ĐEN
Cơ quan chủ quản: TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
28/4/2008
HÀ TÂY, 12/2007
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
VIỆN LUYỆN KIM ĐEN
Trang 32.1 Nội dung nghiên cứu 16 2.2 Phương pháp nghiên cứu 16
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong một đất nước, nền kinh tế bao gồm rất nhiều ngành như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,… Trong số các ngành này, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đóng một vai trò quan trọng Trước đây, khi ngành cơ khí còn kém phát triển, ngành công nghiệp ít có tác dụng hỗ trợ đến sự phát triển của ngành chăn nuôi Gần đây, người ta đã phát minh ra các máy chế biến thức ăn cho ngành chăn nuôi không những giúp giảm nhẹ lao động cho người chăn nuôi mà còn tăng năng suất và chất lượng của ngành kinh tế này
Trong số các thiết bị này, thiết bị chế biến thức ăn cho ngành chăn nuôi đã được nhiều nước tiến hành nghiên cứu, chế tạo Nguyên lý hoạt động của thiết bị này như sau: nguyên liệu vụn rời, sau khi được hấp sấy, sẽ được máy này ép thành viên Thức ăn này rất tiện lợi cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm ở qui mô công nghiệp Nó cũng rất dễ dàng cho việc bảo quản, vận chuyển Một trong các bộ phận quan trọng nhất của thiết bị ép thức ăn này là khuôn ép thức ăn Khuôn ép này ngoài việc phải chịu được tác động ăn mòn khi tiếp xúc với các thức ăn, còn phải chịu được sự mài mòn của việc ép thức ăn khi đi qua các lỗ nhỏ trên bề mặt khuôn
Thép không gỉ máctenxít đáp ứng tốt các yêu cầu này Để góp phần phục vụ nhu cầu trong nước, giảm thiểu nhập khẩu khi các chi tiết này bị hỏng, Viện Luyện kim đen đã đề xuất và được Bộ Công Thương chấp thuận giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép Z50CD15 dùng để chế tạo khuôn ép thức ăn gia súc”
Bản báo cáo bao gồm các phần như sau: - Tổng quan
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Kết quả đạt được
- Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo
- Các tài liệu liên quan đến đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp cùng các cơ quan trong cũng như ngoài Bộ Nhân dịp này, chúng tôi xin trân trọng cám ơn về sự giúp đỡ và hợp tác đó
Trang 51 TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu thép không gỉ máctenxit có chứa Crôm, Molipđen và Vanadi
Để phân biệt các loại thép với nhau, người ta có nhiều cách như theo thành phần hoá học, công dụng của chúng, cấu trúc tồn tại,…
Đối với thép không gỉ, thông thường người ta hay dùng cách phân loại theo dạng tồn tại cấu trúc của thép Trong hệ thép không gỉ có những họ thép như sau: thép austenit, dạng ferit, dạng máctenxit, dạng bề hoá tiết pha, dạng song pha Trong các loại thép này thì thép máctenxit có giá thành thấp trong khi chúng lại có tính chất tốt của loại thép không gỉ
Thông thường, đối với thép không gỉ máctenxit chỉ có một nguyên tố hợp kim là Crôm thì hàm lượng Crôm tối thiểu phải lớn hơn 11,5% còn nếu có thêm các nguyên tố hợp kim khác như Mo, V, Ni, Ti, W,… thì hàm lượng Cr có thể nhỏ hơn 11,5% thì thép không gỉ đó mới có cấu trúc máctenxit Nhờ có các nguyên tố hợp kim này mà thép có được tính chống gỉ tốt và có độ bền cơ học cao Ngoài ra thép máctenxit còn có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như cơ khí, dụng cụ và các chi tiết sử dụng ở nhiệt độ cao.
Thành phần hoá học của hệ thép không gỉ máctenxit được nêu trong bảng 1
Bảng 1: Thành phần hóa học của hệ thép không gỉ máctenxit
TT Mác thép Thành phần hoá học của các nguyên tố (%)
AISI ASTM C Si Mn P ≤ S ≤ Cr Ni Mo Khác
1 403 403 ≤0,15 ≤0,50 ≤1,00 0,040 0,030 13,0 2 410 410 ≤0,15 ≤1,00 ≤1,00 0,040 0,030 11,5-13,5 3 410Cb XM-30 ≤0,15 ≤1,00 ≤1,00 0,040 0,030 11,5-
4 410S - ≤0,06 ≤1,00 ≤1,00 0,040 0,030
11,5-13,5 ≤0,6 5 414 414 ≤0,15 ≤1,00 ≤1,00 0,040 0,030 11,5-
13,5 1,25-2,50 6 416 416 ≤0,15 ≤1,00 ≤1,25 0,060 0,150 12,0-
7 416 plus
1,50-2,50 0,060 0,150 12,0-14,0 ≤0,60 8 416Se 416Se ≤0,15 ≤1,00 ≤1,25 0,060 0,060 12,0-
9 420 420 ≤0,15 ≤1,00 ≤1,00 0,040 0,030 14,0 10 420F 420F ≤0,15 ≤1,00 ≤1,25 0,060 0,150 12,0-
17,0 1,25-2,50 14 440A 440A 0,60-
0,75 ≤1,00 ≤1,00 0,040 0,030
Trang 66,00 0,40-0,65 21 503 501A ≤0,15 ≤1,00 ≤1,00 0,040 0,030 6,00-
8,00 0,45-0,65 22 504 501B ≤0,15 ≤1,00 ≤1,00 0,040 0,040 8,00-
10,0 0,90-1,10
Qua bảng 1 ta thấy hệ thép không gỉ máctenxit được phân chia làm 3 nhóm chính gồm nhóm thép chỉ có Cr khoảng 13%, nhóm có chứa Cr+Ni và nhóm có chứa Cr cộng thêm một số nguyên tố hợp kim vi lượng như Mo, V, Ti
1.2 Ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim lên cấu trúc và tính chất của
Như đã biết, thành phần cơ bản của thép không gỉ máctenxit là Cr vào khoảng 11,5-18% ngoài ra còn có thêm một số nguyên tố hợp kim khác nữa Sau đây ta sẽ xem xét ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim đến cấu trúc và tính chất của các loại thép không gỉ máctenxit
Cácbon:
Cácbon là nguyên tố mở rộng vùng γ, tức là nguyên tố tăng độ ổn định của pha austenit Do có khả năng mở rộng vùng dung dịch rắn γ và tạo thành pha cácbit có độ cứng cao nên cácbon là nguyên tố tăng bền rất tốt Khi tăng nhiệt độ thì khả năng tăng bền của cácbon giảm đi do có sự thay đổi cấu hình của cácbit Khi có các nguyên tố tạo cácbit mạnh trong hợp kim thì cácbon tập trung chủ yếu vào những vị trí hình thành cácbit Vì vậy, khi tăng hàm lượng cácbon sẽ làm thay đổi sự phân bố các nguyên tố hợp kim giữa các pha dung dịch rắn và pha cácbít Điều này dẫn đến làm nghèo dung dịch rắn, ảnh hưởng đến tính chất hợp kim Cácbon cũng có ảnh hưởng xấu đến tính dẻo, giảm khả năng chống lại sự phát triển của vết nứt và giảm tính hàn của hợp kim Vì vậy, hầu hết các loại thép hợp kim đều chứa hàm lượng cácbon thấp như các loại thép không gỉ làm việc trong các môi trường có tính ăn mòn mạnh Tuy nhiên, đối với thép không gỉ máctenxit được sử dụng trong ngành chế tạo cơ khí thì hàm lượng cácbon lại cao
