Tài liệu Sức Khỏe Thiếu Nhi doc

3 379 0
Tài liệu Sức Khỏe Thiếu Nhi doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sức Khỏe Thiếu Nhi Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuận. Chuyên Khoa Bệnh Trẻ Em Những Huyền Thoại về Sốt Câu sau đây thường được các phụ huynh hỏi bác sĩ trẻ em nhiều nhất: “Sốt cao chừng nào thì phải vào bệnh viện?” Đa số các phụ huynh đều rất sợ triệu chứng sốt và có những ngộ nhận về triệu chứng này, cho đây là một triệu chứng đáng sợ nhất nơi các em, cần phải được chữa như một bệnh “cấp cứu”. Rất nhiều các phụ huynh đã bế con chạy thẳng vào phòng cấp cứu khi em bị sốt cao để rồi thấy các nhân viên bệnh viện không trị khẩn cấp cho con mình như mong muốn. Sau một thời gian chờ đợi rất lâu ở phòng cấp cứu, đa số các em được khám và cho về với toa mua thuốc giảm sốt. Để giúp quí độc giả hiểu rõ hơn về triệu chứng sốt, sau đây là một số những câu hỏi để xem thử bạn biết gì về SỐT. Kèm theo là câu trả lời và lời giải thích. Hỏi: SỐT luôn luôn là triệu chứng bệnh nặng nên rất nguy hiểm cho các em? Đáp: Sai. Nếu SỐT luôn luôn nguy hiểm cho các em thì các bác sĩ nhi khoa phải rất là sợ hãi vì trong một ngày khám bệnh, BS nhi khoa thường gặp đến hơn phân nửa các em có triệu chứng SỐT. Ngược với những gì người ta tin tưởng, SỐT là một phản ứng của cơ thể nhằm bảo vệ chính mình. SỐT giúp cơ thể chống lại vi trùng và làm hoạt động hệ miễn nhiễm của cơ thể. Vì vậy SỐT tốt cho cơ thể chứ không làm hại. Sốt thường là triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng nào đó. Rất nhiều bệnh nhiễm trùng gây ra triệu chứng sốt nhưng may thay đa số những bệnh này đều nhẹ và sẽ thuyên giảm trong một thời gian ngắn, thí dụ như cảm, cúm, viêm tai, viêm cổ họng Dĩ nhiên trong số những em bị sốt, cũng có nhiều em bị bệnh nặng, thông thường nhất là bệnh nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường tiểu, sưng phổi hay sưng màng óc Các bệnh này thường có thêm những triệu chứng nặng khác ngoài triệu chứng sốt. Hỏi: SỐT làm hư óc, SỐT trên 104 độ F rất nguy hiểm? Đáp: Sai Nếu SỐT là do nhiễm trùng thì không hại gì cho óc hết, ngay cả khi nhiệt độ lên tới 104 hay 105 độ F. Nên nhớ: bệnh nhiễm trùng nặng (như sưng phổi, sưng màng óc, sưng thận ) gây ra nguy hại cho các em, còn chính triệu chứng sốt thì không làm hại các em hay hư óc gì cả. Nếu sốt cao làm hư óc thì có lẽ tất cả chúng ta đều đã hư óc vì ai mà không có một lần bị sốt cao trong đời. Nhưng nếu SỐT là do ở trong một môi trường có nhiệt độ quá cao (như bị nhốt trong xe hơi đóng kín cửa dưới trời nắng như những trườn hợp đã đăng báo) thì nhiệt độ có thể lên tới trên 108 độ F. Sốt này thì thực sự là nguy hiểm , gây hư óc và chết người. Hỏi: SỐT sẽ gây ra làm kinh? Đáp: Sai Chỉ có độ 4% trẻ em bị giựt kinh khi bị sốt do nhiệt độ lên cao quá nhanh khiến óc phải phản ứng lại. Chứng làm kinh này vì xẩy ra quá nhanh nên thường không có cách nào ngăn chặn được. Dù các phụ huynh cho uống thuốc giảm sốt đều đặn cũng không thể chặn được. Em nào dễ bị làm kinh thì sẽ bị, không phải là vì cha mẹ “để cho” sốt nhiều quá. Hỏi: Làm kinh rất nguy hiểm? Đáp: Sai Làm kinh do bị sốt trông rất sợ hãi vì