NamĐịnh (thành phố)
Thành phố NamĐịnh là một thành phố của Việt Nam, là tỉnh lỵ và là trung tâm văn
hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế, chính trị, của tỉnh Nam Định.
Vị trí địa lý
Thành phố NamĐịnhnằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định. Phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh
Thái Bình, phía Tây Bắc giáp huyện Mỹ Lộc, phía Tây Nam giáp huyện Vụ Bản, phía
Đông Nam giáp huyện Nam Trực.
Thành phố NamĐịnh cách Thủ đô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam, cách Thành phố
Thái Bình - Tỉnh Thái Bình 18km và cách Thành phố Hải Phòng 100 km về phía Nam.
Giao thông qua Thành phố NamĐịnh tương đối thuận tiện: Có QL10 từ Hải Phòng, Thái
Bình đi Ninh Bình chạy qua và QL21A nối NamĐịnh với QL1A. Ngoài ra còn có các
tuyến QL21B đi các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trường, Tỉnh lộ 55
(TL490) đi Nghĩa Hưng, Tỉnh lộ 38A đi Lý Nhân (Hà Nam). Thành phố NamĐịnh còn
có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Ga NamĐịnh là một trong những ga lớn trên
tuyến đường sắt, thuận tiện cho hành khách đi đến các thành phố lớn trong cả nước như
Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố NamĐịnh tương đối bằng phẳng, trên địa bàn thành phố không có ngọn núi
nào. Thành phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Nam Định. Trong đó
sông NamĐịnh (sông Đào) nối từ sông Hồng chảy qua giữa lòng thành phố là một trong
những nút giao thông quan trọng về đường thuỷ cũng như có vị trí quan trọng trong việc
phát triển thành phố trong tương lai.
Hành chính
Diện tích 46,4 km². Dân số 491.900 người (2007).
Thành phố NamĐịnh hiện nay (2008) gồm có 20 phường: Bà Triệu, Quang Trung,
Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Cửa Bắc,Vị Xuyên, Vị Hoàng, Hạ Long, Trần
Tế Xương, Trần Đăng Ninh, Cửa Bắc, Năng Tĩnh, Văn Miếu, Phan Đình Phùng, Trường
Thi, Trần Quang Khải, Thống Nhất, Lộc Hạ, Lộc Vượng (phía Bắc Sông Đào), Cửa Nam
(phía Nam Sông Đào), và 6 xã ngoại thành Lộc Hòa, Lộc An, Mỹ Xá (phía Bắc Sông
Đào), Nam Phong, Nam Vân (phía Nam Sông Đào), Tân Thành(Tây Nam thành phố).
Một phần công tác quản trị Thành phố đã được Hiệp hội Đô thị Việt Nam và Liên hiệp
Đô thị Canađa khởi xướng thông qua đầu tư của thành phố nhằm quản lý địa chính và
quy hoạch phát triển.
Phương tiện
Trong Thành phố Đi lại trong thành phố NamĐịnh tương đối thuận tiện và đơn giản.
Đến với Nam Định, bạn có thể đi lại bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như taxi, xe
ôm hoặc xích lô. Ngoài ra hiện nay tại Thành phố NamĐịnh có 03 tuyến xe buýt: Số 01
Cầu Tân Đệ - Thị trấn Ngô Đồng (Giao Thủy),Số 02 Thị trấn Mỹ Lộc - Thị trấn Cồn (Hải
Hậu), Số 03 Ngã 3 đường Văn Cao - Thị trấn Đông Bình (Nghĩa Hưng), hoạt động từ
5h00 đến 18h30 hàng ngày.
Đi và đến NamĐịnh Hàng ngày từ 5h00 sáng đến 21h00 đều có ôtô đi từ Thành phố
Nam Định đi Hà Nội và ngược lại (giá vé thời điểm hiện tại 4/2008 là 40.000/lượt;
khoảng 10' - 15'/chuyến); từ 5h00 đến 17h00 có xe chạy từ Thành phố Namđịnh đi Hải
Phòng và ngược lại (Khoảng 30'/chuyến tại bến xe Đò Quan). Ngoài ra từ Thành phố
Nam Định bạn có thể đi và đến các tỉnh/ thành phố khác bằng tàu hoả. Hàng ngày có rất
nhiều chuyến tàu Thống Nhất dừng đón, trả khách tại Ga Nam Định.
