1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

5 bài học kinh nghiệm từ bố già corleone

2 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 19,84 KB

Nội dung

5 bài học kinh nghiệm từ Bố Già Corleone Thứ năm, 17 Tháng 2 2011 16:09 SD9 Ảnh minh họa. Bộ phim Bố Già (the Godfather) đạt giải thưởng Academy năm 1972, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Mario Fuzo đã để lại ấn tượng mạnh mẽ cho bất cứ ai từng xem qua. Don Vito Corleone (Marlon Brando thủ vai) là một ông trùm đầy thế lực trong xã hội, điều hành việc kinh doanh gia đình với sự trợ giúp của những người con và hầu cận thân tín. Những bài học dưới góc độ kinh doanh từ Don Corleone mang lại nhiều gợi ý đáng suy ngẫm cho những ai đang và sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh một cách nghiêm túc. 1. Không bao giờ vô ơn khi được giúp đỡ Henry Ford có lần đã nói : "Sự chính trực rất quan trọng trong thành công kinh doanh - một khi bạn gian dối, lúc nào bạn cũng phải gian dối." Ngày nay uy tín đối với một doanh nhân là tất cả. Khi một người nào đó giúp bạn, đứng về phía bạn, hãy biết ơn họ. Bạn nợ anh ta, cho dù người đó có nói ra hay không. Nếu bạn tỏ ra là một người vô ơn, những người khác sẽ chú ý điều đó. Họ biết rằng sẽ chẳng hay ho gì khi giúp đỡ hay làm ăn với bạn, mà biết đâu lại trở thành một nạn nhân khác. Hãy chú ý. 2. Đi theo tình bạn, đừng vì những đồng đôla Kinh doanh - tất cả là những mối quan hệ. Một điều thực tế là nếu anh có tất cả tiền trên thế giới mà không có ai chia sẻ niềm vui cùng thì cũng chẳng hay ho gì. Đó là lý do vì sao nhiều cuộc làm ăn lớn diễn ra trên bàn ăn, quán bar nghi ngút ngói, hay trên sân golf. Phong cách làm ăn này cũng cho thấy : dù có một gã khác chào giá hời hơn, bạn vẫn muốn làm ăn với những người quen biết, tin tưởng, và đã có những quãng thời gian thú vị cùng nhau. 3. Hãy chú ý sau lưng Bất cứ thứ gì, và ở bất cứ đâu, khi mà những nguồn lực là hữu hạn, sẽ luôn có những người hứa hẹn một đằng làm một nẻo. Nấc thang danh vọng được leo lên trên đôi lưng của những kẻ khác. Hãy biết rõ đâu là bạn và đâu là kẻ thù, đừng để mình rơi vào tình trạng khó khăn có thể gây thiệt hại đáng tiếc. 4. Đừng bàn chuyện làm ăn trên bàn ăn gia đình Hãy để gia đình có những khoảnh khắc thư giãn trong thời gian này. Nhiều cuộc nghiên cứu đã tìm ra ảnh hưởng tâm lý xấu đối với những đứa trẻ khi chúng nghe cha mẹ bàn chuyện làm ăn. Bọn trẻ sẽ cảm thấy lo lắng về tương lai, nghĩ rằng tiền bạc là thứ duy nhất có giá trị trong cuộc sống, hoặc giảm đi niềm vui được trò chuyện cùng người thân trong gia đình. Vậy nên hãy giữ công việc nằm lại ở văn phòng. 5. Không có chỗ cho chuyện cá nhân Nghe có vẻ kỳ lạ so với bài học thứ hai, tuy nhiên bài học này tập trung vào cách bạn đưa ra những quyết định. Nếu bạn leo lên được một vị trí cao hơn, tốt hơn hết là bạn thực sự có khả năng như vậy, chứ không có nghĩa là bạn có mối quan hệ thân thiết. Nếu khách hàng thân thiết của bạn bỏ đi, và bạn không làm gì sai cả, hãy cảm ơn anh ta vì cả hai đã có một thời gian tốt đẹp với nhau, và tiếp tục tiến về phía trước - đây không phải là chuyện cá nhân, và nó lại càng không đáng mất thời gian để buồn khổ vì điều đó. Tương tự, nếu như bạn phải đưa ra quyết định, cần chắc chắn rằng mình đã tách biệt ra khỏi nó hoàn toàn về mặt cảm xúc. Nhất định nó phải hoàn toàn mang ý nghĩa của việc kinh doanh mà thôi. a

Ngày đăng: 17/01/2014, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w