1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tài liệu Dữ liệu kiểu File trong Pascal pptx

10 1,4K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 59 KB

Nội dung

D liu kiu File 1.Khái niệm về tệp Tệp hay tệp dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau và có cùng kiểu đợc nhóm lại với nhau tạo thành một dãy. Chúng thờng đợc chứa trong một thiết bị nhớ ngoài của máy tính (đĩa mềm, đĩa cứng ) Tệp dữ liệu theo nghĩa rộng : có thể đó là chơng trình, có thể là số liệu, có thể là các dữ liệu khác nh kí tự, văn bản Tệp đợc lu trữ trong bộ nhớ ngoài nh đĩa cứng, đĩa mềm Điều đó có nghĩa là tệp đợc lu trữ để dùng nhiều lần và tồn tại ngay cả khi chơng trình kết thúc hoặc mất điện. Vì vậy nhng dữ liệu nào cần lu giữ thì chúng ta bắt buộc phải dùng đến tệp. Tệp là một kiểu dữ liệu có cấu trúc. Định nghĩa tệp có phần nào giống mảng ở chỗ chúng đều là tập hợp của các phần tử dữ liệu cùng kiểu. Song mảng đợc khai báo trong chơng trình với số phần tử đã xác định, còn số phần tử của tệp không xác định khi định nghĩa 2. Cách định nghĩa tệp trong Pascal Cách 1 TYPE Kiểu_tệp = FILE OF kiểu_phần_tử; Sau đó ta khai báo VAR Biến_Tệp : Kiểu_tệp; Cách 2 : khai báo trực tiếp VAR Biến_tệp : FILE OF Kiểu_phần_tử; VD : TYPE FileInteger = FILE OF integer; FileReal = FILE OF real; FileBoolean = FILE OF Boolean; Nhan_su = RECORD Ten : String[30]; Tuoi : Byte; Luong : Real; END; VAR F1,F2 : FileInteger; F3 : FileReal; FNS : FILE OF Nhan_su; F5 : FILE OF Char; 3.Mở tệp mới để cất dữ liệu a. Mở tệp để ghi Pascal dùng 2 thủ tục đi liền nhau theo thứ tự ASSIGN (Biến_Tệp, Tên_tệp); Gán tên_tệp cho biến_tệp; REWRITE (Biến_Tệp); VD : ASSIGN(F1,'NGUYENTO.DAT'); REWRITE(F1); 1 Sau khi mở tệp xong, tệp sẽ rỗng vì cha có phần tử nào, cửa sổ tệp sẽ không có giá trị xác định vì nó trỏ vào cuối tệp (EOF). Ly ý, nếu trên đĩa có tập tin trùng với tên của tệp mở thì nó sẽ bị xoá đi. b.Ghi các giá trị vào tệp với thủ tục WRITE Cách viết Write (Biến_tệp, Item1, Item2, , ItemN); Trong đó Item1, Item2, ItemN là các hằng, biến, các biểu thức và phải có giá trị cùng với kiểu phần tử của tệp VD : Với I,J,K là các biến INTEGER, ta có thể viết : Write (F1, 3, I+2*J, K, 5); Bớc cuối cùng của việc đặt dữ liệu vào tệp là đóng tệp bằng thủ tục CLOSE (Biến_Tệp) VD : CLOSE(F1); 4. Đọc dữ liệu từ một tệp đã có a. Mở tệp để đọc Pascal dùng 2 thủ tục đi liền nhau theo thứ tự ASSIGN (Biến_Tệp, Tên_tệp); Gán tên_tệp cho biến_tệp; RESET (Biến_Tệp); VD : ASSIGN(F1,'NGUYENTO.DAT'); RESET(F1); Sau khi mở tệp xong, nếu tệp không rỗng thì cửa sổ bao giờ cũng trỏ vào phần tử đầu tiên của tệp b.