1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Hạch toán kế toán đối với chi phí khuyến mại ppt

4 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 235,12 KB

Nội dung

Hạch toán kế toán đối với chi phí khuyến mại, quảng cáo Một trong những nguyên lí cơ bản của thuế GTGT là nộp thuế ở khâu trước (khi mua hàng hoá, dịch vụ-HHDV) thì được khấu trừ hay hoàn lại ở khâu sau, ngược lại đã được khấu trừ hoàn lại ở khâu trước thì phải khai, nộp thuế khi HHDV sản xuất được bán ra hoặc xuất dùng vào các mục đích khác không phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh (SXKD) các HHDV chịu thuế GTGT. Nếu có thuế GTGT đầu ra thì bao giờ cũng phải phát sinh thuế đầu vào và ngược lại (trường hợp thuế đầu ra bằng 0 như xuất khẩu với thuế suất 0% là do chính sách thuế quy định, không phải bản chất của thuế GTGT), thuế GTGT đầu vào có nguồn thanh toán là được khấu trừ với thuế đầu ra hay được hoàn lại thì thuế GTGT đầu ra cũng phải có nguồn thanh toán (nguồn từ công nợ của khách hàng nếu bán HHDV; nguồn quỹ tiền lương, thưởng…; nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn khác…) khi mà các HHDV đó không xuất dùng cho việc sản xuất HHDV chịu thuế GTGT (trong kế toán có thể tạm gọi là ghi nợ TK nguồn). Trong phạm vi bài viết này, xin chỉ đề cập đến việc hạch toán kế toán khoản thuế GTGT đầu ra của HHDV xuất dùng cho khuyến mại, quảng cáo (KMQC) có liên quan đến SXKD-HHDV chịu thuế GTGT của những tổ chức đăng ký, khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT không quy định cụ thể về việc phải khai thuế GTGT đầu ra đối với HHDV mua ngoài hay tự sản xuất dùng cho việc KMQC mà chỉ quy định đối với hàng hoá dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ…Việc KMQC được hiểu khi cho, biếu, tặng…những phục vụ cho SXKD-HHDV chịu thuế GTGT như biếu, tặng khi tổ chức hội nghị khách hàng, quảng cáo sản phẩm…Quy định này cho phép hiểu rằng dù phải khai thuế GTGT đầu ra thì cũng đựơc khai đầu vào để khấu trừ và hạch toán vào TK "Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ"-TK 133 chính số thuế GTGT đầu ra đó (Ghi Có TK 3331, đồng thời ghi Nợ TK 133) Quy định về cách hạch toán này được thể hiện tại Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán về thuế GTGT và thuế TNDN khi hai luật thuế này có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 Thông tư số 175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 bổ sung một số điều của Nghị định số 28/1998-NĐ- CP và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 89/1998/TT-BTC; các Thông tư số 122/2000/TT- BTC ngày 29/12/2000, số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính (thay thế Thông tư số 122/2000/TT-BTC) không quy định phải khai khoản thuế GTGT đầu ra khi xuất dùng cho KMQC. Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 158/2003/NĐ-CP, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP và Nghị định số 156/2005/NĐ- CP thay thế cho Thông tư số 120/2003/TT-BTC và một số thông tư khác quy định về thuế GTGT đã yêu cầu các HHDV xuất dùng để KMQC…tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho SXKD-HHDV chịu thuế GTGT đều phải lập hoá đơn GTGT và khai thuế GTGT đầu ra như bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng. Quy định trên đây áp dụng cho tất cả các HHDV mua ngoài hoặc HHDV do DN sản xuất ra có xuất dùng cho việc KMQC, đồng thời, cũng đặt ra vấn đề về phương pháp hạch toán kế toán đối với khoản thuế GTGT đầu ra của HHDV xuất dùng cho KMQC Quyết định số 15//2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán DN (thay thế cho Thông tư số 100/1998/TT-BTC) cũng không hướng dẫn cụ thể việc hạch toán kế toán khoản thuế GTGT đối với HHDV dùng cho KMQC. Việc yêu cầu khai thuế GTGT của HHDV dùng cho KMQC nhưng không quy định rõ ràng về hạch toán kế toán đối với một nghiệp vụ mới phát sinh trên đây dẫn đến có nhiều ý kiến khác nhau khi hạch toán kế toán. Có ý kiến cho rằng do chính sách thuế GTGT quy định đối tượng chịu thuế là HHDV nên khi nhận khuyến mại người mua phải thanh toán