Logistics-Tiềmnăngchưakhai thác
Dịch vụ logistics (giao nhận - kho vận) là chuỗi các hoạt động thương mại từ vận tải, kho
bãi, thủ tục xuất nhập cảng, phân phối, lưu thông hàng hóa ở Việt Nam, chiếm khoảng từ
15-20% GDP.
Một số liệu cho thấy tầm quan trọng của ngành dịch vụ đầy tiềmnăng này. Năm 2005,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam khoảng 73 tỉ USD. Theo dự báo của Thứ
trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, nếu tính tỷ trọng dịch vụ logistics chiếm trong
kim ngạch xuất nhập khẩu - thường vào khoảng 15% - thì kim ngạch logistics sẽ đạt 30 tỉ
USD. Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt tới 200 tỉ
USD/năm và do đó tiềmnăng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn.
Với doanh số lên đến con số tỉ USD, dịch vụ logistics đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước
ngoài và thực tế họ đang kinh doanh rất sôi động tại Việt Nam. Hầu hết các tập đoàn
logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại nước ta và theo cam kết gia nhập WTO, các công
ty logistics 100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam trong thời gian
tới.
Dịch vụ được xem là tâm điểm của sự phát triển kinh tế thương mại này tuy đã xuất hiện
nhiều năm tại nước ta nhưng vẫn còn manh mún, phân tán và hoạt động kém hiệu quả.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì
doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho doanh nghiệp trong nước khi
hiện nay có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Năm
2006 lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên
đến 19,4%, một thị trường mà các tập đoàn nước ngoài đang mơ ước khi tính toán doanh
số từ logistics.
Thị trường dịch vụ logistics Việt Nam có trên 800 doanh nghiệp nhưng đa phần đều nhỏ
bé, hạn chế về vốn và công nghệ nên chỉ dừng lại ở vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinh cho
các hãng nước ngoài trong cả chuỗi hoạt động như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương
tiện vận tải, kho bãi.
Theo thống kê, hiện nay các doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 80% tổng số doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, song phần lớn đều có quy mô nhỏ, thậm chí có đơn
vị chỉ đăng ký từ 300 đến 500 triệu đồng với năm ba nhân viên kể cả người phụ trách, do
vậy chỉ đáp ứng được những công việc đơn giản cho vài khách hàng. Mặt khác, để ký vận
đơn vào Mỹ thì phải ký quỹ 150.000 USD, trong khi đó nhiều doanh nghiệp nhà nước sau
khi cổ phần hóa từng bộ phận đã hình thành các công ty cổ phần có vốn khoảng 5 tỉ đồng
(tương đương trên 30.000 USD). Với quy mô vốn này thì không thể chen chân được vào
thị trường logistics thế giới.
Hầu như chưa có doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt
động logistics. Một điểm yếu khác của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực
được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và hiểu biết luật pháp, không chỉ luật pháp
Việt Nam mà còn phải am hiểu sâu sắc và vận dụng hiệu quả luật pháp, tập quán thương
mại quốc tế.
Bên cạnh đó, cũng phải nói đến cơ sở hạ tầng về vận tải, kho hàng còn yếu kém, hành
lang pháp lý không rõ ràng đã cản trở sự phát triển logistics ở Việt Nam. Loại hình dịch
vụ tổng hợp này có liên quan đến sự quản lý của nhiều bộ ngành như giao thông vận tải,
thương mại, hải quan, đo lường và kiểm định Việc mỗi bộ ban hành một quy định
riêng, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau, gây ra những trở ngại không nhỏ cho ngành
logistics. Do vậy, để hỗ trợ cho ngành này, Nhà nước có thể đầu tư cải tạo hệ thống cơ
sở hạ tầng, điều chỉnh hành lang pháp lý để tránh tình trạng chồng chéo, gây ra những
ách tắc không đáng có cho hoạt động của doanh nghiệp.
Theo đánh giá của các chuyên gia, dịch vụ logistics ở Việt Nam chưa phát triển được là
do:
(1) Đồng vốn và nhân lực ít ỏi nên việc xây dựng bộ máy doanh nghiệp quá đơn giản.
(2) Tính chuyên sâu hầu như không có, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đặt văn
phòng đại diện tại nước ngoài trong khi xu thế hiện nay là logistics toàn cầu.
(3) Về nguồn nhân lực, chúng ta chưa có một trường nào chuyên đào tạo về logistics.
Kiến thức mà những nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp logistics hiện nay có được
là học từ nước ngoài, một phần nhỏ từ các đại học chuyên ngành trong nước với kiến
thức thiếu cập nhật.
(4) Các doanh nghiệp logistics hoạt động rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí
cạnh tranh không lành mạnh.
Được biết nhiều năm qua, ngành dịch vụ logistics đã được Chính phủ bảo hộ thông qua
các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước. Nhưng
nay sau khi gia nhập WTO, các biện pháp bảo hộ buộc phải chấm dứt. Trong tình hình
như vậy, các doanh nghiệp phải tự mình tạo ra khả năng cạnh tranh cao. Rõ ràng ngành
logistics đang đứng trước viễn cảnh không mấy sáng sủa khi phải đối đầu trực tiếp với
các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Các doanh nghiệp dịch vụ logistics sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh căng thẳng, bởi
chúng ta đã cam kết cho nước ngoài thiết lập ngay các doanh nghiệp liên doanh với tỷ lệ
góp vốn từ 49% đến 51% để thực hiện kinh doanh các dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi.
Ba năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài được tăng
lên, và họ có thể thành lập công ty 100% vốn sau năm đến bảy năm. Hiện tại chúng ta
chưa có doanh ngiệp nào tham gia cung ứng dịch vụ tại nước ngoài. Ngoài ra, doanh
nghiệp logistics trong nước đa phần thuộc loại vừa và nhỏ, vì vậy cơ hội thắng thầu đều
thuộc về các doanh nghiệp lớn chuyên ngành logistics có mạng lưới cung cấp dịch vụ
toàn cầu. Cơ hội xuất khẩu dịch vụ là rất hạn chế xét về nhiều mặt.
Cạnh tranh cung ứng dịch vụ logistics sẽ xảy ra ngay trên sân nhà mà cơ hội giành chiến
thắng của chúng ta là rất thấp, nếu ngay từ bây giờ không có một chiến lược cho ngành
này.
. Logistics - Tiềm năng chưa khai thác
Dịch vụ logistics (giao nhận - kho vận) là chuỗi các hoạt động thương mại. hàng hóa ở Việt Nam, chiếm khoảng từ
1 5-2 0% GDP.
Một số liệu cho thấy tầm quan trọng của ngành dịch vụ đầy tiềm năng này. Năm 2005,
tổng kim ngạch xuất