Mikhael Gromov, nhà toán học tiên tri
Tôi không muốn sống tại Mỹ vì nơi đó người ta chỉ toàn thấy xe hơi. Có lẽ chính vì lý
do này mà nhà toán học người Nga MikhaelGromov đã cảm thấy hài lòng khi tới
Pháp định cư.
“Hãy vào trang web cá nhân của ông ta, thay vào bức ảnh của mình, ông ta đã để
một con khỉ và bạn cũng chẳng thấy nhiều khác biệt lắm đâu!” Alessandre Carbone,
một nhà toán học trẻ đã làm việc bên cạnh MikhaelGromov vài năm nay tại Viện
nghiên cứu khoa học (IHES) vui nhộn nói (*). Thế nhưng bên trong cái vỏ bọc xấu xí
này lại là một thiên tài toán học thực sự. Thiên tài, một từ mà MikhaelGromov rất
ghét bởi ông chẳng thích thú gì khi người ta nói về mình. Tuy vậy sẽ chẳng có từ nào
xứng đáng hơn với người đàn ông nhã nhặn và kín đáo này. Người mà Marcel Berger,
nguyên giám đốc IHES đã nhìn nhận là “có một tầm nhìn và một trực giác hình học
cực kỳ sắc bén”. Có lẽ có một từ khác cũng hợp với ông: tiên tri. Bởi chỉ riêng các
công trình có tính chất dự báo của ông đã xứng với hàng loạt giải thưởng lớn. Nói
một cách đơn giản, MikhaelGromov trước hết là một nhà hình học được trao cho
thiên chức tư duy lại, theo phương pháp hình học và tổng quát một loạt vấn đề trong
các lĩnh vực khá đa dạng khác nhau: đại số, xác suất, vật lý lý thuyết. v.v chính
ông đã chứng tỏ bằng việc sử dụng các cấu trúc mới rằng sự đóng góp của các không
gian bất định vào các vấn đề truyền thống là nhiều như thế nào.
Trở lại quá khứ
Mikhael Gromov dường như cảm thấy hạnh phúc ở IHES, trong khung cảnh đầy sắc
xanh của một tòa nhà sang trọng ở vùng trung tâm Paris-Iles de France, một địa
điểm gần với ga đường sắt quanh đô (RER) Bures-sur-Yvette. Đây là một chi tiết có
vẻ bình thường đối với ông người khác nhưng đối với ông lại cực kỳ quan trọng. đơn
giản vì ông rất thích cuộc sống đô thị nhưng lại ghét ô tô. Có mong muốn gì hơn nữa
đối với người đàn ông yêu thích tự do này bằng những cánh cửa rộng mở của cơ sở
khoa học đầy uy tín, nơi ông luôn phải làm việc với cường độ cao nhưng hoàn toàn
khác với những áp lực phù phiếm của thế giới bên ngoài. “Micha chẳng bao giờ phải
đi tìm việc cả và ông hoàn toàn không chú ý gì tới những bó buộc của cuộc sống ở
trường đại học”, Alessandre Carbone nhấn mạnh. Không bao giờ phải kiếm việc vì
Mikhael Gromov đã biểu hiện từ rất sớm một tài năng mà tất cả các cánh cửa của
các viện nghiên cứu hầu như đều tự động mở trước mặt ông, những nơi mà bao
nhiêu người khác phải giành giật nhau để có thể bước vào.
Tuy nhiên, tất cả không phải đều màu hồng trong cuộc đời của nhà khoa học người
Nga ra đời năm 1943 tại một chiến tuyến ở Boksitogorsk, khu vực phụ cận của
Leningrad (hiện giờ là Saint-Pétersbuorg). Cha mẹ của ông – người cha là một nhà
sinh học đã trở thành bác sĩ quân y và buộc phải gia nhập Hồng quân. Tuy nhiên,
những kỷ niệm tồi tệ cũng qua đi trong tâm trí của: “Tôi đã sống một năm tại
Tachkent, Ouzebekistan. Thật là thú vị khi được khám phá một nền văn hóa khác lúc
đó. Ngược lại, tôi cực kỳ ghét tới trường: trong 19 năm học thì 10 năm vứt đi”.
Nhưng chính người mẹ của ông đã đánh thức tài năng toán học của con mình. Khi
ông 9 tuổi, mẹ đã tặng ông cuốn sách toán học đầu tiên: “Con số và hình ảnh” của
Rademacher và Teplitz. Tuy nhiên, lúc đó chính môn hóa học mới là môn cuốn hút
ông nhất. “Môn hóa làm tôi thích thú vì tôi có thể làm các thực nghiệm ở nhà”, ông
nhớ lại. Nhưng những buổi học ngoại khóa đặc biệt mà ông theo học vào năm cuối
của trung học đã khiến ông thay đổi ý định. Ông chuyển sang học toán nhiều hơn vì
chỉ có môn học “nhẹ nhàng” này mà người ta có thể sử dụng bằng chính cái đầu của
mình”.
Trên thực tế, rất ít khi ông muốn nhắc lại những năm tháng nặng nề của tuổi thơ ấu
cứ như thể là cuộc sống của ông chỉ mới bắt đầu sau thời kỳ đó: “Chính từ đó mà tôi
mới cảm thấy dễ chịu. Tôi có thể làm điều mình muốn, làm việc theo nhịp riêng của
mình và cũng từ lúc đó tôi bắt đầu quan tâm tới những môn học khác ngoài toán”.
Việc mở rộng ra các ngành khoa học đó thực ra là một trong những đặc tính của các
nhà toán học Nga thời đó. Một đặc tính mà Gromov không hề thấy ở cả Mỹ hay Pháp.
Chẳng mấy chốc, Mikhael đã được mọi người biết đến. sau khi tốt nghiệp, ông trở
thành trợ giảng ở trường đại học vào năm 1967. Tới năm 1970, ông được mời đi dự
một hội nghị toán học quốc tế tổ chức tại Nice (Pháp). Dù không thể đi ông vẫn gửi
bài phát biểu của mình tới hội nghị, thông qua một đồng nghiệp người Anh. Năm sau
đó, ở tuổi 28, ông được nhận giải thưởng của Hội toán học Matxcơva. Ông bắt đầu
nổi tiếng. Cương vị trợ giảng ở đại học giúp ông có thể đi ra nước ngoài. Đây là vị trí
dành cho những người mong muốn đi giảng dạy toán học ở những nước đang phát
triển, bạn của Liên Xô. Ông đã chọn Sudan: nhờ vậy ông được học các khóa tiếng
Anh tuyệt vời do trường đại học đài thọ chi phí. Nhưng không may, Liên Xô cắt đứt
quan hệ ngoại giao với Sudan. Thế là một lần nữa ông không thể đi ra nước ngoài.
Năm 1972, ông đột ngột rời công việc ở trường đại học. Đầu tiên, ông tìm đến làm
việc tại một viện nghiên cứu khí tượng trong vòng một năm. Tiếp đến, ông làm việc
trong một cơ sơ nghiên cứu chuyên về sản xuất bột giấy. rồi ông sang Mỹ khi có một
lời mời làm giáo sư đại học New York, lúc ông ở Roma.
Cuộc sống mới
Thế giới mới đồng nghĩa với các trách nhiệm mới. lần đầu tiên trong đời của mình,
ông thực sự dạy học. cho đến nay, ông vẫn không cho rằng các bài học đầu tiên mà
ông dạy đã đem lại những kỷ niệm tốt cho sinh viên của mình. Lúc còn ở Liên Xô,
ông là một nhà nghiên cứu trẻ tuổi nhưng ngay ngày hôm sau khi tới Mỹ, ông đã trở
thành một giáo sư: “Trong vòng có một tháng, tôi đã già đi – về mặt nghề nghiệp
mà nói khoảng 10 năm”, ông vui nhộn nhớ lại.
Nói một cách khác, những trách nhiệm mới đã thực sự ngang tầm tới tài năng của
ông. 31 tuổi, nghiệp toán của ông đã bắt đầu đi vào quĩ đạo.
Từ năm 1981 tới nay, ông tiếp tục gặt hái các giải thưởng quốc tế. Mới đây nhất là
giải thưởng Kyoto về khoa học cơ bản của quĩ Inamori mà ông nhận vào năm 2002.
Tuy nhiên, ông đã rời Mỹ để tới Pháp, chính xác là vào năm 1981. Tại sao lại ra đi?
Mọi việc đơn giản tựa như nó phải thế. “Tôi bắt đầu dạy khoảng 3-4 tháng mỗi năm
tại Đại học Paris VI, sau đó người ta mời tôi làm việc tại IHES và thực sự tôi đã muốn
ở lại”. Trong sâu thẳm của mình, ông chẳng thích thú gì với cuộc sống Mỹ tại “sa
mạc” Lang Island. Ông luôn nhớ tới những hình ảnh nhộn nhịp của các thành phố
Châu Âu như Paris hay Saint-Pertersbourg. Ở Mỹ, theo ông người ta mất rất nhiều
thời gian: luôn phải sử dụng ô tô riêng vì các phương tiện giao thông công cộng rất
ít. Người ta có thể nghĩ ngợi trong tàu hỏa nhưng không phải trên ô tô, ít nhất là như
vậy
Ngẫm nghĩ, ngẫm nghĩ và không ngừng ngẫm nghĩ, ở bất kỳ thời điểm nào, ngày
cũng như đêm để đương đầu với các thách thức. Để thuận tiện cho công việc của
mình, ông không dùng sổ ghi chép mà sử dụng một chiếc máy tính nhỏ. Cũng có lúc
trong đầu hiện lên những kết luận mà ông cho rằng hợp lý thì cách duy nhất ông
nghĩ tới là cô thư ký Helga Dermois. Cô này nhận xét: ông là người suy nghĩ rất
nhanh, rất nhiều và luôn có các ý tưởng không ngừng. các bài báo ông nghĩ ra rất dài
và chứa đầy các ví dụ cụ thể. Ngay khi đọc cho chúng tôi 1 văn bản nào đó, ông
không mất quá nhiều thời gian để đọc lại mà thường quay sang một vấn đề khác. Ở
tuổi 59, không hiểu tại sao mà ông lại luôn có những ý nghĩ sáng tạo như vậy? Có
phải những nhà toán học luôn hiệu quả thời còn trẻ? “Đối với người khác thì có thể
vậy nhưng Gromov thì không. Ông vẫn tiếp tục làm một cách say mê. Ông là một
người cực kỳ đòi hỏi. Tôi đã cùng ông soạn những bài viết và đó là một công việc
nặng nhọc nhưng rất hấp dẫn”, Alessandre Carbone kể lại. Để bỏ được thói quen hút
thuốc, ông đã phải theo một chế độ đặc biệt trong 5 năm. Điều ông buồn nhất là khả
năng suy nghĩ bị tụt giảm. Để khỏi buồn chán, ông đã học tiếng Ý trong vòng vài
tháng. Nhưng cá tính của ông là vậy, không dừng lại ở đó. “Lúc đó chúng tôi đã buộc
một sợi dây vào hai gốc cây và ông đã chỉ cho chúng tôi cách đi trên dây là như thế
nào. Khác với phần lớn các nhà toán học khác, Gromov là một người rất thích thể
thao”, Carbone nói. Marcel Berger còn khẳng định ông đã một lần chứng kiến
Gromov nhảy một phát từ sân ga vào trong tàu hỏa qua một cửa sổ. Gromov nghĩ
rằng mình sẽ đạt đỉnh cao trí tuệ vào tuổi 40. Nhưng kể từ khi ông bắt đầu hút thuốc
trở lại thì những suy nghĩ của ông lại tiếp tục tuôn trào.
Năm 1997, trong các buổi thảo luận Bures về việc hình thành các môtíp, ông mời
một số khách trong đó có cả các nhà sinh học làm việc trên lĩnh vực phân chia tế
bào. Từ đó, ông dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu các công trình sinh
học phân tử. Một phương pháp ứng dụng liên ngành mới hiếm thấy đối với các nhà
toán học Nga.
HOÀNG AN dịch từ La Recherche (Tạp chí Tia sáng số 10, tháng 10.2004)
(ngocson52 - diendantoanhoc)
. cạnh Mikhael Gromov vài năm nay tại Viện
nghiên cứu khoa học (IHES) vui nhộn nói (*). Thế nhưng bên trong cái vỏ bọc xấu xí
này lại là một thiên tài toán. vỏ bọc xấu xí
này lại là một thiên tài toán học thực sự. Thiên tài, một từ mà Mikhael Gromov rất
ghét bởi ông chẳng thích thú gì khi người ta nói về