em nhỏ thường trợn mắt, nín thở, co giật khắp người. Nhưng triệu chứng làm kinh này chỉ kéo dài không quá 5 phút và không gây ra nguy hiểm cho em, cũng không làm hư óc. Làm kinh chỉ nguy hiểm khi do bệnh sưng màng óc hay sưng óc gây ra, hoặc do em bị bệnh giật kinh kinh niên. Hỏi: Hễ sốt là phải cho uống thuốc giảm sốt? Đáp: Sai Thuốc giảm sốt làm cho em dễ chịu hơn. Nếu em sốt nhưng không khó chịu, vẫn chơi được bình thường, không cần phải cho em uống thuốc. Thường em bé sẽ tỏ vẻ khó chịu như khóc lè nhè, bỏ ăn khi nhiệt độ lên cao hơn 102 độ F. Nên cho em uống thuốc lúc này. Người ta thấy rằng sốt là một cách giúp chống nhiễm trùng của cơ thể. Do đó, cho uống thuốc hạ sốt nhiều không có lợi vì làm mất đi tác dụng tốt của sốt. Cho uống nhiều thuốc giảm sốt quá sẽ làm cho bệnh kéo dài hơn. Hỏi: Nếu không cho uống thuốc giảm sốt, nhiệt độ của em sẽ cứ tiếp tục tăng cao? Đáp: Sai Nếu sốt gây ra do nhiễm trùng, thường nhiệt độ chỉ lên đến 105 hay cùng lắm là 106 độ F, không cao hơn do “nhiệt kế” của óc điều chỉnh. Sốt do bị “heat stroke” (bị nhốt trong xe nóng, chơi thể thao quá nhiều ngoài nắng ) thì nhiệt độ lên tới 108 độ và rất nguy hiểm, thường gây tử vong. Hỏi: Cho uống thuốc rồi, nhiệt độ phải trở lại bình thường? Đáp: Sai Nhiệt độ chỉ giảm xuống 2-3 độ F. Thí dụ, em bé sốt 104 hay 105 độ. Sau khi uống thuốc hạ sốt, nhiệt độ sẽ giảm xuống tới nhiều nhất là 100 độ chứ không trở về bình thường là 98.6 độ. Và nếu vi trùng hay siêu vi chưa bị diệt hết, sau khi tác dụng của thuốc hết, em sẽ bị sốt lại vì cơ thể vẫn còn muốn chống lại bệnh nhiễm trùng của em. Hỏi: Nếu uống thuốc mà nhiệt độ không giảm thì là nguy hiểm? Đáp: Sai Sau khi cho uống thuốc, sốt không giảm thì có thể là nhiễm trùng gây ra do siêu vi trùng hoặc vi trùng. Triệu chứng này không liên quan đến độ nguy hiểm của nhiễm trùng. Hỏi: Nhiệt độ cao là triệu chứng bệnh nặng? Đáp: Sai Nhiệt độ cao không nhất thiết là bệnh nặng. Các em bị bệnh cúm có thể sốt cao hơn 104 độ mà vẫn không sao. Những triệu chứng của bệnh nặng thường là: 1.Em bé lờ đờ, không nhìn vào mắt người đối diện. 2.Cổ cứng, không xoay trở dễ dàng 3.Em bé không nhìn quanh và nhận biết những gì xẩy ra chung quanh 4.Không chịu ăn uống bất cứ gì hoặc ăn rất ít 5.Dù sốt đã giảm xuống, em vẫn tỏ ra rất lờ đờ, không tỉnh táo và “chơi” được. 6. Ho nhiều, hơi thở ngắn và dốc. Hỏi: SỐT là một triệu chứng tốt của cơ thể, dùng để chống bệnh Đáp: Đúng Như trên đã nói, cơ thể cần tăng nhiệt độ lên để làm cho siêu vi hay vi trùng không có điều kiện thuận lợi để sinh sản và sẽ chết, khiến ta được hết bệnh. Do đó, sốt là một triệu chứng tốt. Ta không cần phải cho uống thuốc giảm sốt quá nhiều, mong cho nhiệt độ trở về bình thường. Trong thực tế, bệnh nhân sẽ lâu hết bệnh hơn nếu uống quá nhiều thuốc hạ sốt. Bs Nguyễn Thị Nhuận . Sức Khỏe Thiếu Nhi Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuận. Chuyên Khoa Bệnh Trẻ Em Những Huyền Thoại. miễn nhi m của cơ thể. Vì vậy SỐT tốt cho cơ thể chứ không làm hại. Sốt thường là triệu chứng của một bệnh nhi m trùng nào đó. Rất nhi u bệnh nhi m trùng

Ngày đăng: 18/01/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan