Nâng caonăngsuấtlúa bằng quyluật“2xanh-2vàng”
Khác với cây rau (thu hoạch lá), cây lúa thu hoạch hạt nên bón thừa phân đạm vào cuối vụ
(lúc lúa làm đòng trở đi) lúa giữ màu xanh liên tục sẽ dẫn đến phát triển thân, lá, còn bông
hạt kém. Ruộng lúa muốn đạt năngsuất cao, phải hiểu quyluật“2xanh-2vàng” để điều
khiển cây lúa
XANH 1: Lúc bắt đầu gieo, chuẩn bị mặt ruộng tốt, giống tốt, ngâm ủ nảy mầm trên 90%,
khi gieo xuống cây lúa sẵn sàng mọc và có màu xanh khi ra lá đầu tiên - gọi là xanh 1.
Trường hợp ngược lại, khi gieo cây lúa không mọc nổi, lá bị vàng là trái quy luật. Giữ màu
xanh cây lúa giai đoạn xanh 1 cho đến cuối thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu (từ lúc gieo cho đến
khoảng 30 ngày sau khi gieo). Trong giai đoạn này nếu có sử dụng thuốc trừ cỏ 2,4D chỉ nên
áp dụng vào hai thời kỳ: 15 - 18 ngày sau sạ (trước lúc bón phân đợt 2) và 30 - 38 ngày sau
sạ (sau khi lúa đã đẻ kín hàng) sẽ không ảnh hưởng đến quyluậtxanh 1 này. Kết hợp phòng
trừ sâu bệnh tốt, lưu ý bọ trĩ, sâu phao, cháy lá.
VÀNG 1: Cho cây lúa chuyển sang màu vàng tranh lúc chuẩn bị đón đòng là cần thiết. Nếu
ruộng lúa chuyển sang màu vàng tranh trước lúc đón đòng là sai quyluật vàng 1, cây sẽ phát
triển thân lá, về sau nhiều sâu bệnh, bông hạt kém, lốp đổ. Biện pháp tích cực tác động cây
lúa chuyển sang màu vàng 1 là: Bón phân đợt 2 sớm (18 - 20 ngày sau sạ), không đợi cấy
dặm xong mới bón. Bón phân đợt 2 là nuôi những nhánh đã đẻ trước đó đủ dinh dưỡng sẵn
sàng trở thành những chồi cho bông về sau. Các nhánh đẻ muộn về sau, do bón phân đợt 2
sớm nên ruộng lúa sẽ hết phân lúc các nhánh phụ này có dưới 3 lá, sẽ tự chết. Điều này tạo
ra ruộng lúa có ít lá ủ, thông thoáng, các nhánh chính khỏe, mập sẽ cho bông dài, nhiều hạt.
Nên cắt nước lúc ruộng lúa đã đẻ kín hàng (30 - 40 ngày sau sạ) với mục đích là hạn chế
nhánh đẻ vô hiệu, làm cho đất thông thoáng, giảm bớt độc chất trong môi trường ngập nước,
cây lúa cứng, ít sâu bệnh chuyển sang làm đòng hết sức thuận lợi. Màu sắc lá lúa từ màu
xanh đậm (30 ngày sau sạ) sẽ lợt dần đến khi chuyển sang màu vàng tranh (40 - 45 ngày sau
sạ).
XANH 2: Khi ruộng lúa có 2/3 chuyển sang màu vàng tranh (khoảng 40 - 45 ngày đối với
các giống có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày) thì đưa nước vào và bón phân theo kỹ thuật
“không ngày, không số”: chỗ lúa vàng tranh bón 50 kg urê + 50 kg kali/ha; chỗ lúa còn xanh
(lúa tốt), bón 100 kg kali/ha, không bón urê; chỗ nửa vàng nửa xanh, lúa còn hơi tốt, bón 15
kg urê + 75 kg kali/ha. Nếu bón phân đúng kỹ thuật, khi cây lúa trổ phải có màu xanh (đặc
biệt 3 lá trên cùng phải xanh bền, xanh lâu mới tạo năngsuất cao), gọi là xanh2. Nếu vì lý
do gì, từ khi lúa đã trổ - chín sữa bị vàng là trái quy luật. Các biện pháp chính giữ cho 3 lá
trên cùng là không sạ quá dày, bón phân cân đối, tránh thừa phân đạm, lân vào cuối vụ, nước
đầy đủ (làm đòng đến chín sáp), phòng trừ sâu bệnh tốt, nếu lá vàng có thể xịt phân bón lá để
xanhlâu.
VÀNG 2: Cần tháo nước trước lúc thu hoạch để thúc đẩy quá trình chín của ruộng lúa, tạo
điều kiện cho lúa chuyển sang vàng 2. Tùy theo địa hình, nếu ruộng lúa có địa hình cao, dễ
mất nước thì chỉ cần tháo nước trước 5 - 7 ngày. Ruộng có địa hình trũng, lầy thụt, cần tháo
nước trước 10 - 15 ngày.
Với phương châm giảm triệt để trà lúa mùa muộn, tăng diện tích rộng diện tích cây vụ đông,
nhất là đối với cây vụ đông trồng sớm, ngay từ khi bước vào vụ mùa, ngành nông nghiệp và
các địa phương trong tỉnh tập trung chỉ đạo nông dân tiến hành nhiều biện pháp kỹ thuật để
nâng caonăngsuất lúa, thực hiện thắng lợi mục tiêu trà mùa sớm gắn với mở tổng diện tích
gieo trồng 39.000 ha, năngsuất bình quân 52.5 tạ/ha.