Đặc điểm
Phố lớn của NamĐịnh là Trần Hưng Đạo. Tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
được đặt trước Nhà hát 3/2, bên bờ hồ Vị Xuyên của Thành phố. Ngày nay Chính quyền
và nhân dân NamĐịnh đang cố gắng xây dựng và chỉnh trang thành phố, nhiều dự án đã
và đang được triển khai đó là: khu đô thị mới Lộc Vượng, khu di tích văn hoá lịch sử Đền
Trần. NamĐịnh cũng đã mở mang và phát triển nhiều khu công nghiệp mới với nhiều
ngành nghề, trong đó nổi bật là ngành dệt may.
Nam Định cũng được biết đến với phở Nam Định. Ngoài ra bạn có thể thưởng thức các
món đặc sản được sản xuất từ Thành Nam như: bánh gai, chuối ngự, kẹo Sìu Châu,
Thành phố NamĐịnh chủ yếu nằm ở phía bắc sông Đào. Nếu như Hà Nội xưa có 36 phố
phường thì TP NamĐịnh cũng có đến 40 phố cổ. Những con phố nhỏ nằm ven bờ sông
đào mang dáng vẻ riêng gắn liền với gần 750 năm phát triển của TP Nam Định. Những
phố cổ của NamĐịnh cũng như Hà Nội đa phần là các phố nghề như Hàng Vàng, Hàng
Bát, Hàng Nâu, Vải Màn v.v Hiện nay, những con phố đa phần không còn giữ lại được
tên cổ như ở Hà Nội, và cũng không còn buôn bán những mặt hàng truyền thống tuy
nhiên nó vẫn còn phần nào giữ được dáng vẻ cổ kính của nó. Hiện tại ở TP NamĐịnh
còn một số phố mang tên gọi cổ là Hàng Tiện, Hàng Cấp, Bắc Ninh, Hàng Thao, Hàng
Đồng, Hàng Sắt, còn lại phần lớn đã được đổi tên như Hai Bà Trưng, Hoàng Văn Thụ,
Trần Hưng Đạo. Các phố cổ hiện nay ở NamĐịnh buôn bán tương đối sầm uất và là một
phần quan trọng tại trung tâm thành phố Nam Định.
Cùng với các con phố cổ, hoa gạo được coi là loài cây đặc trưng của người Nam Định.
Loài hoa đỏ cháy nở vào tháng 3 hàng năm như sự hiên ngang và quật cường của người
Nam Định. Hiện nay ở TP NamĐịnh cũng không còn nhiều hoa gạo tuy nhiên vẫn còn
một số cây ở Hồ Vị Xuyên, ngã tư Cửa Đông, Văn Miếu tạo cho NamĐịnh một dáng vẻ
quyến rũ vào tháng ba.
Gắn liền với lịch sử phát triển của Nam Định, cầu Đò Quan là một trong những điểm giao
thông quan trọng nối hai bờ sông Đào, nối hiện tại với quá khứ và tương lai. Bến Đò
Quan xưa đã từng là hải cảng lớn nhất của xứ bắc (trước khi người Pháp xây dựng cảng
Hải Phòng). Hiện nay thay cho bến Đò Quan ngày xưa cây Cầu Đò Quan nối đôi bờ sông
Đào, hứa hẹn một thành phố to đẹp và rộng lớn nằm hai bền sông.
Không có nhiều điểm du lịch như Hà Nội hay một số thành phố khác nhưng TP Nam
định có những nét riêng mà không nơi nào có được. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó
bạn về Nam Định, đi trên những con phố nhỏ vào mùa hoa gạo, thưởng thức những món
ăn đặc sản của người Nam Định, chiều chiều nghe tiếng còi tầm của nhà máy dệt trong sự
hối hả của thành phố, hẳn người đi không khỏi nao lòng.