Đọc dữ liệu từ tệp Cách viết Read (Biến_tệp, Var1, Var2, , VarN); Trong đó Var1, Var2, VarN chỉ có thể là các biến có giá trị cùng với kiểu phần tử của tệp Việc đọc một phần tử của tệp còn cần có điều kiện : phải xem tệp có còn phần tử không, tức là cửa sổ tệp cha trỏ đến EOF. Hàm EOF(Biến_tệp)=TRUE nếu cửa sổ tệp trỏ vào cuối tệp và EOF(Biến_tệp)=FALSE nếu cửa sổ vẫn trỏ vào phần tử của tệp VD : Muốn đọc tất cả các phần tử của tệp WHILE not EOF(Biến_Tệp) DO BEGIN Read(Biến_Tệp, X); END; c.Bớc cuối cùng của việc đọc dữ liệu từ tệp là đóng tệp bằng thủ tục CLOSE (Biến_Tệp) VD : CLOSE(F1); 5.Tệp truy nhập trực tiếp Vì độ dài của các phần tử trong tệp là nh nhau nên ta có thể truy nhập trực tiếp vào vị trí của một phần tử nào đó trong tệp bằng cách dùng SEEK Cách viết SEEK (Biến_Tệp, No) No là số thứ tự của phần tử trong tệp 2 Theo thủ tục này máy sẽ đặt cửa sổ tệp vào phần tử thứ No. Sau đó ta chỉ cần dùng các thủ tục READ để đọc nó ra hoặc WRITE để đặt giá trị mới vào 6.Các thủ tục và hàm xử lí tệp của Pascal FILESIZE (F) : cho số phần tử của tệp F FILEPOS (F) : cho vị trí tức thời của con trỏ ERASE (F) : xoá FILE trên đĩa có tên đã gán vào F RENAME (F, St) : đổi tên tệp thành St (kiểu String) 7.Tệp văn bản (TEXT FILE) a. Cách khai báo VAR Biến_tệp : TEXT; VD : VAR F1,F2 : TEXT Các phần tự của tệp kiểu TEXT là các kí tự (chữ viết) song TEXT khác với FILE OF Char ở chỗ TEXT đợc tổ chức thành từng dòng với độ dài mỗi dòng khác nhau nhờ có thêm các dấu hết dòng. Đó là cặp kí tự điều khiển : - CR (Carriage Return) : nhảy về đầu dòng, mã số ASCII=13 - LF (Line Feed) : nhảy xuống dòng tiếp theo, mã số ASCII=10 Chúng đợc nhận dạng để ngăn cách giữa 2 dãy kí tự tơng ứng với 2 dòng khác nhau VD : Đoạn văn bản sau VI DU 1234 HET Máy sẽ chứa trong tệp văn bản thành một dãy nh sau : VI DU CR LF 1234 CR LF HET EOF b.Ghi vào tệp văn bản Có 3 thủ tục Write(Biến_Tệp, Item1, Item2, ItemN); Writeln(Biến_Tệp, Item1, Item2, ItemN); Writeln(Biến_Tệp); Trong đó Item1, Item2, ItemN là các hằng, biến, biểu thức có kiểu đơn giản nh Integer, real, Boolean, String. Cách viết vào tệp văn bản cũng nh cách viết ra màn hình nhng khác với màn hình chỉ hạn chế có 80 dòng x 25 cột. Còn tệp văn bản có số dòng, cột không giới hạn (xem lại Chơng 3 : Thủ tục vào ra dữ liệu) c.Đọc dữ liệu từ tệp văn bản Chúng ta có thể đọc không những kí tự từ tệp văn bản mà còn có thể đọc các số nguyên số thực, boolean từ tệp văn bản thông qua các thủ tục Read(Biến_Tệp, Var1, Var2, VarN); (1) Readln(Biến_Tệp, Var1, Var2, VarN); (2) Readln(Biến_Tệp); (3) Trong đó Var1, Var2, VarN là các biến kiểu Char, Integer, String, Real, Boolean. Thủ tục (2) đọc xong sẽ đa cửa sổ tệp sang đầu dòng tiếp theo Thủ tục (3) không đọc gì cả chỉ đa cửa sổ tệp sang đầu dòng tiếp theo 8. Kiểm tra tệp khi mở 3 Xét đoạn chơng trình sau sẽ kiểm tra xem tệp F có trên đĩa hay không VAR st:string; F:TEXT; BEGIN Write('Nhập tên tệp : ');readln(st); assign(f,st);{$I-} reset(f); if ioresult=0 then write('Tệp ',St,' có trên đĩa') else write('Tệp ',St,' không có trên đĩa') END; 9. Tệp không định kiểu Tệp không định kiểu là một kiểu file đặc biệt. Đó là tệp khi định nghĩa hay khai báo ra, ta không nói rõ nó chứa gì, không nói rõ bản chất các dữ liệu ghi trong đó. Vì vậy việc chuyển dữ liệu từ đĩa vào cấu trúc dữ liệu sẽ đợc thực hiện ngay lập tức. Đó là lí do vì sao tệp không định