Quảng Bình
.
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. QuảngBình
nằm ở nơi hẹp nhất của dải đất hình chữ S của Việt Nam. Tỉnh này giáp Hà Tĩnh về phía
bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển
Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn của Lào với dãy Trường Sơn là biên
giới tự nhiên.
Địa lý
Diện tích
Diện tích tự nhiên của QuảngBình là 8065,27 km² (tổng diện tích: 806.527 ha), chia ra
như sau:
• Đất ở: 4.946 ha
• Đất nông nghiệp: 71.381 ha
• Đất lâm nghiệp: 601.388 ha
• Đất chuyên dùng: 23.936 ha
• Đất phi nông nghiệp khác: 20.670 ha
• Đất chưa sử dụng: 72.619 ha
(Niên giám thống kê tỉnh QuảngBình năm 2007)
Vị trí
Phần đất liền của QuảngBình nằm trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ vĩ bắc và từ 105°37’ đến
107°00’ kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía tây
giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông.
Sông ngòi
Trên địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ (là hợp lưu của
sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hoà và sông Dinh với tổng lưu lượng 4 tỷ
m³/năm. Các sông này do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn
đổ ra biển.
.Địa hình
Địa hình QuảngBình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự
nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao,
vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm
85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu như toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi
cao 1.000-1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017 m, kế tiếp là vùng đồi thấp,
phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những
tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt.
Khí hậu
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc
và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
• Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000
- 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có Tài
nguyên đất
Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit
ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và
nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ
yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.
Tài nguyên động, thực vật
Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực
vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng
sinh học ở QuảngBình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá có nhiều
loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng,
Gà Lôi lam mào đen, Trĩ
Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha,
rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386
ha. Thực vật ở QuảngBình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác
nhau. Rừng QuảngBình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều
loại mây tre, lâm sản quý khác. QuảngBình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao
trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3.
Tài nguyên biển và ven biển
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn,
có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2,
có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có
thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích
khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển
nước sâu
Tỉnh có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, Quốc lộ I A và
đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang
Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước
CHDCND Lào.
Quảng Bình có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2 vạn km². Ngoài
khơi lại có các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Chùa nên đã hình thành
các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản các loại.
Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất
liền tạo cho QuảngBình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và
phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú,
mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc QuảngBình có bãi san hô trắng với diện tích hàng
chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái
của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.
Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, QuảngBình có vùng mặt nước có khả
năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ
cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi
cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp
thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.
Tài nguyên nước
Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có năm sông
chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng
160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.
Tài nguyên khoáng sản
Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm và một số
khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit Trong
đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng
và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105oC. Trữ lượng vàng
tại QuảngBình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.
Dân số và lao động
Dân số QuảngBình năm 2007 có 854.918 người. Phần lớn cư dân địa phương là người
Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc
người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v sống tập trung
ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng
Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 14,4%
sống ở thành thị. QuảngBình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người, chiếm
khoảng 49,28% dân số. Về chất lượng lao động, theo điều tra dân số thời điểm 1/4/1999
có: 10.720 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 4.676 cao đẳng, 6.042 đại học
và trên đại học. Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần 33.000 người chiếm 8% số lao
động.
Văn hoá và tiềm năng du lịch
Dải đất QuảngBình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa bãi biển Nhật
Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận
là Di sản thiên nhiên thế giới đây cũng được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.
Quảng Bình có một dải dài bãi biển tuyệt đẹp với cát trắng, nước biển xanh, song do quy
hoạch chưa rõ ràng và giao thông chưa tốt nên chưa phát huy được tiềm năng.
Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá
Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: QuảngBình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen,
Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai
cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng
Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v Trong quá trình lịch sử, đã hình
thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như
“Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền
bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội
như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ
Nguyên Giáp, Hoàng Thanh Đạt
Tháng 1 năm 2009, báo Los Angeles Times của Mỹ đã chọn Đồng Hới và vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng vào danh sách 29 điểm đến trong năm 2009
[1]
Hành chính
Ngoài trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đồng Hới, QuảngBình có 6 huyện với
tổng cộng có 159 xã, phường và thị trấn(cả Đồng Hới). Sáu huyện là:
• Huyện Bố Trạch
• Huyện Lệ Thủy
• Huyện Minh Hóa
• Huyện Quảng Trạch
• Huyện Quảng Ninh
• Huyện Tuyên Hóa
Khi tái lập tỉnh QuảngBình theo Nghị quyết ngày 30 tháng 6 năm 1989 của Quốc hội
khóa VIII, kỳ họp thứ 5, tỉnh có 1 thị xã và 4 huyện: Bố Trạch, Lệ Ninh, Quảng Trạch,
Tuyên Hóa.
Theo Quyết định số 190-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam
ngày 1 tháng 6 năm 1990, huyện Lệ Ninh chia thành 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh,
huyện Tuyên Hóa chia thành 2 huyện Tuyên Hóa (mới) và Minh Hoá.
Dân cư
Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh;
tiếp đến là người Vân Kiều và người Chứt. Các dân tộc còn lại, mỗi dân tộc chỉ có dưới
100 người.