Crôm:
Crôm là nguyên tố rất quan trọng có ảnh hưởng mạnh đến tính chống gỉ của thép nhờ khả năng thụ động của Crôm Để đảm bảo khả năng chống gỉ của thép, hàm lượng Cr trong thép tối thiểu phải lớn hơn 11,5% để tạo ra một lớp màng
Trang 7ôxit bền vững trên bề mặt thép và lớp ôxit này có lực liên kết bền vững với kim loại nền nên đã tạo cho thép có tính chống gỉ tốt
Hình 1: Giản đồ trạng thái của hệ Fe-Cr
Hình 1 mô tả giản đồ trạng thái của Fe-Cr Crôm là nguyên tố mở rộng vùng α, làm tăng nhiệt độ Ac3 và làm giảm nhiệt độ Ac1 Ở khoảng nhiệt độ 600-8000C với hàm lượng Cr vào khoảng 45% sẽ tạo thành pha σ mở rộng về hai phía Fe và Cr Pha σ rất cứng và dòn Pha σ trong hệ Fe-Cr được tiết ra ở nhiệt độ cao và cần thời gian dài Ở nhiệt độ thấp thì không thể tiết ra pha σ
Crôm là nguyên tố tạo cácbít khá mạnh Vì vậy, cácbon liên kết với crôm tạo thành cácbit đã làm giảm khả năng tiết pha σ trong thép crôm
Crôm kết hợp với cácbon thành 3 loại cácbít : Cr3C, Cr7C3 và Cr23C6 Cácbít Cr23C6 có mạng tinh thể lập phương diện tâm với thông số mạng 0,64A0với nhiệt độ nóng chảy là 1520-15500C
Cácbít Cr7C3 có mạng tinh thể ba nghiêng với thông số mạng a=3,89A0 và c=41,323A0, nhiệt độ nóng chảy là 1630-16700C Đối với thép được hợp kim nhiều nguyên tố thì Cr thường tạo ra cácbit phức ở dạng (Fe,Cr)3C, (Cr,Fe)7C3 và (Cr,Fe)4C Các dạng cácbit phức được thể hiện trên hình 2
Trang 8Hình 2:Mặt cắt đẳng nhiệt giản đồ trạng thái của hệ Fe-Cr-C ở 200C
Tóm lại, trong thép không gỉ máctenxit, Crôm có những tác dụng sau: Tạo ra khả năng chống gỉ cho thép
Tạo ra cấu trúc máctenxit làm tăng độ bền cho thép
Vanadi:
Vanadi ở trong thép có tác dụng làm nhỏ hạt tinh thể nên tạo cho thép có độ bền và tính dẻo cao Vanadi là nguyên tố tạo cacbit rất mạnh (khả năng tạo cacbit tăng dần theo thứ tự Fe - Mn - Cr - Mo - W - Nb - V - Zr - Ti) Vanadi cùng với C tạo ra nhiều loại cacbit như V5C, V2C, V4C3, VC và V2C3
Ngoài các nguyên tố hợp kim trên ra, trong thép không gỉ máctenxit có thể có thêm một số nguyên tố hợp kim khác nữa như Ni, W, Ti, Nb,… Trong số các nguyên tố này thì Ti và Nb cũng có tác dụng tạo pha cácbit để nâng cao độ bền, tính chịu nhiệt và tính chống gỉ.
Trang 9Hình 3: Giản đồ trạng thái hệ Fe-V
Hình 4: Mặt cắt đẳng nhiệt giản đồ trạng thái của hệ Fe-V-C ở 200C
Trang 10Molypđen:
Mo là nguyên tố hợp kim thu hẹp vùng γ và mở rộng vùng α trong hợp kim với sắt Mo làm tăng độ bền cơ học, độ bền mỏi và làm tăng tính chịu nhiệt của thép Mo cũng là nguyên tố tạo cácbít mạnh như Cr Trong thép hợp kim có chứa Mo thông thường tạo thành cácbit đơn như MoC, Mo2C và một số loại cácbít phức khác
Hình 5: Giản đồ trạng thái hệ Fe-Mo
Trang 11Hình 6: Mặt cắt đẳng nhiệt giản đồ trạng thái của hệ Fe-Mo-C ở 200C
1.3 Nhiệt luyện thép không gỉ máctenxit
Để nhận được cấu trúc máctenxit nhằm đảm bảo cơ tính cao, thép không gỉ phải được nhiệt luyện Công đoạn nhiệt luyện bao gồm các khâu chủ yếu sau: austenit hoá, tôi và ram
Austenit hoá:
Nhiệm vụ của khâu austenit hoá là tạo ra dung dịch rắn γ đồng nhất để chuẩn bị cho khâu tôi tiếp theo Vì vậy, nhiệt độ austenit hoá là phải cao hơn nhiệt độ Ac3 để các nguyên tố hợp kim có thể hoà tan hoàn toàn vào các dung dịch rắn Ngoài yếu tố nhiệt độ thì cần phải có thời gian giữ nhiệt đủ để các nguyên tố hợp kim có thể khuyếch tán hoàn toàn vào dung dịch rắn Thông thường, các mác thép không gỉ máctenxit được austenit hoá ở nhiệt độ từ 950-11000C Thời gian giữ nhiệt tuỳ thuộc vào thành phần hoá học của thép và kích thước sản phẩm
Tôi:
Tôi là công đoạn làm nguội nhanh dung dịch rắn γ từ nhiệt độ austenit hoá xuống dưới nhiệt độ bắt đầu chuyển biến máctenxit Ms Tốc độ làm nguội để
Trang 12chuyển biến austenit – máctenxit xảy ra hoàn toàn phụ thuộc vào thành phần hoá học của mác thép Thông thường, thép không gỉ máctenxit được làm nguội khi tôi bằng dầu hoặc không khí
Như vậy, để đảm bảo nhận được cấu trúc máctenxit thì khâu tôi phải thoả mãn các điều kiện chính như sau:
Tốc độ làm nguội phải lớn hơn tốc độ làm nguội tới hạn cho phép của thép Tốc độ làm nguội tới hạn của từng loại thép thông thường được xác định bằng thực nghiệm Để điều chỉnh tốc độ làm nguội người ta thường sử dụng các môi trường tôi khác nhau như không khí, dầu, nước và các loại dung môi khác nhau
Đối vói thép không gỉ máctenxit thường dùng môi trường tôi là dầu hoặc không khí nén
Sau khi tôi, ta nhận được cấu trúc của thép là máctenxit với mạng tinh thể lập phương thể tâm Vì quá trình tôi là một quá trình xẩy ra rất nhanh nên không đủ thời gian cho các nguyên tố khuyếch tán Vì vậy, máctenxít là một dung dịch rắn quá bão hoà có độ cứng cao và dòn Bên cạnh máctenxit trong cấu trúc của thép không gỉ máctenxít còn có thể có một lượng nhỏ σ-pherit Đôi khi còn có cả austenit dư khi tốc độ làm nguội không đủ lớn
Ram:
Máctenxit nhận được sau khi tôi là một dung dịch rắn quá bão hoà, có độ cứng cao và dòn Vì vậy để thép có những tính chất cơ lý cao nhất theo yêu cầu thì cần thiết phải tiến hành ram thép Trong quá trình ram thép có xảy ra các hiện tượng như phân huỷ austenit dư ở khoảng nhiệt độ 220-2600C Kết quả của quá trình này là độ cứng và tính chịu mài mòn của thép tăng lên Hiện tượng phân huỷ dung dịch rắn xảy ra ở nhiệt độ 320-4300C