kiểu đợc dùng rộng rãi trong các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao. Cách khai báo VAR Biến_tệp : FILE; Việc ghi và đọc dữ liệu đối với tệp không định kiểu thờng xuyên dùng đến 2 thủ tục BLOCKREAD và BLOCKWRITE { Nhập N. Sau đó nhập N số nguyên từ bàn phím Ghi các số đó vào file 'bai1.dat'. Sau đó mở lại file đó đọc N số đó và tính tổng của chúng (file kiểu byte)} uses crt; var i,a,n:byte;{i,a,n kiểu byte} f:file of byte;{biến f kiểu tệp (byte)} tong:integer;{tong kiểu integer} begin clrscr;{Xoá màn hình} assign(f,'bai1.dat');rewrite(f);{Mở file bai1.dat để ghi} write('N = ');readln(n);{Đọc N} for i:=1 to n do{Cho i chạy từ 1 đến N} begin write('Nhap so thu ',i,' : ');readln(a);{Đọc số thứ i vào a} write(f,a);{Ghi a vào f} end; close(f);{Đóng tệp F} tong:=0;{Gán tong bằng 0} assign(f,'bai1.dat');reset(f);{Mở file bai1.dat để đọc} for i:=1 to n do{Cho i chạy từ 1 đến N} begin read(f,a);{Đọc từ f biến a} inc(tong,a);{Cộng a vào tổng} end; writeln('Tong = ',tong);{Xuất tổng} 4 readln; end. { Viết thủ tục taofile(s:string;n:integer) tạo ra n số nguyên ngẫu nhiên từ 1 10000 rồi sau đó ghi và file (kiểu integer)có tên là s Sau đó thử tạo ra file 'bai21.dat' có 10 phần tử, 'bai22.dat' có 20 phần tử} uses crt; var f:file of integer;{f kiểu tệp integer} procedure taofile(s:string;n:integer); var i,a:integer;{Khai báo i,a kiểu integer} begin assign(f,s);rewrite(f);{Mởi file s để ghi} for i:=1 to n do{Cho i chạy từ 1 đến n} begin a:=random(10000)+1;{Gán a bằng số ngẫu nhiên từ 1 10000} write(f,a);{Ghi a vào f} end; close(f);{Đóng tệp f} end; begin randomize; taofile('bai21.dat',10); taofile('bai22.dat',20); end. { Viết chơng trình tơng tự nh bài tập 2 nhng lần này tạo ra n kí tự ngẫu nhiên trong khoảng từ 'A' 'Z' và ghi vào tệp 'bai3.dat'. Sau đó mở lại file đếm xem có bao nhiêu kí tự 'A', bao nhiêu 'B' } uses crt; var dem:array['A' 'Z']of byte;{Mảng dem['A' 'Z'] kiểu byte} f:file of char;{f kiểu tệp kí tự} ch:char;{ch kiểu kí tự} i,n:byte;{i,n kiểu byte} procedure taofile(s:string;n:integer); var i:byte;{Khai báo i kiểu byte} begin assign(f,s);rewrite(f);{Mở file s để ghi} for i:=1 to n do{Cho i chạy từ 1 đến N} begin ch:=chr(random(26)+65);{Gán ch bằng kí tự ngẫu nhiên từ 'A' 'Z'} write(f,ch);{Ghi ch vào f} end; close(f);{Đóng tệp f} end; begin clrscr;{Xoá màn hình} 5 randomize; write('N = ');readln(n);{Đọc N} taofile('bai3.dat',n); assign(f,'bai3.dat');reset(f);{Mở file bai3.dat để đọc} for i:=1 to n do{Cho i chạy từ 1 đến N} begin read(f,ch);{Đọc kí tự ch từ f} inc(dem[ch]);{Tăng dem[ch]} end; for ch:='A' to 'Z' do{Cho ch chạy từ 'A' 'Z'} if dem[ch]>0 then{Nếu ch có xuất hiện thì} writeln('Chu ',ch,' xuat hien ',dem[ch],' lan');{Xuất ch và số lần xuất hiện} readln; end. { Tạo ra 2 file số nguyên ngẫu nhiên (bài 2) file 1 có m phần tử, file 2 có n phần tử rồi sau đó ghi vào file bai41.dat, bai42.dat Sau đó mở lại 2 file này. Đọc hết các phần tử của 2 file vào mảng A. Sắp xếp lại theo thứ tự tăng dần rồi sau