1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Quy trình cấp C/O pdf

4 489 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 69 KB

Nội dung

Quy trình cấp C/O Quy trình cấp C/O tại VCCI gồm các bước sau: * Quy trình cấp C/O gồm các bước sau: 1. Tiếp nhận và Kiểm tra C/O 2. Đánh số bộ C/O được cấp của từng công ty vào máy và Đóng số C/O theo số C/O hiện trên máy vi tính 3. Nhập máy các dữ liệu C/O 4. Hậu kiểm và Ký C/O 5. Trả C/O 6. Thu lệ phí cấp C/O 7. Đóng dấu C/O 8. Chuyển lưu hồ sơ C/O * Thời gian cấp C/O: - Bộ hồ sơ C/O hoàn chỉnh sẽ được cấp ngay trong ngày - Nếu cần xác minh, cán bộ C/O sẽ thông báo trước cho Người xuất khẩu. Thời hạn xác minh không quá 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận Bộ Hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được kéo dài không quá 3 ngày và không được làm ảnh hưởng đến việc giao hang hoặc thanh toán của Người xuất khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ và vai trò của nó Xác định xuất xứ là một khái niệm cần thiết và quan trọng của hệ thống thương mại đa phương. Tại sao các quốc gia quan tâm đến việc xác định xuất xứ hàng hóa ? Có bốn nguyên nhân cơ bản sau đây : Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia. Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi. Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch. Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch. Xúc tiến thương mại. Hiện nay, trên thế giới đang có nhiều chế độ ưu đãi thuế quan của các quốc gia hoặc khối khu vực kinh tế. Để xác định xuất xứ hàng hóa nhằm áp dụng các chế độ này, một trong những cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa là Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ. Tùy vào từng quốc gia, khối kinh tế khu vực, hoặc chính sách thương mại cụ thể mà có nhiều loại Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ khác nhau. Các loại mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) 1. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu A: Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển nhằm giúp cho sản phẩm của các nước này tiêu thụ được trên thị trường quốc tế; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định. 2. Giấy chứng nhận xuất xứ C/O Mẫu B: Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau: Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP. Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra. 3. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu hàng Dệt đi EU: Chỉ cấp cho mặt hàng dệt may xuất xứ Việt Nam và khi hàng hóa này được xuất khẩu sang các nước thành viên của EU 4. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu Handlooms: Chỉ cấp cho các hàng dệt may thủ công xuất sang các nước thành viên EU. 5. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu Handicrafts Chỉ cấp cho mặt hàng thủ công xuất sang các nước thành viên EU, trừ các mặt hàng dệt may thủ công lấy Mẫu Handlooms. 6. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu O và Mẫu X: Chỉ cấp cho mặt hàng Cà phê. Mẫu O cấp cho hàng cà phê xuất khẩu sang các nước là thành viên của Tổ chức Cà phê Quốc tế . Mẫu X cấp cho cà phê xuất khẩu sang các nước không phải là thành viên. Hai loại Mẫu này luôn được cấp kèm với hoặc Mẫu A hoặc Mẫu B. 7. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu D : ( Do Bộ CÔNG THƯƠNG cấp) Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác. 8. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu AK : ( Do Bộ CÔNG THƯƠNG cấp) cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang HÀN QUỐC Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ 1. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận xuất xứ: Việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tiến hành trên cơ sở các quy định của Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) đối với Form A và các quy định của các Hiệp định quốc tế hoặc của Phòng Thương mại đối với các loại Form khác (Form hàng dệt, Form cà phê, Form B). 2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ: 2.1 Qui định chung : Mỗi lô hàng xuất khẩu chỉ được cấp một loại FORM C/O . Mỗi bộ C/O gồm một bản chính và các bản sao. Form khai báo phải đúng loại Form và phù hợp với chứng từ kèm theo . Mẫu C/O phải được đánh máy không được viết tay , tẩy xóa quá nhiều và nhiều màu mực Nhà xuất khẩu yêu cầu cấp C/O phải chiûu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực , chính xác trong việc khai , về nội dung bộ hồ sơ và cung cấp đầy đủ các chứng từ được nêu dưới đây . 