Kết quả của quá trình ram là cấu trúc hợp kim ở trạng thái ổn định, độ cứng giảm đi nhưng tính dẻo tăng lên Các tính chất khác như tính chống gỉ cũng được tăng lên
1.4 Thép không gỉ máctenxit mác Z50CD15
Thép không gỉ máctenxit mác Z50CD15 thuộc về nhóm thép có chứa 14,5%Cr và được hợp kim hoá thêm các nguyên tố hợp kim Mo và V Đây là hệ thép đã được nghiên cứu và sản xuất ở nhiều nước trên thế giới Các nước đã đưa ra tiêu chuẩn hoá mác thép này Bảng 2 đưa ra mác thép, tiêu chuẩn và thành phần hoá học của loại thép này của các nước như Nhật Bản, Liên Xô cũ, Đức và Pháp
Bảng 2:Thành phần hoá học mác thép Z50CD15 và các mác tương đương
STT Mác Tiêu Thành phần hoá học của các nguyên tố (%)
0,36-0.45 ≤ 0,6 ≤ 0,8 ≤0,035 ≤0,03 12,0-14,0 - - - 2 SUS420J2 Nhật 0,26-≤ 1,0 ≤ 1,0 ≤0,04 ≤0,03 12,0 - ≤ 0,6
Trang 13Chế độ gia công thép không gỉ máctenxit mác Z50CD15 như sau: - Chế độ rèn: 1100-9000C Sản phẩm sau rèn được làm nguội chậm - Chế độ ủ: 800-8600C Tốc độ làm nguội 300C/giờ
- Chế độ tôi: 1000-10500C Môi trường làm nguội là dầu
- Chế độ ram: Ram cao tại nhiệt độ 6000C Môi trường là không khí Tính chất cơ lý tính của thép sau nhiệt luyện như sau:
σb : ≥950 MPa σ0,2: ≥750 MPa δ: ≥9 %
Cấu trúc của thép không gỉ Z50CD15 sau khi nhiệt luyện là máctenxit, pherit và cácbít các loại
δ-Ngoài ra, thép không gỉ máctenxit còn có tính chống gỉ cao trong một số môi trường ăn mòn
Chính vì có các tính chất cơ lý tính cao như vậy mà thép không gỉ máctenxit Z50CD15 được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp như cơ khí, hoá chất,…
1.5 Lựa chọn mác thép làm khuôn ép thức ăn gia súc
1.5.1 Công nghệ chế biến thức ăn gia súc
Từ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở dạng bột để có sản phẩm dạng viên chủ yếu phải trải qua ba công đoạn:
- Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu - Công đoạn tạo hình viên
- Công đoạn sử lý sau khi tạo viên
Dựa vào yêu cầu về thức ăn của từng vật nuôi khác nhau mà có các thiết bị cụ thể khác nhau Căn cứ vào công nghệ chuẩn bị nguyên liệu khác nhau và công nghệ sử lý tạo viên, ta có thể chia thành công nghệ tạo viên cho gia súc, gia cầm với công nghệ tạo viên thức ăn thủy sản Sơ đồ lưu trình công nghệ chủ yếu của nó được thể hiện trên hình 7
0,40 14,0 3 X46Cr13
(14034) Đức 0,42-0,50 ≤ 1,0 ≤ 1,0 ≤0,045 ≤0,03 12,50-14,50 - - - 4 X38Cr13
(14031) Đức 0,35-0,42 ≤ 1,0 ≤ 1,0 ≤0,045 ≤0,03 12,50-14,50 - - -
0,40-0,48
≤ 1,0 ≤ 1,0 ≤0,04 0,03
0,015-14,50
Trang 14Hình 7: Lưu trình công nghệ chế biến thức ăn gia súc dạng viên
Trong lưu trình trên, công đoạn tạo hình viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và công suất của dây chuyền chế biến Nguyên lý của công đoạn tạo hình viên như sau:
Máy ép tạo viên gồm có một trục đặc bên trong và một trục rỗng bao ở ngoài, nghĩa là 2 trục lồng vào nhau Trục rỗng có 2 ổ bi, vòng ngoài của ổ bi lắp vào 2 thân ổ lắp chặt vào thành máy Một đầu trục có mặt bích để lắp khuôn ép Khi trục rỗng quay thì khuôn ép quay theo tốc độ quay của khuôn Căn cứ vào đặc tính của nguyên liệu và đường kính của viên để chọn tốc độ quay của khuôn sao cho phù hợp Theo kinh nghiệm thì với khuôn ép có đường kính lỗ bé thì phải sử dụng tốc độ tiếp tuyến tương đối cao, còn với khuôn có đường kính lỗ khuôn lớn thì phải sử dụng tốc độ tiếp tuyến nhỏ Tốc độ tiếp tuyến của khuôn có ảnh hưởng đến hiệu suất tạo viên, đến tiêu hao năng lượng và độ bền chắc của viên Trong phạm vi nhất định, tốc độ tiếp tuyến của khuôn cao thì năng suất cao, năng lượng tiêu hao cao, độ cứng của viên và tỉ lệ hồ hoá của bột cũng tăng lên Nói chung, với đường kính lỗ khuôn là 3,2 ÷ 6,4mm thì tốc độ tiếp tuyến của khuôn rất cao có thể đạt tới 10,2m/s; còn khi đường kính lỗ khuôn 16 ÷ 19mm thì tốc độ tiếp tuyến của khuôn ép là 6,1÷ 6,6m/s
Trong thiết bị ép thức ăn, trục đặc không quay và được lắp ổ đỡ trên một đầu của trục đặc có một mặt bích Trên mặt bích đó được lắp 2 hoặc 3 quả lô ép Quả lô ép quay trơn quanh mình nó Khe hở giữa quả lô ép với khuôn ép được điều chỉnh thích hơp thì mới ép tạo thành viên Khe hở này nói chung là từ 0,1 đến 0,3mm Nguyên lý làm việc của buồng ép viên như trên hình 8.
Trang 15Hình 8: Nguyên lý làm việc của buồng ép viên
4 Đai ốc chống nới lỏng 14 Bánh răng điều tiết
6 Bánh răng điều tiết 16 Bulông kẹp chặt 7 Đai ốc chống nới lỏng 17 Dao cắt viên
9 Dao gạt liệu vào 19 Khu vực vật liệu để tạo viên 10 Đai ốc chống nới lỏng
1.5.2 Lựa chọn mác thép làm khuôn ép thức ăn gia súc
Như trên đã trình bày, khuôn ép thức ăn gia súc cần phải có tính chịu mài mòn khi làm việc, tính chống gỉ khi tiếp xúc với các loại thức ăn khác nhau Để đáp ứng các yêu cầu này, thép không gỉ máctenxit loại Z50CD15 có độ bền cơ học cao, tính chống gỉ tốt hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu trên
Hiện nay trên thế giới đang sử dụng vật liệu X46Cr13 cho khuôn và lô ép tại các nhà máy chế biến thức ăn gia súc
Hình dạng của một khuôn ép thức
ăn gia súc được thể hiện trên hình 9: Hình 9: Khuôn ép thức ăn gia súc
Trang 162 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài sẽ tiến hành các nội dung nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu lựa chọn mác thép hợp kim phù hợp để chế tạo khuôn ép thức ăn gia súc;
- Nghiên cứu xác định công nghệ chế tạo thép hợp kim mác Z50CD15 bao gồm các khâu:
Công nghệ luyện thép Công nghệ tinh luyện Công nghệ gia công áp lực Công nghệ nhiệt luyện
- Đánh giá chất lượng vật liệu: thành phần hoá học, tính chất cơ lý, cấu trúc và khả năng chống ăn mòn
- Chế tạo 03 khuôn ép thức ăn gia súc, dùng thử và đánh giá chất lượng cũng như khả năng sử dụng
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao, đề tài đã sử dụng các phương pháp và thiết bị nghiên cứu sau:
- Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, tiêu chuẩn về thép hợp kim và điều kiện làm việc của khuôn ép thức ăn gia súc để lựa chọn mác thép