Lịch sử
Các khai quật khảo cổ ở khu vực đã chứng tỏ rằng đã có loài người sinh sống ở khu vực
này từ thời kỳ đồ đá. Nhiều hiện vật như bình sử, sành, công cụ lao động đã được phát
hiện ở đây.
[2]
Năm 1926, một vị nữ khảo cổ người Pháp Madeleine Colani đã phát hiện
nhiều di vật ở các hang động phía tây Quảng Bình. Bà đã kết luận rằng đã có sự hiện diện
của văn hoá Hoà Bình ở khu vực này.
[3]
Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, QuảngBình thuộc bộ Việt Thường.
Thời Hán, QuảngBình thuộc quận Nhật Nam. Sau khi Champa dành được độc lập và lập
nước Lâm Ấp (thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay)các triều vua
Champa thường vượt đèo Hải Vân tiến ra cướp phá đất Nhật Nam và Cửu Chân và họ đã
làm chủ vùng đát từ đèo Ngang trở vào khi nhà Tấn (Trung Quốc) suy yếu. Từ đó Quảng
Bình là vùng đất địa đầu của Champa đối với các triều đại Trung Hoa cũng như các triều
đại Việt khi người Việt đã dành được độc lập
Năm 1069, Lý Thánh Tông - vua của Đại Việt đánh Champa bắt được vua Champa đưa
về Thăng Long, để được tha vua Champa đã dâng đất (Địa Ly, Bố Chính, Ma Linh)
tương ứng với tỉnh QuảngBình và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, bắc Hướng
Hóa của Quảng Trị ngày nay cho Đại Việt và QuảngBình chính thức thuộc về Đại Việt
từ năm 1069
Đời Lê Trung Hưng có tên là Tiên Bình. Năm 1604 đổi tên là Quảng Bình.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia QuảngBình thành 3 dinh: dinh Bố Chính (trước là dinh
Ngói), dinh Mười (hay dinh Lưu Đồn), dinh QuảngBình (hay dinh Trạm).
Tỉnh được thành lập năm 1831, đặt phủ Quảng Ninh, sau đặt thêm phủ Quảng Trạch.
Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành tỉnh Bình Trị
Thiên, đến năm 1990 lại tách ra như cũ.
Kinh tế
Năm 2008, QuảngBình đóng góp vào ngân sách nhà nước 810 tỷ đồng
[4]
. GDP đầu
người năm 2006 đạt 450 USD. Tỉnh QuảngBình có dự án cảng Hòn La và khu công
nghiệp Hòn La đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế cho tỉnh
này. Cảng Hòn Là được xây dựng trên diện tích 32,3 ha với công suất thiết kế 10-12 triệu
tấn/năm. Tổng mức đầu tư là 1300 tỷ đồng. Ngoài ra, ở đây còn có khu công nghiệp Hòn
La, Nhà máy đóng tàu với tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng; Nhà máy Nhiệt điện có tổng
mức đầu tư hơn 1 tỷ USD có công suất 1.200 MW.
[5]
Tỉnh QuảngBình có hai khu kinh tế đặc biệt, Khu kinh tế Hòn La
[6]
và Khu Kinh tế cửa
khẩu Cha Lo và 6 khu công nghiệp khác
[7]
[8]
Giao thông
Giao thông đường thủy có cảng Hòn La (12 triệu tấn/năm) do Tổng công ty Dịch vụ kỹ
thuật Dầu khí (PTSC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý vận hành và phát triển.
Ngoài ra còn có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh.
[9]
. Giao thông đường bộ có quốc lộ 1A,
đường Hồ Chí Minh. Giao thông đường sắt có tuyến đường sắt Bắc-Nam. Giao thông
đường hàng không có sân bay Đồng Hới với tuyến bay nối Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà
Nội của Vietnam Airlines
[10]
.
Những người QuảngBình nổi tiếng
• Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
• Đại tướng Võ Nguyên Giáp
• Gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm
• Nhà thơ Hàn Mạc Tử
• Nhà thơ Lưu Trọng Lư
• Các trạng nguyên Trương Xán, Dương Văn An, Hoàng Kế Viêm.
Du lịch
Quảng Bình là vùng giao thoa của hai nền văn hoá cổ Việt - Chămpa, thể hiện ở những di
chỉ có niên đại 5 nghìn năm đã khai quật được ở Bàu Tró, phía bắc Đồng Hới.
Danh lam thắng cảnh
Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng.
Động cách Đồng Hới 50 km và là một dải kỳ quan nằm sâu trong lòng núi, cách đỉnh núi
800 - 900 m. Dài 7729 m, động có 14 hang do dòng sông ngầm dài 13.969 m hoà tan đá
vôi tạo thành.
[11][12]
.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
năm 2003. Động Phong Nha là một động đẹp có sông ngầm và có 7 cái nhất: (1) Hang
nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ
ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt
Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất.
[11][12]
.
Di tích lịch sử
• Hiện vật Bàu Tró
• Thành Đồng Hới
• Lũy Thầy
• Thành Nhà Ngo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
. Đồn), dinh Quảng Bình (hay dinh Trạm).
Tỉnh được thành lập năm 1831, đặt phủ Quảng Ninh, sau đặt thêm phủ Quảng Trạch.
Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Quảng Bình
.
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng Bình
nằm ở nơi hẹp nhất của dải