Chương Hai Mươi Tám
Biển Mũi Cà Mâu
Đồng Minh đổ bộ lên Âu Châu. Paris đã được giải phóng. De Gaulle về nước nắm chính quyền. Toàn Quyền
Decoux được mật lệnh tổ chức lật Nhật ở Đông Dương. Quân Đội Nhật mất Miến Điện và Phi Luật Tân, e ngại
Đồng Minh có thể đổ bộ lên bờ biển Việt Nam. Nhật Bản triệu hồi Đại Sứ Yoshizawa, bổ nhiệm Matsumoto, một
nhà ngoại giao nổi tiếng cứng rắn. Không khí căng thẳng giữa Quân Đội Nhật và chính quyền bảo hộ ở Đông
Dương.
Hôm nay là ngày mùng 9 tháng 3 năm 1945. Dời Saigon đã gần 3 tháng, chúng tôi đã đi qua hầu hết các thị trấn
lớn nhỏ ở miền Nam. Gánh hát chỉ còn ghé hát ở Rạch Giá rồi sẽ, hoặc đi Nam Vang một lần nữa, hoặc trở về
Saigon để trở ra Bắc. Tất cả tùy thuộc vào anh Chúc. Tại thành phố Cà Mâu rất vắng vẻ này, đêm nay vắng
khách, anh Miều cho tan hát sớm. Tôi lễ mễ bắc cái ghế bố ra giữa sân khấu, cắm cọc buông màn, sửa soạn đi
ngủ. Với tâm hồn lâng lâng của một lữ khách đã tới chặng cuối con đường mình chọn, tôi chưa muốn đi vào giấc
ngủ ngay. Nằm chắp tay lên bụng, tôi mở to mắt, nhìn lên đình màn, tưởng đó là màn ảnh cinéma, quá khứ hiện
ra lộn xộn như một phim tàiliệu chưa ráp nối
Phố Hàng Dầu, ngày mưa lớn, đứa bé si tình ngồi trên bậc cửa nhìn bong bóng trôi trên mặt đường Hà Nội chưa
trải nhựa Hồ Gươm, muà Thu u ám, xác người tự vẫn, bụng đã chương to, nổi lều bều, cậu bé con không sợ,
chỉ buồn Bãi đất rộng bên Đền Bà Kiệu, người hát xẩm, ông Hai Tây và tôi ngẩn ngơ đứng ôm giấc mộng tài
tử Học trò nhỏ, mặc áo dài rách, đội mũ nồi, vào lớp, thầy Quỳ đẩy vào diễn xuất Những tia lửa bỗng tung toé
trên màn ảnh. Kìa ! Tôi đang vung búa tạ đập lên miếng sắt đỏ Chuyển sang hình ảnh tôi dắt trâu, lững thững
đi trên đê sông đào Yên Thế, những sóng lúa dạt dào ở xa xa Hiện ra đôi bắp chân to của gái quê Nụ Đôi mắt
ngây dại và má hồng đào của Emilienne Ducret Và nước bọt trên môi một thiếu nữ, nắm tóc tôi lôi vào da thịt
Tất cả nhoè đi, rồi tối đen. Nhắm nghiền đôi mắt, tôi cố nhớ lại những bài học khi còn thơ ấu và khi đưa chân
bước vào đời. Rồi mở mắt ra coi tiếp cuốn phim dĩ vãng
Trên đình màn, từ từ hiện ra ba bà mẹ mẹ ruột, vú nuôi, mẹ nuôi người nào cũng đẹp như Thiên Thần.
Một lúc sau, thấy bàn thờ tổ tiên, khói hương nghi ngút, ảnh người cha chết sớm, với giấc mộng lớn (mượn của
Tản Đà) nuôi chung cùng với những người trong thế hệ như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Học vào lúc thành
lập của một Nghĩa Thục với Lương Văn Can, Tăng Bạt Hổ, Phan Sào Nam, Phan Tây Hồ Hình ảnh giấc mộng
chưa thành. Tờ chúc thư của ông cha để cho con cháu : Phải thực hiện giấc mộng của cha ông. Những người
con nào nối tiếp công việc đó ? Vào lúc nào ? Ở đâu ? ? Với ai ? ? ?
Cuốn phim câm bỗng ngưng chiếu. Nhưng trí nhớ của tôi chưa muốn nghỉ ngơi. Tôi chưa muốn nhắm mắt ngủ,
nằm nhớ tới những bài học về thuật sống, về tình bạn, về tình yêu, về tình người, về nghệ thuật, nhất là về
ngành ca hát mà mình đã chọn lũ lượt đến từ nơi tôi gọi là trường Đại Học Nhân Dân, trong những chuyến đi
Tôi vào đời như một loài cỏ dại
Và lớn lên như một lũ thú rừng
Xương thịt mẹ cha cho cùng tiếng khóc
Anh em mỗi người tặng chút yêu thương
Yên Thao ( ?)
Hồi Ký IPhạm Duy-MộtĐờiNhìnLại
Hồi Ký IPhạm Duy- Một ĐờiNhìnLại
vào nhân dân
Thấy mang máng mình sinh ra, mang dòng máu của một người cha bất mãn, biết mình sẽ phải đi tới đâu
nhưng lúc này mình còn là con chim chưa đủ lông đủ cánh. Biết rõ ràng cha mình là người làm rất nhiều nghề
như thầy thông thầy ký, nhà kinh doanh mở tiệm vàng tiệm ăn, người khai hoang đi tìm mỏ, nhà chính trị làm Hội
Viên Thành Phố Nhất là làm nghề viết báo, viết sách nói vào xã hội Việt Nam trong giai đoạn đầu của thời Pháp
thuộc
Mang trong người dòng máu xông xáo của cha, mình cố gắng chạy theo gót bố, bất cứ nơi nào cũng xông vào
để học hỏi và tự hứa sẽ phải thành công. Nhưng trong giai đoạn mới bước vào đời này, thời cơ chưa tới ngay cả
với những người tài giỏi, thì mình chỉ được phép xông xáo mà thôi
Có được những thao thức của thế hệ cha ông nhưng chỉ mới được la đà như một con bướm, nhởn nhơ bay từ
vườn đời này qua vườn đời khác, rồi thực hiện một giấc mộng con (cũng mượn của Tản Đà), trở thành một ca
nhân. Cũng nhớ luôn tới bài học vỡ lòng chê bai con bướm chớ vội khoe sắc đẹp trong Quốc Văn Giáo Khoa
Thư và nhớ được một nửa câu thơ có vẻ ca dao :
Đừng như con bướm lạc loài chơi Xuân
Này ! Con bướm
không hẳn là đáng chê đâu nghe ! Nó cũng có ích đấy chứ. Không có nó đi hút nhụy thì làm sao loài hoa sinh sôi
nẩy nở được ? Không có con bướm làm gì có mùa Xuân ?
Nhớ rất nhiều chuyện như vậy mà trong một đêm nằm nghỉ ngơi ở một tỉnh lỵ cuối cùng của đất nước là Cà Mâu
này sau khi coi như đã hoàn thành một cuộc đi lớn nhất của đời mình, tôi không nhớ rằng ở trên thế giới đã xẩy
ra đại chiến, người Pháp vẫn còn cai trị mình, người Nhật đang đóng quân trên khắp nước mình. Trong ba tháng
đi loanh quanh trong miệt vườn rất thanh bình, tôi chỉ vui thú với chuyến đi vào quê hương và sự thành công của
mình, không hề nhớ rằng chiến cuộc ở mọi nơi đã thay đổi, Đồng Minh đang thắng Đức Quốc Xã, Ý Phát Xít và
Nhật Quân Phiệt. Tôi không hề biết rằng nước mình đang có những làn sóng ngầm sắp sửa làm đảo lộn tất cả !
Lãng mạn và khôi hài hơn nữa là vào lúc đang tự kiêu, tự mãn là đã thành công, tôi lại nhớ tới số phận của anh
ca sĩ mất giọng mà nhà văn Pháp Hector Malot đã tạo ra trong cuốn tiểu thuyết VÔ GIA ĐÌNH (Sans Famille). A !
Tôi sẽ không lẩm cẩm như anh danh ca Carlos Balzini, phải đổi tên đổi họ thành Vitalis rồi chết trong sự thờ ơ
của mọi người đâu ! Chuyện đời của tôi sẽ phải như thế này :
Vào cái ngày tôi mất giọng như Carlos Balzini và không còn được đứng trước tiền trường sân khấu nữa thì, a lê,
tôi xuống ngồi đàn với ban nhạc đệm. Sẵn sàng và vui vẻ trở thành một nhạc công hay một người kéo màn khi
không còn là vai chính nữa. Để luôn luôn phục vụ Nghệ Thuật và Con Người. Như tôi đã từng kéo màn cho ban
THĂNG LONG hay cho ban DREAMERS của các con tôi. Chỉ có một điều vất vả là tôi vẫn chưa được làm người
kéo màn thực thụ. Vào tuổi 69-70 rồi mà nhiều khi vẫn còn phải đứng trên sân khấu cùng một lúc với 4, 5 thế hệ
ca sĩ đi sau. Vẫn chưa tránh được sức nóng rát mặt của ánh sáng tiền trường. Mệt quá ! Nhưng cũng ấm lòng
quá !
Nằm nghĩ ngợi mông lung giữa tiếng ngáy ầm ầm của các bạn đồng nghiệp yêu mến, tôi không thể nào ngờ rằng
qua ngày hôm sau, đời tôi sẽ rẽ qua một nẻo khác. Đưa tôi vào một ''thời thế tạo anh hùng'', thực hiện giấc mộng
không thành của bố mình và của những bực cha ông khác.
Thành phố Cà Mâu đang đi sâu vào đêm thâu. Tôi giơ tay tắt ngọn đèn đặt ở đầu ghế bố. Rạp hát tối om. Tiếng
ngáy của đào kép nghe như tiếng hợp ca ba, bốn giọng. Có khả năng ru ngủ. Tôi thiếp đi lúc nào không biết.
Từ tháng giêng 45 tình hình Đông Dương trở nên rất trầm trọng. Ngày mùng 5, Quân Đội Mỹ giải phóng Manille,
thủ đô Phi Luật Tân. Ngày hôm sau, khoảng 40 tầu chiến Nhật bị bom Mỹ đánh đắm ở bến Saigon. Ngày 12, bom
đổ xuống nhiều nơi trong ba xứ Đông Dương. Bộ Tư Lệnh Nhật Bản thấy Quân Đội Đồng Minh có thể đổ bộ lên
bờ biển Việt Nam nên vào ngày 1 tháng hai, những người điều khiển Bộ Chiến Tranh ở Tokyo quyết định chiếm
đoạt Đông Dương, chấm dứt sự đô hộ của Pháp. Ngày thi hành quyết định này là mùng 9 tháng 3, 1945. Trong
chiến dịch được đặt tên là '' Mei '', toàn thể bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở trên nước Việt Nam bị Quân Nhật
tấn công và bắt giam quân lính, quan chức Pháp. Chỉ một số nhỏ lính Pháp chạy thoát nhưng nếu không qua
được Trung Hoa thì trong 24 giờ sau, những toán lính Pháp bại trận này bị Nhật bắt ngay.
Trong khi tình hình nước Việt Nam đã hoàn toàn đổi thay với ách nô lệ thực dân dài 80 năm bị lật đổ chỉ trong
một ngày như vậy, thì trên chiếc ghế bố đặt chình ình giữa sân khấu rạp HUÊ TINH của tỉnh lỵ Cà Mâu, tôi vẫn
còn đang
mơ màng giấc điệp,
ôi giấc mơ của bướm.
HẾT CUỐN M
Ộ
T
Hồi Ký IPhạm Duy- Một ĐờiNhìnLại
Hồi Ký IPhạm Duy- Một ĐờiNhìnLại
X
in coi tiế
p
HỒI
K
Ý II
Hồi Ký IPhạm Duy- Một ĐờiNhìnLại
Hồi Ký IPhạm Duy- Một ĐờiNhìnLại
. IPhạm Duy - Một Đời Nhìn Lại
Hồi Ký IPhạm Duy - Một Đời Nhìn Lại
X
in coi tiế
p
HỒI
K
Ý II
Hồi Ký IPhạm Duy - Một Đời Nhìn Lại
Hồi Ký IPhạm Duy -. ?)
Hồi Ký IPhạm Duy - Một Đời Nhìn Lại
Hồi Ký IPhạm Duy - Một Đời Nhìn Lại
vào nhân dân
Thấy mang máng mình sinh ra, mang dòng máu của một người cha