2.2 Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ : : Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ (theo mẫu của Phòng Thương mại) Các bản C/O đã được khai hoàn chỉnh , chính xác phù hợp với yêu cầu của sản phẩm và các qui định xuất xứ của nước nhập khẩu. Bản sao Hóa đơn thương mại của sản phẩm xuất khẩu; Bản sao giấy phép xuất khẩu ( E/L ) đối với hàng dệt may xuất khẩu theo các hiệp định mà chính phủ Việt Nam ký kết với các nước nhập khẩu như : Hiệp định hàng dệt may với EU, Thổ Nhỉ Kỳ , Na Uy . Bản sao tờ khai hải quan đã được thanh khoản ( Trường hợp có lý do chính đáng nhà xuất khẩu có thể nộp sau ). Trong trường hợp cần thiết phải làm rõ tính xuất xứ của hàng hóa, Phòng Thương mại có thể: Yêu cầu các đơn vị cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến lô hàng như: tờ khai hải quan nguyên phụ liệu nhập khẩu , hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng và hóa đơn tài chính mua nguyên phụ liệu trong nước và mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm đính kèm , vận đơn đường biển Tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất . Kiểm tra lại các trường hợp đã được cấp C/O 2.3 Thời hạn cấp C/O: Việc xem xét cấp giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được tiến hành trong thời gian một ngày làm việc kể từ thời điểm đơn vị xin cấp nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp cần thời gian để xác minh xuất xứ của hàng hóa, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không vượt quá ba ngày làm việc, kể từ ì thời điểm nhà xuất khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ . Để tạo điều kiện cho các đơn vị ở xa rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí trong xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ , Chi nhánh sẽ nhận và chuyển trả lại cho đơn vi xin cấp C/O qua đường Bưu điện . 2.4 Cấp lại giáy chứng nhận xuất xứ : Nhà xuất khẩu được cấp lại C/O trong các trường hợp sau : Trong trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp bị thất lạc, mất, hoặc hư hỏng Phòng Thương mại có thể sẽ cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp sau khi nhận được bộ hồ sơ, công văn yêu cầu cấp lại trong đó nêu rõ lý do và kèm theo bản sao C/O của lần cấp trước . Trường hợp có thay đổi dữ kiện đã khai trong C/O theo yêu cầu của Nhà xuất khẩu , Phòng Thương mại sẽ cấp lại C/O sau khi nhận được bộ hồ sơ , công văn yêu cầu cấp lại có nêu rõ lý do đồng thời sẽ thu hồi lại bản chính C/O và các bản sao của lần cấp trước . 3. Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm : Trong trường hợp bị từ chối cấp C/O Nhà xuất khẩu có quyền khiếu nại lên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ trả lời khiếu nại nêu trên . Quyết định của Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam là quyết định cuối cùng . Khi có khiếu nại của hải quan các nước về thẩm tra tính chính xác của C/O đã cấp trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu giải trình của Chi nhánh Phòng Thương mại và CN VN tại Đà Nẵng ,nhà xuất khẩu phải giải trình và cung cấp bằng chứng bổ sung cho Chi nhánh Phòng Thương mại và CN Việt Nam tại Đà Nẵng . Các doanh nghiệp yêu cầu cấp C/O phải phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức cấp C/O thực hiện việc thẩm tra nhanh chóng và chính xác . Trong trường hợp phát hiện Doanh nghiệp yêu cầu cấp C/O khai sai, cung cấp bằng chứng không trung thực , không chính xác hoặc tự ý sữa đổi C/O sau khi đã được cấp , Chi nhánh Phòng Thương mại và CN VN tại Đà Nẵng sẽ thu hồi C/O đã cấp và phản ảnh với cơ quan chức năng để xữ lý . Trong trường hợp Doanh nghiệp xin cấp C/O có thái độ thiếu hợp tác trong việc giải trình, Chi nhánh Phòng Thương mại và CN VN tại ĐN sẽ từ chối cấp C/O cho những lô hàng tiếp theo . Mọi hành vi gian dối trong việc yêu cầu cấp và sử dụng C/O , tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả sẽ bị xữ lý theo qui định của pháp luật. ( source: http://www.covcci.com.vn./) . Quy trình cấp C/O Quy trình cấp C/O tại VCCI gồm các bước sau: * Quy trình cấp C/O gồm các bước sau: 1. Tiếp nhận và Kiểm tra C/O 2. Đánh số bộ C/O. cấp C/O 7. Đóng dấu C/O 8. Chuyển lưu hồ sơ C/O * Thời gian cấp C/O: - Bộ hồ sơ C/O hoàn chỉnh sẽ được cấp ngay trong ngày - Nếu cần xác minh, cán bộ C/O

Ngày đăng: 16/01/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w