đó ghi vào file bai4.dat} uses crt; var a:array[1 10000]of integer;{Mảng a 10000 phần tử kiểu integer} f:file of integer;{f kiểu tệp integer} i,j,tg,m,n:integer;{i,j,tg,m,n kiểu byte} procedure taofile(s:string;n:integer); var i,a:integer;{Khai báo i,a kiểu integer} begin assign(f,s);rewrite(f);{Mở file s để ghi} for i:=1 to n do{Cho i chạy từ 1 đến N} begin a:=random(10000)+1;{Gán a bằng số ngẫu nhiên từ 1 10000} write(f,a);{Ghi a vào tệp f} end; close(f);{Đóng tệp f} end; begin clrscr;{Xoá màn hình} randomize; write('M = ');readln(m);{Đọc M} write('N = ');readln(n);{Đọc N} taofile('bai41.dat',m); taofile('bai42.dat',n); assign(f,'bai41.dat');reset(f);{Mở file bai41.dat để đọc} for i:=1 to m do read(f,a[i]);{Đọc m phần tử tử f vào a} close(f);{Đóng tệp f} assign(f,'bai42.dat');reset(f);{Mở file bai42.dat để đọc} for i:=1 to n do read(f,a[m+i]);{Đọc n phần tử tử f vào a} 6 close(f);{Đóng tệp f} for i:=1 to m+n-1 do{Cho i chạy từ 1 đến m+n-1} for j:=i+1 to m+n do{Cho j chạy từ i+1 đến m+n} if a[i]>a[j]then{Nếu a[i]>a[j] thì} begin tg:=a[i];a[i]:=a[j];a[j]:=tg;{Đổi chỗ a[i],a[j]} end; assign(f,'bai4.dat');rewrite(f);{Mở file bai4.dat để ghi} for i:=1 to m+n do write(f,a[i]);{Ghi m+n phần tử từ a vào f} close(f);{Đóng tệp f} end. { Viết chơng trình nhập từ bàn phím liên tục các xâu S. Ghi chúng vào file 'bai5.txt'. Chơng trình kết thúc khi nhập chuỗi S rỗng} uses crt; var s:string;{Xâu S} f:text;{f kiểu tệp văn bản} begin clrscr; assign(f,'bai5.txt');rewrite(f);{Mở file bai5.txt để ghi} repeat readln(s);{Đọc S} if s<>''then writeln(f,s);{Nếu S không rỗng thì ghi s vào f} until s='';{Cho đến khi S rỗng} close(F);{Đóng tệp F} end. { Viết chơng trình nhập từ file 'bai61.txt' là file văn bản. Tạo ra file 'bai62.txt' có nội dung tơng tự nh file 'bai61.txt' nhng đổi tất cả kí tự thờng trong file bai61.txt thành kí tự hoa Hớng dẫn WHILE not EOF(F)DO BEGIN Đọc xâu S từ file F Đổi S thành hoa Ghi S vào file F1 END} uses crt; var s:string;{Xâu S} f,f1:text;{F,F1 kiểu tệp văn bản} i:byte;{i kiểu byte} begin assign(f,'bai61.txt');reset(f);{Mở file bai61.txt để đọc (dùng biến F)} assign(f1,'bai62.txt');rewrite(f1);{Mở file bai62.txt để ghi (dùng biến F1)} while not eof(f)do{Trong khi cha hết file f thì} begin 7 readln(f,s);{Đọc xâu S từ F} for i:=1 to length(s)do s[i]:=upcase(s[i]);{Đổi S thành hoa} writeln(f1,s);{Ghi xâu S vào F1} end; close(F);close(f1);{Đóng f,f1} end. { Viết chơng trình tạo 2 tệp văn bản có tên là bai71.txt bai72.txt. Mỗi tệp có 100 dòng. Mỗi dòng là một số nguyên đợc tạo ngẫu nhiên Sau đó mở file bai71.txt. Đọc các số trong file đó và ghép vào cuối file bai72.txt Hớng dẫn Sau khi tạo file xong thì - Dùng thủ tục APPEND đối với bai72.txt để ghi vào cuôi - Đọc lần lợt các số từ tệp bai71.txt rồi ghi vào tệp bai72.txt một cách bình th- ờng} uses crt; var s:string;{Xâu S} f,f1:text;{F,F1 kiểu tệp văn bản} i:byte;{i kiểu byte} procedure taofile(s:string); var i,a:integer;{Khai báo i,a kiểu integer} begin assign(f,s);rewrite(f);{Mở