khoản thuế GTGT theo quy định nên có thể hạch toán: Ghi Nợ TK 641; 642…/Có TK 511-khoản giá không thuế; Nợ TK 131, 111, 112 (thu của khách); Có TK 3331- Khoản thuế GTGT đầu ra. Hoặc có thể hạch toán thuế GTGT đầu ra vào TK Chi phí bán hàng, Chi phí quản lí (TK 641, 642), hay Chi phí khác (TK 811) Cần hiểu rõ chính sách thuế GTGT không điểm nào quy định như vậy và thực tế khi KMQC, chủ hàng không bao giờ thu lại tiền thuế GTGT của khách hàng. Cách hạch toán như trên là trái với nguyên lý của thuế GTGT, không phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN (không thể hạch toán khoản thuế GTGT vào chi phí) cũng như không đúng với quy định của hạch toán kế toán hiện hành. Hạch toán khi hàng hoá mua ngoài dùng cho khuyến mại, quảng cáo. Bút toán 1: Nợ TK 156- Giá không thuế của hàng hoá mua vào. Nợ TK 133- Thuế GTGT của hàng hoá mua vào Có TK 111; 112- tổng giá thanh toán Bút toán 2: Nợ TK 3331/Có TK 133- Thuế đầu vào khi mua hàng hoá khấu trừ với thuế đầu ra khi KMQC Bút toán 3: Nợ TK 641/Có TK 511- Giá không thuế (giá vốn) hàng hoá KMQC Bút toán 4: Nợ TK 133/Có TK 3331- Thuế đầu ra khi KMQC kết chuyển vào TK 133 để khấu trừ kỳ sau Xét nghiệp vụ trên, thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào của nghiệp vụ này từ lúc mua, lúc xuất cho KMQC đều không đổi Bút toán (1) hạch toán khoản thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua vào dùng cho khuyến mại, quảng cáo ghi Nợ TK 133 Bút toán (4) hạch toán thuế GTGT đầu ra khi xuất HHDV để KMQC; đối tượng nhận nợ của khoản thuế GTGT khai, phải nộp này là TK 133 (có thể tạm gọi là TK vốn tài sản, chờ để hi Nợ với TK nguồn TK 3331) và về nguyên tắc, không thể hạch toán vào bất kỳ một TK nào khác để tất toán nghiệp vụ trên. Nếu nhìn bút toán (1) và (4), có ý kiến cho rằng nghiệp vụ này đã được khấu trừ 2 lần, nhưng thực tế không đúng như vậy. Khoản thuế GTGT đầu vào khi mua HHDV kết chuyển hết với thuế GTGT đầu ra khi KMQC như bút toán (2) đã được đối trừ hết, còn thuế đầu vào ở bút toán (4) sẽ được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra tăng thêm do tăng doanh thu sau khi KMQC và do chính KMQC đem lại nếu xét về lý thuyết (trường hợp thuế GTGT đầu ra sau KMQC bằng 0 hay thấp hơn cả thuế đầu vào là do việc KMQC không hiệu quả) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ do DN sản xuất ra dùng cho KMQC Bút toán 1: Nợ TK 133/Có TK 3331- Thuế GTGT đầu ra khi xuất dùng cho KMQC Bút toán 2: Nợ TK 641/Có TK 511- Giá thành khi xuất kho thành phẩm (TK 155) Hạch toán vào TK 133 để khấu trừ Bút toán (1) hạch toán doanh thu và bút toán (2) là hạch toán khoản thuế GTGT đầu ra khi xuất HHDV dùng cho KMQC Trường hợp này, thue GTGT đầu vào của các HHDV mua vào để sản xuất ra loại HHDV dùng cho KMQC có thể đã được khấu trừ với thuế đầu ra ở kỳ trước, số thuế đầu vào kỳ này hạch toán như bút toán (2), về nguyên lý thực chất như trường hợp 1, để khấu trừ với thuế GTGT đầu ra khi mà doanh thu, thuế GTGT tiêu thụ tăng thêm ở kỳ sau do KMQC mang lại. Cả hai trường hợp trên ta có thể hình dung nghiệp vụ khai đầu ra, hạch toán khấu trừ ngay thuế đầu vào như trường hợp DN phải mua ngay chính HHDV của mình để dùng cho KMQC, vì vậy, khai, hạch toán giá không thuế vào chi phíhạch toán thuế đầu vào trên TK 133 là đương nhiên. Như vậy, dù HHDV mua ngoài hay do DN sản xuất ra, khi xuất dùng cho KMQC phải hạch toán như trên mới đúng với nguyên lý của thuế GTGT, và phù hợp với Luật thuế TNDN, quy định về hạch toán kế toán đã được quy định tại Thông tư số 100/1998/TT- BTC, mặc dù Thông tư này đã được thay thế bởi Quyết định số 15/2006/TQĐ-BTC nhưng chưa được quy định cụ thể ở một văn bản pháp quy nào. Nguyễn Mạnh Hùng-Cục Thuế Vĩnh Phúc . Hạch toán kế toán đối với chi phí khuyến mại, quảng cáo Một trong những nguyên lí cơ bản của thuế. quy định rõ ràng về hạch toán kế toán đối với một nghiệp vụ mới phát sinh trên đây dẫn đến có nhiều ý kiến khác nhau khi hạch toán kế toán. Có ý kiến cho

Ngày đăng: 16/01/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w