Chiếnthuậtkéodàithờigiantrongđàmphán(phần3)
Chiến thuậtkéodàithờigian có thể bị một số công ty lợi dụng để chờ đợi một điều luật
mới, một số tín hiệu mới, hoặc tỉ giá chênh lệch mới có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
cuộc đàm phán. Họ làm vậy với mục đích chiếm lấy thế chủ động, buộc bên tham gia đàm
phán phải nhượng bộ.
Chiến thuật 3: Chờ đợi thời cơ
Có hai phương thức chúng ta thường gặp trong trường
hợp này.
Một là, kéo dàithờigian đàm phán, nắm thóp đối
phương. Ví dụ, năm 1968, một khách hàng tại Hồng
Kông tham gia đàmphán mua bán mặt hàng len dạ với
một công ty thương mại nằm ở phía Đông Bắc của đặc
khu này. Đến khi ký kết, phía khách hàng nọ lại có ý
kéo dài không quyết định các điều khoản ưu đãi được
đưa ra trong hợp đồng.
Chẳng mấy chốc mà bản hợp đồng đó đã dừng lại hơn
hai tháng chưa ký, bởi hoá ra thị thường len dạ quốc tế
vốn luôn giữ trạng thái sôi động trong một thờigian
dài, đã dần dần trở nên cung vượt quá cầu, dẫn đến
giá cả có sự biến động lớn. Khi đó thương nhân Hồng Kông nọ mới đổ ra mua hàng vào với giá
rất rẻ, khiến cho công ty cung cấp sản phẩm chịu thiệt hại lớn.
Hai là, để lại những lỗ hổng trong quá trình đàm phán, kéo dàithờigian giao hàng hoặc thời gian
trả tiền. Năm 1920, Vũ Xương là ông chủ một xưởng sản xuất, đã đặt mua thiết bị của Anh với
giá 20 vạn bảng Anh. Khi đó, giá trị trao đổi của bảng Anh với bạc trắng đang giữ ở mức 1:2; 20
vạn bảng Anh sẽ tương đương với 40 vạn lạng bạc trắng.
Thương nhân người Anh thấy giá ngoại tệ đang có xu hướng ngày càng lên cao, liền lấy cớ để
kéo dàithờigian giao hàng. Đến cuối năm 1921, thị trường tiền tệ quốc tế lâm vào khủng hoảng,
tỉ lệ trao đổi mua bán giữa đồng bảng Anh và bạc trắng tăng đến mức báo động giữ ở mức giá
1:7. Lúc đó công ty Anh quốc nọ mới nhân cơ hội thúc giục bên phía Vũ Xương trả toàn bộ
khoản tiền hàng. Khi đó, khoản tiền hàng từ 40 vạn lạng bạc trắng, chẳng mấy chốc biến thành
140 lạng bạc trắng, khiến cho xưởng của Vũ Xương bị thiệt hại nặng nề.
Do vậy, để tránh được các chiếnthuậtkéodàithờigian có ác ý đó, chúng ta cần phải làm tốt
những công việc sau đây:
- Cần phải có sự hiểu biết nhất định về uy tín, thực lực thậm chí đến cả các thủ đoạn của bên
tham gia đàmphán hay dùng, và liệu trước các vấn đề trên thực tế có thể xảy ra.
- Cần phải có hiểu biết chắc chắn về pháp luật, thị trường, hiện trạng và xu hướng phát triển của
tình hình tài chính tiền tệ.
- Cho thêm các điều khoản đề phòng cần thiết để giúp bản thân thoát khỏi tình thế khó khăn như:
phải theo mức giá trao đổi ngoại tệ cụ thể tạithời điểm tương ứng, cần phải có sự đảm bảo về
uy tín khi thực hiện hợp đồng, hay phải có những điều khoản thanh toán giới hạn cụ thể về mặt
thời gian.