- Sử dụng lò trung tần của Trung Quốc để nghiên cứu xác định công nghệ nấu luyện, thiết bị tinh luyện điện xỉ 750KVA để tiến hành tinh luyện thép, búa rèn 750kg, lò nung, tôi và ram để xác định công nghệ rèn và nhiệt luyện thép hợp kim mác Z50CD15
- Sử dụng phương pháp phân tích hoá học truyền thống và phương pháp phân tích quang phổ trên thiết bị ARL 3460 để xác định thành phần hoá học của thép
- Sử dụng máy kéo vạn năng để xác định độ bền và độ giãn dài tương đối của thép nghiên cứu
- Sử dụng máy đo độ cứng theo tiêu chuẩn TCVN 256-1
- Sử dụng kính hiển vi quang học để nghiên cứu tổ chức tế vi của thép
Trang 173 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1 Công nghệ chế tạo thép hợp kim mác Z50CD15
Sau khi nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trong nước cũng như trên thế giới, đề tài đã đi theo hai hướng công nghệ khác nhau nhằm chế tạo được sản phẩm là khuôn ép thức ăn gia súc Hướng thứ nhất đi theo các nguyên công luyện thép, đúc tạo phôi điện xỉ, tinh luyện điện xỉ, rèn gia công áp lực, ủ mềm, gia công cơ khí, nhiệt luyện và tạo ra sản phẩm Hướng thứ hai đi theo các nguyên công luyện thép, đúc phôi chi tiết, ủ mềm, gia công cơ khí, nhiệt luyện và tạo ra sản phẩm Trong hai hướng này, trên thế giới chủ yếu đi theo hướng có nguyên công gia công áp lực để tạo cho sản phẩm có các tính chất cơ lý tính tốt nhất Sau đây là các kết quả đạt được trong quá trình tiến hành thí nghiệm
3.1.1 Công nghệ luyện thép
Thép hợp kim mác Z50CD15 thuộc về hệ thép không gỉ máctenxit có thành phần hóa học: C = 0,45 - 0,55%, Si ≤ 0,75%, Mn ≤ 1,0%, P ≤ 0,04%, S ≤ 0,015%, Cr = 14,0 - 15,0%, Mo = 0,5 - 1,0%, V = 0,1 - 0,2% Để thuận tiện cho việc gia công chế tạo khuôn ép, hàm lượng Crôm nên nằm trong giới hạn dưới của mác thép Tuy nhiên để tăng khả năng chống gỉ và độ bền của thép, hàm lượng Mo cần ở khoảng giới hạn trên của mác thép Hàm lượng tạp chất có hại như P, S cũng sẽ được khống chế thấp hơn tiêu chuẩn cho phép để nâng cao khả năng chống gỉ cho thép
Ở các nước phát triển, thép không gỉ máctenxit được nấu luyện chủ yếu bằng lò điện hồ quang sau đó được tiến hành tinh luyện rồi đúc rót Tuy nhiên trong điều kiện thiết bị của nước ta cũng như trong khuôn khổ thí nghiệm của đề tài, chúng tôi chọn lò cảm ứng trung tần với dung lượng 500kg của Trung Quốc để nghiên cứu xác định công nghệ luyện thép mác Z50CD15
Trên cơ sở yêu cầu về thành phần hoá học của mác thép và các đặc tính của thiết bị công nghệ, đề tài đã sử dụng các loại nguyên liệu chất lượng cao sau: Phế thép Crôm (X17)
Phế thép Mn (65Mn)
Các loại ferô (FeMn, FeSi, FeMo, FeV) Than bột Graphít
Thành phần hoá học của các loại nguyên liệu được nêu trong bảng 3
Bảng 3: Thành phần hoá học của nguyên liệu
Thành phần hoá học của các nguyên tố (%) TT Nguyên liệu
C Mn Si Cr Mo V
1 Phế thép X17 0,12 0,8 0,8 17 2 Phế thép Mn 0,65 1,0 0,3
Trang 18Hệ số cháy hao của các nguyên tố hợp kim khi nấu luyện trong lò cảm ứng trung tần được nêu trong bảng 4
Bảng 4: Hệ số cháy hao của các nguyên tố hợp kim
TT Nguyên tố hợp kim Hệ số cháy hao (%)
Bảng 5: Thành phần phối liệu thí nghiệm (kg)