Thành phố NamĐịnh ngày nay đang trên đường phát triển. Những con đường, khu công
nghiệp, tuyến đường S2 vành đai thành phố nối quốc lộ 10 với QL21B, dự án khu đô thị
mới Hòa vượng và Thống Nhất, Bệnh viện Khu vực Nam Đồng bằng Sông Hồng, Khu
Công nghiệp và Đô thị Mới Mỹ Trung, khu các trường đại học, hứa hẹn NamĐịnh trở
thành một thành phố phát triển xứng đáng trung tâm của tỉnh NamĐịnh và đồng bằng
sông Hồng trong nay mai.
Công nghiệp dệt
Thành phố có nhà máy Dệt Nam Định. Trong chiến tranh Việt Nam, nơi đây là một trong
các mục tiêu tấn công của không quân Hoa Kỳ. NamĐịnh đã bắn rơi nhiều máy bay và
bắt sống nhiều phi công Hoa Kỳ, nên đã được gọi là "Thành phố dệt anh hùng"
Hiện nay NamĐịnh được biết đến như là một khu trọng tâm phát triển chiến lược của
ngành Dệt - May Việt Nam. Với trên 20 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động trên địa
bàn, bạn có thể bắt gặp những doanh nghiệp có tiềm lực lớn và có thương hiệu đó là:
Công ty TNHH Dệt Nam Định, Công ty CP may Sông Hồng, Công ty CP may NamĐịnh
[1], Công ty TNHH Youngone (Hàn Quốc), Có hẳn một trường chuyên đào tạo lao
động kỹ thuật cao cho ngành Dệt May là Trường Cao Đẳng Nghề Công nghiệp Dệt May
Nam Định với trang thiết bị hiện đại hàng đầu so với các trường đào tạo nghề Dệt May
tại VN.
Lịch sử
Nam Định xây dựng từ 1263 dọc bờ trái Sông Hồng. Năm 1921, thị xã NamĐịnh (centre
urbain) trở thành thành phố cấp 3 (commune), đứng đầu là một Đốc lý.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa quy định trong Sắc lệnh số 77 ngày 21-12-1945 NamĐịnh là thành
phố đặt dưới quyền cấp kỳ (Bắc Bộ), đến ngày 24-1-1946 lại tạm coi như thị xã.
Ngày 3-9-1957 sáp nhập thành phố NamĐịnh vào tỉnh Nam Định, là tỉnh lỵ tỉnh Nam
Định. Thời kỳ 1965-1975 là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà; 1975-1991, là tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam
Ninh; 1991-1996, trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà. Từ 6-11-1996, là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định.
Thể thao
Thành phố NamĐịnh là một trung tâm thể thao lớn vùng Nam sông Hồng. Trong đó có
câu lạc bộ bóng đá NamĐịnh thi đấu thành công ở giải Vô địch quốc gia Việt Nam (V-
league).
Giáo dục và Đào tạo
• Tại thành phố NamĐịnh có nhiều cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng của các bộ,
ngành cấp trung ương và tỉnh NamĐịnh như:
o Đại học Điều dưỡng NamĐịnh - Bộ Y tế
o Đại học Sư phạm Kỹ thuật NamĐịnh - Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội
o Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp - Bộ Công Thương
o Đại học Lương Thế Vinh (Đại học ngoài công lập đầu tiên tạiNam Định).
• Về giáo dục phổ thông có các trường:
o Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (chuyên tỉnh Nam Định)
o Trường THPT Nguyễn Khuyến
o Trường THPT Trần Hưng Đạo (trường chất lượng cao của thành phố)
o Trường THCS Trần Đăng Ninh (trường năng khiếu thành phố cũ)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
. nhập thành phố Nam Định vào tỉnh Nam Định, là tỉnh lỵ tỉnh Nam
Định. Thời kỳ 1965-1975 là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà; 1975-1991, là tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam
Ninh; 1991-1996,. Mỹ Lộc, phía Tây Nam giáp huyện Vụ Bản, phía
Đông Nam giáp huyện Nam Trực.
Thành phố Nam Định cách Thủ đô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam, cách Thành phố