Chiến thuật 4: Giành được cảm tình
Đàm phán là một kiểu bàn bạc và tranh luận, trong khi đó cả hai bên đều muốn đối phương thực
hiện theo đúng ý đồ của mình, vì vậy đàmphán luôn có tính đối kháng rất lớn. Tất nhiên khi cả
hai bên đã đồng ý ngồi vào bàn đàm phán, muốn cùng đi đến những thoả thuận chung về vấn đề
cả hai bên cùng quan tâm, thi điều cơ bản nhất vẫn là thuyết phục để cùng hợp tác. Những
chuyên gia đàmphán ưu tú hầu như đều rất xem trọng đến việc lấy được cảm tình và sự tín
nhiệm của đối tác.
Có người, đợi khi hai bên đều đã ngồi vào bàn đàm phán, các thao tác tuyên bố tiến hành xong
xuôi, không khí giữa hai bên vẫn còn khá xa lạ, thì bên đối tác mới đưa ra lời đề nghị khá hiếu
khách: "Hôm nay các ngài cứ nghỉ ngơi đi đã, tạm gác chuyện đàmphán lại, ở đây chúng tôi có
rất nhiều danh lam thắng cảnh đấy".
Khi đi vào đàmphán cụ thể, thấy không thể kéodài thêm thờigianđàm phán, nếu tiếp tục sẽ có
xu hướng tạo ra khoảng trống ngăn cách giữa hai bên, bên đối tác đó lại đưa ra một lời đề nghị
khác rất có nhã ý: "Thôi, không bàn tiếp nữa, hôm nay chúng ta đi hát, tôi mời".
Trong không khí hát hò vui vẻ, hai bên sẽ có khoảng thời giao đổi giao tiếp khá cởi mở, tâm trạng
thoải mái sẽ khiến cho cảm tình giữa hai bên được nâng lên rất nhiều, khiến cho cục diện bế tắc
trong đàmphán được giải toả. Cuối cùng hai bên còn ký thêm được một số hợp đồng khác. Có
rất nhiều vụ đàmphán tưởng chừng như đã đi vào bế tắc, nhưng áp dụng biện pháp kéodài
không chỉ một mà nhiều lần như bên đối tác trên đã làm, công việc đã được hoàn thành.
Có thể nói, chiếnthuật giao tiếp ngoài công việc là một hình thức khá đặc biệt của chiến thuật
kéo dàithời gian, nó có tính chất quyết định đến sự thành công của cuộc đàm phán. Các nhà
tâm lý học đã chỉ ra rằng, hình thức tư duy của con người sẽ thay đổi tuỳ theo từng người từng
môi trường khác nhau. Tâm lý trên bàn đàmphán tất nhiên sẽ khác rất nhiều so với tâm lý khi
đang nâng chén chúc tụng trên bàn tiệc, cũng như cách đối xử với đối thủ đang chĩa mũi nhọn về
phía mình và cách đối xử với bạn bè sẽ hoàn toàn khác nhau. Nhưng khi cả hai bên biết cách kết
hợp hai mối quan hệ này để đưa vào môi trường đàmphán thì cả hai bên có thể tránh được rất
nhiều hiểu lầm đáng tiếc cũng như loại bỏ được rất nhiều khúc quanh thường gặp trên bàn đàm
phán.
Nhưng, bất kỳ hình thức tiếp xúc gia tăng sự thân thiện nào giữa hai bên đều cần phải tuân theo
một nguyên tắc chung nhất định: nới lỏng là nhân tố bổ sung cho việc chung, nhưng không làm
hại đến lợi ích của công ty.
Ngọc Anh
Theo witroad
. Chiến thuật kéo dài thời gian trong đàm phán (phần 3)
Chiến thuật kéo dài thời gian có thể bị một số công ty lợi dụng. chuyện đàm phán lại, ở đây chúng tôi có
rất nhiều danh lam thắng cảnh đấy".
Khi đi vào đàm phán cụ thể, thấy không thể kéo dài thêm thời gian đàm phán,