Nướcmàudừa
Với người miền Nam, để có được món kho, không thể thiếu một nguyên liệu
cơ bản, đó là nước màu. Mà đa phần là nướcmàu dừa
Nước màudừa chẳng những “thổi
hồn” vào những món kho bởi cái
màu vàng cánh gián đặc trưng, mà
còn đặc biệt bởi cái hương vị ngọt
ngào, thơm tho của nó. Nhưng có
mấy ai biết, để làm ra được cái
hương vị quyến rũ ấy là cả một nỗi
nhọc nhằn.
Cứ đến kỳ thu hoạch, chủ vườn mướn người giựt dừa. Người giựt dừa chỉ
dùng tay đưa câu liêm (dụng cụ hái dừa là một cây sào tre dài khoảng 5 –
6m, trên ngọn có gắn cái lưỡi liềm) lên trên ngọn để giựt đứt những trái dừa
xuống. Tuỳ theo con nước lớn, ròng người ta sẽ chuyển những trái dừa mới
hái từ mương vườn đến sân nhà. Sau đó, dùng “cây chít” đâm vào vỏ trái dừa
để đem dừa lên sân. Người chủ vườn có một sào đất (100m
2
), thu hoạch một
lứa dừa khoảng một thiên (1.000 trái).
Sau khi gom dừa về trước sân, việc kế tiếp là thuê người lột, đập, và tách
cơm dừa ra khỏi gáo. Người ta dùng cái nầm (dụng cụ tách vỏ dừa giống như
cây giáo, có cán ngắn) cắm xuống đất ở giữa sân để tách vỏ dừa. Đập dừa có
thể coi là công đoạn đầu của việc thắng nướcmàu dừa. Thông thường, những
người dân nghèo nơi đây được chủ vườn giao cho việc đập dừa “lấy công làm
lời” để lấy nước dừa. Đây là một công việc nhọc nhằn, họ phải tranh thủ đập
cho nhanh (trong ba tiếng phải đập khoảng một thiên dừa), nếu không đập
kịp lấy nước, chủ vườn sẽ cho đập dừa bỏ nước để lấy cơm.
Nước dừa gánh về nhà được trữ lại trong tất cả lu, thùng, nồi, trã (nồi đất
rộng miệng) trong nhà. Một lứa dừa cũng cho được khoảng 12 đôi thùng
nước dừa (loại thùng dầu lửa xưa = 20 lít/thùng) tức khoảng 480 lít.
Công đoạn thắng nướcmàu mới thật là gian khổ. Trước khi cho nướcdừa vào
chảo đụn (loại chảo gang to, dung tích khoảng 120 lít) ta phải dùng vải the
lược sạch bụi, và cho củi vào đun suốt trong 24 tiếng đồng hồ. Để giữ được
ngọn lửa trong thời gian trên, người thắng nướcdừa phải thức suốt “năm
canh” để: canh củi, canh lửa, canh chảo, và phải luôn tay sơ đều… Khi thấy
lửa yếu thì thêm củi vào, khi thấy nướcdừa trong chảo lưng, thì châm nước
dừa tươi thêm, đến khi nướcdừa trong chảo đến độ sền sệt, không thể châm
thêm nướcdừa tươi vào được nữa, thì nhanh tay sơ, và sớt thành phẩm nước
màu dừa vào một cái nồi khác. Sau đó, lại cho nướcdừa tươi vào chảo đụn
để bắt đầu thắng một chảo mới, và cứ như thế tiếp tục cho đến hết số nước
dừa gánh về. Việc làm vất vả suốt ngày đêm nên đôi lúc mệt mỏi quá rồi ngủ
gục không canh củi, lửa đúng (lửa quá lớn), cho nên công thắng nướcmàu
dừa trở thành “công cốc”, nồi nướcmàu bị khét, thế là hỏng !!
(Theo Báo Sài Gòn Tiếp Thị)
. Nước màu dừa
Với người miền Nam, để có được món kho, không thể thiếu một nguyên liệu
cơ bản, đó là nước màu. Mà đa phần là nước màu dừa
Nước màu dừa. nước
dừa tươi thêm, đến khi nước dừa trong chảo đến độ sền sệt, không thể châm
thêm nước dừa tươi vào được nữa, thì nhanh tay sơ, và sớt thành phẩm nước