Vụ mùa vừa bước vào thời kỳ đầu song đã có nhiều yếu tố thuận lợi đó là: lúa xuân thu
hoạch sớm hơn cùng kỳ từ 7-10 ngày đã tạo điều kiện cho nông dân làm đất sớm, làm đất kỹ
để gốc rạ có đủ thời gian phân huỷ, hạn chế hiện tượng vàng lá lúa sâu bệnh từ vụ xuân
chuyển sang gây hại. Mặt khác lượng mưa từ đầu vụ đến nay vừa đủ tạo thuận lợi cho việc
làm đất gieo mạ cũng như cho gieo cấy. Vì vậy gần 500 ha mạ mùa sớm và một phần mạ
mùa trung đã được gieo đúng kế hoạch đặt ra. Với diện tích mạ sớm như vậy sẽ đáp ứng đủ
diện tích gieo cấy lúa mùa sớm để trồng cây vụ đông sớm, đây là một điểm khởi đầu có tính
quyết định làm cơ sở để mở rộng diện tích sản xuất vụ đông tới. C ùng với những yếu tố
thuận lợi về mặt khách quan, trong vụ mùa này tỉnh có chính sách hỗ trợ giống mới cụ thể:
hỗ trợ 50% giá giống đối với lúa lai HYT 83; 40% giá giống đối với các giống lúa QNT1,
nếp N97; 30% giá giống đối với giống lúa lai Bác ưu 253. Với lượng giống lúa lai nông dân
tự tiếp thu và các giống được hỗ trợ khả năng diện tích lúa lai trong mùa này có thể đạt tới
gần 4.000 ha, đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng caonăngsuấtlúa toàn tỉnh.
Qua sản xuất những năm gần đây cho thấy, trà lúa mùa sớm thường cho năngsuấtcao hơn
lúa mùa trung do việc đưa vào gieo cấy những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng
suất cao và thời kỳ lúa trỗ gặp thời tiết thuận lợi. Vì thế để mở rộng diện tích cây vụ đông
sớm ngành nông nghiệp chỉ đạo nông dân sử dụng các giống VH1, DT122, Khang dân là
những giống ngắn ngày phù hợp với chân đất cao, vàn cao vừa cho năngsuấtcao song vẫn
bảo đảm thời vụ để trồng cây vụ đông sớm. Đối với những diện tích đồng trũng đưa các
giống Bác ưu 903, Bác ưu 253 vào thay thế các giống Bao thai, Mộc tuyền để giảm triệt để
diện tích trà mùa muộn. Đối với những khu vực không thể thay thế bằng các giống lúa lai
nên duy trì các giống lúa hàng hoá có chất lượng cao như: nếp cái hoa vàng, tám xoan trà
mùa trung nên cấy song trước 20-7 để tránh được thời kỳ cao điểm của sâu bệnh hại và mưa
úng cũng như khô hạn. Từ phương châm chỉ đạo, các HTX đã chủ động liên hệ các nguồn
cung ứng đủ các loại giống đáp ứng nhu cầu của nông dân, đồng thời căn cứ vào đặc điểm
của từng vùng bố trí cơ cấu trà, giống cụ thể nhưng vẫn bảo đảm được yêu cầu là tăng diện
tích trà mùa sớm, ổn định trà mùa trung và giảm triệt để trà mùa muộn.
Do yêu cầu thời vụ, nông dân nên làm đất sớm (chủ yếu làm đất bằng cơ giới), bón vôi bột
tạo điều kiện để rơm rạ phân huỷ hạn chế việc tạo ra những độc tố gây hại cho bộ rễ lúa, tạo
thuận lợi cho lúa sinh trưởng phát triển ngay từ đầu. áp dụng rộng rãi biện pháp kỹ thuật "3
giảm 3 tăng", giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu và giống để tăng năng suất, chất lượng và
hiệu quả của sản xuất. Tuỳ từng chân đất, nguồn phân chuồng, điều chỉnh lượng và cách bón
thích hợp để bảo đảm cân đối NPK. Thực hiện phương châm bón lót đầy đủ, bón thúc sớm,
tập trung, bón đạm "nặng đầu, nhẹ cuối" để tăng rảnh hữu hiệu, số hạt và tỷ lệ hạt chắc trên
bông, hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất. Điều tiết nước hợp lý theo từng giai đoạn sinh
trưởng, chủ động phòng chống úng hiệu quả. Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất, phòng trừ
sâu bệnh cho nông dân, chú ý các đối tượng sâu bệnh hại chính: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục
thân, bạc lá và rầy nâu cuối vụ, ngoài ra chú ý diệt trừ chuột đồng và ốc bươu vàng trên chân
ruộng trũng.
. Nâng cao năng suất lúa bằng quy luật 2 xanh - 2 vàng”
Khác với cây rau (thu hoạch lá), cây lúa thu hoạch hạt nên bón thừa. lúa trổ phải có màu xanh (đặc
biệt 3 lá trên cùng phải xanh bền, xanh lâu mới tạo năng suất cao) , gọi là xanh 2. Nếu vì lý
do gì, từ khi lúa đã trổ -