file s để ghi} for i:=1 to 100 do{Cho i chạy từ 1 đến 100} begin a:=random(10000)+1;{Gán a bằng số ngẫu nhiên từ 1 10000} writeln(f,a);{Ghi a vào f} end; close(f);{Đóng tệp f} end; begin taofile('bai71.txt'); taofile('bai72.txt'); assign(f,'bai71.txt');reset(f);{Mở file bai71.txt để đọc (dùng biến F)} assign(f1,'bai72.txt');append(f1);{Mở file bai72.txt để ghi vào cuối (dùng biến F1)} for i:=1 to 100 do{Cho i chạy từ 1 đến 100} begin readln(f,s);{Đọc xâu s từ F} writeln(f1,s);{Ghi xâu S vào F1} end; close(f);close(f1);{Đóng tệp f,f1} end. { Viết chơng trình đọc từ bàn phím chuỗi S1 và chuỗi S2. Nếu file có tên S1 tồn tại thì đổi tên S1 thành S2 ngợc lại thông báo file không tồn tại} 8 uses crt; var f:file;{f kiểu tệp bất kì} s1,s2:string;{Xâu S1,S2} begin clrscr;{Xoá màn hình} write('S1 = ');readln(s1);{Đọc S1} write('S1 = ');readln(s2);{Đọc S2} assign(f,s1);{$I-}Reset(f);{$I+} if IOResult <> 0 then write('File ',s1,' khong ton tai'){Nếu IOResult<>0 thì không tồn tại} else{Ngợc lại} begin Close(F);{Đóng tệp F} rename(F,s2);{Đổi tên D thành S2} end; readln; end. { Nhập S. Viết chơng trình hiển thị file văn bản có tên S lên màn hình. Nếu văn bản đó dài thì hiển thị từng trang rồi sau đó đợi cho ngời dùng bấm phím Enter thì hiển thị tiêp Hớng dẫn i:=0; WHILE not EOF(F)DO BEGIN Đọc và xuất xâu S IF i=23 THEN readln; END;} uses crt; var f:text;{f kiểu tệp văn bản} i:byte;{i kiểu byte} s:string;{Xâu S} begin clrscr;{Xoá màn hình} write('S = ');readln(s);{Đọc S} assign(f,s);reset(f);{Mở s để đọc} i:=0;{Gán i=0} while not eof(f)do{Trong khi cha hết tệp F thì} begin readln(f,s);{Đọc S} writeln(s);{Xuất S} inc(i);{Tăng i} if i=23 then begin i:=0;readln;end;{Nếu i=23 thì gán i=0 và dừng lại đợi} end; close(f);{Đóng tệp F} end. 9 { Viết chơng trình mã hoá một file văn bản bằng cách : Đổi các kí tự trong file văn bản đó thành kí tự có mã = (255-mã_kí_tự_cũ) (đổi tất cả các kí tự kể cả kí tự CR,LF ) Hớng dẫn Ta mở file văn bản đó dới dạng file kí tự rồi lần lợt đọc từng kí tự đổi mã rồi ghi vào file mới Giải mã thì chỉ cần chạy lại chơng trình mã hoá đối với file đã mã hoá} uses crt; var f,f1:file of char;{f,f1 kiểu tệp kí tự} ch:char;{ch kiểu kí tự} s:string;{Xâu S} begin clrscr;{Xoá màn hình} write('S = ');readln(s);{Đọc S} assign(f,s);reset(f);{Mở file S để đọc (dùng biến F)} assign(f1,'mahoa.dat');rewrite(f1);{Mở file mahoa.dat để ghi (dùng biến F1)} while not eof(f)do{Trong khi file f cha hết thì} begin read(f,ch);{Đọc kí tự ch từ f} ch:=chr(255-ord(ch));{Mã hoá ch} write(f1,ch);{Ghi ch vào f1} end; close(f);close(f1);{Đóng tệp f,f1} end. 10 . tiếp VAR Biến_tệp : FILE OF Kiểu_ phần_tử; VD : TYPE FileInteger = FILE OF integer; FileReal = FILE OF real; FileBoolean = FILE OF Boolean; Nhan_su. END; VAR F1,F2 : FileInteger; F3 : FileReal; FNS : FILE OF Nhan_su; F5 : FILE OF Char; 3.Mở tệp mới để cất dữ liệu a. Mở tệp để ghi Pascal dùng 2 thủ

Ngày đăng: 16/01/2014, 11:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w